Gần đây có cuộc hội thảo các chuyên gia về việc xây chùa hiện có khuynh hướng làm to và kiến trúc nhập ngoại. Nhưng xem ra, còn nhiều cái quan trọng của việc xây chùa thì không thấy bàn. Vậy xin góp mấy ý sau đây:
1- Chùa cần thiêng, không cần to
Chùa quý ở chố Thiêng, không quý ở to nhỏ. Chùa muốn thiêng thì phải tụ được Khí của Trời Đất. Chùa càng nhỏ càng dễ tụ Khí, càng to càng dễ bị tạt Khí. Trong hội thảo có ý kiến cho rằng, bây giờ nhiều người đi lễ chùa, nên chùa cần làm to để đủ không gian. Nói thế là nói dựa theo phong trào chứ không phải là ý kiến của chuyên gia. Chuyên gia mà chỉ nói theo phong trào thì không còn chuyên gia nữa. Đấy là bệnh cơ hội! Người xưa xây chùa không to như chùa mới xây bây giờ, nhưng vẫn có đủ không gian để cho việc làng. Người xưa ngồi lễ trong chùa vẫn rất đông, nghe giảng đạo cũng đông, liên hoan ăn uống trong chùa cũng đông. Tất cả chỉ làm trong không gian chùa chính vẫn tốt. Ngày nay, nếu cần hội trường rộng để chứa được nhiều người nghe giảng đạo thì làm ra ngoài chùa chính, sao lại phải làm chùa to lên? Chùa to cao, át cả không gian xung quanh nên mất Khí tụ, làm chùa mất thiêng. Chùa quá to thì tượng Phật cũng phải to theo, dẫn đến tượng to quá mức làm cho hình tượng thô kệch, kém sinh động. Người xưa làm tượng Phật cỡ vừa đủ theo kích thước gian chùa, tượng không lớn quá, nên làm được cẩn thận, chau chuốt, tượng nào cũng sinh động như người thật vậy. Người xưa làm một thanh kèo hay cái đao chùa cũng trạm đục rất công phu. Ngày nay rầm kèo bê tông giả gỗ, rất thô kệch, càng to càng thô kệch. Văn hóa cổ là ở chỗ nào? Ngày nay đi thăm các ngôi chùa cổ, nhỏ thôi, nhưng vẫn thấy thích. Đến chùa thấy không gian văn hóa hiện lên rất rõ. Chùa bây giờ xây lấy to, không gian mênh mông, chiếm rất nhiều đất, đi chùa bây giờ là đi dã ngoại, mỏi chân, mệt xác, đầy tham vọng, không còn là vãn cảnh chùa nữa.
2- Chùa không được nóng và không được sáng quá
Vì sao không gian chùa không được nóng và không được sáng?
Chùa là nơi thờ Phật và các Tiên Thần, là những người Trời, tồn tại dưới dạng sóng Khí hình, vi tế, rất thanh nhẹ. Đây thuộc dạng sóng điện từ. Loài người chưa đo được sóng vi tế này. Trên Hình 1 ta thấy dải sóng điện từ bắt đầu từ sóng Radio, rồi đến vi sóng, rồi đến tia Hồng ngoại+ tia Nhìn thấy+ tia cực tím là thuộc ánh sáng Mặt trời, rồi đến tia X, tia Gamma, cuối cùng là tia vi tế mà người Trời đang tồn tại (vì loài người chưa đo được nên thể hiện bằng đường đứt). Tia vi tế thanh nhẹ, bị các tia đứng trước nó mạnh hơn đánh bạt, trong đó phải kể đến tia Hồng ngoại (là tia nóng) và tia Nhìn thấy thuộc ánh sáng Mắt trời. Hai tia này mạnh hơn tia vi tế rất nhiều. Nếu không gian chùa nóng, tức là nhiều tia Hồng ngoại, hoặc sáng quá là nhiều tia nhìn thấy, chúng sẽ đánh bạt tia vi tế, nên Phật và các Tiên Thần sẽ khó ngự, chùa khi đó kém linh thiêng. Cho nên trong chùa cần giữ tối và mát, không được để ánh sáng Mặt trời tràn ngập vào.
