Thái Dương đóng ở các cung ban ngày (từ Dần đến Ngọ) thì rất hợp vị, có môi trường để phát huy ánh sáng. Đóng ở cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì u tối, cần có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài mới sáng.
Riêng tại hai cung Sửu, Mùi cần có Tuần Triệt hay Hóa Kỵ mới thêm rực rỡ (ở Sửu tốt hơn ở Mùi). Nhật chính vị ở các cung Dương, phù hợp với các tuổi Dương. Nhật càng phù trợ mạnh hơn cho những người sinh ban ngày, thích hợp cho những người mệnh Hỏa, mệnh Thổ và mệnh Mộc, hợp với trai hơn gái.
1. Ý nghĩa bệnh lý:
a. Thái Dương đắc địa trở lên:
Chỉ riêng bộ thần kinh bị ảnh hưởng vì ánh sáng mạnh của sao gây căng thẳng tinh thần, biểu lộ qua các trạng thái:
– sự ưu tư, lo âu quá mức
– tính nhạy cảm quá mức
– sự mất ngủ và các hậu quả
– sự tăng áp huyết vì thần kinh
Đi với các sao Hỏa (Hỏa, Linh) hay đóng ở cung hỏa vượng (Thìn, Ngọ), có thể bị loạn thần kinh đi đến loạn trí. Những bệnh trạng này cũng xảy ra nếu Nhật hãm địa bị Tuần Triệt án ngữ.
b. Thái Dương hãm địa:
Không bị sát tinh xâm phạm, Thái Dương hãm địa chỉ trí tuệ kém linh mẫn, mắt kém. Nếu bị sát tinh, bệnh trạng sẽ nặng hơn.
– Nhật Kình (Đà) Kỵ: đau mắt, tật mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị) có thể mù, kém thông minh.
– Nếu có thêm Hình, Kiếp Sát: có thể bị mổ mắt
2. Ý nghĩa tướng mạo:
a. Thái Dương đắc, vượng và miếu địa:
– Người này “thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt vuông vắn đầy đặn, có vẻ uy nghi, mắt sáng, dáng điệu đường hoàng bệ vệ, đẹp nói chung.”
b. Thái Dương hãm đĩa:
– Người này “thân hình nhỏ nhắn, hơi gầy, cao vừa tầm, da xanh xám, mặt choắt, có vẻ buồn tẻ, má hóp, mắt lộ, thần sắc kém.”
3. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thái Dương đắc, vượng và miếu địa:
– rất thông minh
– thẳng thắn, cương trực; phụ nữ thì đoan chính, có tác dụng chế giải tính chất lả lơi hoa nguyệt của Đào, Hồng, Riêu, Thai và có giá trị như Tử, Phủ, Quang, Quý, Hình. Nếu được thêm các sao này hỗ trợ, mức độ ngay thẳng càng nhiều: đó là đàn bà đức hạnh, trung trinh, khí tiết, hiền lương.
– hơi nóng nảy, háo quyền, chuyên quyền
– nhân hậu, từ thiện, hướng thượng, thích triết, đạo lý
Hai đức tính nổi trội hơn hết là sự thông minh và đoan chính.
b. Nếu Thái Dương hãm địa:
– kém thông minh
– nhân hậu, từ thiện
– ương gàn, khắc nghiệt
– không cương nghị, không bền chí, chóng chán, nhất là ở hai cung Thân và Mùi (mặt trời sắp lặn)
– riêng phái nữ thì đa sầu, đa cảm
– thích đua chen, ganh tị
4. Ý nghĩa công danh, tài lộc:
a. Nếu Thái Dương đắc địa:
Tùy theo mức độ cao thấp và tùy sự hội tụ với Thái Âm cùng các cát tinh khác, người có Thái Dương sáng sẽ có:
– uy quyền, địa vị lớn trong xã hội (quý)
– có khoa bảng cao, hay ít ra rất lịch lãm, biết nhiều
– có tài lộc vượng, giàu sang (phú)
Vì vậy, Thái Dương đóng ở cung Quan là tốt nhất. Đó là biểu tượng của quyền hành, uy tín, hậu thuẫn nhờ ở tài năng.
b. Nếu Thái Dương hãm địa:
– công danh trắc trở
– khoa bảng dở dang
– bất đắc chí
– khó kiếm tiền
– giảm thọ
Nếu Thái Dương hãm ở các cung dương (Thân, Tuất, Tý) thì không đến nỗi xấu xa, vẫn được no ấm, chỉ phải không giàu, không hiển đạt. Tuy nhiên, dù hãm địa mà Thái Dương được nhiều trung tinh hội tụ sáng sủa thì cũng được gia tăng tài, quan.
