Tử Phủ dần thân có 2 đặc tính chủ động / bị động.
Tử vi là bắc đẩu chủ tinh, tính lợi khai sáng,
Thiên phủ là nam đẩu chủ tinh, tính lợi bảo thủ,
vì vậy hai chủ tinh gặp nhau, không chỉ có xung đột [một rừng không thể chứa hai hổ], mà tính chất hỗ tương rất khiên cưỡng (gượng), ngược lại còn khó phát huy. Nói chung, chỉ chủ thanh cao, thậm chí có thể trở thành cô phương tự thưởng (tự mình hâm mộ mình).
Tử Phủ thủ Mệnh nên theo "nghiệp văn, công chức" cũng được, không nên kinh thương, nếu không vậy tiến thóai đều dở, thường thường bỏ mất dịp may, hoặc biến khéo thành vụng.
nếu Tử vi hóa Quyền, Khoa, lực Tử vi rất mạnh: khí phách lớn;
nếu Phủ hóa Khoa, Chỉ có xu hướng trọng tín, một lời nhất ngôn cữu đỉnh, tuy "thuần lương" lại khiếm khuyết năng lực lĩnh đạo và khai sáng.
Loại kết cấu tinh hệ này,
gặp [Lộc Mã giao trì] hội: phú quý song toàn;
gặp [Lộc Văn củng mệnh]: cũng phú quý;
các sao Phụ tá hội hiệp: quý mà bất phú.
Nếu không có Phụ tá, mà lại gặp Tứ Sát (Hỏa Linh Kình Đà), ắt là người phản chủ, bề ngoài trung thành bên trong điêu trá, mặt trái nhiều thị phi.
gặp thêm Không diệu hoặc lạc Không vong: ắt là người cô độc, làm thuê để độ nhật (qua ngày).
Nữ mệnh, nếu phúc đức cung Tham lang gặp các sao đào hoa: cần nên xem trọng sinh hoạt tình cảm; như mệnh cung cùng thấy các sao Sát Hình chỉ nên làm vợ kế, hoặc do quá tự mãn (cô phương tự thưởng) mà không lập gia đình.
[Tử Phủ] tại Dần Thân đồng cung / đối cung là Thất Sát / tam hiệp cung hội Vũ khúc độc tọa, cùng [Liêm Tướng]
suy đoán tính chất[Tử Phủ] của tổ hợp tinh hệ này, phải chú ý tính chất là "chủ động hay bị động".
Thuộc tính chất chủ động: công thủ đều phù hợp,
Nếu mang sắc thái bị động: tiến thóai đều dở.
Lấy bản thân Tử Phủ mà xét, kì thật đã ‘mang sẵn tính chất mâu thuẫn’.
Tử vi giỏi khai sáng, (canh tân).
Thiên phủ chuyên thủ thành, (bảo thủ).
hai sao đồng cung, tính chất cân bằng ắt tự nhiên vừa công vừa thủ,
Nếu thiên về một bên,
Thiên về Tử vi ắt nghi ngờ kéo theo Thiên phủ: tiến không dám tiến,
Nghiêng về Thiên Phủ ắt nghi ngờ ảnh hưởng Tử vi: muốn thối không dám thối, lúc này mọi sự rơi vào bị động, chỉ có thể dụng toàn lực để ứng phó với hoàn cảnh khách quan.
Tam phương tứ chánh hội Thất Sát cùng Vũ khúc, mang tính chất thiên về Tử vi: nơi nơi tranh thủ chủ động,
– Nếu Vũ hóa Khoa (can Giáp), dễ theo phối hiệp với Thiên phủ, ắt tuy chủ động mà không khiến cho Tử Phủ mâu thuẫn thái quá, chỉ cần Liêm Tướng không bị Hỏa Linh xâm nhiễu, về cơ bản được coi là Tử Phủ tính chất cân bằng, nên vừa công vừa thủ: tốt.
– Như Vũ + Hóa Quyền (can Canh, Tử Phủ hội Lộc Mã giao trì, ngòai ra còn Nhật hóa Lộc, Nguyệt hóa Khoa), khiến sắc thái chủ động của Tử vi gia tăng, tuy nhiên Tử Phủ tinh hệ chưa chắc đã mất đị sự quân bình, tuy cuộc sống sóng gió nhưng so với lúc Vũ hóa Khoa (can Giáp, Tử Phủ hội Lộc Mã giao trì, ngòai ra còn Liêm hóa Lộc tại Sự nghiệp cung)thì tốt hơn. không luận nam nữ, khoảng 30 tuổi đa số phải trải qua một lần tỏa chiết, là bế tắc tình cảm hoặc bế tắc vật chất, phải rõ tổ hợp tinh hệ đại vận mà định tính chất cụ thể.