Giải pháp chống nóng:
Muốn cho chùa được mát, không bị nóng thì kết cấu mái chùa phải hợp lý và phải có hệ cây xanh xung quanh chùa.
a) Thế nào là kết cấu mái hợp lý?
Hệ mái chùa có 2 vấn đề cần giải quyết. Đó là:
+ Mái cong để tạo sinh Khí vào chùa.
+ Lợp ngói ta ken đủ dày.
Mái cong có ý nghĩa gì? Hình 2 là một góc mái cong của chùa. Khi dòng Khí tác động lên góc chùa thì Khí được tách ra 2 thành phần là Tà khí (TK) nặng trọc lao xuống dưới (trực vô tình) và Sinh khí (SK) thanh nhẹ uốn cong theo kết cấu mái (khúc hữu tình) bốc lên mái, len vào các khe ngói và vào qua các ô cửa của chùa. Vì vậy mà không gian trong chùa rất mát. Đây là cái thông minh của người xưa khi làm mái chùa cong. Nếu mái làm bê tông dán ngói như nhiều chùa đã làm mới đây thì Sinh khí không thể vào qua mái chùa mà bốc đi mất. Một sự lãng phí quá lớn! Chùa bị om nhiệt nắng hè suốt ngày, ban đêm nhả nhiệt vào chùa. Kết quả là cả ngày lẫn đêm không gian trong chùa rất nóng, người đến chùa cúng lễ cũng khổ mà Phật cũng khổ vì bị khí nóng tia Hồng ngoại hành hạ. Vậy thì Phật dại gì mà ngồi trong chùa? Ngài ra gốc quéo, gốc nhãn ngồi? Thế là chùa mất thiêng, dân sẽ ít đến chùa. Cho nên có những chùa sau khi sửa chữa xong là suốt ngày đóng cửa. Cái sai cơ bản của Phong thủy chùa ở ở chỗ này.
Vì sao lại phải lợp ngói ken đủ dày? Vì nếu lợp mỏng quá thì không đủ cách nhiệt nắng hè cho mái. Khi đó mái ngói bị nung núng trưa hè sẽ dội nhiệt vào chùa, làm cho không gian trong chùa bị nóng. Đây là cái sai của rất nhiều chùa làm mới và chùa sửa chữa gần đây. Người xưa làm mái chùa nào cũng mát là thể hiện sự hiểu biết thấu đáo về môi trường khí hậu nóng ẩm nước ta.
b) Thế nào là hệ cây xanh quanh chùa?
Nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ban ngày trời oi nóng, có bóng cây là có bóng mát. Có bóng mát là có nhiều thanh khí tụ lại chùa, làm cho chùa trở nên linh thiêng. Người xưa trồng hệ cây quéo, cây nhãn ở sân chùa là loại cho ta bóng mát, lại có hoa thơm quả ngọt. Toàn là thông minh cả! Cây cao che bóng mát làm cho chùa bớt nóng. Nếu ta xây chùa quá to, quá cao như một số chùa hiện nay thì mái chùa vượt lên trên hệ cây xanh, gió tạt hết Khí, chùa trở nên khô nóng, Phật cũng chán ngay! Các nhà kiến trúc nhìn ngôi chùa cao này mà ngao ngán, mới than rằng: ngôi chùa đè nén không gian. Vậy bạn đọc thấy xây chùa to có gì hay không?
3- Chùa cần xây ở nơi tụ Khí
Những nơi tụ Khí là nơi có địa hình tự nhiên như đã nêu ở Câu hỏi 6.1.5. Trong tự nhiên có nhiều nơi Khí thiên nhiên tụ thành các Cột khí thiêng. Xây chùa cạnh Cột khí thiêng thì luôn được vượng Khí, chùa sẽ linh thiêng. Cụ thể ta nên xây chùa ở chân núi có tụ Khí, hoặc xây cạnh hồ, trên bờ sống có nước ôm vòng vào. Người xưa thường chọn chùa đặt cạnh Cột khí thiêng.
