Tịnh trạch là loại nhà từ mặt tiền tới mặt hậu không phân chia bởi nhiều ngăn bởi tường vách. Nó khác với động trạch và Biến - hóa trạch là nhà có nhiền ngăn. Từ 2 ngăn trở lên được gọi là nhiều ngăn. Tủ và bình phong chắn ngang nhà không gọi là tường vách.
Trong bài tịnh trạch này có 4 việc cần phải làm thật rành:
+ An 8 Du niên và 8 sao cho tịnh trạch
+ Phân cung điểm hướng cho 7 chỗ quan hệ
+ Luận đoán tốt xấu cho 7 chỗ.
+ Những tịnh trạch đồ làm mẫu.
1 - AN 8 DU NIÊN VÀ 8 CUNG CHO TỊNH TRẠCH
An 8 cung là biên tên 8 cung: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly,
Khôn, Đoài. Đúng theo vị trí chu vi ngôi nhà. Đặt la bàn tại chu vi ngôi nhà để coi theo chỉ hướng 8 cung của la bàn mà an 8 cung theo chu vi của ngôi nhà.
- An 8 Du niên là biên tên 8 du niên theo 8 cung. Mỗi cung do cách bát biến Du niên lập thành ( Xem bài bát biến du niên )
- Ngoài ra còn phải ghi phương hướng, âm dương ngũ hành cho mỗi cung và mỗi du niên để dễ phân định, nghiên cứu để chọn nơi tốt để đặt Bếp và Chủ phòng.
2 - PHÂN CUNG ĐIỂM HƯỚNG CHO 7 CHỖ
- Tịnh trạch có 7 chỗ quan hệ, có ảnh hưởng tốt xấu. Phải dùng 1 cái la bàn để phân cung điểm hướng cho chính xác coi mỗi chỗ nằm ở cung nào.
1: Cửa ngõ: Là cửa từ ngoài bước vào sân. Cũng gọi nó là cửa rào cửa giậu. Nhà không có nó thì thôi khỏi phải tính.
Phải đặt la bàn tại chu vi cái sân, rồi từ la bàn nhìn thẳng tới hoặc lấy dây giăng thẳng tới điểm giữa cửa ngõ. Và nhìn theo phương hướng La bàn ( Muốn chính xác hơn thì nên lấy dây giăng ) Hễ thấy điểm giữa cửa ngõ ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung cửa ngõ.
Như nhà xây trên 1 khu đất có sân trước nhà mà xung quanh nhà hoặc sau nhà có đất dư ra thì phải đặt la bàn tại điểm chính giữa chu vi của trọn khu đất mà phân cung điểm hướng cho cửa ngõ.Vì cửa ngõ này là cửa của khu đất chứ không phải cửa của cái sân như vừa chỉ dẫn ở trên.
2: Cửa cái: Là cửa làm ở mặt tiền nhà liền với nhà. Là cửa từ ngoài bước vào nhà. Dù lớn nhỏ bao nhiêu cũng gọi là cửa cái. Ở Tịnh trạch phân cung điểm hướng cho cửa cái có 3 trường hợp. Một là chu vi nền nhà hình vuông vức, bốn bề thước tấc bằng nhau. Hai là chu vi nền nhà hình vuông dài mà chiều dọc lớn hơn chiều ngang. Ba là chu vi nền nhà hình vuông dài nhưng chiều ngang lớn hơn chiều dọc.
Như chu vi nền nhà hình vuông vức thì phải đặt đúng la bàn tại điểm chính giữa, rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới điểm giữa cửa cái. Và nhắm theo phương hướng la bàn, hễ thấy điểm giữa Cửa cái. Như ở vào cung Càn thì nói cửa Càn, ở vào cung Đoài thì nói ở cửa Đoài.
