Kinh Dịch
08/12/2020 - 4:29 PMLê Công 811 Lượt xem

 Quẻ 1 :  |||||| Thuần Càn (乾 qián) ( quẻ này là quẻ tốt, tốt nhất về công danh sự nghiệp  )

XEM LẠI PHẦN TRÊN >>>

 Quẻ 1 :  |||||| Thuần Càn (乾 qián) ( quẻ này là quẻ tốt, tốt nhất về công danh sự nghiệp  )

Tứ là đức Trinh.Trước kia đức Nguyên là tạo đoan khai thỉ cho vạn vật; đức Hanh là trưởng dưỡng cho vạn vật; đức Lị là thành tựu cho vạn vật. Nhưng hễ đạo lí gì, sự vật gì, cũng tất phải có kết thúc với kết quả, xem ở kết thúc và kết quả mà được hoàn toàn viên mãn, mới là họp với đức trời. Vì vậy, Nguyên, Hanh, Lị, rồi lại phải có đức Trinh, tức là đức Trí.

Kể theo tứ thì, thời Trinh thuộc về mùa Đông, bao nhiêu sinh vật đến lúc đó vật nào thành vật nấy, mà cũng là kết quả của vật vậy. Kể theo đạo người, thời Trinh cũng thuộc về đức Trí. Trí là một chất tri giác linh minh, soi xét được thị phi rành rõi, nhất thiết sự gì hợp với lẽ phải mới làm, sự gì trái lẽ phải thời không làm. Đức Trinh ấy là căn cán cho người ta làm mọi việc nên bảo rằng: Sự chi cán dã. Cán nghĩa là thân cây, người làm muốn việc tất phải có đức Trinh, thời việc mới có kết quả, tượng như một giống cây, tất phải có thân cây, cây phải có ngành lá, hoa quả, cũng một lẽ in nhau.

 PHỤ CHÚ: Trong bốn câu tiết đầu, rất thâm thúy, tinh diệu là câu: Lị giả nghĩa chi hòa dã. Xưa nay chữ Lị, chữ Nghĩa, các học giả thường chia nhau ra làm hai đường.

Đức Khổng Tử cũng có câu rằng: Quân tử dụ ở nghĩa, tiếu nhân dụ ư lị 君子喻於義, 小人喻於利.

Thầy Mạnh càng biện biệt chữ Lị, chữ Nghĩa rất nghiêm. Duy đến Văn Ngôn Kinh Dịch mới có cảu: Lị giả nghĩa chi hòa, là nhập cả nghĩa, lị làm một lẽ.

Bây giờ xin giải phẫu cho rõ rằng:

Nghĩa, nguyên là phải. Thí dụ: Như cha có nghĩa từ với con, con có nghĩa hiếu với cha, nhưng hiếu, từ có phải chỉ nói suông đâu, tất phải làm sao cho cha nuôi được con, con nuôi được cha. Thế tất phải có lị đó, mục đích cốt ở nuôi cha, nuôi con để cho thành đức nghĩa mà thôi, suy rộng ra, lớn đến yêu nước thương dân vẫn là nghĩa.

Nhưng đã yêu nước, tất phải làm cho phú quốc cường binh, thương dân tất phải làm cho hậu sinh lị dụng. Thế là vì cái nghĩa thương nước, yêu dân mà trước cần phải có kinh tế, kinh tế tức là Lị.

Thế là Lị giả nghĩa chi hòa. Xem như tiết dưới có câu: Lị vật túc dĩ hòa nghĩa lại càng rõ lắm.

 Quân tử thể nhân, túc dĩ trưởng nhân, gia hội túc dĩ hợp lễ, lị vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh cố túc dĩ cán sự, quân tử hành thử tứ đức giả, cố viết: Càn, Nguyên, Hanh, Lị, Trinh. 君子體仁 足以長人, 嘉會足以合禮, 利物足以和義, 貞固足以干事, 君子行此四德也, 故曰:

乾元亨利貞.

 Tiết này lại muốn cho đầy đủ ý nghĩa của tiết trên nên phải lấy một bậc thánh nhân toàn bị tứ đức mà phối hợp với đức Càn. Nghĩa là: Đấng quân tử lấy đức nhân làm bản thể, hay suy ra mà trưởng dưỡng được người. Tóm góp hết mọi sự tốt, thời không việc gì mà không hợp với thiên lí. Làm lị ích cho vạn vật, thời điều hòa được đức nghĩa, mà đức nghĩa không phải là giống chết khô.

