1/. Ngôi nhà hình Mộc
Đó là ngôi nhà cao tầng, chủ dễ bị ly tán phá tài, Những ngôi nhà cao tầng lại có tháp nhọn, hung sát càng lớn.
Nhà hình Mộc thường sinh văn nhân, nhưng không vượng tài, chủ tính hay cao ngạo.
Vì nhà không có tọa sơn, do đó tiền của không giữ được, sức khỏe suy giảm, khó lên chức.
Nhà kỵ cô phong (chủ ngôi nhà cao ở trong khu nhà thấp), không thể tụ khí. Nhà chỉ nên xây 3 tầng hoặc 5 tầng, trước có sân trước. Nếu ở mặt phố, khi xây cũng chỉ nên xây 5 tầng.
2/. Ngôi nhà hình Thủy
Mặt tiền và nóc nhà có dạng hình lượn sóng. Người ở nhà hình Thủy vượng tài. Cột nhà không nên xây tròn, vì e không thọ. Hình dáng tròn trong xây dựng thường áp dụng xây nhà thờ.
Nếu xây nhà hình Thủy quá cao (cao hơn 5 tầng), đại hung. Chỉ nên xây 3 tầng là đẹp nhất.
3/. Ngôi nhà hình Thổ
Ngôi nhà hình Thổ mặt tiền rộng, không sâu. Nhà loại này tích tụ được tiền của, nhưng công danh khó đạt.
Nhà nông thôn thường xây kiểu nhà này.
4/. Ngôi nhà hình Hỏa
Nhà có hình tam giác, ngũ giác hoặc đa giác. Người ở bị nạn hồi lộc, tai họa bất ngờ, bệnh tật. Tính tình người ở nhà loại này rất kém, hay xảy ra xung đột.
Ngôi nhà hình Hỏa là ngôi nhà hung. Cần tránh xa. Cửa sổ nhìn thấy ngôi nhà hình Hỏa cũng bị hung sát.
5/. Ngôi nhà hung trảm (hung sát)
Bề ngoài ngôi nhà trông giống hình bán cung tròn, nhưng các phòng trong nhà có hình tam giác hoặc hình thang lệch, gây ra hung sát đối với người ở. Người ở ngôi nhà hung trảm này tâm trạng không yên, hao tổn tiền tài sức khỏe.
Không thể hóa giải.
6/. Ngôi nhà tiết khí (lậu khí)
Nhà xây trên sườn đồi, địa thế sau nhà cao, trước nhà thấp tạo ra ngôi nhà không tụ khí. Khí bị tỏa ra ngoài vì thế đất. Người ở tiền tài tẩu tán. Nên tạo mặt bằng lớn trước khi xây nhà.
7/. Nhà hướng Tây
Nhà hướng Tây bị ánh sáng Mặt trời buổi chiều chiếu thẳng vào nhà thiêu đốt nên rất nóng nảy, sức khỏe suy giảm, làm ăn khó khăn chật vật.
Sân trước rộng nên trồng cây to bóng mát khắc phục hoặc bắc giàn cây leo trước cửa.
8/. Nhà áp thương (nhà mũi thuyền)
Phần ban công xây thành phòng ở, nhô ra như mũi thuyền. Phần tầng một thụt lại, tạo thành hình dạng đầu nặng chân nhẹ. Người ở nhà loại này, con cái không thành đạt, suốt đời dựa vào cha mẹ.
Nên dỡ bỏ phần nhô ra. Ngôi nhà loại này chỉ cần cơn động đất nhẹ là đổ.
9/. Nhà thoái tài
Trước cao, sau thấp dần, người ở tài vận ngày càng suy, quan vận ngày càng suy.
Nên xây ngôi nhà trước thấp sau cao, ý “mỗi ngày càng cao".
10/. Nhà lộn ngược
Nhà lộn ngược chỉ ngôi nhà như củ hành lộn ngược hoặc giống như cái đe.
Người ở ngôi nhà này sự nghiệp không bền, kinh doanh dễ đổ vỡ.
Nên cải tạo thành tầng 1 nới rộng ít nhất bằng tầng 2, 3 hoặc do bỏ xây lại tầng nhô ra.
11/. Nhà phân thủy
Nóc nhà có hai mái, nước mưa chảy về hai bên đầu hồi Người ở nhà này con cháu ly tán, bố mẹ bất hòa, vợ chồng chia ly.
Nên sửa thành mái bằng dòng nước chảy theo máng.
12/. Nhà cột La Mã
Nhiều nhà thiết kế sử dụng cột La Mã khi thiết kế nhà ở, tạo ra hung sát. Người ở nhà kiểu này dễ bị tai nạn giao thông, bị bệnh khớp, tê liệt, phải chống gậy hoặc ngồi xe lăn.
Nên cải tạo thành nhà có ban công, cửa mở rộng và che cột La Mã.
13/. Nhà mặt nghiêng
Mặt tiền ngôi nhà nghiêng, trông như người ngửa mặt lên trời. Người ở nhà này trí năng suy giảm, bị người áp chế, hao tổn tiền bạc, con cháu ham chơi.
Nên cải tạo thành nhà bình thường. Nhà này chỉ thích hợp lắp pin mặt trời.
14/. Nhà quan tài
Mái nhà trông như chiếc nắp quan tài. Người ở nhà này sinh bệnh tật nguy hiểm, đoản thọ.
Nên cải tạo mái cong thành mái bằng.
15/. Nhà cánh nghiêng
Ở Indonesia thường thấy kiểu nhà này. Nhà cánh nghiêng trông như con chim xòe cánh.
Người ở nhà này, người nhà ly tán không về.
