Hoàng Cơ lập đạo hơn 500 năm, nói dài thì cũng không dài, ngắn cũng không ngắn, nhưng mỗi đời tổ sư của Hoàng Cơ đều là kỳ tài ngút trời, trăm vạn người có một. Trong đó phải kể đến vị tổ khai phái Hoàng Phương Lan, chỉ dùng một thời gian ngắn ngủi mà đến nay đã tu luyện đến bậc Thánh Tổ, đứng trên hàng chư thiên. Hôm nay ad Tiêu có linh cảm, bèn viết cho chư vị bạn đọc suy luận con đường thành Thánh, cũng là con đường mà ad đang cố gắng theo đuổi, mong rằng hữu ích cho người có duyên. Lưu ý, bài viết này chỉ mang tính suy luận cá nhân, không có chứng thực hoàn toàn. Nếu có đạo hữu nào có ý kiến hay hơn, xin mong đừng ngại chia sẻ.
Như tiêu đề đã viết: Thiện giả thông Hiền, Hiền giả thông Thánh, có nghĩa là muốn tu thành Thánh, trước làm Hiền giả, muốn thành Hiền giả, trước nên làm Thiện giả.
Thiện giả ở đây ý là người làm điều tốt, có ích cho gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã hội. Thiện giả là người không vụ lợi, không hại người khác vì bản thân, không nhìn thấy người khác đau khổ mà hả hê. Đây là bước mà hầu hết mọi người hiện nay còn chưa đạt tới. Con người ai cũng có tham sân si, cũng đều có thất tình lục dục, mà sanh ra tranh đấu hận thù, có muôn vàn cảm xúc hay duyên cớ mà sanh ra nhân quả xấu tốt. Thực ra nếu nói thì cũng không thể trách được. Trẻ con sanh ra vốn không thiện không ác, nhưng vì môi trường sống, cách giáo dục cùng nhiều biến cố trong đời mà bị đẩy vào nhiều lầm lỗi sai trái. Cho dù là nhiều thầy bùa phép cũng không tu được thành bước này. Thiện là biết giúp đỡ, thiện là biết cống hiến, là biết lễ phép. Nói đi nói lại, vậy làm thế nào để trở thành Thiện giả (người tốt)?
Trước tiên cần tiếp nhận giáo dục tốt, các cụ ngày xưa có nói: gần mực thì đen gần đèn thì sáng, hay chọn bạn mà chơi chính là ý như vậy. Phải tự tạo cho mình một môi trường tốt, mình có thể nghèo, có thể đói, nhưng xung quanh mình nhiều người giỏi người ngoan, tự nhiên mình cũng sẽ uốn nắn bản thân theo họ. Trẻ con thường học theo người lớn, nếu cha mẹ giáo dục con tốt thì con sẽ ngoan ngoãn, nếu bạn bè của con tốt thì con sẽ chăm chỉ, nếu ông bà của con tốt thì con sẽ lễ phép. Ngày xưa học văn có truyện ông trạng Quỳnh, vì nhà nghèo không có tiền đi học, mà ngồi nên phòng học dùng lá chuối làm giấy viết. Người đời thường khen ông là hiếu học, nhưng lại không nhắc đến tại sao ông lại như vậy, quả thật là một thiếu xót. Khi một đứa trẻ không có đủ điều kiên về vật chất thì nó sẽ nhìn ra những người có vật chất hơn mà học theo, những bạn cùng trang lứa ai cũng đi học, miệng chữ a mồm chữ ô, thì đứa trẻ con đó tự nhiên sẽ sanh ra ao ước muốn được như vậy. Còn như đứa trẻ sanh ra sống ở môi trường mà những người xung quanh toàn trộm cắp, vợ chồng đánh chửi bới nhau thì hỏi sao mà thành người tốt luôn được. Nếu môi trường xung quanh không tốt, thì phải biết thay đổi nó. Tuy nhiên nếu chỉ có thiện mà không có trí, thì vĩnh viễn bần cùng.
