Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa. Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 – Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.
Vụ trấn yểm bùa trên sông Tô Lịch
Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa. Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 – Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.
Tóm lược sự việc như sau :Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú – Phường Nghĩa Đô – Quận Cầu giấy – HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.
Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra.Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ;. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.
Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đă trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.
Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thich, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch.Theo một số người nói lại ( tôi không có điều kiện kiểm tra ): Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.
Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.
Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :” Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.( Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam – Người viết ). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây,một người bạn của tác giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.
Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn : Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì ?. Theo thiển ý của người viết : Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.
Người viết xin được chứng minh như sau : Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý – Trần. Nếu theo Truyền thuyết ” Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên Phù hẹp lại ” hay truyền thuyết ” sự tích Ông Dầu bà Dầu “, tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại,đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Định không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tư 808 ), Sư La chân Nhân (852 -936 ), Sư Vạn Hạnh..
Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và Ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.
Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.
Theo Việt sử lược : Thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng : Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .
Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873 ), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm : 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.
Tới đây, ta nhớ lại một truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là ” Truyền thuyết Thành Cổ Loa ” Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong”.
Về mặt địa lý, La thành và Thành Cổ loa cách nhau không xa ( Theo đường chim bay chỉ vài chục km ).
Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trình nạo vét sông Tô Lịch ?.
Qua hai truyền thuyết trên, bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa – Đông Anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH, SƠN LA, LAI CHÂU…Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa -Đông Anh – HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp .
Chính vì có Long mạch này mà Cao Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc chấn yểm. Có rất nhiều tryền thuyết về Cao Biền liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này. Ta có thể kể ra đây những hoạt động của Cao Biền liên quan đến các khu vực của Long mạch này : Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền chấn yểm núi Tản Viên, hắn đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để chấn yểm núi Tản viên. Tới gần đây người ta còn đào được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà nội. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng…chôn để chấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng, bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.
Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho,Y, Lý số và thuật Phong Thủy đã hóa giải sự trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền SƠN TINH THỦY TINH ở núi Ba vì, hay ở đền BẠCH MÃ, dùng những hiểu biết về Phong Thủy để chấn áp bùa phép của Cao Biền.
Trở lại, đạo bùa tìm thấy trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng : Đó là tác phẩm của Cao Biền, chứ không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010 ). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy, thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.
Bây giờ ta lại xét đến mục đích của Cao Biền khi trấn yểm sông Tô Lịch. Cho tới tận giờ phút này, khi các bạn và tôi đang ngồi bên máy vi tính,người ta vẫn sử dụng các thủ thuật : Châm cứu, điện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt … để chữa bệnh. Tất cả các thủ thuật đó đều dựa trên lý thuyết về hệ thống kinh mạch, huyệt, lạc trong cơ thể con người. Người ta xác định được hàng ngàn vị trí Huyệt đạo trong cơ thể con người. Tùy theo từng trường hợp khi châm cứu, người ta dùng kim tam lăng để châm vào các huyệt khác nhau, với thời gian và độ nông sâu khác nhau. Trong dân gian còn lưu truyền các biện pháp bấm, điểm huyệt có thể làm cho một bộ phận nào đó của cơ thể không còn khả năng cử động, hoặc nặng hơn là bộ phận đó không còn sử dụng được. Ta vẫn biết rằng :THIÊN ĐỊA NHÂN là hợp nhất. Mọi vật thể từ Vi mô cho đến Vĩ mô đều phải tuân theo những quy luật chung của sự tương tác vũ trụ. Phải nói dài dòng như vậy để có thể tạm kết luận rằng, trên Trái đất này cũng phải có những đường kinh mạch, huyệt, lạc như trong cơ thể con người. Trái đất này là một cơ thể sống chứ không phải là một cục đất chết như nhiều người vẫn nghĩ. Ta cũng có thể suy ra một hệ quả rằng :Tại một điểm nào đó, người ta có thể dùng một thủ thuật nào đó, có thể ngăn, bế hoặc chặn đường đi của một Long mạch như Cao Biền đã làm. Thủ thuật này người xưa gọi là trấn yểm.
Bây giờ ta tạm thời đưa ra các nhận định như sau :
1. Đạo Bùa trấn yểm trên dòng sông Tô Lịch là của Cao Biền -Tiết độ sứ của nhà Đường, dùng để chấn yểm long mạch, khi tiến hành xây dựng thành Đại La vào thế kỷ 9. Đó là 1 trong 19 nơi mà Cao Biền đã thực hiện trấn yểm.Đạo Bùa đó hoàn toàn không phải do các Vua thời nhà Lý chấn yểm trong Truyền thuyết Ông Dầu, bà Dầu khoảng 200 năm sau khi Cao Biền thực hiện chấn yểm.
