Kinh Dịch
23/10/2023 - 4:51 PMLê Công 226 Lượt xem

Ý nghĩa thứ tự 64 quẻ trong Kinh Dịch (phần 1)

Ý nghĩa thứ tự 64 quẻ trong Kinh Dịch (phần 1)

1. Quẻ Bát Thuần Càn.

Quẻ này tất cả 6 hào đều là dương (nét liền), tượng về thể trời. Soán từ của Văn Vương viết:
Càn, Nguyên, Hanh, Lỵ, Trinh
- Càn nghĩa là Thuần dương và cực kiện (kiện là cương kiện)
- Nguyên nghĩa là đầu hết, cũng là lớn.
- Hanh nghĩa là thông thái, cũng là thuận tiện.
- Lỵ nghĩa là thoả thích, tiện lợi, cũng là nên, là phải.
- Trinh nghĩa là chính, cũng là bền chặt cho đến cuối cùng.
2. Quẻ Bát Thuần Khôn.
Quẻ này tất cả 6 hào đều là âm (nét đứt), tượng về thể đất. Khôn nghĩa là nhu thuận.
Khởi đầu của Kinh Dịch Càn, là trời, trời dương cương kiện, kết theo là Khôn, là đất., đất âm nhu thuận. Càn Khôn giao hoà tạo ra vạn vật.
3. Quẻ Thuỷ Lôi Truân.
Quẻ này quái thượng là Khảm cũng là ngoại quái, quái hạ là Chấn cũng là nội quái. Khảm là Thuỷ là nước, Chấn là Lôi là sấm, nên gọi là Thuỷ Lôi Truân.
Trên là Càn, là Khôn, có trời có đất rồi, vạn vật bắt đầu sinh ra. Truân nghĩa là dầy, là lúc vạn vật mới sinh ra, vì mới sinh ra chưa lấy gì làm hanh thái được nên Truân hàm nghĩa đầy gian truân vất vả, khốn nạn.
4. Quẻ Sơn Thuỷ Mông
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Cấn tượng Sơn, là núi, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Sơn Thuỷ Mông. Sau quẻ Truân đến quẻ Mông, Truân là gian truân, Mông là mông muội, mù mờ. Sự vật mới sinh ra còn non yếu và mù mờ.
5. Quẻ Thuỷ Thiên Nhu
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái. Khảm tượng Thuỷ, là nước, Càn tượng Thiên, là Trời, nên gọi là Thuỷ Thiên Nhu. Sau quẻ Mông đến quẻ Nhu, Mông là mông muội, mù mờ, Sự vật mới sinh ra còn non yếu và mù mờ, nên cần phải chu cấp nuôi nấng. Nhu là ăn uống trong nghĩa nuôi nấng.
6. Quẻ Thiên Thuỷ Tụng
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Càn tượng Thiên, là Trời, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Thiên Thuỷ Tụng. Sau quẻ Nhu đến quẻ Tụng, trong ăn uống tất có sự tranh giành, Tụng là nghĩa tranh tụng.
7. Quẻ Địa Thuỷ Sư
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Khôn tượng địa , là Đất, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Địa Thuỷ Sư. Sau quẻ Tụng đến quẻ Sư, trong tranh giành phải tập hợp lực lượng, Sư mang nghĩa quần chúng, cũng có nghĩa là quân lính.8. Quẻ Thuỷ Địa Tỷ
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái., Khảm tượng Thuỷ, là nước, Khôn tượng địa, là Đất, nên gọi là Thuỷ Địa Tỷ. Sau quẻ Sư đến quẻ Tỷ, Tỷ nghĩa là thân phụ, có ý liên lạc dây dính với nhau, trong đám Tỷ, ắt phải có người đầu bầy. Trong đám quần chúng đó, ắt phải có người chỉ huy. Đó chính là ý nghĩa của Tỷ.

Ý nghĩa thứ tự 64 quẻ trong Kinh Dịch (phần 1)

9. Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc

Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái., Chấn tượng Lôi, là sấm, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Phong Thiên Tiểu Súc, Sau quẻ Tỷ đến quẻ Tiểu Súc, Súc nghĩa là nuôi nhau, là Súc tụ, một nghĩa nữa là ngăn đón, tức là Súc chỉ.
Quẻ này, Tốn trên, Càn dưới, Càn cương kiện, Tốn nhu thuận, cương kiện mà chịu ở dưới nhu thuận. Thế là Càn cương bị Tốn nhu thuận ngăn đón, tức là âm Súc được dương. Quẻ có tên là Tiểu Súc là vì vậy (Tiểu là âm), Súc được Đại (Đại là dương), âm súc được dương.
Suy vào việc người ví như: Tiểu nhân súc được quân tử, thần súc được quân, binh súc được tướng, dân súc được quan. Hệ những việc nhỏ súc được lớn gọi là Tiểu Súc. Tỷ như “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” như thời Nguyễn Trãi.
10. Quẻ Thiên Trạch Lý
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Đoài là quái hạ, cũng là nội quái., Càn tượng Thiên, là trời, Đoài tượng Trạch, là ruộng, đầm, nên gọi là Thiên Trạch Lý.
Sau quẻ Tiểu Súc đến quẻ Lý, chữ Lý có hai nghĩa: một nghĩa là giày, tượng như lấy chân giày đạp, nghĩa ấy thuộc về động từ; lại một nghĩa nữa là cái giày, danh từ, là một giống lót đỡ dưới chân. Tên quẻ này gồm cả hai nghĩa đấy, thích góp bằng lý và lễ.
Nói cho hết ý thời đạo người ta tu thân tiếp vật, nhỏ từ gia đình, lớn đến xã hội, chốn nào cũng phải đứng chân trên lễ. Lễ tức là lẽ đương nhiên, mà đỡ lót cho ta đứng vững chân. Theo một nghĩa thô thiển, trên trời, dưới ruộng, con người chỉ có thể đứng vững trên đôi giày.
Vậy nên đặt tên bằng quẻ Lý.
11. Quẻ Địa Thiên Thái
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Địa Thiên Thái.
Sau quẻ Lý đến quẻ Thái, chữ Thái có nghĩa là an thích, thông thuận.
Quẻ này, Khôn âm ở trên, là khí âm thượng đẳng mà giao tiếp với khí dương, Càn Dương ở dưới, nghĩa là khí dương hạ giáng mà giao tiếp với khí âm. Nhị khí giao hoà với nhau, vạn vật sinh trưởng mà được thông thái.
12. Quẻ Thiên Địa Bỉ
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Thiên Địa Bỉ.
Sau quẻ Thái đến quẻ Bỉ, chữ Bỉ có nghĩa là lấp, cũng có nghĩa là cùng.
Lẽ đời là vậy, thông rồi sẽ tắc, thịnh rồi đến suy, chẳng bao giờ Thái mãi.
13. Quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Thiên Hoả Đồng Nhân.
Sau quẻ Bỉ đến quẻ Đồng Nhân. Bỉ nghĩa là bế tắc, cũng có nghĩa là cách tuyệt. Xưa nay đạo người không thể bỉ tắc, cách tuyệt mãi. Trái lại, tất phải giao thông hoà hợp với nhau, mới làm nên việc khuynh bỉ. Vậy nên sau quẻ Bỉ đến quẻ Đồng Nhân.
Theo về tượng quẻ, Thiên là vị ở trên, Hoả có tính bốc, phụt lên trên, đó chính là trạng thái Đồng Nhân. Thiên hoả đồng tượng, thượng hạ đồng tâm nên gọi là quẻ Đồng Nhân.
14. Quẻ Hoả Thiên Đại Hữu
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Hoả Thiên Đại Hữu.
Sau quẻ Đồng Nhân đến quẻ Đại Hữu, đã Đồng Nhân, tất Đại Hữu. Đại Hữu là sở hữu rất lớn.
Theo về tượng quẻ, Ly là tượng mặt trời, là lửa, Càn là tượng trời. Mặt trời với lửa ở tận trời, tia sáng đã tột mực cao, chiếu dọi ở tột mực xa, là tượng Đại Hữu.
15. Quẻ Địa Sơn Khiêm
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Địa Sơn Khiêm
Sau quẻ Đại Hữu đến quẻ Khiêm, đã Đại Hữu dễ quá đầy, dễ nghiêng, dễ đổ. Muốn tồn tại tất phải Khiêm, Khiêm là nhường, là lún.
Theo về tượng quẻ, Sơn là núi, vị thế cao, Địa là đất, vị thế thấp, mà Sơn lại chịu lún, chịu nhường, ở phía dưới đất. Tên quẻ Khiêm là vậy.
16. Quẻ Lôi Địa Dự
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Địa là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Lôi Địa Dự
Sau quẻ Khiêm đến quẻ Dự, Dự là vui vẻ sung sướng. Đã Đại Hữu lại thêm Khiêm, tất nhiên là an hoà lạc duyệt.
Theo về tượng quẻ, sấm là động, trên địa là thuận. Hành động trên cơ sở hoà thuận, thì còn gì vui hơn. Tựa như sấm ra trên đất, khí dương phát động, mọi việc sinh sôi nảy nở.