– Như Vũ hóa Lộc(can Kỉ, Tham hóa Quyền tại Phúc cung), tính chất giống với Thiên phủ, cũng lợi ở Tử vi khai sáng, vì vậy cơ bản thích hợp cho công và thủ tốt. Chỉ cần Tử Phủ hội Lộc tồn, có thể hóa giải khí cô khắc của Vũ Khúc. Nếu không có Lộc tồn: ắt thời thơ ấu phải khá gian khổ.
Liêm Tướng tinh hệ, tính chất cơ bản nghiêng về Thiên Phủ.
– khi là [Hình Kị giáp], ắt gia thêm bảo thủ tính của Thiên Phủ, từ trung niên về sau, sự nghiệp đã có cơ sở, tại thời điểm này không nên có tư tưởng thay đổi, nếu không dễ dẫn tới thất bại, hoặc trung niên đột nhiên sanh cảm tình khốn nhiễu (lo lắng, lúng túng, bế tắc), bất lợi phu thê.
– Khi Liêm Tướng là [Tài Ấm giáp], lực thủ thành càng mạnh, Đồng thời, tình cảm được đánh giá theo tài sản. lúc Tử Phủ thêm Sát diệu, nếu không an phận giữ mình, ắt cảm tình vật chất đều có khả năng bị tỏa chiết. đặc biệt người lúc nhỏ càng ưu việt, bế tắc càng lớn.
Tử Phủ ở lục thân cung, càng dễ có khuyết hãm. Như hai lần phụ mẫu, lưỡng lần hôn nhân, ở giao hữu cung: thường thường có ý nghĩ thay đổi bạn bè. Đây là do Tử Phủ tính chất không dễ cân bằng nhau, một khi mất quân bình, hơi thấy Sát Hình chư diệu dễ biến thành tính chất không tốt.
Các trường hợp Tử Phủ là chủ động:
Vũ hóa Khoa Quyền Lộc.
Liêm Tướng không hội Hỏa Linh.
Các trường hợp Tử Phủ là bị động:
Liêm Tướng "Hình Kị giáp" "Tài Ấm giáp"
Liêm hóa Kị.
Tử Phủ hội Kình Đà.
Liêm Tướng có Kình đồng cung.
Tử Phủ kiến Sát Hình Kị.
Vũ hóa Kị.
Tử Phủ lưu niên vận hạn qua 12 cung.
Cung có Thiên Cơ tại Sửu Mùi
Tử Phủ chuyển đến, không chủ biến động thực tế, mà chủ tư tưởng biến hóa. nếu Tử Phủ tính chất không cân bằng chuyển đến cung này, tính chất của Thiên cơ lại làm mạnh thêm sắc thái không cân bằng, dễ dàng biến thành căn thâm cố đế (gốc sâu rễ chắc), có thể ảnh hưởng hậu vận.
thí dụ nữ mệnh nguyên cục Tử Phủ hội Liêm hóa Kị, Thiên Phủ do đây chịu ảnh hưởng, dễ bị một chút bất đắc ý là lập tức thoái lui. Lúc chuyển đến cung Thiên Cơ độc thủ: liền dễ chọn tạm cái ngắn hoặc chọn cái có vẻ thành công, ngay cả khi có ý tưởng thay đổi, cũng thiếu dũng khí để thay đổi thực tế, 10 năm đến vận hạn này, lúc đến vận kế tiếp, cũng không có hùng tâm dựng nghiệp. đã có xem cuộc đời của một nữ nhân, đại vận Lộc Quyền Khoa hội mà bản thân chỉ là nội trợ, tức là do các lí do trên.
như nam mệnh
nguyên cục Tử Phủ có Kình Đà chiếu, đặc biệt là lúc Vũ có Kị + Đà đồng cung: không muốn tiến.
nguyên cục [Liêm Tướng với Kình đồng cung], lúc vận đến cung Thiên cơ: thường dễ ngại gian nan và thường xuyên lo sợ sai hướng trong cuộc sống.
ở vận hạn lưu niên nếu Cơ hóa Lộc: nên được Tử Phủ chủ động; nếu Cơ hóa Khoa rõ ràng nên là Tử Phủ bị động. là (vì kiến Lộc lợi tranh thủ, kiến Khoa ắt nên giữ gìn thanh dự).