2. Chấp nhận có một Long mạch rất lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La (Các dãy núi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, và gần nhất là dãy núi Tản Viên); Long mạch này đi qua thành Đại La, cụ thể theo dọc sông Tô Lịch, qua khu vực Hồ Tây, kéo dài sang Cổ Loa – Đông Anh – HÀ NỘI; Long mạch này còn kéo dài tới dãy Yên Tử và theo hướng Đông Bắc tới tận Quảng Ninh. Đây chỉ là nhánh Thanh Long của đồng bằng Bắc Bộ. Nhánh Bạch Hổ khi có điều kiện tôi xin chứng minh tiếp.
3. Cao Biền đã thực hiện biện pháp chấn yểm Long mạch, nhằm bế dòng khí của Long mạch này. Thủ thuật trấn yểm tương tự như thuật điểm huyệt trong đông y học.
Đến đây,ta lại tiếp tục đặt ra câu hỏi :
1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn đã xẩy ra cho các công nhân trong đội xây dựng số 12. Bản chất hiện tượng đó như thế nào ?
2. Tại sao sau khi Cao Biền trấn yểm sông Tô Lịch, kể từ đó tới tận ngày hôm nay, trong lịch sử ta không còn nghe có vụ sụt lở đất nào khác ngoại trừ trường hợp trên sông Tô Lịch đã nêu ở trên sau khi người ta đã rút các cọc trấn yểm lên.
3. Hậu quả của việc rút bùa trấn yểm lên sẽ như thế nào đối với khu vực dọc theo sông Tô Lịch nói riêng và cả khu vực HÀ NỘI, các vùng phụ cận nói chung. Hậu quả sẽ như thế nào đối với Long mạch đi qua thành Đại la ?
4. Biện pháp khắc phục sự việc trên như thế nào ?. Người ta có thể hàn lại Long mạch như Thượng Tọa Thích Viên Thành đã thực hiện hay không ?. Trường hợp khôi phục lại Bùa chấn yểm đó xấu hay tốt ?.
Người viết bài này xin mạo muội lý giải các câu hỏi trên. Vì tình yêu đối với HÀ NỘI, quê hương của người viết, vì trách nhiệm một người Việt nam đối với quê hương rất mong được cùng các bạn trao đổi, hầu tìm ra những giải pháp khắc phục hiện tượng kể trên. Đó là trách nhiệm chung của chúng ta không chỉ phải của riêng ai.
Người viết xin được lần lượt lý giải các vấn đề trên như sau :
1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn xảy ra cho các Công nhân trong đội xây dựng số 12
-Bản chất của hiện tượng đó như thế nào ?.
(Tiếp theo)
Trong thuật Phong Thủy, Khí là một hiện tượng rất khó giải thích, nhưng nó là một khái niệm cơ bản của thuật Phong Thủy. Nhận định đúng về Khí là chìa khóa mở vào lý thuyết cốt yếu của Phong Thủy. Theo quan niệm Á đông, Khí ẩn tàng làm động lực cho Trời đất vạn vật. Khí không những hội tụ trong các vật thể hữu hình mà còn tản mát vô hình sau khi vật thể tan rã để tạo thành những thể rất Linh thiêng gọi là Linh Khí của Vũ trụ. Người xưa có câu : Tụ là hình tán là Khí. Ngày nay Khoa học phát hiện được một vài dạng của Khí, gọi là Plasma sinh học.các dạng đó có thể đo, đếm được. Trong Đông Y học người ta phát hiện Hệ thống Kinh , Mạch, Huyệt là đường vận hành của Khí từ rất xa xưa. Người ta phát hiện rằng : Khí vận hành trong Kinh, Lạc như một dòng nước, chỗ đi ra gọi là Tĩnh, trôi trảy gọi là Huỳnh, dồn lại gọi là Du, đi qua gọi là Kinh, nhập lại gọi là Hợp. Đường Kinh không đơn giản là một ống dẫn vật chất nào đó. Đường Kinh là một chùm ống dẫn Khí Ngũ hành xuyên suốt các cơ quan, bộ phận của một Tạc tượng. Ngoài ra người xưa còn biết rất sâu về bản chất của Khí, có một lý thuyết về Thời châm vô cùng chính xác là Tí Ngọ lưu trú và Linh Quy bát pháp. Đó là trên cơ thể con người,còn trong Phong Thủy ,người ta quan niệm rằng Nguyên Khí trong lòng đất, tương tự như hệ thống mạch, huyệt trong Đông Y. Nguyên Khí được xem là gắn bó với nước, nước giúp Khí di chuyển, nước đi thì Nguyên Khí cũng đi, nước ngừng thì Nguyên khí cũng ngừng. Sinh Khí tụ mạnh nhất là nơi giao hội của nước ( nơi các dòng sông hội tụ chẳng hạn ). Người viết chỉ nêu ra một số quan niệm về Khí, dùng cho việc chứng minh luận điểm của mình, còn Lý thuyết về Khí thì vô cùng, vô tận. Mặt khác, có thể tìm hiểu cơ chế của mối quan hệ giữa hài cốt người chết đối với người thân thích còn sống như thế nào ?. Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và thân xác người còn sống, nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều, nên trong lý thuyết về Nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống.