Như chu vi nền nhà hình vuông dài, chiều dọc lớn hơn chiều ngang, hoặc chiều ngang dài hơn chiều dọc cũng thế, thì phải làm như sau. Kể từ chiều ngang mặt tiền nhà trở vào lấy thước đo và lấy phấn gạch thành 1 hình vuông vức, bốn bề thước tấc bằng nhau, bằng với thước tấc chiều ngang của mặt tiền nhà. Thí dụ ngôi nhà có diện tích chiều ngang 6m, chiều dọc 9m. Chúng ta đo từ cạnh ngang của mặt tiền nhà ( Trục A-D ) theo hướng 9m ta được 1 hình vuông ABCD 6mX6m. Sau đó ta kẻ 3 đường chữ Thập vuông góc nhau. Tiếp theo tại trung điểm này ta đặt 1 cái la bàn, sau đó ta xoay la bàn cho kim trùng với hướng Nam - Bắc. Cuối cùng ta gióng ra trung điểm của Cửa cái theo hình Mũi tên màu đỏ. Như vậy ta thấy cửa cái nằm ở hướng Tây nam ( Như hình minh họa phía dưới )
3: Chủ phòng: Là cái phòng chúa, là trụ cột ngôi nhà. Vì vậy dùng trên du niên tại chủ phòng mà đặt tên cho ngôi nhà. Như trong nhà có dựng nhiều phòng thì lấy cái phòng nào cao lớn nhất gọi nó là chủ phòng. Còn các phòng nhỏ hơn, dù là phòng của chủ nhà cũng chẳng luận.
Phải đặt đúng la bàn tại chính giữa chu vi ngôi nhà. Rồi từ trung tâm ngôi nhà nhìn thẳng tới Chủ phòng. Vậy nhắm theo hướng la bàn, hễ thấy chủ phòng ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung của chủ phòng.
4: Cửa phòng: Là cửa của chủ phòng. Là cửa cái của cao lớn nhất trong nhà nếu trong nhà có nhiều phòng.
Phải đặt đúng la bàn tại chính giữa chu vi chủ phòng. Rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới giữa cửa chủ phòng. Và nhắm theo phương hướng la bàn, hễ thấy điểm giữa ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là là cung của chủ phòng.
5: Bếp: Là chỗ đặt lò hoặc bếp để nấu ăn. Thường thường ngời ta đặt lò và bếp trên 1 cái khuôn lót gạch hoặc tráng xi măng. Tuy nhiên không không có khuôn bếp mà chỉ đặt lò, bếp trên mặt đất thì cũng gọi đó là bếp. Nếu có nhà bếp riêng cũng vậy, nơi đặt bếp, lò gọi là bếp.
Xem hình minh họa phía trên ta thấy. Phải đặt la bàn chính giữa chu vi ngôi nhà. Rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới khuôn bếp hay nơi có đặt bếp, lò và nhắm theo phương hướng la bàn ( mũi tên màu đỏ ), hễ thấy khoảng giữa đó ở vào khoảng cung nào của la bàn thì gọi cung đó là cung của bếp. Nếu nhà có bếp riêng ( không phải ở trong một ngôi nhà ) thì phải đặt đúng la bàn tại chính giữa chu vi nhà bếp để phân cung điểm hướng cho Bếp.
6: Hướng Bếp: Là nơi hướng mặt Bếp ngó về. Chứ không phải tại nơi cung có đặt Bếp, lò. Nghĩa là Bếp đặt tại cung này nhưng miệng Bếp ngó về cung hướng khác. Như Cái Bếp đặt tại cung Càn nhưng miệng bếp ngó về hướng Tốn. Miệng Bếp ta thường gọi theo chữ Nho là Táo khẩu. Chớ lầm Miệng bếp với miệng lò phụt lửa để nấu ăn. Khi tính Du niên thì phải tính Du niên thì phải tính du niên cho Hướng Bếp chư không tính du niên cho chỗ phụt lửa nấu ăn.
Muốn xác định hướng Bếp thì phải đặt la bàn ở trung tâm cái Bếp, cái lò rồi nhìn về điểm giữa của miệng Bếp. Thấy miệng Bếp nằm tại cung nào của la bàn thì nói đó là cung của Hướng Bếp. ( Hướng Bếp nên đặt chỗ phù hợp với mệnh cung phi của gia chủ )
7: Cửa Bếp: Như Bếp để trong thì thôi. Không kết luận cửa Bếp, bằng có dựng buồng che thì cái cửa bước vào buồng che gọi là Cửa Bếp. Như có nhà bếp riêng thì cửa của nhà này gọi là Cửa Bếp.