Ý nghĩa thứ tự 64 quẻ trong Kinh Dịch (phần 1)

17. Quẻ Trạch Lôi Tuỳ
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là ruộng, là đầm, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Trạch Lôi Tuỳ
Sau quẻ Dự đến quẻ Tuỳ, Dự là vui vẻ sung sướng, Tuỳ là theo. Đã vui vẻ sung sướng thì nhiều người theo về là tất yếu.
Theo về tượng quẻ, Chấn là động, Đoài là hoà duyệt. Động mà hoà duyệt tất nhiều người theo về.
Cũng theo về tượng quẻ, Chấn là trưởng Nam, Đoài là thiếu nữ, thiếu nữ duyệt trưởng nam mà theo về cũng là nghĩa tuỳ.
Một nghĩa nữa, Sấm động trong trạch, trạch tuỳ mà động theo.
18. Quẻ Sơn Phong Cổ
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Sơn Phong Cổ
Sau quẻ Tuỳ đến quẻ Cổ, Tuỳ là theo. Khi đã nhiều người theo về, tất có hoại loạn, đã hoại loạn phải có việc, Cổ nghĩa là việc. Ở đây hàm nghĩa việc chỉnh trang, tu chỉnh.
Theo về tượng quẻ, gió ở dưới núi, gió dụng lấy núi, mà quay vấn lại; hay là gái ở dưới trai, gái vì say trai mà mê hoặc, thảy đều Cổ loạn.Đã Cổ loạn, thời không thể ngồi yên, tất phải có việc, nên đặt tên bằng quẻ Cổ.
19. Quẻ Địa Trạch Lâm
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Trạch là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Địa Trạch Lâm
Sau quẻ Cổ đến quẻ Lâm, khi đã cổ có công việc tu chỉnh sau đó mới làm việc lớn được. Lâm nghĩa là lớn. Theo về tượng quẻ, đất trên, ruộng dưới, đó là tượng bờ đất cận với nước, nên cũng gọi bằng Lâm. Lâm lại nghĩa là bức gần, ta nói “lâm dân”, “lâm hạ” là theo nghĩa ấy. Lâm vừa nghĩa là lớn, vừa là nghĩa gần “Hoàng đế giá lâm” là nghĩa này.
20. Quẻ Phong Địa Quán
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Tốn tượng Phong, là gió, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Phong Địa Quán. Sau quẻ Lâm, đến quẻ Quán; Lâm là lớn, là gần, đã lớn, gần thì cần phô trương cái lớn đó để gây ảnh hưởng và đê cho xung quanh dõi theo. Tỷ như Mỹ phô trương sức mạnh quân sự của mình và thế giới cũng dõi theo động thái của Mỹ. Phô trương và dõi theo đây chính là Quán. Quán nghĩa là phô trương và quan sát “trên trông xuống, dưới ngó lên”
21. Quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Hoả Lôi Phệ Hạp. Sau quẻ Quán, đến quẻ Phệ Hạp; Hạp, nghĩa là hợp, Phệ nghĩa là cắn. Phệ Hạp như nghĩa cắn hợp, “keo sơn gắn bó”. Đúng thôi, đã lớn, lại gần, kế theo là gắn bó. Phệ Hạp chính là vậy.
22. Quẻ Sơn Hoả Bí
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Sơn Hoả Bí. Sau quẻ Phệ Hạp, đến quẻ Bí; Bí, nghĩa là văn sức, nghĩa như là cương lĩnh hành động.
Theo về tượng quẻ, hoả dưới sơn, tượng là ở dưới núi có lửa soi rọi lên, thời cây cỏ bách vật ở trên núi, tất thảy nhờ tia sáng soi dọi, mà hình hiện ra quang thái, ấy là lấy hoả mà Bí sức cho sơn. Vậy nên gọi là quẻ Bí.
23. Quẻ Sơn Địa Bác
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Sơn Địa Bác. Sau quẻ Bí, đến quẻ Bác; Bác, nghĩa là mòn hết, bí cực tác Bác, chính là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, năm hào âm, âm trưởng dần mà đến lúc thịnh cực. Một hào dương ở trên chốc nữa sẽ tiêu Bác hết. Nên đặt tên quẻ Bác.
24. Quẻ Địa Lôi Phục
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Địa Lôi Phục. Sau quẻ Bác, đến quẻ Phục; Phục, nghĩa là quay trở lại, khi đã mòn hết tất phải phục hồi, đấy cũng là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, quẻ Bác, một dương còn lại ở hào thượng, trong tư thế mòn bác hết, lại quay lại phục hồi từ hào dưới cùng. Nên gọi quẻ Bác là vì vậy.

