Dẫn Nhập
BÀI 1: DẪN NHẬP
Mục tiêu học tập: sau khi đã đọc qua bài học này, chúng ta cần phải đạt được mục tiêu sau:
• hiểu định nghĩa lục nhâm là gì, và công dụng của môn lục nhâm
• hiểu một cách tổng quát cấu trúc của môn lục nhâm
• có thể lập được một quẻ nhâm sơ khởi (mà chưa giải đoán được)
NỘI DUNG BÀI HỌC:
1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔN LỤC NHÂM
1.2 CẤU TRÚC CỦA MÔN LỤC NHÂM
1.3 CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM
1.3.1 LẬP ĐỊA BÀN
1.3.2 AN TỨ BẢN
1.3.3 AN THIÊN BÀN
1.3.4 LẬP TỨ KHÓA
1.3.5 AN THIÊN TƯỚNG
1.3.6 LẤY TAM TRUYỀN
1.4 PHẦN THỰC HÀNH
1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔN LỤC NHÂM
Trong sách “Bí tàng đại lục, nhâm độn đại toàn” của ông Bùi Ngọc Quảng có nói về môn Lục nhâm như sau:
“Lục nhâm là 6 chữ Nhâm trong lục thập hoa giáp, bao gồm Nhâm Dần, Nhâm Tý, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất. Môn Đại Lục Nhâm kết hợp âm dương ngũ hành, 10 can, 12 chi, 24 tiết khí trong năm để tìm ra nguyệt tướng, lấy giờ chiêm quẻ để lập ra thiên bàn và địa bàn, 12 thiên thần, 12 thiên tướng, sử dụng sự chế hóa sinh khắc của âm dương ngũ hành, vượng tướng hưu tù (nói về thiên thời), sinh – vượng – mộ – tuyệt (nói về vòng tràng sinh hay quy tắc vòng đời), hình – xung – phá – hại (nói về sự tương tác qua lại). Tất cả những cái đó dệt nên một tấm lưới của tại hóa… vô cùng rộng lớn, vô cùng sâu sắc”
Lời bàn: môn Lục nhâm chính là một môn bói toán hiểu nôm na, hiểu một cách khác thì môn Lục nhâm chính là một hệ quy chiếu, hay là một hình thức “lập bản đồ” để miêu tả thế giới tự nhiên và các quy luật vận hành của nó. Lập quẻ lục nhâm chính là hành động vẽ bản đồ, giải quẻ lục nhâm chính là hành động xem bản đồ để hiểu vị trí của sự vật/sự việc ở đâu, qua đó mà người sử dụng có thể ra được quyết định. Đây chính là nghĩa của câu nói “tri thiên mệnh để tận nhân lực”.
1.2 CẤU TRÚC CỦA MÔN LỤC NHÂM
Nhìn một cách giản dị nhất, một bản đồ lục nhâm được xây dựng từ các vật liệu sau:
1. Bảng lục thập hoa giáp: bao gồm 10 can, 12 Chi để thể hiện các đơn vị thời gian năm – tháng – ngày – giờ
2. Vòng Hoàng đạo được chi tiết hóa bằng quy tắc về Nguyệt tướng và 24 tiết khí, Nguyệt kiến (kiến trừ 12 thần)
3. Vòng Quý nhân: quy tắc căn bản nhất về khuynh hướng sự việc cát hung qua 12 thiên tướng (Quý nhân, Đằng xà, Chu tước, Thiên hợp, Câu trận, Thanh long, Bạch hổ, Thái thường, Huyền vũ, Thái âm, Thiên hợp).
4. Các thần sát đủ loại
1. Bảng lục thập hoa giáp: là một chu kỳ thời gian 60 đơn vị cấu thành từ sự vận hành của 10 Can và 12 Chi. Bảng Lục thập hoa giáp này dùng để miêu tả sự vận hành của thời gian (Năm – Tháng – Ngày – Giờ).
TUẦN THỦ
Tuần Giáp Tý
Tuần Giáp Tuất
tuần Giáp Thân
tuần Giáp Ngọ
tuần Giáp Thìn
tuần Giáp Dần
TUẦN ẤT
Ất Sửu
Ất Hợi
Ất Dậu
Ất Mùi
Ất Tị
Ất Mão
TUẦN BÍNH
Bính Dần
Bính Tý
Bính Tuất
Bính Thân
Bính Ngọ
Bính Thìn
TUẦN ĐINH
Đinh Mão
Đinh Sửu
Đinh Hợi
Đinh Dậu
Đinh Mùi
Đinh Tị
TUẦN MẬU
Mậu Thìn
Mậu Dần
Mậu Tý
Mậu Tuất
Mậu Thân
Mậu Ngọ
TUẦN KỶ
Kỷ Tỵ
Kỷ Mão
Kỷ Sửu
Kỷ Hợi
Kỷ Dậu
Kỷ Mùi
TUẦN CANH
Canh Ngọ
Canh Thìn
Canh Dần
Canh Tý
Canh Tuất
Canh Thân
TUẦN TÂN
Tân Mùi
Tân Tị
Tân Mão
Tân Sửu
Tân Hợi
Tân Dậu
TUẦN NHÂM
Nhâm Thân
Nhâm Ngọ
Nhâm Thìn
Nhâm Dần
Nhâm Tý
Nhâm Tuất
TUẦN VĨ
Quý Dậu
Quý Mùi
Quý Tị
Quý Mão
Quý Sửu
Quý Hợi
2. Vòng Hoàng đạo: theo Amour hiểu thì vòng hoàng đạo (các bạn nào chưa biết về thuật ngữ vòng hoàng đạo thì vui lòng lên google tra cứu) chính là nơi phát xuất các khái niệm sau:
• Nguyệt tướng: chỉ vị trí của trái đất so với mặt trời trong vòng hoàng đạo, vì vậy trong môn Lục nhâm Nguyệt tướng còn được gọi là “Thái dương”. Nguyệt tướng có liên quan tới tiết khí của một năm
• Nguyệt kiến: quy định về lệnh tháng, khi cán của chòm sao bắc đẩu chỉ vào cung nào của vòng hoàng đạo
• 28 tinh tú (nhị thập bát tú): theo amour hiểu thì trong môn Lục nhâm dùng để tính ra một thần sát tên là “nguyệt tú”
• Thái tuế: tên của năm, về bản chất của nó amour không hiểu quy tắc nào để lập ra Thái tuế, xin các cao thủ chỉ dạy.
