Vòng Lượng Thiên Xích hay còn gọi là “Cửu Tinh Đảng Quái” là quỷ đạo di chuyển của 9 ngôi sao trong Lạc Thư và trong Hậu Thiên Bát Quái. Đây là một phương pháp dùng để đo lường Thiên Vận nên gọi là Lượng Thiên Xích (xích: cây thước; lượng: đo). Người xưa dùng nó để tính toán tìm ra những giai đoạn Cát, Hung, Họa, Phúc cho nhà cửa (Dương Trạch) cũng như mộ phần (Âm Trạch).
Bắt đầu xuất phát bay ở Trung Cung, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sao sẽ bay thuận hay nghịch.
I.BAY THUẬN:
Bay theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
Ví dụ 1: Sự bay thuận trong vị trí gốc (Nguyên Thủy)
Bắt đầu từ sao số 5 nhập vào trung cung, thì số 6 đến Tây Bắc, 7 đến Tây, 8 đến Đông Bắc, 9 đến Nam, 1 đến Bắc, 2 đến Tây Nam, 3 đến Đông, 4 đến Đông Nam.
Sơ đồ bay thuận
BAY NGHỊCH:
Bay theo thứ tự từ lớn đến nhỏ
Ví dụ 2: Nhập sao 5 vào trung cung, khi bay nghịch thì sao 4 đến Tây Bắc, 3 đến Tây, 2 đến Đông Bắc, 1 đến Nam, 9 đến Bắc, 8 đến Tây Nam, 7 đến Đông, 6 đến Đông Nam.
HAI MƯƠI BỐN SƠN HƯỚNG VÀ TAM NGUYÊN LONG
I.HAI MƯƠI BỐN SƠN HƯỚNG TRÊN LA KINH
Theo Hậu Thiên Bát Quái, người xưa chia La Kinh ra làm 8 phương hướng đều nhau, mỗi số gắn liền với một con số của Cửu Tinh là: Bắc số 1, Đông Bắc số 8, Đông số 3, Đông Nam số 4, Nam số 9, Tây Nam số 2, Tây số 7, Tây Bắc số 6. Riêng số 5 vì nằm ở Trung Cung nên không có phương hướng (8 số còn lại là số nguyên thủy của phương vị)
Đặt Hậu Thiên Bát Quái lên La Kinh gồm 3600, chúng ta có mỗi hướng sẽ chiếm 450. Các danh sư phong thủy tiền bối đã dùng Hậu Thiên Bát Quái của vua Chu Văn Vương áp vào Lạc Thư để tạo nên 8 cung.
Vào thời Đường và Tống, các phong thủy sư lại phân chia mỗi hướng ra làm 3 sơn nhỏ, mỗi sơn bằng 150 để cho việc luận đoán chính xác hơn. La Kinh lúc này đã có đủ 24 sơn hướng như hiện nay.
Để đặt tên cho 24 sơn hướng này họ dùng 12 địa chi, 8 thiên can (trừ Mậu – Kỷ) và 4 quẻ Càn, Khôn, Cấn, Tốn. Vì vậy, La Kinh có 24 sơn hướng như sau: Các hướng đi theo thứ tự từ trái qua phải (theo chiều kim đồng hồ).
Hướng Bắc (số 1) gồm 3 sơn: Nhâm – Tý – Quý
Hướng Đông Bắc (8) gồm 3 sơn: Sửu – Cấn – Dần
Hướng Đông (3) gồm 3 sơn: Giáp – Mão – Ất
Hướng Đông Nam (4) gồm 3 sơn: Thìn – Tốn – Tị
Hướng Nam (9) gồm 3 sơn: Bính – Ngọ – Đinh
Hướng Tây Nam (2) gồm 3 sơn: Mùi – Khôn – Thân
Hướng Tây (7) gồm 3 sơn: Canh – Dậu – Tân
Hướng Tây Bắc (6) gồm 3 sơn: Tuất – Càn – Hợi
TAM NGUYÊN LONG
Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên”chỉ thời gian như đã nói trong“Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi “ nên gọi là Tam nguyên Long”.
Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn Dương và 4 sơn Âm như sau:
- THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn :
* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
* 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.
- ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
* 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.
- NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
* 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.
Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch, khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỜNG THIÊN XÍCH.(điều này sẽ được nói rõ trong phần lập tinh bàn cho trạch vận).
Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long , ta sẽ thấy trong mổi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa,Thiên, Nhân nguyên long, theo chiều kim đồng hồ.
Thí dụ Như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử.
Trong 3 nguyên Địa –Thiên - Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái.
Sưu tầm
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/