Ý nghĩa thứ tự 64 quẻ trong Kinh Dịch (phần 1)

25. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Thiên Lôi Vô Vọng. Sau quẻ Phục, đến quẻ Vô Vọng; Vọng, nghĩa là làm càn, khi đã phục hồi biết được thiên lý, tất không làm càn, đấy cũng là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, Càn trên, Chấn dưới, Chấn động, Càn, trời, phát động bằng tư tưởng, hành động bằng hành vi, mà tất thảy hợp với đạo trời, ấy là vô vọng. Nếu có mảy may vi nhân dục mà động thời là Vọng.
26. Quẻ Sơn Thiên Đại Súc
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Sơn Thiên Đại Súc. Sau quẻ Vô Vọng, đến quẻ Đại Súc; Súc đây hàm nghĩa là Súc tụ, nhờ Vô Vọng, không làm càn nên Súc tụ được lớn, nên gọi là Đại Súc
27. Quẻ Sơn Lôi Di
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Sơn Lôi Di. Sau quẻ Đại Súc, đến quẻ Di.
Chữ Di có hai nghĩa. Một nghĩa về động từ, thời Di là nuôi, cùng nghĩa với dưỡng, như dưỡng tâm, dưỡng sức, dưỡng sinh, dưỡng nhân. Lại một nghĩa nữa thuộc về danh từ Di là toàn bộ cằm miệng. Theo về tượng quẻ, dưới Chấn, trên Cấn, một nét dương đỡ được hết, một nét dương trùm trên hết, chính giữa ngậm bốn hào âm. Ngoài đặc mà chính giữa trống không, trên chỉ, dưới động, in như bộ miệng mép của người, thủ tượng bằng miệng người mà đặt tên cho quẻ là Di. Vì miệng người dùng để ăn uống, mà nuôi người sống, nên lại có nghĩa Di là nuôi. Súc tụ rồi, tập hợp lại rồi thì phải nuôi là vậy.
28. Quẻ Trạch Phong Đại Quá
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Trạch Phong Đại Quá. Sau quẻ Di, đến quẻ Đại Quá. Đại Quá là việc lớn quá.
Chữ Đại Quá có hai nghĩa.
Một là phần đại nhiều quá. Theo như thể quẻ, dương đến bốn hào, âm chỉ hai hào. Dương là đại, dương nhiều hơn âm, thế là đại quá.
Lại một nghĩa nữa Tỷ như: Đạo đức công nghiệp của Thánh hiền lớn quá hơn người, thảy là đại quá. Chữ Quá đối lập với chữ Bất cập. Đại Quá là công việc quá chừng lớn.
29. Quẻ Bát Thuần Khảm
Quẻ này quái thượng, quái hạ cũng là Khảm nên gọi là Bát Thuần Khảm. Sau quẻ Đại Quá, đến quẻ Khảm. Vật lý không thể quá mãi được, hễ quá rồi tất nhiên sụp vào hiểm. Vậy nên sau quẻ Đại Quá, tiếp đến Khảm. Khảm nghĩa là sụp, là hiểm.
Theo về tượng quẻ, trên dưới hai âm, một hào dương ở chính giữa, nhất dương hãm vào giữa nhị âm, nên lấy nghĩa Khảm hãm đặt tên cho quẻ Khảm.
Lại một nghĩa: Khảm là nước, hiểm sâu không gì hơn nước, nên Khảm cũng là tượng hiểm.
30. Quẻ Bát Thuần Ly
Quẻ này quái thượng, quái hạ cũng là Ly nên gọi là Bát Thuần Ly. Sau quẻ Khảm, đến quẻ Ly. Khảm là hãm, hãm rồi tất phải có chỗ nương dựa.
Ly, nghĩa là lệ, theo về thể quẻ, một nét âm ở giữa. Lại một nghĩa nữa là minh, vì chính giữa đứt đôi, tức là giữa trông không, tượng là trung hư, hư thời sáng.
Lại một nghĩa: tượng là mặt trời, là lửa, thảy là giống sáng soi nên học nghĩa là minh.
31. Quẻ Trạch Sơn Hàm
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Trạch Sơn Hàm. Sau quẻ Ly, đến quẻ Hàm. Hàm nghĩa là cảm.
Quẻ này Đoài trên, Cấn dưới, Đoài là thiếu nữ, Cấn là thiếu nam, cảm vơi nhau rất thân thiết, không chi bằng thiếu nam và thiếu nữ, vậy nên lấy ý nhị thiếu cảm nhau mà đặt tên là quẻ Hàm.
32. Quẻ Lôi Phong Hằng
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Lôi Phong Hằng. Sau quẻ Hàm, đến quẻ Hằng. Hằng nghĩa là lâu dài.
Trước kia ở quẻ Hàm, nam nữ cảm nhau thành đôi, thành phu phụ. Khi đã là phu phụ rồi, tất phải tính cách lâu dài, lâu dài mà không đổi, ấy là đạo phu phụ. Vậy nên sau quẻ Hàm, tiếp đến quẻ Hằng.

công


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kinh Dịch
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/