Hằng tâm nghị lực 恆心毅力, bền giữ được Nguyên, thời làm được căn cán cho mỗi việc, việc gì cũng chung thỉ như nhất, mà được có kết quả 足以幹事.

Quân tử làm đủ bốn đức ấy thế là phối hợp được đức Càn, cho nên nói rằng: Càn, Nguyên, Hanh, Lị, Trinh.

 Sơ Cửu, tiềm long vật dụng, hà vị dã?

Tử viết: Long đức nhi ẩn giả dã, bất dịch hồ thế, bất thành hồ danh, độn thế vô muộn, bất kiến thị nhi vô muộn, lạc tắc hành chi, ưu tắc vi chi, xác hồ kỳ bất khả bạt, tiềm long dã.

初九: 潜龍勿用, 何謂也?

子曰: 露德而隱者也, 不易乎世, 不成 乎名, 遯世無悶, 不見是而無悶, 樂則 行之, 憂則違之, 確乎其不可拔, 潜龍也.

 Nghĩa Hào từ Sơ Cửu, là bảo làm sao?

Khổng Tử theo ý Tượng Truyện mà giải thích cho tường rằng: Hào từ này khen đức một bậc thánh nhân tại hạ, tượng như long là một vật hay biến hóa mà còn tiềm ẩn đó vậy. Thánh nhân đương lúc ấy chỉ lo tấn đức tu nghiệp ở trong mình, không vì thế tục mà thay đổi ý chí mình, không lòe loẹt danh dự với người đời, tránh đời mà không lấy làm buồn, tuy đời không cho mình là phải mà vẫn cứ không buồn, giữ một chí hướng, thờ một chủ nghĩa, chờ có một thì cơ tốt thời ta làm. Nếu thì còn hoạn nạn chưa có dịp làm cho được chí mình, thời dầu mình tránh đời, cái chi tiết ấy, cái phương châm ấy, bền như đá, vững như đanh, không thể lay động được. Thế là gọi bằng tiềm long vậy.

 Tiềm chi vi ngôn dã, ẩn nhi vị hiện, hành nhi vị thành, thị dĩ quân tử phất dụng dã. 潜之爲言也, 隱而未見, 行而未成, 是以君子弗用也.

 Đây là giải thích cho minh bạch ý nghĩa chữ Tiềm, nghĩa là: Đương thì giờ còn ẩn núp, bao nhiêu sự nghiệp về ngày sau còn đương nấu nướng un đúc. Thế là thân ta còn đương tiềm tàng mà chưa xuất hiện, việc ta còn đương lo sắp đặt mà chưa kịp trình bày. Ví như: Mầm cây còn ở dưới đất, mũi sắt còn ủ trong lò nên quân tử chưa đem ra dụng vậy. Vì thế, Hào từ mới có chữ vật dụng.

 Cửu Nhị viết: Hiện long tại điền, lị kiến đại nhân, hà vị dã?

Tử viết: Long đức nhi chính trung giả dã. Dung ngôn chi tín, dung hạnh chi cẩn, nhàn tà tồn kỳ thành, thiện thế nhi bất phạt, đức bác nhi hóa. 九二曰: 見龍在田, 利見大人, 何謂也?

子曰: 龍德而正中者也. 庸言之信, 庸行之謹, 閑邪存其誠, 善世而不伐, 德博而化.

 Nghĩa Hào từ Cửu Nhị là bảo làm sao?

Khổng Tử rằng: Một vị thánh nhân khi đã thành đức rồi, tượng như long đã tỏ rõ ra một giống thần vật, vả lại Cửu Nhị là hào đắc trung là nó, đức thánh nhân sở dĩ hợp được đức Càn, mà tốt nhất là chữ trung, nên nói rằng: Long đức nhi chính trung giả dã.

Nghĩa hai chữ chính trung phải nhận cho kĩ, đạo lí trong thiên hạ, vẫn có nhiều việc, kể rằng chính thời vẫn chính, nhưng hoặc thái quá, hoặc bất cập, thế là bất trung, Vì bất trung, té ra mất cả chính.

Tỷ như: Hiếu với cha là chính, mà hiếu như Thân Sinh té ra làm thành cái tội giết con cho cha, là vì bất trung mà mất cả hiếu.

Lại như: Phục thù cho cha là chính, mà làm thái quá như Ngũ Tử Tư, té ra đem giặc về lấy nước. Thế là vì báo thù cho cha, mà hại đến dân một nước. Ấy cũng là bất trung mà thành ra bất chính. Khổng Tử nói hai chữ chính trung là cốt bảo cho người ta xử việc đời, phải cho chính vào giữa đức trung. Nêu chính mà bất trung, là không phải long đức.