Đây là kiểu nhà thờ châu Âu, không nên ở. Cần cải tạo phần mái nhà hoặc dỡ bỏ hai gian đầu hồi.
16/. Nhà phi thiên
Nóc nhà thiết kế trông như nhà sắp bay lên trời. Người ở nhà này, con cháu ly tán không về.
Nên cải tạo thành nóc bằng phẳng.
17/. Nhà bia mộ
Mặt tiền thiết kế có hình dáng bia mộ, tạo hung sát.
Người sống trong nhà này, sinh lắm chuyện buồn lo, tiến tài hao tốn, bệnh nan y sinh.
Chỉ cần cải tạo phần mặt tiền là được.
18/. Nhà mái dài
Mái trước quá dài, mái sau ngắn. Sống trong nhà này con cháu trở nên đần độn.
Cần sửa lại mái trước sau cân đối là được. Nhà mái sau dài hơn mái trước cát lợi. Dù là nhà cấp 4 cũng nên xây cao ráo, tránh bị cảm giác trần áp nền.
19/. Nhà một tai
Bên trái nhà chính xây thêm một nhà phụ hoặc gian phụ tạo thành “nhà một tai”.
Nhà một tai, tổn trẻ em, thường sinh ra sự kiện như tự vẫn, phá tài, bệnh nan y, đau lưng, đau chân.
Dỡ bỏ nhà phụ thì tốt nhất.
20/. Nhà hai tai
Hai bên nhà xây thêm hai ngôi nhà nhỏ, gọi là “nhà hai tai”. Người nhà tranh chấp, thậm chí xảy ra xung đột nguy hiểm. Người nhà dễ sinh bệnh ung thư.
Cần dỡ bỏ “hai tai".
21/. Nhà lồng chim
Các hộ gia đình mở cửa chính đều nhìn ra sân chung nên gọi là “nhà lồng chim”.
Ưu điểm của nhà này là “Thủ vọng tương trợ” (đối diện cổng giúp nhau), đoàn kết. Khuyết điểm là người ở bảo thủ, cố chấp.
Nhà này thích hợp với người già, trẻ sống ở đây không tốt.
22/. Nhà chữ Hồi
Nhà chữ hồi giống như nhà lồng chim, chỉ khác là cửa chính của các hộ mở ra ngoài. Ưu điểm của nhà này là đi lại thuận tiện, song không có sơn vững chắc, sức khỏe suy giảm.
23/. Nhà chữ Vong
Nhà giống hình chữ Vong (chết). Cửa mở ở đuôi chữ vong. Tuy có minh đường, song lại ở bên trong.
Người ở nhà này dễ bị tai nạn bất ngờ dẫn đến tử vong.
Cải tạo lại dáng nhà.
24/. Nhà chữ Xuyên
Ba ngôi nhà song song tạo thành chữ xuyên. Nữ dễ bị đẻ non, sảy thai, sức khỏe yếu, tình cảm cô đơn.
Không thể hóa giải được.
25/. Nhà ê ke (chữ L)
Nhà ê ke, lệch về bên phải hay trái đều hung, người nhà đau tay chân, con cháu ly tán. Nhà chữ L nhìn qua có vẻ hợp lý, song thuộc loại nhà “dị dạng”, vợ chồng bất hòa, anh em chia rẽ.
Nên dỡ bỏ phần thừa.
26/. Nhà chữ L hậu
Sau nhà chính có xây thêm một ngôi nhà hình chữ L. Người ở, ngoài tổn hao tiền của và sức khỏe ngoài ra còn bị người khác đối kháng, gây sự hay phản bội.
Cải tạo lại nhà chữ L.
27/. Nhà chìa khóa
Vốn là nhà chữ L cấy thêm nhà tạo thành nhà chữ U lệch gọi là “nhà chìa khóa".
Người ở mắc bệnh đường ruột, con cháu bất hiếu.
Nên dỡ bỏ phần chữ U hoặc thiết kế lại toàn bộ ngôi nhà.
28/. Nhà chắp cánh
Trước sau ngôi nhà chính xây thêm một, hai gian nhà phụ, gọi là “nhà chắp cánh”. Người ở dễ bị bệnh truyền nhiễm, hao tổn tài sản, bị kiện cáo, cướp giật. Dễ bị bệnh phong, ung thư.
Nên dỡ bỏ phần cơi nới nhà phụ.
29/. Nhà vai lạnh
Nhà mái nhọn như nóc nhà thờ gọi là “nhà vai lạnh”, nhà kiểu này không tụ khí, tiền tài không tụ.
Cần thay đổi lại mái nhà.
30/. Nhà chữ Đinh (J)
Từ trên nhìn xuống, ngôi 38 nhà có hình chữ đinh hoặc chữ T.
Chủ nhà cô độc, yếu đuối, trong nhà có người không lập gia đình hoặc chết vợ chết chồng.
Cải tạo thành nhà vuông vức.
31/. Nhà đuôi dài
Mái nhà trước ngắn, sau dài. Mái trước đại biểu cha mẹ, mái sau đại biểu con cái. Con cái bất hiếu, cha mẹ luôn bị phiền nhiễu.
Cải tạo mái nhà sao cho cân đối giữa hai mái.
32/. Nhà Chu tước
Trước nhà xây thêm một nhà nhỏ gọi là nhà Chu tước, xây thêm nhà nhỏ phía sau gọi là nhà Huyền vũ, còn gọi là “nhà bặc đinh”. Người ở nhà này, phá tài, đẻ khó, điếc, cuồng, bị cướp.
Cần dỡ bỏ nhà nhỏ.
Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/