Đạo Học
23/07/2020 - 9:20 AMLê Công 1045 Lượt xem

Thái Thượng Lão Quân

Thái Thượng Lão Quân hay Thái Thượng Tổ Sư, Đạo Đức Thiên Tôn là một trong Tam Thanh theo tín ngưỡng Đạo giáo và một trong Tam Vị Thánh Tổ của giới Huyền Thuật Việt Nam. Thần thoại tương truyền Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất, chính là nguyên khí thời hỗn mang ngưng kết mà thành, chỉ sau Nguyên Thuỷ Thiên Vương mà thôi. Thái Thượng Lão Quân giáng sinh vào đời Chu chính là Lão Tử, viết Đạo Đức Kinh, được Đạo giáo tôn là Giáo chủ, Đạo tổ.

Thái Thượng Lão Quân

 

Thái Thượng Lão Quân

 

Thái Thượng Lão Quân ở tại cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ 33. Trong cung Đâu Suất có lò Bát quái là nơi luyện các loại tiên đơn thánh thuỷ để trường sinh bất tử.

Trong Tam Thanh, thì Thái Thượng Lão Quân ở ngôi vị Thái Thanh, có các tôn hiệu:

• Đạo Đức Thiên Tôn (Đây là tôn hiệu chính thức trong Tam Thanh)

• Hỗn Nguyên Lão Quân

• Thái Thanh Đại đế

• Hàng Sinh Thiên Tôn

• Thái Thanh Cao Thánh Hư Vô Chí Tôn Thái Thượng Ngọc Thần Nguyên Hoàng Đại Đạo Quân

Cõi của Thái Thượng Lão Quân ngự gọi là Thanh Cảnh.

Sự tích của Thái Thượng Tổ Sư phải nói đến là lúc ngài chuyển thế xuống trần gian giáng sanh thành Lão Tử, cũng là tác giả của cuốn Đạo Đức Kinh nổi tiếng thế giới. Tục truyền rằng ngài chuyển thế đầu thai vào Huyền Diệu Ngọc Nữ, bà mang thai suốt 81 năm, vào giờ Mão ngày rằm tháng hai Ngài đã từ hông của bà sanh ra ở nước Sở. Vì mang thai quá lâu, nên lúc sanh Ngài ra thì đầu tóc đã bạc phơ, nên có tên là “Lão Tử” (đứa trẻ đầu bạc) nhưng tên thật ở thế đó của ngày là họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, hiệu là Lão Đam. Thái Thượng Lão Quân đã viết mười hai bộ kinh điển, nổi tiếng hơn cả là “Tây Thăng Kinh”, “Hóa Hồ Kinh”, “Đạo Đức Kinh” v.v…mà trong đó, quyển “Đạo Đức Kinh” được xem là quí giá nhất, đã xuất bản in ấn hàng triệu quyển trên thế giới hiện nay. “Đạo Đức Kinh” có 81 chương, chia thành hai quyển thượng, hạ. Trong kinh này, Lão Tử có đề cập đến khai niệm Đạo, và coi đó là cái gốc của vạn vật, vũ trụ. Thực ra chúng ta hay thường nói là đạo, nhưng thực tế không ai biết đạo là gì cả, cho dù bản thân Lão Tử cũng không biết bản chất của đạo, không có từ ngữ nào có thể diễn tả được, nên tạm đặt tên là đạo mà thôi. Thực ra việc đề cập đến bản chất của Đạo trong Đạo Đức Kinh không nhiều, vì nó chủ yếu tập trung vào vấn đề là làm sao để xóa bỏ những tranh chấp trong xã hội, làm thế nào để cuộc sống con người được an ổn hạnh phúc.

Thực ra thuyết về Đạo của Lão Tử cũng khá giống với thuyết số phận của Hoàng Cơ, chỉ khác ở chỗ Lão Tử có viết rằng Đạo là khởi nguyên của vạn vật, là nguồn cuội. Còn Phương Lan Thánh Tổ giải thích rằng Số Phận là nằm trên tất cả, Số Phận điều khiển ta nghĩ gì, làm gì, nói gì; Số Phận sắp đặt Tất Đạt Đa thành Phật, Số Phận dẫn lối cho thành Tiên thành Phật hay thành Quỷ Tà. Theo như ý hiểu của ad Tiêu, thì tạm hiểu như số phận là một dạng quy tắc để vận hành vũ trụ vậy, coi vũ trụ như một hệ thống máy tính, thì Số Phận như là hệ điều hành, vạn vật như phần mềm. Nhưng cách lý giải này cũng chưa hẳn có thể coi là đúng. Nhưng có một điều rằng, con người Đạo càng cao thì trói buộc càng nhiều, có lần ad Tiêu đốn ngộ ra đạo Hư Vô, nhưng chỉ ngộ đến da lông thì có cảm giác như có gông xiềng đang trói lấy bản thân mình vậy, to lớn, hùng vĩ, cao ngạo. Phải chăng đó là gông xiềng số phận mà con người nhắc tới?