Chữ trung có hai lối: Một là cho đúng với thì, thì chưa đến mà làm gượng, tức là thái quá; thì đã đến nơi mà chậm trễ không làm, tức là bất cập. Thế là không đúng với thì là bất trung.

Hai là cho đúng với đạo lí, đạo lí không bao giờ thiên về một mặt, cũng không bao giờ thái quá với bất cập. Nếu đạo lí chỉ mười phân là đúng, mà làm đến mươi lăm phân là thái quá, thái quá thời việc cũng hư. Lại như đạo lí đáng mười phân, mà chỉ làm năm phân, thời là bất cập, bất cập thời việc không kết quả. Lại như nấu nồi cơm, công phu đốt lửa, đáng ba mươi phút đồng hồ, mà đốt ba mươi lăm phút, tất nhiên cơm khê; hoặc chỉ đốt hai mươi phút mà thôi, tất nhiên cơm sống.

Suy một việc rất nhỏ như thế, thời biết được việc thiên hạ dầu to lớn đến thế nào mặc lòng, tất cũng phải đúng với thì là đắc trung.

Trung cũng có nghĩa là trúng, trúng là đúng với thì, lại trúng với đạo lí. Ví như người bắn bia, tất phải nhắm vào trung tâm bia, mới gọi là chính, mà chính tức là trung vậy.

Quân tử vì muốn làm cho được đức chính trung nên công phu tu dưỡng phải thập phần kĩ càng, dầu một tiếng nói tầm thường mà đạo lí nên tin, thời bao giờ cũng cứ tin, dầu một việc làm tầm thường mà đạo lí nên cẩn, thời bao giờ cũng cứ cẩn. Hễ thấy những tư tưởng gì, mà hơi thuộc về tình dục, tất trước lo ngăn ngừa, không cho tà tâm phát hiện ra được, cốt để giữ lấy nguyên tắc chí thành của mình.

Công phu tu dưỡng đã như thế, thời đại đức tất đắc kỳ danh mà thiên hạ tất nhờ mình cảm cách được rất nhiều; thịnh đức của thánh nhân đã ảnh hưởng khắp trong một đời, mà thánh nhân không bao giờ lòe loẹt với đời, ấy là thiện thế nhi bất phạt (phạt là khoe tỏ cho người biết). Tuy thánh nhân vẫn không lòe với đời, mà đức Ngài ảnh hưởng quá xa, lưu hành quá rộng, tự nhiên thiên hạ bị hóa với thánh nhân. Đó là đức của bậc đại nhân ở hào Cửu Nhị vậy.

Chữ đức bác, là thích chữ “đại nhân”. Chữ hóa, là thích chữ “lị kiến”.

Trên đây, là nói bậc thánh nhân đã thành đức rồi.

Còn học giả, muốn học cho đến thánh nhân, thời làm như tiết dưới này: Quân tử học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi, khoan dĩ cư chi, nhân dĩ hành chi 君子學以聚之, 問以辨之, 寬以居之, 仁以行之.

 Dịch viết: Hiện long tại điền, lị kiến đại nhân, quân đức dã. 易曰: 見龍在田, 利見大人, 君德也.

 Nghĩa là: Thịnh đức đại nghiệp [của] bậc thánh nhân đã nói như trên đây, chúng ta làm thế nào mà đến được rư?

Trước cần thứ nhất là học. Học nghĩa là bắt chước, cũng có nghĩa là khảo nghiệm.

Bởi vì đạo lí trong thiên hạ tán mạn mênh mông, nếu chỉ cậy óc riêng của mình, thời lấy gì mà nhóm góp được hết nên phải học dĩ tụ chi.

Một phương diện thời so dọ với thánh hiền đời xưa, xem xét với nhân vật đời nay, Khổng Tử có câu rằng: Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư 三人同行必有我師Mạnh Tử có câu: Văn

Vương ngã sư dã 文王我師也.

Theo ý Khổng Tử, thời ba người đồng đi với nhau, mà hai người ở cạnh mình, có một người thiện, một người ác, người thiện là bảo cho ta theo điều hay, người ác là bảo cho ta bỏ điều dở.

Hai người thảy là thầy ta, thầy ta tức là ta học.

Theo như ý Mạnh Tử, thời Văn Vương là Thánh đời xưa, tuy không đồng thì với ta, nhưng lời nói việc làm của Văn Vương, ta có thể bắt chước mà làm. Thế là Văn Vương cũng là thầy ta, ta lấy ông Thánh làm thầy, tức là học.

