Thành môn quyết là phương pháp bổ trợ. Tức khi tọa sơn lập hướng, do bàn cục không phải là Vượng sơn vượng hướng, nên được áp dụng để đạt hiệu quả như Vượng sơn vượng hướng. Nó chủ yếu thông qua việc lấy vượng khí của Thành môn để đạt mục đích vượng đinh vượng tài, phát đạt thịnh vượng.
Tại sao gọi là Thành môn? Đó là thuyết thanh trì thời cổ đại, thời xưa xung quanh đều có tường bao, tại các phương hướng khác nhau đều có cửa thành. Bên ngoài thành có thanh trì, khí bên ngoài thành và khí của thành trì đều lưu thông qua cửa thành. Muốn lấy được vượng khí của sơn hướng cũng phải lấy từ cổng thành. Do vậy, gọi là Thành môn, hay Thùy khẩu.
Lấy vượng khí của thành môn như thế nào?
Khi tọa sơn lập hướng, vượng khí của Thành môn đến từ đâu? Nó đến từ quẻ của 2 bên của hướng.
Ví dụ:
Lập hướng Ly, vượng khí của Thành môn đến từ quẻ Khôn và quẻ Tốn ở hai bên của nó.
Lập hướng Khôn, vượng khí của Thành môn đến từ quẻ Ly và quẻ Đoài ở hai bên của nó.
Lập hướng Đoài, vượng khí của Thành môn đến từ quẻ Khôn và quẻ Càn ở hai bên của nó.
Lập hướng Càn, vượng khí của Thành môn đến từ quẻ Đoài và quẻ Khảm ở hai bên của nó.
Lập hướng Khảm, vượng khí của Thành môn đến từ quẻ Càn và quẻ Cấn ở hai bên của nó.
Lập hướng Cấn, vượng khí của Thành môn đến từ quẻ Khảm và quẻ Chấn ở hai bên của nó.
Lập hướng Chấn, vượng khí của Thành môn đến từ quẻ Cấn và quẻ Tốn ở hai bên của nó.
Lập hướng Tốn, vượng khí của Thành môn đến từ quẻ Chấn và Ly ở hai bên của nó.
Thành môn nghĩa chính là cửa thành, ở thế Loan Đầu gọi Thủy khẩu, ở cách Lý Khí gọi Thành môn.
Thành môn có hai cách: Thành môn chính và Thành môn phụ. Chủ yếu là Thành môn chính, cách này theo nguyên lý Tiên thiên Bát quái do số Sinh thành mà ra. Tức (1-6) (2-7)
(3-8) (4-9). Nên muốn biết Thành môn chính ở đâu, ta căn cứ đầu hướng mà tìm. Theo công thức.
Các số có: 1, 2, 3, 4, cọng cho 5 thì biết Thành môn chính. Các số có: 6, 7, 8, 9 thì trừ cho 5 thì biết Thành môn chính. Tên Thành môn chính còn có tên nữa là Chiếu Thần. Ví dụ: 8 cung của Bát quái. Tọa Khảm hướng Ly: 9 – 5 = 4 tức Thành môn ở Tốn. Tọa Càn hướng Tốn: 4 + 5 = 9 tức Thành môn ở Ly.
Số Sinh thành 4 – 9 là Bằng hữu. Tọa Khôn hướng Cấn: 8 – 5 = 3 tức Thành môn ở Chấn. Tọa Đoài hướng Chấn: 3 + 5 = 8 tức Thành môn ở Cấn.
Số Sinh thành 3 – 8 là bạn bè. Tọa Chấn hướng Đoài:7 – 5 = 2 tức Thành môn ở Khôn. Tọa Cấn hướng Khôn: 2 + 5 =7 tức Thành môn ở Đoài.
Số Sinh thành 2 – 7 là Đồng đạo.
Tọa Tốn hướng Càn: 6 – 5 = 1 tức Thành môn ở Khảm. Tọa Ly hướng Khảm: 1 + 5 = 6 tức Thành môn ở Càn.
Số Sinh thành 1 – 6 là Đồng tông. Cho nên sách nói: "Thành môn tức hai quái ở hai bên hướng"; trên đây là Thành môn chính, thì bên kia là Thành môn phụ. Ví như hướng Ly: thì Tốn chính, Khôn phụ.
Hướng Càn: Khảm chính, Đoài phụ, v,v... Tính chi tiết một quái quản 3 sơn. Ví như: hướng Ly gồm "Bính Ngọ Đinh"; hướng Tốn thì có "Thìn Tốn Ti", vv...