Phải đặt la bàn tại chính giữa cái phòng có đặt Bếp. Rồi từ trung tâm la bàn hễ thấy điểm giữa cửa phòng này ở cung nào của la bàn thì gọi đó là cung của cửa Bếp.Hoặc đặt tại chính giữa chu vi nhà Bếp rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới giữa cửa nhà Bếp. Nhắm theo phương hướng la bàn hễ thấy điểm giữa của cửa Bếp nằm vào cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Bếp. Nói tóm lại: Cửa Bếp là cửa của cái phòng, cái buồng, hay cái nhà Bếp có đặt chỗ nấu ăn. ( Trong tịnh trạch thì không có cửa Bếp ).
LUẬN ĐOÁN TỐT XẤU CHO TỊNH TRẠCH
Những chỗ quan trọng nơi Tịnh trạch được phân biệt 3 chỗ chính yếu và 3 chỗ thứ yếu. Ba chỗ chính yếu có ảnh hưởng trọng đại là: Cửa cái - Chủ phòng - Bếp. Ba chỗ thứ yếu Phụ thuộc là: Hướng bếp - Cửa bếp - Cửa phòng. Trong đó Hướng Bếp là chỗ quan trọng hơn 2 chỗ kia. Không kể cửa ngõ vì nó không thuộc về ngôi nhà.
Phàm 3 chỗ chính yếu tại 3 cung tương sinh hay tỉ hòa và chủ phòng với Bếp đều thừa Kiết du niên thì kể chắc là ngôi nhà ở tốt phát đạt. Dù cho 3 chỗ thứ yêu hay phụ thuộc kia tất cả đều hung hại cũng không đáng ngại.
Còn 3 chỗ chính yếu ở tại 3 cung tương khắc và Chủ phòng và Bếp thừa hung du niên thì chắc chắn đây là ngôi nhà bất lợi suy vi. Dù cho tất cả 3 chỗ thứ yếu kia tốt cũng không thể phát đạt.
Chú ý: Có vài trường hợp 2 cung tương sinh nhưng hỗ biến ra Lục sát hay Họa hại là hung du niên vẫn kể là xấu. Hoặc 2 cung tương khắc nhưng hỗ biến ra được Diên niên là Kiết du niên thì vẫn kể là tốt.
Phàm 3 chỗ chính yếu là 3 cung hỗ biến với nhau có đủ Sinh khí - Diên niên - Thiên y thì gọi là nhà 3 tốt vì nhà có 3 du niên tốt. Được ở nhà 3 tốt chắc chắn gặp nhiều may mắn.
Chủ phòng và Bếp đều thừa Kiết du niên nhất định là tốt. Nhưng Kiết du niên đắc vị hay đăng diện mới tốt, mới phát đạt lớn. Bằng Kiết du niên thất vị thì không quý, phát đạt ít. Trái lại Chủ phòng và Bếp đều thừa hung du niên, dù đăng diện hay đắc vị thì vẫn hung hại suy vi huống chi là thất vị.
Ở Chủ phòng và Bếp có Kiết du niên sanh trạch là thêm phần phát, tốt ( Như Thiên y thuộc Thổ sinh Tây tứ trạch Kim ). Có Kiết du niên vượng trạch tức là tỉ hòa với trạch càng thịnh vượng hơn. Có Kiết du niên vượng trạch tức là tỉ hòa với trạch càng thịnh vượng hơn ( Như Sinh khí Mộc tỉ hòa với Đông tứ trạch cũng Mộc hoặc như Diên niên Kim tì hòa với Tây tứ trạch cũng Kim ). Trái lại Kiết du niên với trạch tương khắc là nhà bớt tốt ( Như Diên niên Kim hay Thiên y Thổ đối với Đông tứ trạch đều tương khắc vì Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.
Chủ nhà Đông mệnh ờ nhà Đông tứ trạch hoặc chủ nhà thuộc Tây mệnh ở Tây tứ Trạch, đó là mệnh cung hợpTrạch, chủ nhà với nhà hợp nhau ắt thêm 30% tốt. Trái lại chủ nhà là Đông mệnh lại ở Tây tứ Trạch hoặc chủ nhà Tây mệnh lại ở Đông tứ trạch là tương khắc là Mệnh cung không hợp trạch, là nhà với chủ không hợp nhau ắt phải mất 30% tốt. Mất ở đây nghĩa là không thêm được 30% tốt chứ không phải bị bớt 30% tốt.
Gặp trường hợp này thì phải sắp đặt làm sao cho hướng Bếp, giường ngủ - Đầu giường đều thuộc về các cung hướng hợp với Mệnh cung của chủ nhà mới khỏi bị mất niều phần tốt.
Lê Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/