Quay lại với Đạo Đức Kinh, chương đầu tiên có viết:

Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh.

Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu.

Cố thường vô dục dĩ quan kì diệu, thường hữu dục dĩ quan kì kiếu.

Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.

Dịch một cách đơn giản là Đạo không có tên, cho nên dùng danh từ nào cũng bất xứng như nhau, kể từ ngay cả chữ Đạo. Đạo chính là Tuyệt đối, là Bản thể thường hằng cửu vũ trụ. Vì Tuyệt đối, nên Đạo khó bàn cãi, khó xưng danh. Đạo chính là nguồn gốc sinh xuất vũ trụ quần sinh. Đạo có thể ở vào một trong hai trạng thái: tĩnh và động. Tĩnh là trạng thái chưa hiển dương. Động là trạng thái đã hiển dương. Chưa hiển dương thời minh linh, ảo diệu, không biết đâu là bến bờ. Đã hiển dương, thời mới thấy công trình vân vi, giới hạn. Nhưng hiển dương hay không hiển dương, vẫn chỉ là một đạo thể siêu vi. Danh hiệu tuy khác nhau nhưng tựu trung vẫn là một thực thể. Đạo thể siêu vi ấy là cửa thiêng sinh xuất ra mọi điều huyền vi ảo diệu.

Thực ra nếu ai ngộ được hết bản chất của chương đầu này, có thể ngang với 10-20 năm khổ tu rồi. Còn có một chương khác đề cập đến Vô Vi:

Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí, bất khả vi dã. Vi giả bại chi, chấp giả thất chi. Cố vật hoặc hành, hoặc tùy, hoặc hư, hoặc xuy, hoặc cường, hoặc luy, hoặc tỏa, hoặc huy. Thị dĩ thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái.

Ý nói ở đây là vạn sự vạn vật đều có tính chất và ý nghĩa riêng của nó, không nên vì có ý nghĩ muốn đem vạn vật, thiên hạ làm theo ý mình vì mọi sự đều có quy tắc vận hành của nó. Dù là Thần Thánh cũng có nguyên tắc riêng, nên là con người cũng không nên gượng ép theo ý bản thân. Câu cứng quá thì gãy cũng từ đó mà ra. Thực ra hiện nay mọi người, mọi tổ chức đạo giáo, chính trị, xã hội đều mong muốn nhào nặn con người theo ý mình thì điều đó là không thể nào. Cho dù là Phật Tổ giáng thế cũng không thể độ hoá hết chúng sanh thành Phật được, dù Phật hay Tiên cũng chỉ là người chỉ đường, còn việc thành hay bại đều do tự thân hết, Phật hay Tiên cũng không tặng cho chúng ta đạo được đâu. Bởi vậy nên dù có trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, ngăn được bản thân luôn là điều thiện. Dù là Thần Tiên cũng đều có ý niệm xấu, con người cũng vậy, Thiện và Ác cũng như Âm và Dương, luôn song hành với nhau, bởi vậy nên việc ngăn được cái niệm trước khi hành động là việc đáng quý, là đạo của Thánh Nhân vậy. Thuyết Vô Vi của Lão Tử cũng khá giống với Trung Dung của Nho gia, chỉ là một cái tách rời với thực tế, một cái lại ở trong tục thế mà thôi.

Quay lại với việc bàn về Thái Thượng Tổ Sư, người tu đạo trong giới Huyền Thuật tôn thờ Thái Thượng như một vị tổ để luyện bùa cũng như để bảo hộ trong quá trình thành bùa thành phép. Dưới đây là một phép gọi thiên binh thiên tướng của Thái Thượng Tổ Sư về bảo vệ khi đang luyện phép, tránh bị tà ma đánh lén hay các cô cậu bay nganh qua thử phép:

Lấy 4 hòn đá hay sỏi nhỏ để vào tay, tay phải bắt ấn kiết tường chỉ vào mà đọc câu chú sau rồi thảy 4 hướng đông tây nam bắc:

Nam mô Thái Thượng tiên ông, cung thỉnh Thái Thượng Tổ Sư trợ đệ tử định thân tâm, cấp tốc trừ chư vị hung thần viễn khứ.

Sau khi luyện xong thì vái 4 hướng mỗi hướng nói TỐNG THẦN 3 lần để trả binh về cho Thái Thượng Lão Quân.

Chúc bạn đọc vui vẻ.

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/