Trở lại câu chuyện trên dòng sông Tô Lịch: Người viết cho rằng : Long mạch đã nói ở phần trên bị Cao Biền trấn yểm đúng Huyệt vị, đã bị ngăn chặn lại tại nơi có đạo Bùa chấn yểm. Hậu quả của đạo Bùa này làm cho Nguyên Khí không thể tiếp tục đi theo hành trình vốn có của nó, làm cho vùng đất dọc theo Long mạch sau khi bị chấn yểm trở nên cứng hơn, ổn định hơn. Bằng chứng là về sau này ta không còn nghe được sự việc sụt lở đất tương tự như thế nữa. Ta có thể hình dung hơi thô thiển là Long Mạch giống như một mạch máu, bị cột lại một đầu, không cho dẫn máu tới các vùng sau đó được nữa. Các bộ phận cơ thể đằng sau chỗ bị cột vì không có máu nuôi nên dần dần bị khô, teo đi. Ta cũng để ý một điều rằng :Thành phố Hà nội ngày nay có rất nhiều hồ nước con đang tồn tại như hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy mẫu, hồ Ha Le …Mặt khác sông Tô Lịch và Thiên Phù dần dần bị hẹp đi và giờ đây chỉ còn là con mương nhỏ dẩn nước thải cho TP.HÀ NỘI. Ở đây có một câu hỏi thú vị là : Nếu như Cao Biền ( vốn được coi là tổ sư của Phong Thủy ) đã quyết tâm trấn yểm tiêu diệt dòng sông Tô Lịch thì sao cho đến tận bây giờ sông Tô Lịch vẫn còn tồn tại ( mặc dù chỉ là con mương nhỏ ). Theo người viết,nếu Cao Biền trấn yểm đúng thì ngày nay ta chỉ còn nghe đến tên của nó qua lịch sử. Đến đây người viết khẳng định :Cao Biền có sự sai lầm trong việc chấn yểm. Nguyên nhân sự sai lầm của Cao Biền chính là sự hiểu biết vô cùng chính xác của các vị Vua Hùng – Tổ tiên của người Việt chúng ta trong thuật Phong Thủy nói riêng và trong Thuyết Âm Dương, Ngũ Hành nói chung. Vì tiên đoán được các sự việc sẽ xẩy ra, sau khi mất nước, các Vua Hùng đã cố ý làm sai lạc một phần của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Người viết xin chứng minh vấn đề này ở phần sau.
Bây giờ ta đi vào trả lời câu hỏi nguyên nhân của sự việc xẩy ra cho công nhân đội xây dựng số 12. Theo người viết như sau : Tại chỗ có đạo Bùa, Nguyên Khí bị bế lại lâu năm, khi tháo gỡ đạo Bùa, giống như tháo bỏ chỗ bị cột trong mạch máu, Nguyên khí bị thoát ra ngoài tại vị trí chấn yểm và lan tỏa ra xung quanh. Ta chưa xét đến sự tốt xấu của dòng Khí đó với cơ thể con người. Chỉ biết một điều rằng : Chính dòng Khí đó làm mất cân bằng cục bộ môi trường xung quanh chỗ đường Khí được giải phóng. Chính vì vậy những người Công nhân đang làm việc tại khu vực đó bị các hiện tượng kỳ lạ đã nêu ở phần đầu. Khi cơ thể con người bị mất cân bằng về Khí dẫn đến hiện tượng mất khả năng hoạt động Thần kinh. Như vậy cũng chẳng có gì khó hiểu khi các công nhân đội xây dựng só 12 gặp phải. Ngoài ra do ảnh hưởng của Quy luật ” Đồng thanh tương ứng – Đồng Khí tương cầu “, hay là hiện tượng cộng hưởng Harmonic mà Thân nhân, dòng họ của những người công nhân đội xây dựng số 12 phạm phải , mặc dù họ không trực tiếp có mặt trên công trường. Đó là hiện tượng cũng dễ hiểu.