Căn cứ theo: - Thiên nguyên hướng dùng Thành môn Thiên nguyên. - Nhân nguyên hướng dùng Thành môn Nhân nguyên. - Địa nguyên hướng dùng Thành môn Địa nguyên.
Định huyệt lập hướng phải lấy Thành môn làm trọng, cho nên bảo Thành môn là chỗ then chốt để tiếp khí vào trong huyệt. Nếu sao của Huyền Không Sinh Vượng bày bố tới Thành môn là Cát, chỗ của nó Vượng có thể tiêu trừ được sao Suy khí, thì có thể chuyển hóa thành phước. Nếu Thành môn khi xoay tới sao Suy Tử, thì không tránh được tai họa.
Ví dụ: Cung "Khảm sơn Ly hướng".
Tý sơn Ngo hướng. Thì Tốn là Thành môn chính, Khốn làm Thành môn phụ. Vì Tý Ngọ Thiên nguyên; nên lấy Tốn Khổn là Thiên nguyên làm Thành môn.
Như lập Nhâm sơn Bính hướng: Nhâm Bính là Địa nguyên thì lấy Thìn Mùi là Địa nguyên làm Thành môn.
* Như lập Quý sơn Đinh hướng: Quý Đinh là Nhân nguyên, nên lấy Tự Thân là Dương Nhân nguyên làm Thành môn.
Các cung còn lại ra. Chỉ có một bí quyết Thành môn.
* Phàm Ai tinh, Lệnh tinh khi "Thướng sơn Hà thủy" đều là sao nhập Trung cung đi thuận.
* Còn những Lệnh tinh "Vượng sơn Vượng hướng" đều là sao nhập Trung cung đi nghịch.
Cho nên Thành môn khi gặp sao nhập Trung cung phi nghịch tức có Vượng tinh bày bố tới. Như gặp Thành môn hợp cách cũng được phát đạt trong một hai vận.
Đứng về phương diện Dương trạch mà nói, Thành môn là chỉ ngã tư đường, cửa ra vào bến cảng, nơi người ta ra vào nhiều, như của làng của xóm, vv...
Về Âm phần là Thủy khẩu, chỗ dòng sông giao nhau, điểm ao hồ có nước chứa tụ.
Có một trong các điều kiện trên, dùng Huyền Không Ai tinh bày bố vào Vận bàn; nếu gặp vị trí nào có thể biến làm sao bay nghịch của vận tinh, thì chỗ đó có thể dùng Bí quyết Thành môn; nhưng cần hợp "Thiên Nhân Địa nguyên long".
Ví dụ như hình Giáp sơn Canh hướng vận 6 & Vượng sơn Vượng hướng
Nhận xét Tinh bàn này, được Vượng sơn Vượng hướng toàn bàn là số Hợp Thập; đó là Tinh bàn rất tốt.
Về Thành Môn:
Ta biết hướng cung Đoài, thì Thành môn ở hai bên là Khốn và Càn; mà "Giáp sơn Canh hướng" Địa Nguyên long.
* Thành môn chính ở Khôn, Vận bàn có số 3 là Chấn; Chấn có (Giáp Mão Ất) lấy Giáp là Địa nguyên làm Thành môn.
* Thành môn phụ ở Càn, Vận bàn có 7 tức là Đoài; Đoài có (Canh Dậu Tân) lấy Canh Địa nguyên long làm Thành Môn.
- Đem số Vận bàn 3 tại Khôn nhập Trung cung, vì Giáp Dương nên phi thuận thì 9 tới Khôn.
- Đem số Vận bàn 7 tại Càn nhập Trung cung, vì Canh Dương nên phi thuận thì 8 tới Càn.
Như vậy: số 8 và 9 ở Khôn Càn này, không phải là số 6 Đương lệnh, cho nên không thể làm Thành môn.
Ví dụ 2: Tốn sơn Căn hướng.
Ví như bốn bề có núi bao quanh chỉ phương Tý có chỗ trống khuyết, Thủy khẩu cũng ở Tý. Đất này có thể dùng Bí quyết Thành môn.
* Như vận 1: Sao 6 Càn của Vân bàn đến Khảm thuộc Dương; nên vận này không dùng được Thành môn chính. Lấy 3 Chấn (Mão) Âm ở Đoài nhập Trung cung; thì 1 đến Đoài là Dậu Vượng tinh đáo Thành môn phụ.