4- Tượng Phật nhỏ vừa đủ cỡ và đặt đúng chỗ
Tượng Phật trong chùa nên chọn kích thước tối đa bằng người thật, có to hơn đặc biệt gì thì cũng chỉ hơn một chút thôi. Nay nhiều chùa làm tượng Phật to bằng cả ngôi nhà? Chẳng hay gì, vì làm to quá thì tượng dễ bị thô, khó sinh động, mà rất tốn tiền. Mặt khác tượng Phật to quá làm cho người và Phật trở nên xa cách, không đúng với tư chất của Đức Phật hồi ngài tại thế. Cho nên Tượng Phật và các Tiên Thần trong chùa chỉ nên làm vừa phải thôi. Người xưa làm tượng nhỏ, gỗ mít, chau chuốt rất sinh động, nhìn tượng mà như người thật ngồi. Nay nhiều tượng làm lấy được, vừa to vừa thô kệch nhìn đã thấy chối quá rồi. Thế thì nét văn hóa ở chỗ nào? Tượng Phật to chỉ nên đặt trên núi, hoặc bên bờ sông biển
Lại còn vấn đề đặt tượng đúng chỗ. Trên Phật điện trong chùa chỉ có thờ Đức Phật và một vài vị Thượng Phật bậc 8- 9 hộ giá các ngài (như Di Lạc Bồ tát, QÂBT, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù và Phổ Hiền BT). Ngoài ra không thờ ai khác. Nhưng có những chùa đã đặt cả tượng Cao tăng Bồ tát, là hàm rất thấp (cỡ Đường tăng đi lấy Kinh), lên Phật điện. Có chùa đặt ban thờ Thánh Địa Tạng vào gian chùa chính, trong khi ngài là một vị Thánh, thuộc dòng Trời, không thuộc dòng Phật để thờ trong chùa. Ban thờ ngài cần đặt ngoài sân chùa hoặc trên đồi núi. V.v…
Tượng Phật trong chùa có vị trí hàm cấp hẳn hoi, không thể đặt tùy thích được: Đức Phật thì đặt trên Phật điện giữa chùa. Đức Ông và Đức Thánh hiền là hàm Thiên quan, đặt hai bên cánh tả hữu của Phật điện. Tượng Hộ Pháp, là hàm Kim Cương Bồ Tát, thì đặt chầu hai bên trước Phật điện. Ngoài ra còn có hàng Bát bộ Kim Cương đặt hai bên cánh gà của chùa chính. Các vị La Hán, cao hơn Kim Cương, thì đặt trên tuyến hành lang chứ không đặt ngoài sân, v.v… Còn Thần linh chúa đất thì không được thờ trong chùa chính, mà thờ ở các miếu ngoài sân chùa. Tất cả đều có thứ bậc cả, nhưng không ít chùa đang đặt tượng tùy thích.
Chùa chỉ thờ Phật, không thờ Mẫu trong chùa. Nhà thờ Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải) thì đặt trên núi. Có chăng thì đặt cạnh chùa, chứ không đặt trong không gian chùa. Nhiều chùa hiện đặt gian thờ Mẫu rất to, uy nghi, ngay cạnh chùa chính, át cả không gian thờ Phật. Trong chùa cũng không thờ Trời, nhưng có đặt tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, là vì ngài là khách sang của Đức Phật. Ngài chỉ về chùa dự lễ khi có lời mời của Đức Phật vào các ngày lễ lớn (như ngày Đức Phật đản sinh, Tết âm lịch, ngày rằm tháng Giềng). Ngày thường ngài khồng về chùa.
5- Quản lý việc xây chùa
Làm một ngôi chùa nào cùng đều phải tính toán cần thận về các vấn đề sau đây:
– Nhu cầu đang cần có chùa, chứ không phải làm theo ý thích của người có tiền hoặc của nhà đầu tư!
– Đã vào quy hoạch được duyệt chưa?
– Thể hiện nền văn hóa kiến trúc dân tộc ở những khía cạnh nào?
– Kỹ thuật xây cần chú ý gì, nhất là vấn đề chống nóng và tượng Phật?