Trường hợp Thái Dương ở Sửu Mùi gặp Tuần, Triệt án ngữ thì người này có phú quý như cách Thái Dương vượng hay miếu địa. Nếu thêm Hóa Kỵ đồng cung thì càng rực rỡ hơn nữa.
5. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa:
Bệnh tật, tai họa chỉ có khi:
– -Thái Dương hãm địa
– Thái Dương bị sát tinh (Kình Đà Không Kiếp Riêu Hình Kỵ) xâm phạm dù là miếu địa.
– Ngoài ra, có thể bị tật về mắt hay chân tay hay lên máu
– mắc tai họa khủng khiếp
– yểu tử
– phải bỏ làng tha phương mới sống lâu được
Riêng phái nữ, còn chịu thêm bất hạnh về gia đạo như: muộn lập gia đình, lấy lẽ, lấy kế, cô đơn, khắc chồng hại con.
6. Ý nghĩa của thái dương và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt:
– Nhật Đào Hồng Hỷ (tam minh): hiển đạt.
– Nhật Khoa Quyền Lộc (tam hóa): rất quý hiển, vừa có khoa giáp, vừa giàu có, vừa có quyền tước
– Nhật sáng Xương Khúc: lịch duyệt, bác học.
– Nhật sáng Hóa Kỵ: làm tốt thêm.
– Nhật Cự ở Dần: giàu sang hiển vinh ba đời
– Nhật (hay Nguyệt) Tam Hóa, Tả Hữu, Hồng, Khôi: lập được kỳ công trong thời loạn
– Nhật, Tứ linh (không bị sát tinh): hiển hách trong thời bình.
b. Những bộ sao xấu:
– Nhật hãm sát tinh: trai trộm cướp, gái giang hồ, suốt đời lao khổ, bôn ba, nay đây mai đó.
– Nhật Riêu Đà Kỵ (tam ám): bất hiển công danh
– Nhật hãm gặp Tam Không: phú quý nhưng không bền
c. Thái Dương và Thái Âm:
Nhật Nguyệt bao giờ cũng liên hệ nhau mật thiết vì thường ở vị trí phối chiếu hoặc đồng cung ở Sửu Mùi. Hai sao này tượng trưng cho hai ảnh hưởng (của cha, của mẹ), hai tình thương (cha, mẹ), hai nhân vật (cha mẹ hoặc chồng vợ), hai dòng họ (nội, ngoại).
7. Ý nghĩa của thái dương ở các cung:
MỆNH
– Cung Mệnh có Nhật sáng sủa tọa thủ rất tốt nhưng còn kém hơn cung Mệnh được Nhật sáng sủa hội chiếu với Nguyệt. Nếu giáp Nhật, Nguyệt sáng cũng phú hay quý.
+ Các cách tốt của Nhật, Nguyệt:
– Nhật ở Ngọ, Tỵ, Thìn, Mão (biểu tượng của Sấm Sét): đều tốt về nhiều phương diện.
– Mệnh ở Sửu được Nhật ở Tỵ, Nguyệt ở Dậu chiếu: phú quý tột bậc, phúc thọ song toàn, phò tá nguyên thủ.
– Mệnh ở Mùi được Nhật ở Mão, Nguyệt ở Hợi chiếu: ý nghĩa như trên
– Mệnh vô chính diệu được Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: người rất thông minh, học 1 biết 10, nếu có Tuần Triệt thủ mệnh thì càng rực rỡ hơn nữa.
– Mệnh ở Thìn có Nhật gặp Nguyệt ở Tuất xung chiếu hay ngược lại: suốt đời quý hiển, duy trì địa vị và tiền tài lâu dài.
– Mệnh ở Sửu hay Mùi Ngọ Nhật Nguyệt Triệt hay Tuần: cũng rất rạng rỡ tài, danh, phúc thọ.
+ Các cách trung bình của Nhật Nguyệt:
– Mệnh ở Sửu Mùi gặp Nhật Nguyệt đồng cung: no cơm ấm áo nhưng không hiển đạt lắm.
– Mệnh có Nhật ở Hợi gặp Cự ở Tỵ xung chiếu: công danh tiền bạc trắc trở buổi đầu, về già mới khá giả.
+ Các cách xấu của Nhật, Nguyệt:
– Nhật Nguyệt hãm địa
– Nhật ở Mùi Thân: không bền chí, siêng năng buổi đầu về sau lười biếng, trễ nải, dở dang
– Nhật ở Tý: người tài giỏi nhưng bất đắc chí (trừ ngoại lệ đối với tuổi Bính Đinh thì giàu sang tín nghĩa)
– Nhật Tuất Nguyệt Thìn: rất mờ ám. Cần gặp Tuần Triệt án ngữ hay Thiên Không đồng cung mới sáng sủa lại.