Lại một phương diện, thời chăm về đường cách vật trí tri, bằng cư vào ở nơi kinh nghiệm, để chứng minh cái điều hay điều dở của mình.

Người xưa có câu: Kinh nhất biến, trưởng nhất trí 經一變, 萬事一智Lại có câu: Tiền sự bất vong, hậu sự chi sư 前事不忘後事之師.

Nghĩa là: Những việc thành bại ở lúc dĩ vãng, mình cứ ghi nhớ mà không quên, tức là làm thầy cho việc tương lai, như thế cũng là học.

Dù hai phương diện ấy, xét đời xưa, nghiệm đời nay, tai no nghe, mắt no thấy mới tóm góp được đạo lí trong thiên hạ vào trong óc mình, chinh là cái lối nhập môn của Thánh học.

Nhưng mà đạo lí quá phức tạp, sở văn sở kiến của một mình. Nêu chỉ học mà thôi, tất không thể tinh thục xác đáng, nên phải cần tìm thầy kiếm bạn, mà chất vấn với kẻ hơn mình. Bởi vì muốn biết đường tốt phải hỏi kẻ đi quen mới có thể biết được đường phải, đường trái. Đó là công phu tầng thứ cho tiến đến Thánh học, nên lại nói rằng: Vấn dĩ biện chi 問以辯之. Học với vấn là công việc tự tư trong mình.

Nhưng mà học làm thánh nhân, há phải độc thiện kỳ thân mà thôi đâu nên phải bàn đến kiêm thiện thiên hạ.

Xưa nay có một hạng người quân tử, nhưng mà độ lượng chật hẹp, quy mô bé nhỏ, thời chỉ vừa làm tốt một mình mà thôi, mà không kiêm thiện được thiên hạ. Nếu đã học làm thánh nhân, tất lại phải độ lượng cho rộng rãi, mà không mắc vào tệ dục tốc; quy mô thiệt to lớn, mà không sụp vào bẫy tự tư, mới có thể chứa chất được đạo lí, dung nạp được cả thảy loài người. Đó là cái bực thang làm sự nghiệp thánh nhân, nên lại nói rằng: Khoan dĩ cư chi 寬居以居之.

Nghĩa chữ khoan này, không phản đối với chữ nghiêm mà phản đối với chữ hiệp. ( nghĩa là thu trữ, dung nạp).

Lúc bây giờ có học đã tụ được rồi, có vấn đã biện được rồi, có khoan đã cư được rồi, chính là bước lên được đường lối làm sự nghiệp thánh nhân rồi đó, ấy là hành chi.

Hành, nghĩa là đi, cũng có nghĩa là làm, nhưng trước khi bước lên vũ đài Thánh Nghiệp lại cần thứ nhất là chữ Nhân; Nhân, nghĩa là chí công vô tư, mà lại kiêm cả bác ái.

Khổng Tử có câu: Thánh nhân dĩ thiên hạ vi nhất gia, dĩ trung quốc vi nhất nhân 聖人以天下爲一家, 以中國爲一人.

Nghĩa là: Tâm lí bậc thánh nhân xem người thiên hạ như người một nhà, xem người một nước như thân của mình.

Xưa vua Nghiêu có câu: Nhất dân cơ viết ngã cơ chi, nhất dân hàn viết ngã hàn chi 一民饑曰我之饑, 一民饑寒曰我之寒.

Nghĩa là: Thấy một người dân chịu đói, thời trách mình rằng: Chết thôi! Vì ta làm đói đến nó; thấy một người dân chịu rét, cũng trách mình rằng: Chết thôi! Vì ta làm rét đến nó. Như thế mới là đức Nhân của thánh nhân, mà cũng chính là đức Nguyên của đức Càn.

Quân tử vì tu dưỡng thực hành được bốn câu trên đây, chính là hợp với đức của đại nhân ở hào Cửu Nhị mà xứng đáng với địa vị một người thống ngự nhân quần đó vậy. Vậy nên Khổng Tử tán rằng: Hiện long tại điền, lị kiến đại nhân, quân đức dã.

Chữ quân này không phải hạn định quân là vua, chỉ là như chữ nguyên thủ làm lãnh tụ trong một đảng, hoặc làm một vị sư trưởng trong đám học trò cũng là quân vậy. Học Dịch nên cần phải biến hóa, nghiệm ý chớ ăn chữ, mới là thông Dịch.

 Cửu Tam: Quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược, lệ vô cựu, hà vị dã?

Tử viết: Quân tử tiến đức tu nghiệp, trung tín sở dĩ tiến đức dã; tu từ lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp dã; tri chí chí chi, khả dữ cơ dã, tri chung chung chi, khả dữ tồn nghĩa dã. Thị cố, cư thượng vị nhi bất kiêu, tại hạ vị nhi bất ưu.