* Vận 2: Sao 7 Đoài (Dậu) Vận bàn đến Khảm thuộc Âm; lấy 7 nhập Trung cung bay nghịch thì 2 tới Tý, là Vượng Tinh đáo Thành môn chính dùng tốt.
* Vận 3: Sao 8 Cấn bay tới Khảm, 8 Cấn thuộc Dương; nên vận này không được dùng Thành môn chính.
* Vận 4: Sao 9 Ly đến Khảm, 9 là Ngọ Âm; nhập trung cung bay nghịch thì 4 đến cung Khảm; là Vượng tinh đáo Thành môn chính dùng rất tốt.
Vận 6: Sao 2 Khôn đến Khảm, 2 Khôn là Dương nên dùng Thành môn chính Tý.
* Vận 7: Sao 3 Chấn (Mão) đến Khảm; lấy 3 nhập Trung cung thì 7 đến Khảm, là Vượng tinh đến Thành môn chính dùng tốt.
(Các Hướng Vận khác cũng cùng một nguyên tắc như vậy). Khi sử dụng Bí quyết thành môn cần lưu ý:
1. Chung quanh cao nước chỉ chảy ra một nơi, mà chỗ chảy ra hợp Ai tinh của Bí quyết Thành môn thì dùng được. Như nhiều chỗ trống khuyết, nước chảy đi nhiều hướng là đất bại tuyệt không dùng được.
2. Thành môn chỉ hạn chế trong thời gian một vận là 20 năm, nếu qua vận khác, không có thay đổi gì được là bại.
Vào thời gian này nếu gặp Vượng sơn Vượng hướng, thì có thể tu tạo phần mộ, thay đổi bia mộ, để khởi lên vận khác đón tiếp vượng khí mới. Còn Dương trạch thì nên sửa chữa cửa ngõ, một vài công trình phụ để đổi vận cho tốt.
3. Được Bí quyết thành môn trợ giúp, so với Vượng sơn Vượng hướng phát đạt lớn lao và nhanh chóng hơn, nhưng lại không bền lâu, hết vận thì suy ngay.
4. Ngoài ra còn phép "Ám Thành môn" Thiên bản và Địa bàn hợp thành số Sinh thành thì cũng tốt. Ví như;
Nhất đáo cung Càn, Nhị đến cung Đoài, Bát đến Chấn, Tốn đến Cửu, và ngược lại, vv...
Thành môn là cửa ngỏ vào khu đất hay khu nhà. Nhà tuy hướng xấu nhưng nếu thành môn có vượng khí thì vẫn tốt đẹp một thời.
Khi hai bên của đầu hướng có thuỷ(ao hồ…) hoặc cổng, ngõ vào thì gọi nhà đó có thành môn.
_ Thành môn chính : ở một hướng mà kết hợp với hướng chính(liền bên) thành một cặp số của hà đồ ( số tiên thiên: 1-6; 2-7; 3-8; 4-9) thì gọi là thành môn chính.
_ Thành môn phụ : Ở một hướng mà khi kết hợp với hướng chính(liền bên) không thuộc các cặp số hà đồ thì gọi là thành môn phụ
Thí dụ : Hướng chính là Bắc có số cửu tinh là 1. Hai hướng bên cạnh: đông bắc và tây bắc là thành môn. Trong đó tây bắc có số cửu tinh là 6 nên là thành môn chính, đông bắc có số cửu tinh là 8 nên là thành môn phụ.
_ Thành môn ngầm:
• Khi an vận bàn mà vận tinh 5 đến 1 trong hai hướng bên cạnh mà ở đó có ao hồ hay ngõ vào thì nơi đó có thành môn ngầm (thí dụ: nhà toạ mão hướng dậu, vận 8 khi an vận bàn thì 5 đến tây nam. Nếu nơi đây có thuỷ hoặc ngõ vào thì tây nam có thành môn)
• Khi các sơn hay hướng tinh tới 2 phía bên cạnh đầu hướng, mà chúng lại kết hợp với địa bàn(số cửu tinh tại cung hướng đó , như hướng bắc là 1, hướng nam là 9,…) tại nơi đó thành các số Tiên thiên. Nếu khu vực đó có cổng, ngã ba, ao, hồ( khi là hướng tinh), núi cao, cây cao(khi là sơn tinh)… thì cũng được xem như có Thành môn.