– Nhật Nguyệt hãm gặp sát tinh: trộm cướp, dâm đãng, lao khổ, bôn ba.
PHU THÊ
– Nhật, Đồng, Quang, Mã, Nguyệt Đức: có nhiều vợ hiền thục
– Nhật, Nguyệt miếu địa: sớm có nhân duyên
– Nhật Xương Khúc: chồng làm quan văn
– Nguyệt Xương Khúc: vợ học giỏi và giàu
TỬ
– Nhật ở Tý: con cái xung khắc với cha mẹ
– Nhật, Nguyệt, Thai: có con sinh đôi
TÀI
– Nhật Nguyệt Tả Hữu Vượng: triệu phú
– Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu: rất giàu có
TẬT
– Nhật Nguyệt hãm gặp Đà Kỵ: mù mắt, què chân, khản tiếng.
DI
– Nhật Nguyệt Tam Hóa: phú quý quyền uy, người ngoài hậu thuẫn kính nể, giúp đỡ, trọng dụng
– Nhật Nguyệt sáng gặp Tả Hữu Đồng Tướng: được quý nhân trọng dụng, tín nhiệm
NÔ
– Nhật Nguyệt sáng: người dưới, tôi tớ lạm quyền
– Nhật, Nguyệt hãm: tôi tớ ra vào luôn, không ai ở
PHỤ
– Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt: cha mẹ mất sớm
– Nhật Nguyệt đều sáng sủa: cha mẹ thọ
– Nhật sáng, Nguyệt mờ: mẹ mất trước cha
– Nhật mờ, Nguyệt sáng: cha mất trước mẹ
– Nhật Nguyệt cùng sáng: sinh ban ngày – mẹ mất trước, sinh ban đêm – cha mất trước
– Nhật Nguyệt cùng mờ: sinh ban ngày – cha mất trước, sinh ban đêm – mẹ mất trước
– Nhật Nguyệt đồng cung ở Sửu Mùi: không gặp Tuần, Triệt án ngữ: sinh ngày – mẹ mất trước, sinh đêm – cha mất trước; gặp Tuần, Triệt án ngữ: sinh ngày – cha mất trước, sinh đêm – mẹ mất trước.
HẠN
– Nhật sáng: hoạnh phát danh vọng, tài lộc
– Nhật mờ: đau yếu ở 3 bộ phận của Thái Dương, hao tài, sức khỏe của cha/chồng suy kém. Nếu gặp thêm Tang, Đà, Kỵ nhất định là cha hay chồng chết.
– Nhật Long Trì: đau mắt
– Nhật Riêu Đà Kỵ: đau mắt nặng, ngoài ra còn có thể bị hao tài, mất chức.
– Nhật Kình Đà Linh Hỏa: mọi việc đều trắc trở, sức khỏe của cha/chồng rất kém, đau mắt nặng, tiêu sản
– Nhật Kỵ Hình ở Tý Hợi: mù, cha chết, đau mắt nặng.
– Nhật Cự: thăng chức
– Nhật Nguyệt Không Kiếp chiếu mà Mệnh có Kình Đà: mù hai mắt
Thái Dương mặt hóp thân gầy
Thông minh tươm tất thảo ngay hiền hoà”
Câu phú nôm trên – dĩ nhiên – không thể nào mà nói hết được tấm lòng bao dung của Thái Dương. Hiểu rõ bản chất của Thái Dương ta đem so sánh với Thái Âm thì thấy rằng “Thái Dương thường hành động là để phục vụ, để trợ giúp, trong khi Thái âm thì lại thường hành động vì tư lợi bản thân” . Vì vậy cố nhân mới bảo Thái Dương “Quý nhi bất Phú” còn Thái Âm là tài tinh, cái tâm Thái Âm ưa hưởng thụ, vơ vét.
Thái Dương thủ mệnh vào hành chính, y khoa hoặc công tác xã hội thì hợp và có thể đạt địa vị cao. Nhưng buôn bán kinh doanh hoặc làm những việc gì cần mưu lợi, thủ đoạn lại thường rất dở. Trong khi Thái Âm dễ vào kinh doanh, không phải vì Thái Âm giảo quyệt nhưng Thái Âm tham hơn
Thái Dương chủ QUÝ cho nên khi đoán Thái Dương thủ mệnh phải căn cứ trên chức vị, danh vọng. Không phải bất phú là nghèo. Có địa vị, tất nhiên địa vị càng cao tiền càng nhiều. Bất phú nghĩa là không tự mình làm nên giàu có thế thôi. Ở trường hợp Thái Dương đóng Tài Bạch cung đắc địa lại khác.