九三: 君子終日乾乾, 夕惕若, 厲 无咎, 何謂也?

子曰: 君子進德修業, 忠信所以進德也; 修辭立其誠, 所以居業也; 知至至之, 可與幾也; 知終終之, 可與存義也. 是故, 居上位而不驕, 在下位而不憂.

 Hào Cửu Tam này vẫn cũng có đức Long như Sơ Cửu, Cửu Nhị, nhưng Cửu Tam xử vào địa vị bất trung, mà hào Cửu, vị Tam lại là trùng cương, nên Hào từ nói rằng: Quân tử chung nhật kiền kiềntịch dịch nhược, lệ, vô cựu.

Nhưng Hào từ chỉ nói về mặt tinh thần. Bây giờ Văn Ngôn mới phát huy cho đến sự thật. Tiến đức tu nghiệp là do ở tinh thần kiền dịch mà ra; kiền dịch chẳng phải chỉ tối ngày run sợ mà thôi, tất phải có sự thật.

Sự thật là gì? Chính là công phu học tập của thánh nhân.

Công phu học tập của thánh nhân tất phải có thể, có dụng, có trong, có ngoài.

Trong thời cốt ở tiến đức, phải làm sao cho đạo đức trong mình, ngày ngày càng tiến lên mãi, in như lời trong Đại Học: Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân 茍日新, 日新, 又日新. Ấy là tiến đức, nhưng tiến đức thời gốc ở cái gì? Tất gốc ở trung tín. Hễ làm một việc gì hoặc nói một lời gì, tất thảy ngoài như trong, trong như ngoài, như nghĩa Trung Dung: Chí thành bất tức 至誠不息nghĩa là: Rất thành thực, không bao giờ nghỉ.

Như nghĩa Đại Học: Vô tự khi 毋自欺,, nghĩa là: Chớ dối với lương tâm mình, chẳng những không dối người mà cũng không dối lòng mình.

Như thế là trung tín. Trung tín ngày chồng tháng chứa, thời đức mình tiến đến cực điểm cao. Đó là Thánh học ở phía trong.

Còn Thánh học ở phía ngoài, tất phải xem ở nơi công nghiệp. Vậy nên lại phải tu nghiệp, mà xem ở nơi công nghiệp, tất phải lo ở nơi tu nghiệp.

Nhưng vì thì giờ với địa vị Cửu Tam, đương cần thiết về đường tu dưỡng, sự nghiệp cũng chưa đến tế thế an bang, mà chỉ cốt ở lập ngôn lập đức. Vậy nên phải tu từ lập kì thành. Tu từ tức là lập ngôn, hoặc làm ra sách vở, hoặc đứng ra diễn thuyết, lấy văn chương cảm động người, lấy lời lẽ dạy dỗ người, rặt là tu từ. Nghĩa là trau chuốt lời của mình, chính là dĩ ngôn vi sự nghiệp. Nhưng mà sự nghiệp nói đó, há phải như phường lị khẩu xảo ngôn đâu. Tất căn cứ vào đức trung tín của mình từ thuở xưa, viết một chữ, nhả một lời, chỉ là mong mình lập mà người cũng lập, nói mà chính nhân tâm, nói mà phù thế đạo, không một lời gì không căn cứ ở thực lí, thực sự, khiến cho đức thành của mình càng ngày càng xác thực kiên cố, công hiệu càng ngày càng rõ rệt. Như thế là lập kì thành. Đó là công phu tu nghiệp của Thánh học.

Nhưng mà công phu tiến đức, chỉ nói suông trung tín [thì] chưa hết đâu. Công phu tu nghiệp chỉ nói suông tu từ lập thành, cũng chưa hết được đâu. Bởi vì công phu Thánh học vừa tri vừa hành, vừa hành vừa tri, đã tri tất phải hành, cũng có chân tri mới thực hành được, nên lại có câu: tri chí chí chi. Nghĩa là: Biết được như thế mới là đến nơi, đã biết được đến nơi, thời tức khắc phải làm cho đến nơi.