* Khi Hướng tinh ở 1 trong hai bên kết hợp với hướng tinh ở đầu hướng thành 1 cặp số tiên thiên (1-6; 2-7; 3-8; 4-9) mà ở đó lại có thủy hay cổng, ngõ thì xem như có thành môn
Thí dụ: nhà tọa CANH, hướng GIÁP (75 độ), nhập trạch trong vận 8. Nếu an Vận bàn thì vận tinh số 6 tới hướng. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì lấy số 6 nhập trung cung xoay nghịch (vì hướng GIÁP tương ứng với sơn TUẤT của số 6, là sơn âm nên xoay nghịch – xin xem lại bài PHƯƠNG PHÁP LẬP TINH BÀN) thì số 3 đến ĐÔNG BẮC. Vì ĐÔNG BẮC nằm bên cạnh khu vực đầu hướng của căn nhà, mà số cửu tinh của đông bắc là số 8, nên khi gặp hướng tinh số 3 tới sẽ tạo thành cặp số Tiên thiên 3-8. Nếu nơi này có ao hố hay cổng, ngõ vào nhà thì được xem là có Thành môn.
Thành môn là then chốt cho sự thịnh suy của ngôi nhà. Tuy hướng không vượng nhưng được thành môn có vượng khí thì vẫn tốt đẹp hay nhà đã được vượng khí mà lại được thành môn thì đã vượng lại càng vượng thêm. Tuy nhiên không phải cứ hai bên đầu hướng có thuỷ, cổng hay ngõ vào là đã tốt mà phải coi có đắc thành môn hay không.
Cách tìm thành môn
• Xét cung hướng chính thuộc tam nguyên long nào? Cung hướng của thành môn phải cùng tam nguyên long với đầu hướng
• Đưa vận tinh tại hướng đó cho bay thuận hay nghịch tuỳ theo tính chất âm dương của tam nguyên long đó.
• Xem vượng tinh có tới hướng đó hay không? Nếu có vượng tinh tới hướng thì có thể mở cổng, cửa ngõ vào khu đất hay để nước ( phải là nước lớn như ao, hồ,…)Cho dù hướng tinh ở đó là suy, tử thì vẫn có thể dùng không ngại
Trong 3 loại thành môn trên thì thành môn chính là có tác dụng mạnh nhất thứ đến là thành môn phụ. Thành môn ngầm tuy lực yếu hơn nhưng lại không phụ thuộc vào một sơn như 2 thành môn kia mà bao trùm hết 3 sơn trong hướng đó
Tóm lại
Tìm thành môn là tìm cách mở cổng, ngõ hay nơi có thuỷ bên ngoài nhà
Cách tính Thành Môn đơn giản chỉ là:
1/ Hướng có Thành Môn phải cùng 1 Thiên, Địa hoặc Nhân nguyên long với toạ, hướng của căn nhà (hoặc ngôi mộ).
2/ Hướng của vận tinh tới Thành Môn là sơn âm, xoay nghịch thì Thành Môn sẽ đắc vượng khí và dùng được. Nếu là sơn dương, xoay thuận thì chỉ gặp toàn khí suy, tử tới Thành môn nên không thể dùng. 3/Nếu khí Thành môn vượng thì dù hướng tinh ở nơi đó có là suy , tử cũng nên đặt nước. Tuy nhiên, nếu đã đặt thì nước phải lớn mới có tác dụng. Hay nơi khí thành môn vượng mà có ngã ba, ngã tư thì rất tốt.
4/ Nếu khí thành môn đến cung không đồng ngyuên với hướng thì chỉ tốt trong vận đó mà thôi
“Thành môn quyết”
Phép mở cửa dùng “thành môn quyết” Đối với những nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh có hướng bị kiêm hướng, hướng không có vượng khí tới hướng hoặc có vượng khí tới hướng nhưng muốn mở thêm cửa phụ tại những cung có hướng tinh là sinh, tiến khí thì ta cần dùng “thành môn quyết” còn gọi là “bí quyết thành môn” để mở cửa.Điều cần lưu ý là khi dùng “ thành môn quyết”để mở cửa phụ là vấn đề hoà hợp âm dương. Thí dụ: cửa chính tại sơn dương thì cửa phụ tại sơn âm và ngược lại. Có như thế thì mới được lâu dài, bằng không thí chỉ được lúc đầu mà thôi.