Thái Dương cần nhất đắc địa thì ánh sáng mới quang minh. Thái Dương đóng Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ là mặt trời rực rỡ buổi sáng buổi trưa.Thái Dương đóng Dậu, Tuất Hợi ví như mặt trời buổi đêm đã mất quang huy.
Ngoài đứng đúng chỗ, Thái Dương còn đòi hỏi người mang số Thái Dương phải sinh ban ngày mới là hợp cách, sinh ban đêm giảm đi. Sinh ban ngày dù Thái Dương hãm cũng nửa hung nửa cát, sinh ban đêm Thái Dương hãm tuyệt đối hung.
Thái Dương được cổ nhân gọi bằng “trung thiên chi chủ” (chủ tinh giữa trời), giống sao Tử Vi cần bách quan tề tựu. Tất nhiên không bao giờ có Thiên Phủ Thiên Tướng triều củng.
Cách đẹp là Thái Dương đóng ở Thìn hội chiếu Thái Âm đóng ở Tuất, gọi là Nhật Nguyệt song huy hay Nhật Nguyệt tịnh minh. Thái Dương thuộc Hoả, quang minh chính đại, thông minh sái lệ, tài hoa.
Trong ngũ hành trí tuệ Thuỷ có sự khác biệt nhau. Trong hàng ngũ các sao, sự đa tài của Thái Dương cũng vậy, khác với sự đa tài của Thiên Cơ.
“Trí tuệ của âm Mộc thâm trầm.
Trí tuệ của dương Hoả quang minh lộ liễu”
Thái Dương đa tài về mặt biểu hiện làm chính trị, ra đám đông hoặc vào nghệ thuật biểu diễn như nhạc họa, kịch nghệ là hợp cách. Thiên Cơ đa tài với kế hoạch trong bóng tối, làm chính trị ở địa vị nghiên cứu, phân tích tình báo hoặc vào thuật số âm dương viết văn là hợp cách.
Thái Dương thuộc Bính Hoả mãnh liệt, hoá khí là “QUÝ” chứa chất phản kháng tính. Phá Quân cũng phản kháng nhưng thường có khuynh hướng phản nghịch. Khác nhau thế nào? Vì Thái dương bản chất quang minh, thấy điều trái thì chống, nhưng chống đối với nguyên tắc không đi quá đà đến mức phản nghịch. Trong khi Phá Quân cương mãnh làm theo ý mình muốn dễ quá khích đi đến phản nghịch
Thái Dương đóng cung Quan lộc đắc địa ý niệm khai sáng mở lối cao và vững. Một ngành nào đang trên đà xuống dốc vào tay người Thái Dương quan lộc khả dĩ sẽ hưng thịnh trở lại. Thái dương ở Tài bạch dễ có tiền, ưa phô trương tiền bạc qua ăn chơi, chưng diện …
Mệnh Thái Dương có một cách đặc biệt – ấy là Thái Dương thủ Mệnh tại Hợi. Tại Hợi cung Thái Dương là phản bối. Thái Dương mất đi vẻ huy hoàng – tương ý là mặt trời đêm. Thái Dương tại Hợi đi vào một trong hai tình trạng cực đoan: hay cũng vô cùng mà dở cũng vô cùng; rất thuận lợi hoặc rất khốn khó.
Thái Dương đóng Hợi nếu có trợ giúp của xương Khúc, Tả Hữu, Khôi Việt thì tuy thất huy nhưng vẫn được cải thiện nhiều, có một đời sống dễ dãi được. Thái Dương cư Hợi lại hay vô cùng nếu như nó gặp Thiên Mã Hóa Lộc, Lộc Tồn tức cách Lộc Mã giao trì. Cách này bỏ xứ bỏ quê mà đi trồi phấn đấu thành công phú quí.
Thái Dương tại Hợi phú gọi bằng Nhật trầm thủy để (mặt trời chìm sâu đáy nước) có Lộc Mã giao trìlại thêm cả Binh hình Tướng Ấn thì ăn to vào thời loạn. Chư tinh vấn đáp viết: “Thái Dương được các cát tinh khác thủ hay chiếu, rồi lại có Thái Âm đồng chiếu giàu sang đủ cả…Nếu Thân cung Thái Dương đắc địa mà gặp nhiều cát tinh khả dĩ làm môn hạ khách chốn công hầu, hoặc làm dân chạy cờ cho bậc công khanh.
Thái Dương vào Mệnh với vào Thân cung rõ ràng tạo ảnh hưởng khác biệt hẳn. Một đằng tự mình gầy dựng phú quí, một đằng chỉ làm môn hạ khách ở nơi cửa quyền. Trừ trường hợp Mệnh cung tự nó có cách tốt riêng. Trường hợp Thân cư phối thì số gái lấy chồng sang, số trai được vợ giàu sang hoặc gia đình vợ thế lực nâng đỡ, nhờ vã nhà vợ mà lên to.