Lại cần cho biết đến nơi để làm cho đến nơi, như thế mới có thể thông thấu được đạo lí vi diệu, ấy là khả dữ cơ. Cơ nghĩa là cơ vi, tỉ như một việc gì thị phi họa phúc chưa hiện rõ ràng, mà đã có một tư cơ triệu rất nhỏ nhen, duy thánh nhân mới biết trước được. Thí như: Thấy mũi sừng ở cách bên tường, mà biết bên ấy hẳn có con trâu; thấy ngọn khói ở cách bên núi, mà biết bên ấy hẳn có đám thất hỏa, ấy là cơ. Hễ những người giữ được cơ mới là người tri chí mà tiên đức mới đến tột mực. Trên nói tri chí là thuộc về phần học trí tri, chỉ cầu một việc ấy biết cho đến nơi, mà chỉ nghiên cứu dĩ vãng với hiện tại, còn chưa thấu triệt đến tương lai.

Bây giờ phải nghiên cứu cho đến cùng là tương lai, đã biết rằng cuối cùng của việc ấy, mới làm cho đến kết quả của việc ấy. Thế là tri chung chung chi. Vì có tri chung chung chi, mới có thể bảo thủ được chủ nghĩa của mình.

Xưa nay, những người thờ một chủ nghĩa mà trung gian phải bỏ, là vì lúc đầu thờ chủ nghĩa chưa nghiên cứu kĩ càng, chưa biết kết quả của chủ nghĩa ấy rồi ra thế nào, lại chưa biết sức mình chống nổi phản diện của chủ nghĩa ấy [có] đến cuối cùng hay không. Thế là bất tri chung, tất nhiên không chung chi được, tất nhiên chủ nghĩa mình phải bỏ, nên nói rằng: Tri chung chung chi, khả dữ tồn nghĩa dã.

Chữ chung trên, nghĩa là cuối cùng, chữ chung dưới nghĩa là kết quả, tồn nghĩa là giữ chặt. Vì mình biết được đến cuối cùng nên mình mới làm được đến triệt để. Đã làm được đến triệt để, thời kỳ chủ nghĩa mình mới viên mãn hoàn toàn.

Thí như: Đi một lối đường từ Huế đến Hà Nội thì mình biết trước đến cuối cùng đường [ở] Hà Nội phải xuống ga nào? Nhà ga cuối cùng ấy là chung, tất phải biết trung gian trải qua mấy ga, chạy mấy giờ, phải dùng đến bao nhiêu tổn phí, phải dùng những đồ hành lí gì, phải dùng mấy người giúp đỡ với mình, hoặc dùng những giống gì để phòng bị thẳng dọc dường, đến khi tới ga Hà Nội thời trụt nghỉ ở chốn nào? Vả lại, từ lúc ra đi cho đến khi tới nơi, trung gian có điều gì nguy hiểm hay không?

Những điều như trên kể, phải tính toán hoàn bị mới nhất định ra đi, đi tất đến nơi, đến nơi tất như ý, thế là chung chi, mà chủ nghĩa mình đi Hà Nội không bao giờ hỏng.

Nói tóm lại, tri chí chí chi thuộc về phần không gian; tri chung chung chi thuộc về phần thời gian; khả dữ cơ là nhân lúc đã hình hiện, xét đến lúc chưa hình hiện; khả dữ tồn nghĩa là chu mật ở bề ngoài để gìn giữ ở bề trong. Đạo lí của Thánh học, tri hành tịnh tấn, thỉ chung nhất quán là như thế. Vì học của thánh nhân như thế nên ứng sự tiếp vật tùy thì xử thế, chẳng chốn nào mà chẳng hay, dầu khi đắc thì đắc thế ở địa vị trên người mà không bao giờ dâm nịch vì phú quý. Dầu khi thất thế ở địa vị dưới người mà không bao giờ buồn bã vì bần tiện.

Trên đó là chuyên nói về học của thánh nhân. Nếu những người chưa được đức như thánh nhân, mà xử vào địa vị Cửu Tam, thời lại nên xem tiết dưới này: nghĩa là chỉ cầu cho khỏi tội lỗi là hay.

 Cửu Tamtrùng cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, cố kiền kiền, nhân kỳ thì nhi dịch, tuy nguy, vô cựu hĩ. 九三, 重剛而不中, 上不在天, 下不在田, 故乾乾因其時而惕雖危无咎矣.

 Ý nghĩa tiết này ở trong Hào từ đã thích kĩ, duy chúng ta nên chú ý nhất là ở câu: Nhân kỳ thì nhi dịch. Bởi vì Cửu Tam theo về địa vị với hoàn cảnh, trên không được như Cửu Ngũ mà tại thiên, dưới không được như Cửu Nhị mà tại điền.

Nếu tài đức mình chưa được như thánh nhân mà biết thập phần cẩn thận ở đường đi nước bước, tất nhân thì mình như thế mà thì lo sự, thời tuy có nguy hiếm, mà không tội lỗi.