– Không coi xây chùa là để phục vụ “Du lịch tâm linh”. Chùa là nơi để giao tiếp giữa người Trần và Trời Phật, cần được không gian yên tĩnh, Ở đây không phải là chỗ để các nhà đầu tư kiếm tiền bằng du lịch. Có thể xây chùa trong khu du lịch, nhưng chùa phải đặt trong một không gian riêng yên tĩnh, khác biệt các không gian du lịch vui chơi giải trí khác, thì chùa mới linh thiêng. Có chùa gọi là “Điểm du lịch tâm linh”, nhưng vào chùa thì đất rộng hàng mấy chục ha, đi mỏi chân hết đến nhà này đến nhà khác, không thấy du lịch ở đâu cả. Chùa này đảm bảo mọi người chỉ đến một lần để biết chứ sẽ không quay lại, vì đây không phải là đi lễ chùa. Họ đi xem cái chùa bảo to Ghinet xem nó thế nào. Thế thôi. Lấy tiếng chua to Ghinet để làm gì? Vắng khách vãng lai thì thỉnh thoản lại tổ chức một sự kiện ở chùa để đón khách! Thế là chùa thất bại. Chùa phải là nhu cầu hàng ngày của người dân đi lễ thì hãy nên xây. Thiếu gì cách làm du lịch mà phải lấy tiếng vào chùa?
– Không nên xây chùa trong khu vực nghĩa trang để gọi nghĩa trang là “Khu du lịch tâm linh”. Đây chỉ là tiếng gọi cho kêu của các chủ đầu tư nghĩa trang để dễ được duyệt Dự án, dễ được ưu đãi, và dễ câu khách kiếm tiền. Họ đang bán 1m2 đất nghĩa trang vài chục triệu đồng. Có nơi chính quyền địa phương trao hàng trăm ha đất cho họ kinh doanh như vậy, với ưu đãi là công trình “công ích xã hội”. Họ đầu tư vốn không đáng kể (chủ yếu là bán đất lấy nó nuôi nó) mà thu về thì rất nhiều tiền. Riêng tiền bán đất thu hàng ngàn tỷ đồng? Họ chôn xác chết trải rộng rất thưa thớt rất lãng phí đất (cốt để bán được nhiều đất), làm ô nhiễm cả một vùng đất, mạch nước ngầm và không khí rất rộng lớn. Thật là tai hại! (Cần nhớ: Mọi đất nghĩa trang đều là ô nhiễm, không phải chỗ để du lịch!). Họ xây cả chùa trong nghĩa trang để câu khách. Đảm bảo chùa này Đức Phật và các Tiên Thần sẽ không về, mặc dù họ có thể làm lễ rất linh đình mời các ngài về nhập tượng. Sở dĩ như vậy vì Đức Phật không giúp người đời kinh doanh trên xác chết! Tất cả nghĩa trang phải để phục vụ xã hội hóa, chính quyền địa phương trực tiếp quản lý như xưa nay vẫn làm là tốt, và nên gói gọn lại để tiết kiệm đất, không nên trao cho tư nhân đầu tư kinh doanh. Mọi người dân cũng nên hiểu rằng: Thân xác chết là cái bỏ đi, người chết không cần ngôi mộ, con cháu cũng không cần, chôn cất xong là có thể quên ngôi mộ đi được. Nhớ tổ tiên thì cúng lễ trên bàn thờ là đủ rồi. Vậy thì đầu tư xây mộ hoành tráng để làm gì? Người xưa mộ chỉ có đắp đất, có sao đâu? Đố bạn đọc tìm được mộ vua chúa ở đâu đấy! Họ mới là người lắm tiến, vậy sao họ không xây mộ? Thế là họ khôn!
Vậy có thơ rằng:
Nhỏ to chùa quý ở chỗ thiêng.
Quá to thô kệch lại phải kiềng.
Kiến trúc, Kỹ thuật cần chú trọng.
Văn hóa, Quy hoạch quản thật nghiêm.
Cấp đất phải tính bài tiết kiệm.
Du lịch với Chùa phải tách riêng.
Làm được như vậy chùa mới thiêng.
GSĐích
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/