Thái Dương ưa Xương Khúc và sợ Hóa Kị. Có lý luận cho rằng nếu Thái Dương đắc địa gặp Hóa Kị càng tốt. Hóa Kị như đám mây ngũ sắc khiến Thái Dương thêm rực rỡ. Không phải vậy, Thái Âm gặp Hóa Kị đắc địa, Hóa Kị khả dĩ biến thành đám mây ngũ sắc, còn với Thái Dương thì không. Hóa Kị là đám mây đen, là ám tinh trong khi tính chất căn bản của Thái Dương là quang minh, quang với ám chẳng thể hợp cùng. Nhất là Mệnh nữ Thái Dương mà có Hóa Kị tất nhiên hôn nhân gẫy vỡ, lúc nhỏ mồ côi cha hoặc xa cách, hoặc thiếu vì Thái Dương Hóa Kị như thế bất lợi hoàn toàn với những người thân thuộc nam tính. Ngoài ra còn có thể bị xảy thai, trụy thai.
Thái Dương hãm hội Riêu Kị, Thiên Hình hoặc Kình Đà khó tránh khỏi bệnh tật ở đôi mắt.
“Kình Đà Riêu Kị phá xung
Lại là đôi mắt chẳng mong được cùng
Kình Đà Riêu Kị khá kinh
Ắt rằng mắt chịu tật hình không ngoa”
Gặp Riêu Kị rồi Kình Đà hay Hỏa Linh thì cũng thế.
Thái Dương thủ Mệnh còn cách cục trọng yếu khác: Nhật chiếu lôi môn, tức thái dương đóng tại Mão. Mão thuộc cung chấn, Chấn vi lôi (sấm sét). Khi đóng Mão đương nhiên Thái Dương đứng cùng Thiên Lương. Cách Nhật chiếu lôi môn tuyệt đối tốt nếu hội cùng Thái Âm Hợi với Hóa Lộc, thêm Văn Xương Văn Khúc càng đẹp lắm, nhất là đối với chuyện thi cử khoa bảng. Như phú viết:”Dương Lương Xương Lộc, lô truyền đệ nhất danh” (Dương Lương Xương Lộc loa gọi người đỗ đầu)
Hiện đại cách Dương Lương Xương Lộc có thể là nhà phát minh, người làm những cuộc nghiên cứu nổi danh, một tay thể thao tăm tiếng…Cách Dương Lương Xương Lộc phải là Thái Âm đi với Hóa Lộc chiếu qua mới hợp cách. Nếu hóa Lộc đứng ngay bên cạnh Thiên Lương thì lại kém hẳn. Tại sao? Vì quan hệ Thiên Lương với Hóa Lộc không ổn thỏa (sẽ bàn khi luận về Thiên Lương)
Về cách Thái Dương cặp với Cự Môn tức “Cự Nhật đồng lâm”, hãy xếp qua phía Cự Môn. Ngoài ra còn những cách: Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi, Nhật Nguyệt chiếu bích, Nhật Nguyệt tịnh minh.
Nhật Nguyệt tịnh minh gồm có Dương tại Thìn, Âm tại Tuất hoặc Dương tại Tị, Âm tại Dậu. Cách Nhật Nguyệt tịnh minh cũng như các cách khác cần Tả Hữu, Xương Khúc, Khoa Quyền Lộc, học đỗ cao, địa vị xã hội vững, kém hơn nếu bớt đi những phụ tinh, tuy nhiên không kể làm cách đặc biệt.
Về Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi, nếu Mệnh VCD Nhật Nguyệt Mùi hoặc Sửu thì chiếu đẹp hơn là thủ Mệnh. Căn cứ vào câu phú:”Nhật Nguyệt thủ bất như chiếu”
Phú đưa ra những câu:
“Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu hầu bá chi tài
Nhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu Mùi, tam phương vô cát phản vi hung”
Cách trên là cách Nhật Nguyệt chiếu, cách dưới là cách Nhật Nguyệt đồng thủ Mệnh.
“Mấy người bất hiển công danh
Bởi chưng Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi”
“Nhật Mão, Nguyệt Hợi Mệnh Mùi cung, đa triết quế” nghĩa là Mệnh lập tại Mùi không chính tinh, Hợi Nguyệt chiếu lên, Nhật Mão chiếu qua học hành đỗ đạt cao, lấy vợ giàu sang.