 PHỤ CHÚ: Văn Ngôn thích sáu Hào từ, ở các hào không có chữ thì, duy Cửu Tam, Cửu Tứ lọt vào hai chữ thì là ý rất thâm thiết. Xưa nay, thánh hiền ở vào địa vị nguy hiểm, thiệt không thể đại hữu vi được, nhưng không bao giờ táng tiết trụy danh, chỉ vì biết nghĩa chữ thì mà thôi. Thì nên thối tàng thời thối tàng, thì nên im lặng thời im lặng; nhưng mà cái công phu tiến đức tu nghiệp, thời không bao giờ quên. Xem như lời Văn Ngôn hai hào, thời học thì trung của thánh nhân chỉ là như thế.

 Cửu Tứ viết: Hoặc dược tai uyênvô cựu, hà vị dã? Tử viết: Quân tử tiến đức tu nghiệp, dục cập thì dã. 九四: 或躍在淵, 無咎, 何謂也?

子曰:君子進德修業, 欲及時也.

 Cửu Tứ này với Cửu Tam tính chất in như nhau, địa vị cũng tương tự nhau. Tam ở Hạ Quái chi thượng, Tứ ở Thượng Quái chi hạ. Kể toàn quẻ thời hai hào ấy ở địa vị chông chênh. Vậy nên xem Cửu Tam cũng có thể suy ra mà biết được Cửu Tứ. Sở dĩ, Văn Ngôn Cửu Tứ nhắc lại bốn chữ tiến đức tu nghiệp như Cửu Tam.

Nhưng khác nhau chút đỉnh là Cửu Tam thời chưa đến địa vị Thưọng Quái, mà Cửu Tứ thời đã đứng vào địa vị Thượng Quái lại tiếp cận với Cửu Ngũ. Nếu nhích lên một tí, thời có thể đại hữu vi, nên Hào từ có chữ dược mà Văn Ngôn có chữ dục cập thì. Chữ dục có ý sắp sửa; cập thì nghĩa là may gặp được thì tiết hữu vi.

Bày giờ lấy việc hai người đời xưa làm chứng. Cửu Tam thời như ông Khổng Minh khi ông còn cày ở Nam Dương nên ông có câu: Cầu toàn tính mệnh ở loạn thế. Cửu Tứ thời như ông Y Doãn, năm lần tới Kiệt, năm lần tới Thang, chỉ cân lường thì hội mà tấn thối; hay, thời ta dược, nếu chưa hay, thời ta tại uyên. Vậy nên Hào từ có chữ hoặcHoặc là có ý còn ngần nghĩ, mà cũng có ý nghi từ. Công phu tấn đức tu nghiệp [của] Cửu Tứ vẫn y như Cửu Tam, mà ý tứ lựa thì tiến hành thời có khác với Cửu Tam. Xem như lới tiết dưới càng rõ lắm.

 Cửu Tứ, trùng cương nhi bất trung, thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền, trung bất tại nhân, cố hoặc chi, hoặc chi giả, nghi chi dã, cố vô cựu. 九四, 重剛而不中, 上不在天, 下不在田, 中不在人, 故或之, 或之者, 疑之也, 故无咎.

 Thiên chỉ Cửu Ngũ; điền chỉ Cửu Nhị; nhân chỉ Cửu Tam.

 PHỤ CHÚ: Cửu Tam sở dĩ vô cựu là vì biết kiền kiền dịch nhược; Cửu Tứ sở dĩ vô cựu, là vì nhờ có chữ hoặc, địa vị Cửu Tứ vẫn đã có thể được rồi, nhưng còn phải ngần nghĩ đong lường nên tiến thời mới tiến. Vậy nên dùng chữ hoặc.

 Cửu Ngũ viết: Phi long tại thiên, lị kiến đại nhân, hà vị dã?

Tử viết: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ. Bản hồ thiên giả thân thượng, bản hồ địa giả thân hạ, tắc các tòng kỳ loại dã.

先五曰: 飛龍在天, 利見大人, 何謂也?

子曰: 同聲相應, 同氣相求, 水流濕, 火就燥, 會從龍, 風從虎, 聖人作而萬物睹本乎天者親上, 本乎地者親下, 則各從其類也.

 Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, sáu câu ấy là khách, là bồi sấn.

Thánh nhân tác, nhi vạn vật đổ, câu ấy là chủ, là chính, thích nghĩa Hào từ.