Có điều nguy cơ tiềm ẩn ở đây là : Nơi dòng Khí thoát ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với TP.HÀ NỘI ?. Đây là một vấn đề quan trong cần có sự nghiên cứu nghiêm túc.
2. Trả lời cho câu hỏi :Tại sao sau khi có sự chấn yểm của Cao biền,vùng đất dọc theo Long mạch kể từ chỗ bị trấn yểm trở nên cứng và ổn định hơn và từ đó về sau này ta không còn nghe có các vụ sụt lở đất ở khu vực dọc theo Long mạch tương tự nữa,ngoại trừ trường hợp đã xẩy ra trên sông Tô Lịch, khi đạo Bùa trấn yểm đã được nhổ lên ?.
Tiếp tục phát triển tính nhất quán của phần trên : Khi đường Khí của Long mạch đã bị bế lại, nguyên Khí không thể tới được các vùng đất ở sau chỗ trấn yểm được nữa, và Nguyên Khí luôn có nước đi cùng nên lượng nước tới các vùng đó cũng bị giảm đi. Kết quả là vùng đất sau chỗ bị trấn yểm cứng lên, và kết cấu của Địa tầng, địa chất cũng trở nên ổn định hơn. Khi một vùng đất đã có địa tầng địa, chất ổn định thì tất yếu dẫn đến các vụ sụt lở đất khi xây dựng các công trình tự nhiên mất đi. Đó là một sự việc không có gì là bí ẩn trong nghệ thuật xây dựng hiện nay. Tại công trình nạo vét sông Tô Lịch, khi đạo Bùa chấn yểm bị nhổ lên, lập tức Nguyên khí bị phong tỏa ùa thoát ra ngoài với một tốc độ và lưu lượng vô cùng lớn, làm cho đất, đá của cả khu vực nhão ra như bùn, trở nên mất ổn định cục bộ. Ở đây ta cũng cần lưu ý rằng : Khi Nguyên khí thâm nhập vào lòng đất quá nhiều thì không chỉ đất, cát mà thậm chí cả đá hay các vật thể rắn khác đều trở thành bùn nhão, bởi tính chất của Nguyên khí khác với tính chất của nước. Ta cũng để ý rằng nơi nào mà nguyên khí ít ỏi hoặc không có vùng đó sẽ trở nên khô cằn, cây cối không thể phát triển được. Đó là trường hợp của các sa mạc, hoang mạc trên trái đất. Tại núi Ngự bình ở Huế cũng có trường hợp tương tự. Rất nhiều lần người ta tổ chức trồng cây trên núi Ngự bình song đều thất bại.
Như vậy, ta có thể kết luận rằng : Trong quá trình xây dựng Thành Đại la, Cao Biền gặp một vùng đất có kết cấu không ổn định nên đã thực hiên việc trấn yểm kể trên với mục đích làm cho đất cứng và ổn định hơn trước. Biện pháp thực hiện là dùng thủ pháp điểm huyệt đất tương tự như thủ thuật châm cứu, điểm huyệt trong đông Y. Ở đây còn có ý nghĩa sâu xa là trấn yểm các Long mạch, các huyệt phát Đế Vương của đất Việt. Tuy nhiên vì có sự sai lầm về độ số hướng Tây nên sự trấn yểm không được trọn vẹn. Bằng chứng là Sông Tô Lịch vẫn còn tồn tại và chỉ thời gian ngắn sau này nước Việt dã giành được độc lập. Một dải Long mạch đã nói ở trên vẫn phát sinh ra những con người nổi tiếng, những vùng đất địa linh nhân kiệt như chùa Dâu, núi Yên tử, Đền Kiếp Bạc …Một nguyên nhân nữa sau này, đã phá hoại sự linh thiêng của Long mạch là các việc san lấp của người Pháp, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Không biết vô tình hay hữu ý, khi xây dựng TP.HÀ NỘI, người Pháp đã cho lấp mất khúc sông Tô Lịch, nơi đổ ra sông Hồng – Nay là các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Cầu Gỗ… Và Nhà thờ lớn HÀ NỘI hiện nay đặt trên nền của Tháp Báo Ân ngày xưa…
Một dân tộc đã được thiên nhiên ưu đãi về Địa linh về Sinh khí phải suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm bảo vệ và khai thác sức mạnh tâm sinh khí đó. Chúng ta cần phải có các chương trình đào tạo các bậc anh hùng, hào kiệt, những bậc hiền tài cho Đất nước, những vĩ nhân cho thế hệ mai sau. Ngày trước các bậc Thánh Đế, Minh Vương coi đó là trách nhiệm lớn nhất đối với non sông, đất nước.
Nguồn: ST : Lê Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/