Trường hợp Thái Dương đắc địa gặp Hóa Kị thế nào? Tỉ dụ Thái Dương tại Tỵ thì Cự Môn đương nhiên tại Hợi, nếu có Hóa Kị hợp với Cự Môn hẳn nhiên xấu, tranh đấu cho sự thành đạt khó khăn vất vả hơn gấp bội. Thái Dương đắc địa bị Hóa Kị dễ chiêu oán, nếu đi vào ngành thầy kiện, thầy cò, cảnh sát làm chức nghiệp sinh sống hợp hơn ngành khác.
Về sao Thái Dương còn có những câu phú khác đáng suy ngẫm như:
– Nhật Nguyệt Dương Đà khắc thân (Nhật Nguyệt gặp Dương Đà phần lớn khắc người thân).
– Nhật Nguyệt Tật Ách, Mệnh cung Không, yêu đà mục cổ (nghĩa là Mệnh Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt Không Vong hoặc ở cung Tật Ách có Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt thường có tật ở mắt hoặc ở sống lưng)
Cổ ca còn ghi câu:”Thái Dương đắc địa được sao Thiên hình cũng đắc địa dễ phát võ nghiệp”. Sao Thái Dương còn có những câu phú sau đây:
– Nhật Nguyệt phản bối hà vọng thanh quang, tố hỉ ngoại triều Khôi Việt
(Thái Dương Thái Âm hãm tất tối ám, nhưng nếu được Khôi Việt hội tụ vào Mệnh lại là người có khả năng thông tuệ đặc sắc).
– Nhật, Nguyệt lạc Mùi cung, vi nhân tiền cần hậu lãn
(Thái Dương hoặc Thái Âm đóng tại Mùi, làm việc lúc đầu chăm chỉ lúc sau vì lười mà bỏ dở).
– Dương Âm Thìn Tuất, Nhật Nguyệt bích cung. Nhược vô minh không diệu tu cần. Song đắc giao huy nhi phùng Xương Tuế Lộc Quyền Thai Cáo Tả Hữu nhất cử thành danh chúng nhân tôn phục.
(Thái Dương ở Thìn, Thái Âm ở Tuất là cách Nhật Nguyệt đắc địa ở bích cung, bích là bức vách chỉ ý chí, Thìn Tuất là Thổ, ngược lại nếu Thái Dương tại Tuất, Thái Âm tại Thìn thì cần gặp Tuần Triệt Thiên Không Địa Không để đảo lộn thế hãm. Đã song huy rồi mà gặp cả Xương Tuế Lộc Quyền Tả Hữu Thai Cáo thì danh phận phấn phát sớm chiều).
– Nhật Nguyệt Sửu Mùi ái ngộ Tuần Không, Quí Ân, Xương Khúc ngoại triều tất đường quán xuất chính (Nhật Nguyệt đóng Sửu hay Mùi mà có Tuần Không, lại được Ấn Quang, Thiên Qúy lại được Văn Xương, Văn Khúc có thể xuất chính làm quan về ngành văn)
– Nhật Nguyệt Sửu Mùi, âm dương hỗn hợp, tự giảm quang huy, kỵ phùng Kiếp Triệt
(Nhật Nguyệt đóng Sửu hay Mùi nơi Mệnh cung, cả hai đều giảm đi vẻ rực rỡ và rất sợ gặp Địa Kiếp và Triệt không).
– Nhật Nguyệt Khoa Lộc Sửu cung, định thị phương bá công
(Nhật Nguyệt đồng cung tại Sửu cùng đóng với Khoa Lộc thì có thể sẽ được vinh hiển).
– Nhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu Mùi, tam phương vô cát phản vi hung
(Mệnh Thân Sửu Mùi có Nhật Nguyệt đồng cung toạ thủ mà các cung tam hợp chiếu không gặp sao nào tốt là hung mệnh – cả đời sẽ chẳng nên cơm cháo gì).
– Nhật Nguyệt chiếu hư không, học nhất tri thập
(Mệnh VCD được Nhật Nguyệt miếu vượng hợp chiếu thì học một biết mười)
– Giáp Nhật giáp Nguyệt cận đắc quý nhân
(Mệnh giáp Nhật Nguyệt đắc địa thường được gần cận bậc quý nhân)
– Nhật lạc nhàn cung, sắc thiểu xuân dung
(Mệnh có Thái Dương hãm thì vẻ mặt thường buồn bã, nhăn nhĩ).
