Nghiên cứu Kinh Dịch nhiều năm, điều làm tôi nhớ nhất không phải là những vấn đề mà mọi người hay đề cập đến như “Tiềm long vật dụng”, “Kháng long hữu hối”, “Tự cường bất tin”, “Hậu đức tải vật”… mà là một câu nói “Tác dịch giả, kỳ hữu ưu hoạn hồ?” (Những người viết ra Kinh Dịch, liệu họ có nhận thức đến ưu phiền, buồn đau không?)
Câu hỏi này đã khiến tôi phải suy nghĩ rất lâu: Cuối cùng thì trong Kinh Dịch chứa đựng những nhận thức gì về ưu phiền, buồn đau? Những người viết ra Kinh Dịch hy vọng thông qua tác phẩm này, để nói điều gì với chúng ta?
Các câu hỏi này sẽ được làm sáng rõ trong quá trình viết và hoàn thiện các tác phẩm của tôi là Kinh Dịch - Nhật kí của nhà quản lý và Kinh Dịch và quản lý. Trên thực tế, Kinh Dịch là cuốn sách chỉ đạo nhân sinh. Trong quá trình trưởng thành của nhân sinh, ai đọc hiểu được Kinh Dịch thì người đó sẽ tránh được hàng loạt những sai lầm và thuận lợi để bước đi trên con đường của thành công.
Cũng từ đây tôi hiểu được vì sao Khổng Tử đã phải than rằng: “Gia ngã số niên, ngũ thập dĩ học ‘Dịch’, khả nhĩ vô đại quá nại.” (Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm.)
Vậy thì, Kinh Dịch làm thế nào để chỉ đạo chúng ta đây? Vấn đề này cần phải được trả lời từ hai phương diện:
Thứ nhất, xét về vĩ mô. Kinh Dịch dạy chúng ta ba điều: Một là, bất kỳ ai trên con đường nhân sinh và sự nghiệp đều phải phụ thuộc vào biến hóa của ngoại cảnh, từ đó không ngừng điều chỉnh bản thân. Điều này Kinh Dịch có giải thích đến “biến dịch”, cũng có nghĩa là khi thời điểm thuận lợi, nếu không có bất lợi gì thì mới có thể giữ vững lập trường không đổi. Hai là, trong quá trình trưởng thành và phát triển của nhân sinh và sự nghiệp, chúng ta cũng phải bắt buộc tuân thủ một số nguyên tắc và quan niệm, những nguyên tắc và quan niệm này không thể xem nhẹ mà dễ dàng thay đổi. Điều này Kinh Dịch có đề cập đến là “bất dịch”. Bởi vì, đến khi đánh mất nguyên tắc cơ bản của đạo làm người, có nghĩa là chúng ta đánh mất đi chính mình, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta không thể có được thành công. Ba là, cho dù có phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề phức tạp đi chăng nữa thì chúng ta cũng nên vận dụng những phương pháp nhẹ nhàng, đơn giản để xử lý vấn đề, điều này Kinh Dịch có đề cập đến là “giản dịch”. Giản lược hóa những vấn đề phức tạp là một kiểu trí tuệ, mà Kinh Dịch là một trong số đó.
Thứ hai, xét về vi mô. Những nội dung mà Kinh Dịch chỉ đạo chúng ta rất phong phú, từ việc xây dựng cuộc sống đến việc sắp đặt công việc hàng ngày. Như chúng ta đã biết, Kinh Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ có sáu hào, tổng cộng có 384 hào. 384 hào này rất quan trọng, bởi chúng giải thích 384 tình thế mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Cùng với việc xem xét những tình thế này, Kinh Dịch còn đưa ra những phương án giải quyết bổ ích cho chúng ta. Đương nhiên, ở phần trên tôi đã phân tích, những người viết Kinh Dịch đã có nhận thức về những ưu phiền, lo âu nên trong mỗi hào, họ đều nhắc nhở và cảnh báo chúng ta.
Khi tỉ mỉ tìm hiểu từng hào, đó cũng là lúc chúng ta cảm nhận sâu sắc những tâm huyết và vất vả của những người viết Kinh Dịch. Đọc hiểu được Kinh Dịch cũng có nghĩa là chúng ta đã mở được một cánh cửa dẫn tới thành công. Bởi lẽ, Kinh Dịch được xem là bộ từ điển thành công, bạn có thể tìm thấy bất kỳ đáp án nào mà bạn muốn, nhưng để được như vậy, trước tiên bạn phải có thái độ tích cực tìm hiểu những bí ẩn diệu kỳ trong đó.
Những lời khuyên hữu ích trong Kinh Dịch rất nhiều, 384 hào có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích. Từ đó tôi đã chọn ra 38 lời khuyên đặc sắc nhất để viết ra Kinh Dịch ứng dụng trong kinh doanh. Đó là những lời khuyên đặc biệt gần gũi với công việc kinh doanh của bạn, thậm chí có thể nói, nếu bạn áp dụng những lời khuyên này, bạn sẽ đạt được thành công trong kinh doanh.
Đến nay, tôi vẫn đang vận dụng những “phép tắc” và tiếp thu những lời khuyên của Kinh Dịch. Đương nhiên tôi càng hy vọng sẽ có thể đồng hành với nhiều người quan tâm tìm hiểu, cùng họ bước trên con đường thành công.
Ngày 9/6/2010
Thiệu Vũ
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/