Cung có Phá quân tại Tí Ngọ
Phá hóa Lộc, Quyền, khiến Tử Phủ chủ động: có lợi, chỉ không nên lý tưởng quá cao, gặp được vận tốt tức liền theo vận tốt tiến lên, nếu không ắt vì lý tưởng cao mà gặp bất đắc ý.
Như Phá có Kình Đà hội chiếu, khiến Tử Phủ bị động, có thể chậm chậm kế hoạch, từ từ chuyển nhẹ. cũng dễ bị người ảnh hưởng, cấp tốc cải biến ắt thất bại. nên lúc chuyển đến cung hạn này, Nên thận trọng việc lựa chọn các đối tác liên doanh.
Cung có Thái dương tại Tị Hợi
Thái dương nhập miếu, khiến Tử Phủ chủ động,
Thái dương lạc hãm, khiến Tử Phủ bị động.
chủ động: chủ danh lớn hơn lợi, hoặc bằng uy tín riêng tranh thủ tài lộc.
Nếu Thái dương hóa Kị: phải cẩn thận khi đầu tư.
Thái dương hóa Quyền Lộc: không luận tính chất Tử Phủ: đều là vận hạn lưu niên thuận toại.
Cung Vũ khúc tại Thìn Tuất
Tử Phủ chủ động đến: nói chung có lợi.
chỉ khi nguyên cục Vũ hóa Kị, Tử vi tất đồng thời hóa Quyền, ắt Tử Phủ chủ động lực rất mạnh, loại kết cấu này, lợi nam bất lợi nữ,
nữ mệnh tăng gia cô khắc, hơn nữa lại ngại quá chủ động.
Nam mệnh khi vận chuyển đến cung Vũ hóa Kị, Không phải không đủ lực để thay đổi, vẫn còn có thể duy trì cái tốt.
Cung Thiên đồng tại Mão Dậu
đối với Tử Phủ mà nói, Thiên Đồng thuộc trung tính. Thiên Đồng kiến Lộc Quyền Khoa, không luận tính chất Tử Phủ: đều tốt.
Như thấy Hình Kị chư diệu, trong đó Cự hóa Kị đến hội Thiên đồng, ắt Tử Phủ: dễ đang vô sự lại gây chuyện, tự sinh khốn nhiễu. ở lưu niên gặp điều này: ắt là năm tình cảm biến hóa, đặc biệt là lúc thấy đào hoa chư diệu. giả như Sát Hình trùng trùng: ắt vì cảm tình biến hóa mà ảnh hưởng tài bạch sự nghiệp. như lại thấy Văn khúc hóa Kị đến hội: ắt là đào hoa kiếp nghiêm trọng.
Cung Thất sát tại Dần Thân
không nhất định sanh biến hóa, tất phải thấy Lộc Mã giao hội, mới chủ hòan cảnh khách quan không thể không biến.
Vì vậy Tử Phủ bị động, phải cần Thất sát Lộc Mã đồng hội. rồi sau mới chủ biến động. Biến động tốt hay xấu, xét tinh diệu hội hiệp vận hạn lưu niên mà định. mừng nhất hội Phá hóa Quyền ắt tự nhiên có thể nơi nơi tranh thủ chủ động, giới thời tức vi cụ khai sáng tính đích niên phân.(thời điểm phân định khai sáng)
Cung Thiên lương tại Sửu Mùi
Tử Phủ nói chung không thích chuyển đến cung hạn có Thiên lương, vì Thiên lương không mang tính chất lĩnh đạo.
vận hạn này không trở ngại gì nhiều, nên lui về hậu trường, thời điểm Tử Phủ lão vận đó.
nếu lưu niên đến cung Thiên lương có Sát Kị hội, tưởng là thăng nhưng thật sự là giáng.
Tuy nhiên khi hội được Thái dương miếu và kiến Cát hóa: lại lợi cạnh tranh.
Cung có Liêm Tướng tại Tí Ngọ
Liêm Tướng giáp Hình Kị, Tử Phủ chủ động hay bị động đều bị đình trệ, bị thụ chế.
Liêm Tướng giáp Tài Ấm: Chỉ muốn thoái lui làm phó, Ngay cả khi thật sự đảm nhiệm công tác lĩnh đạo, cũng không nên mang danh đứng đầu.
thấy Liêm hóa Lộc: Đặc biệt phải chú ý là không nên nổi tiến.
Cung có Cự môn tại Tị Hợi
chỉ cần không hóa Kị, và có Thái dương miếu chiếu hội, Tử Phủ bất kì tính chất nào cũng lợi.
Như Lộc Quyền Khoa hội: lại được nơi khác đề bạt, hoặc trong năm lợi hợp tác.