– Nhật tại Tỵ cung, quang mỹ huy thiên, kiêm lai Lộc Mã Tràng Tồn Phụ Bật, thế sự thanh bình vi phú cách, nhược kiêm Tướng Ấn Binh Hình vô lại Tuần Triệt loạn thế công thành
(Thái Dương thủ Mệnh ở Tỵ, ánh sáng rực rỡ, đứng cùng Lộc Mã Tràng Sinh hoặc Lộc Tồn, Tả Hữu thì thời bình giàu có ; nếu đi cùng Tướng Quân, Quốc Ấn mà không gặp Tuần Triệt thì thời loạn thành công)
– Nhật cư Hợi địa, Nhật trầm ải nội, ngoại củng tam kỳ, Tả Hữu Hồng Khôi kỳ công quốc loạn dị viên thành, hoan ngộ Long Phượng Hổ Cái bất kiến sát tinh thế thịnh phát danh tài
(Thái Dương thủ Mệnh ở Hợi, ví như mặt trời lặn xuống biển, nếu được Khoa Quyền Lộc và Tả Hữu Hồng Loan Thiên Khơi ở đời loạn hay lập công lạ. Nếu được bộ Tứ Linh Long Phượng Hổ Cái mà không gặp sát tinh thì vào thời binh đao ắt nổi danh là người tài cao).
– Thái Dương tại Thuỷ, Nhật trầm thuỷ để loạn thế phùng quân, mạc ngộ sát tinh tu phòng đao nghiệp
(Thái Dương đóng Hợi thủ Mệnh tức là cách Nhật trầm thuỷ để, thời lạo phị giúp quân vương lập chiến công, nhưng nếu bị sát tinh thì khĩ tránh khỏi hoạ binh đao).
– Nhật lệ trung thiên, ái ngộ Hình Tang Hổ Khốc vận lâm
(Thái Dương đóng Ngọ thủ Mệnh, cần gặp vận Thiên Hình, Tang Mơn, Bạch Hổ, Thiên Khốc công thành danh toại nguyện).
– Nhật Nguyệt vô minh thi phùng Riêu Kỵ Kiếp Kình ư Mệnh Giải, tật nguyên lưỡng mục
(Nhật Nguyệt hãm địa mà gặp Thiên Riêu, Hóa Kị, Kình Dương, Địa Kiếp ở Mệnh hay Tật Á \ch có ngày hư mắt )
– Nhật Nguyệt nhi phùng Hình Hoả, thân thiểu hạc hình
(Mệnh có Nhật Nguyệt mà gặp Thiên Hình, Hỏa Tinh thì dáng gày gò, mình hạc xương mai).
– Xét xem đến chốn thuỷ cung
Kị tinh yểm Nhật uý đồng Kình Dương
(Thái Dương hãm ở Hợi Tí mà lại gặp Kình Dương là rất xấu)
– Nhật Nguyệt gặp Đà Linh chốn hãm
Hố Kỵ gia mục ám thong manh
(Nhật Nguyệt hãm ở Hợi Tí mà gặp Đà La, Linh Tinh lại thêm Hố Kỵ thì mắt hỏng, mắt thong manh).
– Thiên Tài gặp Nhật bất minh
Tính ưa lếu láo những khinh Phật Trời
(Thái Dương hãm thủ Mệnh mà lại gặp sao Thiên Tài thì tính tình lếu láo, ưa nhạo báng).
– Mấy người phú quý nan tồn
Bởi vầng ô thỏ đóng miền sát tinh.
(Giàu sang phú quý không bền bởi tại Nhật Nguyệt đi cùng với hung sát tinh).
– Con em xa khứ xa hoàn
Bởi vì Nhật Nguyệt chiều miền Nô cung
Thái dương ở cung tật ách
Thái Dương thuộc hoả, là kinh Dương Minh, cho nên lúc Thái Dương nhập miếu sẽ chủ về kinh Dương Minh hoả thịnh, dễ choáng ngất, đau đầu kinh niên, đây là chứng huyết áp cao.
Thái Dương là thuộc Ly hoả, cho nên còn chủ về mắt. Hễ Thái Dương thủ cung tật ách, ắt sẽ có bệnh tật ở mắt, như cận thị, loạn thị, loà mắt,v.v…Thái Dương thủ cung tật ách rất kỵ ở cung Ngọ, vì ánh sáng của thái dương quá thịnh; cũng không ưa ở cung Tuất, ngại mặt trời đã lặn về tây, đều chủ về bệnh tật ở mắt. Thái Dương thủ cung tật ách gặp sát tinh, thường chủ động phẫu thuật ở bộ phận mắt; gặp các sao sát, kỵ trùng trùng, lại còn có các sao Thiên Hình, Thiên Nguyệt, Địa Không, Địa Kiếp, Phục Binh, Phỉ Liêm hội hợp, thường chủ về mù loà; đặc biệt rất kỵ hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc Hoá Kỵ.
Kinh Dương Minh hoả thịnh sẽ ảnh hưởng đến kinh phế và kinh đại trường, cho nên chủ về bệnh đường hô hấp, hoặc đại tiện táo kết (táo bón), từ đó có thể dẫn đến bệnh trĩ, đại tiện ra máu. Có Đà La đồng độ, phần nhiều chủ về bệnh ở kinh phế, có Kình Dương đồng độ thì chủ về bệnh ở đại trường. Theo lý luận của Đông y, phế và đại trường có quan hệ biểu lý, cho nên có liên quan đến hai cơ quan này, nhưng cũng có sự phân biệt.