Có người thường hay than: tôi ăn ở thiện lương, chẳng hại ai bao giờ, mà đời cũng vẫn trắc trở. Bởi vì nếu chỉ có thiện không, thì lại thành ngây thơ, vô tri. Tuy bài viết nói về việc thành Thánh, nhưng theo ad Tiêu thấy, bước thứ 2 mới là bước quan trọng nhất trong cả 3: Hiền giả. Hiền giả là Thiện giả cộng thêm với trí tuệ, kiến thức. Hiền giả là tổ hợp của hai chữ Tài và Đức. Người có tài mà không có đức, hay người có đức mà không có tài đều là bỏ đi mà thôi. Đức hay Thiện thì vừa bàn trên nên không nhắc lại nữa. Còn Tài ở đây không phải chỉ nói về tài năng thiên bẩm, sanh ra đã biết. Mà Tài ad Tiêu muốn nói tới là kinh nghiệm, tri thức cũng như những bài học từ cuộc sống. Không phải ai sinh ra cũng giỏi, muốn giỏi thì phải học. Học có thể từ sách vở, từ thầy cô, từ bạn bè xung quanh, hay kể cả từ những con thú vạn vật xung quanh. Con người không biết bay, nhưng học theo cấu tạo của đôi cánh chim mà sáng tạo ra máy bay. Chúng ta không biết bơi, nhưng nhìn theo con ếch, con bướm hay con chó bơi mà học theo chúng, kể từ đó mới có kiểu bơi ếch bơi bướm hay bơi chó. Đúc kết học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người mà tạo ra thành quả vậy. Muốn thành Hiền Giả mà phải trải qua các bước sau:
1. Truy Nguyên: nhận thức đúng đắn bản chất của một vật một việc, nghiên cứu đến nơi đến chốn, tìm hiểu tường tận ngọn ngành của một người một vật mà đưa ra kết luận về nguyên lý, cấu tạo hay tính chất. Như một người nói là bị đau bụng, thì có thể ẩn sau đó là triệu chứng của một bệnh nào đó nghiêm trọng, có thể là viêm đại tràng, có thể là ung thư, hay có thể là tắc đường ruột. Bởi vậy đừng dùng cảm quan của mình mà kết luận một việc quá sớm, cẩn thận sanh hoạ.
2.Trí Tri: muốn có ý nghĩ thành thật (Trí Tri), trước phải có nhận thức đúng đắn, chính là Truy Nguyên Như vừa nói trên vậy. Trí Tri là lúc mà con người ta có quan điểm nhận thức đúng đắn nhờ việc suy luận phân tích kỹ lưỡng, bước này cũng thật khó, vì muốn có ý nghĩ thành thật, chúng ta phải biết cần kiệm sửa mình. Nhìn thấy kẻ sai, thay vì đánh giá người ta, chúng ta nên kiểm điểm lại bản thân xem mình có sai như vậy chưa, chúng ta làm sao để không bị sai như vậy. Nhớ cách đây không lâu ad có xem một đoạn video phóng viên hỏi ông tổng thống Canada về việc dịch Covid-19 bên Mỹ, ông thủ tướng Canada yên lặng suy nghĩ một hổi lâu, rồi trả lời bằng việc ông ấy làm sao để cho đất nước không bị như vậy, làm sao để cho nhân dân an ổn như vậy. Trong khi tất cả mọi người đang chờ ổng cười nhạo chê bai Mỹ, thì ổng lại làm cho mọi người thật nể phục. Ôi đáng quý làm sao! Thiên tính con người là thích chỉ trích người khác mà không nhận ra lỗi lầm của bản thân, có thể trong thâm sâu họ biết họ cũng sai đó, nhưng đôi khi cái “Tôi” quá lớn để thừa nhận mà thôi. Đây không phải là xấu hay đáng xấu hổ, mà là cơ hội để rèn luyện bản thân, vượt qua chính mình. Khi dũng cảm tự vượt qua được bản thân mình, thì Đạo sẽ thông thoáng.
3.Thành Ý: đây là bước tiếp theo sau khi hoàn thành 2 bước trên. Thành Ý là tâm tư ngay thẳng, có đúng nói đúng, có sai nói sai, biết sai biết thừa nhận biết sửa. Khen đúng chỗ, chê đúng nơi. Khen đúng người không phải tự mãn, chê đúng người không phải kiêu ngạo. Tự mãn là cho rằng mình giỏi hơn người khác, trong khi khả năng không tương xứng. Khen không đúng năng lực là dối trá. Nhưng nếu người được khen mà có tương xứng năng lực, thì đó là điều nên làm. Chúng ta thường hay khen Tiên Phật, bản thân họ không cần phô trương, nhưng Khen vậy là không phải phô trương. Khen đúng thì người ta sẽ coi đó làm tấm gương để học tập theo, ai mà chẳng thích điều hay lẽ đẹp, bởi vậy có một “thần tượng” tốt mà để cho bản thân mình tốt hơn chính là điều thiện, chẳng phải sao?
4.Chính Tâm: đây là bước cuối cùng trong Nhân Đạo, cũng là bước viên mãn. Chính Tâm nghĩa là suy nghĩ, tích cách, nhân phẩm đều có đủ nhân lễ nghĩa trí tín dũng, chẳng cần nói nhiều cũng thấy đẹp thay.
Bước cuối cùng, cũng là bước mà ai ai cũng mong ước vậy: thành Thánh. Như Trần Hưng Đạo vương sống là người thiện lương dũng mãnh, lại có cống hiến lớn cho nhân dân mà được phong làm Thánh, phù hộ nhân dân Việt Nam ta. Vì công đức quá lớn, bù được khuyết thiếu từ việc tu Nhân, thẳng đến thành Thánh vậy. Bước này cũng chẳng cần nói nhiều, vì tự đến Hiền sẽ biết đi ra sao. Có duyên sẽ giải thích thêm. Mong bạn đọc hữu ích!
Sưu Tầm
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/