Ngoài ra còn một số trường hợp sau:
1)_ Nhà bị kiêm hướng hoặc hướng không có vượng khí. Thí dụ: nhà GIÁP hướng CANH vận 8. Khi an hướng bàn thì tử khí tam bích(3) tới hướng. Nếu mở cửa tại CANH thì gặp tử khí. Nay dùng bí quyết thành môn xét cung DẬU: Vận tinh 1 nhập trung cung, DẬU là thiên nguyên, thiên nguyên của 1 là TÝ, TÝ tính chất là âm nên 1 đi nghịch, vượng khí 8 tới DẬU. Vậy nếu mở cửa tại dậu thì sẽ có vượng khí tới cửa. Điều này sẽ làm vượng những nhà có hướng không vượng hoặc bị kiêm hướng. Cần lưu ý cửa chỉ để trọn trong cung đó mà thôi, không nên cho lấn qua cung khác vì lúc đó âm dương lẫn lộn mà mất đi cái tốt đẹp.
2)_ Nhà qua vận sau không còn vượng khí. Thí dụ: Nhà TUẤT hướng THÌN vận 7 có cửa tại TUẤT được vượng sơn vượng hướng, nay qua vận 8 thì 7 trở thành thoái khi. Nếu có đổi vận thì cũng không tốt đẹp vì tinh bàn vận 8 tử khí 6 tới hướng. Nay không dùng cửa tại THÌN nữa mà mở cửa khác tại TỐN (hoặc TỴ), dùng bí quyết thành môn với vận bàn 8 nhập trung cung, vận tinh tại TỐN là 7, TỐN là thiên nguyên, thiên nguyên của 7 là ĐOÀI, ĐOÀI âm nên 7 đi nghịch, vượng khí 8 tới TỐN
3)- Nhà có hướng tinh là sinh vượng khí nhưng mở cửa không đúng cách thì cũng không nhận được vượng khí vào nhà mà làm ăn suy bại. Thí dụ: nhà tọa Càn hướng Tốn. Thay vì mở cửa ở Tốn hay Tị, nay lại mở ở Thìn. Xét cung Đông Nam vận 8 có vận tinh 7. Thìn là địa nguyên long, Địa nguyên long của thất xích là Canh. Canh dương nên đi thuận thì tử khí lục bạch đến cung Thìn. Vậy nhà không nhận được vượng khí.
4)- Nhà Tuy không được vượng khí đến hướng nhưng nếu mở cửa có khí thành môn thì vẫn không đến nỗi suy bại. Thí dụ nhà tọa Thìn hướng Tuất vận 8. bị Thướng sơn hà thủy, có hướng tinh 1 đến hướng. 1 tuy là tiến khí nhưng còn xa. Nếu mở cửa tại cung Càn hoặc Hợi thì vẫn tốt đẹp một thời.
5)_ Nhà đả được cửa có vượng khí nay muốn mở thêm cửa phụ tại hướng có hướng tinh là sinh hoặc tiến khí. Thí dụ: Nhà SỬU hướng MÙI vận 8. Tinh bàn có vượng tinh 8 tới hướng, sao sinh khí 9 tới hướng BẮC. Nay muốn mở cửa tại BẮC ta áp dụng bí quyết thành môn. MÙI thuộc địa nguyên long, địa nguyên long tại hướng BẮC là NHÂM. Vận tinh tại BẮC là 4, lấy 4 nhập trung cung bay nghịch (địa nguyên long của 4 là THÌN, tính chất của THÌN là âm) vượng khí 8 tới NHÂM. Để ý ta thấy tính chất của MÙI là âm và tính chất của NHÂM là dương.
Để tìm cung có vượng khí trong nhà hầu đặt bếp hoặc đặt thủy kích tài, Ta cũng cần dùng “bí quyết thành môn”.
Trong vận 8 này các cung có vượng khí theo “thành môn quyết” là:
– Hướng Nam: Ngọ, Đinh
– Hướng Tây Nam: Mùi
– Hướng Tây: Dậu, Tân
– Hướng Tây Bắc: Càn, Hợi
– Hướng Bắc: Nhâm
– Hướng Đông Bắc: Sửu
– Hướng Đông: Giáp
– Hướng Đông Nam: Tốn, Tị
Thí dụ: Nhà Nhâm hướng Bính vận 8. Cung Đông Bắc có (1-6), nay muốn đặt nước kích tài thì cung đặt nước có tác dụng mạnh nhất là trong cung Sửu. Hướng Bắc có cặp (8-8), nay muốn đặt bếp thì vị trí tốt nhất là cung Nhâm. Đối với các vật khí khác cũng vậy…
Sư Tầm : Lê Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/