Tinh hệ “Thái Dương, Thái Âm” ở cung Mùi và cung Thìn, chủ về kinh Dương Minh hoả thịnh mà âm phận không đủ. Tinh hệ “Thái Dương, Thái Âm” ở cung Sửu và cung Tuất, phần nhiều chủ về chứng hư dương thượng kháng. Trường hợp trước là rối loạn nội tiết, trường hợp sau là đau đầu kinh niên hoặc thiên đầu thống. Rất kỵ Thái Dương Hoá Kỵ hoặc Thái Âm Hoá Kỵ, đều chủ về bệnh mắt, tật ở mắt, hoặc ở kinh can (gan) và đảm (mật).
Nếu “Thái Dương, Thái Âm” đồng cung với Địa Không, Địa Kiếp, gặp sát tinh chiếu, còn hội Thiên Hình, Thiên Thương, chủ về gù lưng, sát tinh nhẹ thì lưng khòm, cũng chủ về bệnh uốn ván.
Bốn sao Thái Dương, Thái Âm, Văn Xương, Văn Khúc giao hội, mà Văn Xương, Văn Khúc có một sao hoá làm sao kỵ, cũng chủ về bệnh tật ở mắt.
Nếu bốn sao Thái Dương, Thái Âm, Tả Phụ, Hữu Bật giao hội, mà “Thái Dương, Thái Âm” có một sao hoá làm sao kỵ, sẽ chủ về mắt to, mắt nhỏ, hoặc thị lực của hai mắt mất quân bình.
Sáu sao Thái Dương, Thái Âm, Văn Xương, Văn Khúc, Hoả Tinh, Linh Tinh giao hội, lại gặp thêm các sao sát, kỵ, hình, và Thiên Nguyệt, Âm Sát, Hoa Cái, đây là điềm tượng rối loạn nội tiết nghiêm trọng, trường hợp nặng thì bộ phận nào đó trên cơ thể bị biến dạng, hoặc có cơ quan sinh trưởng không bình thường, bị dị dạng (như hẹp van tim, v.v…), hoặc bán thân bất toại.
Tổ hợp sao “Thái Dương, Cự Môn”, không ưa Thái Dương lạc hãm, chủ về dương phận không đủ, biểu hiện là hạ đường huyết, huyết áp thấp, hoặc tay chân lạnh, và các chứng nhược.
Nếu Thái Dương nhập miếu, có sát tinh, là bệnh ở khoang miệng, thực quản; cũng dễ bị đau đầu kinh niên, huyết áp cao, đường huyết cao.
Nếu Cự Môn Hoá Kỵ, đây là hoả đốt kim bị thương, dễ mắc bệnh đường hô hấp; gặp Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, đây là điềm tượng tràn khí phối (pulmonary emphysema).
“Thái Dương, Cự Môn” đồng cung với Đà La, Thiên Hình, Thiên Nguyệt, cũng dễ bị bán thân bất toại.
Tổ hợp “Thái Dương, Thiên Lương” rất dễ biến thành rối loạn nội tiết, như bướu cổ. Nếu có các sao sát, kỵ trùng trùng hội hợp; có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ; gặp các sao Thiên Hư, Âm Sát, Thiên Nguyệt, Đại Hao, Thiên Đức, Thiên Hình, nữ mệnh chủ về bệnh viêm tuyến vú cấp tính, ung thư vú, đàn ông chủ về viêm dạ dày cấp tính, ung thư dạ dày.
“Thái Dương, Thiên Lương” cũng chủ về bệnh tim và bệnh ở não bộ, nhưng tính chất lại khác với tinh hệ “Thái Dương, Thái Âm”. Tinh hệ “Thái Dương, Thái Âm” là tâm thận bất giao, âm dương mất điều hoà, dẫn đến rối loạn nhịp tim, mất ngũ, gây ra bệnh tim (người xưa cho rằng bệnh ở não bộ cũng thuộc tạng tâm); còn tinh hệ “Thái Dương, Thiên Lương” thì bệnh do cơ quan gây ra, như tắt nghẽn mạch máu (vascular thrombosis) là một ví dụ.
“Thái Dương, Thiên Lương” có sát tinh, cũng chủ về ăn uống trúng độc, hoặc sử dụng ma tuý, trường hợp gặp các sao Hoả Tinh, Linh Tinh, Âm Sát, Thiên Nguyệt, Thiên Hư, Đại Hao là đúng.
theo Trần nhật Thành
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/