Nữ mệnh phải phòng bị tình cảm khốn nhiễu,
nam mệnh, như phúc đức cung kiến đào hoa: dễ chuyển tình yêu đến một người khác.
Cung có Tham lang tại Thìn Tuất
như Tham hóa Kị,
Tử Phủ chủ động: hết sức có lợi khi chuyển đến, vận trình lúc bấy giờ biến thành truy cầu lý tưởng.
Tử Phủ bị động: ngược lại dễ thất cơ.
Như vận hạn, lưu niên kiến Tham Hỏa, Tham hóa Lộc, Tử Phủ bị động dễ mất quyết tâm (táng chí), như nhập vào hảo vận, cũng không có kế hoạch tiến thủ, cuối cùng thất thủ.
Cung có Thái-âm tại Mão Dậu
Tử Phủ đến Thái âm miếu: cát lợi.
Tử Phủ đến Thái âm hãm: không nên, lợi cho Tử Phủ bị động, Tử Phủ chủ động cũng hơi có lợi.
nếu Thái âm hóa Kị, Tử Phủ chuyển đến này: dễ vì đắc ý vong hình, đầu tư càn mà thất bại.
nếu Thái âm hóa Lộc: sau đó mới có thể đạt đến đỉnh thành công (đại triển hồng đồ)
Tử Phủ thủ mệnh
tối hỉ kiến Lộc. kiến Lộc-tồn đồng cung, Liêm hóa Lộc đến hội: chủ cự phú. niên hạn thấy hóa Lộc, Lộc-tồn là có thể ứng.
như Tử Phủ tại Dần, người tuổi Giáp, vận đến Đinh Mão chủ đắc tài hoặc gặp được nhiều cơ hôi để phát đạt.
Tử Phủ thích chuyển đến cung Vũ khúc độc thủ, kiến lưu Lộc hoặc Tham hóa Lộc, Liêm hóa Lộc: chủ đắc tài. như lại có phụ tá cát diệu, không bị Sát Kị Hình hội chiếu, nguyên cục Tử Phủ lại là kết cấu cát lợi: tay trắng mà thành cự phú.
Tử Phủ vô Lộc, chuyển đên niên hạn kiến Lộc thì tốt
Tử Phủ có Lộc, chuyển đến niên hạn Thái dương tại Tị kiến Cát tinh, Phụ diệu, chủ địa vị tăng cao. Thái dương tại hợi cung cũng tốt
vận đi nghịch, đại hạn gặp Thái dương hoặc Vũ khúc, mệnh vận cuộc đời đến chỗ then chốt;
vận đi thuận, đại hạn Tham lang (Vũ tại đối cung), hoặc đại hạn Cự môn (Thái dương tại đối cung) là then chốt. cát hay hung, ảnh hưởng đến cuộc đời rất lớn.
1. Tử Phủ tọa Dần Thân chủ động / bị động ***
2. Thái âm tọa Mão Dậu kiên cường / bạc nhược***
3. Tham lang tọa Thìn Tuất kiên nhẫn / táo tiến
4. Cự môn tọa Tị Hợi thâm trầm / xung động
5. Liêm Tướng tọa Tí Ngọ cương nghị / thúy nhược
6. Thiên lương tọa Sửu Mùi chính trực / tinh minh
7. Thất Sát tọa Dần Thân cô cao / uy quyền
8. Thiên đồng tọa Mão Dậu không hư / sung thật
9. Vũ khúc tọa thìn tuất nhân tuần / tiến thủ
10. Thái dương tọa Tị Hợi tích cực / tiêu cực
11. Phá quân tọa Tí Ngọ ngoan hiền / quả cảm
12. Thiên Cơ tọa Sửu Mùi thượng tiến / hạ du
Đơn cử 1 thí dụ Tử Phủ tọa "phu cung".
Mệnh cung Tham lang tại Tuất, phu cung Tử Phủ tại Thân,
người tuổi Kỉ, (Tham hóa quyền cùng Vũ hóa Lộc tương xung).
Tử Phủ đắc hội Lộc của Vũ mà không có Lộc tồn điều hòa, mang theo tính cô khắc. sao Tham lang ở cung mệnh hiện rõ tính tích cực.
Đến đại vận Đinh Sửu,
Mệnh cung đại vận (tại Sửu). Phu cung đại vận (tại Hợi) Cự hóa Kị độc tọa
Bính Dần niên,
Mệnh cung lưu niên (tại Dần).
Phu cung lưu niên (tại Tí) có Tướng Liêm hóa Kị, lưu Kình Đà cùng chiếu, lại thấy Linh tinh: chồng năm này bệnh can (gan) rất nặng.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/