3. Vòng Quý nhân: amour hoàn toàn không hiểu quy tắc nào lập thành, chỉ biết nó là thần sát cao nhất để đoán cát hung trong môn lục nhâm.
4. Các thần sát đủ loại: bao gồm các thần sát được lập thành theo năm (ví dụ như vòng Thái tuế), lập thành theo tháng, lập thành theo Can ngày, Chi ngày; thần sát lập thành theo giờ (Thân hậu, Đại cát, Công tào, Thái xung, Thiên cương, Thái ất, Thắng quang, Truyền tông, Tòng khôi, Hà khôi, Đăng minh). Các thần sát này được sử dụng tùy theo mục đích của người học Lục nhâm (ví dụ: muốn coi người ta có nói dối mình không thì đi tìm sao Man thần)
1.3 CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM
C. CÁCH LẬP THÀNH QUẺ LỤC NHÂM
Trong mục “Khởi dụng thời tiết” của sách Lục nhâm dạy rằng, lập quẻ phải dùng Nguyệt tướng gia lên Nhật thời – có nghĩa là tháng này Nguyệt tướng là gì thì lấy nó làm thiên bàn đè lên giờ đang coi quẻ. Để lập quẻ lục nhâm đầy đủ cần phải trải qua các bước sau:
Bước 1: lập địa bàn
Bước 2: an tứ bản
Bước 3: an thiên bàn
Bước 4: lập tứ khóa
Bước 5: an thiên tướng
Bước 6: lấy tam truyền
1.3.1 LẬP ĐỊA BÀN
bước 1: lập địa bàn cố định bao gồm 12 cung (Tý – Sửu – Dần – Mão .. tới Hợi). Địa bàn này luôn cố định và không bao giờ thay đổi như sau:
1.3.2 AN TỨ BẢN
bước 2: xác định “tứ bản” tức là 1) Can ngày xem, 2) Chi ngày xem, 3) Bản mệnh của người muốn coi, 4) Hành niên của người muốn coi.
• An Can ngày xem:
can ngày xem chỗ chi địa bàn cần phải an vào
Giáp chi Dần địa bàn
Ất chi Thìn địa bàn
Bính chi Tị địa bàn
Đinh chi Mùi địa bàn
Mậu chi Tị địa bàn
Kỷ chi Mùi địa bàn
Canh chi Thân địa bàn
Tân chi Tuất địa bàn
Nhâm chi Hợi địa bàn
Quý chi Sửu địa bàn
An chi ngày xem: tức là biên tên chi ngày xem khít ngay cạnh cung địa bàn tương ứng, ví dụ, ngày chi Tý thì biên chữ “chi Tý” ngay khít tại cung Tý địa bàn.
Tên chi ngày xem chỗ chi địa bàn cần phải an vào
Tý chi Tý địa bàn
Sửu chi Sửu địa bàn
Dần chi Dần địa bàn
Mão chi Mão địa bàn
Thìn chi Thìn địa bàn
Tị chi Tị địa bàn
Ngọ chi Ngọ địa bàn
Mùi chi Mùi địa bàn
Thân chi Thân địa bàn
Dậu chi Dậu địa bàn
Tuất chi Tuất địa bàn
Hợi chi Hợi địa bàn
An Bản Mệnh Vấn Nhân: biên tên năm sinh âm lịch của vấn nhân vào khít chi địa bàn tương ứng. Vd: sinh năm Thân thì biên chữ “Bản Mệnh = Thân” ngay cạnh chi Thân địa bàn.
ũng giống như quy tắc an địa bàn, an thiên bàn cũng dùng 12 chi để đặt lên 12 cung thể hiện 12 cung của thiên bàn. Vì bầu trời luôn ở trên mặt đất nên cung thiên bàn luôn ở bên trên cung địa bàn.
Cách an thiên bàn: AN TÊN CỦA NGUYỆT TƯỚNG LÊN TÊN CỦA GIỜ ĐANG XEM QUẺ
ví dụ: trong tiết Mang Chủng, nguyệt tướng = Thân, xem vào giờ Dần thì lấy chi Thân viết lên trên cung địa bàn Dần:
còn tiêp
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/