Tác là thích nghĩa chữ phi; đổ là thích nghĩa chữ kiến; thánh nhân là thích nghĩa chữ đại nhân. Chương này không thích nghĩa câu một được nên phải thích tóm toàn văn, sẽ cho đầu đuôi quán triệt với nhau, tựu trung cũng phải xáo nguyên văn để cho thông suốt được ý nghĩa của thánh kinh, xin học giả nhận kĩ.

Hào từ Cửu Ngũ sở dĩ rằng: Phi long tại thiên, lị kiến đại nhân, là ý nghĩa như thế nào?

Khổng Tử sợ người học Dịch chỉ y theo mặt chữ, không thể phát minh được.

Vậy nên dùng cách thí dụ. Ngài nói rằng: Lẽ trong thiên hạ đã có cảm, tức có ứng, nhưng tức phải đồng loại với nhau, quan hệ với nhau thời cảm ứng mới mau chóng. Cửu Ngũ sở dĩ lị kiến Cửu Nhị, Cửu Nhị sở dĩ lị kiến Cửu Ngũ, thiên hạ sở dĩ lị kiến đại nhân, cũng chỉ một lẽ cảm ứng tự nhiên mà nên thế. Vẫn không ai bắt buộc ai, mà cái bắt buộc chỉ là dẫn dụ ở tâm đồng, đạo hợp mà thôi.

Ví như: con hạc mẹ kêu thời con hạc con họa lại ngay; đêm khuya một con gà gáy thời bao nhiêu con gà khác gáy theo ngay. Vì đồng một tiếng nên ứng nhau như thế. Lại ví như: Đem gương lấy lửa để dưới bóng mặt trời, thời lửa bén ngay, vì mặt trời là khí lửa nên gương lấy lửa dẫn được khí trời. Đem đá nam châm đặt gần chốn có sắt, thời dẫn được đồ sắt ngay, vì đá nam châm là mẹ đẻ ra sắt nên nó thường hút được kim khí. Hễ đồng khí thời cầu nhau như thế.

Chốn thấp là hợp với tính nước nên nước thường chảy xuống chốn thấp.

Chốn ráo là hợp với chất lửa nên lửa thường bén với chốn ráo. Hễ hợp tính thời tìm nhau như thế. Long là vật thuộc về loài dương, mà vân cũng là khí dương un nấu ra nên vân hay theo long, long hiện thời mây ùn lên. Hổ là vật thuộc về loài âm, mà phong lại là âm khí phát động nên phong hay theo hổ, hổ tới đâu thời gió hút theo Xem như sáu cái chứng ấy, thời cơ cảm ứng rất tự nhiên, cũng rất mau chóng.

Bây giờ thịnh đức chí thành của thánh nhân cảm động được lòng người trong thiên hạ, người [trong] thiên hạ tất nhiên phải ưng ngay.

Tức như vua Thuấn là một tên dân cày ở Lịnh Sơn mà đến khi vua Nghiêu dắt ra, thời những kẻ ngục tụng âu ca ở trong thiên hạ, bỏ con vua Nghiêu mà theo vua Thuấn.

Lại như vua Lê Thái Tổ nước ta là một người dân cày ở Lam Sơn, đến khi khỏi nghĩa đánh Ngô, thời [người] hưởng ứng khắp toàn quốc, thật là một vị thánh quân xuất hiện, mà vạn vật đâu cũng nghểnh cổ trông vào.

Đó là cảm tự nhiên, mà ứng cũng tự nhiên, nên có thiên đức như Cửu Ngũ, thời tất thảy người trong thiên hạ ai nấy cũng phải lị kiến.

Bởi vì nguyên lí của loài người, theo lành tránh dữ, nhân đồng thử tâm, tâm đồng thử lí, mà thánh nhân là một người rất lành trong loài người nên thiên hạ rất vui theo, chẳng phải thánh nhân hữu tâm cầu thiên hạ, mà thiên hạ tự nhiên theo thánh nhân. Đó chỉ là tránh người bạo, theo người nhân, xa người dữ, gần người lành, vẫn là tâm lí sẵn của loài người nên cảm ứng được mau như thế. Thử xem bao nhiêu động vật tất nhiên đầu hướng về phía trên, không thấy động vật nào chân ở trên cả? Bởi vì nó là một loài gốc ở trời, đắc dương khí mà phát minh ra, vậy nên thân thượng. Lại xem Bao nhiêu thực vật, thời thường đầu hướng xuống dưới, chẳng thấy cây cỏ nào đầu ở trên cả? Bởi vì nó là một loài gốc ở đất, do âm khí mà phát sinh ra nên nó thân hạ. Loài người gốc nguyên khí tạo hóa sinh ra vẫn là loài lành, được một người rất lành như thánh nhân, tất nhiên thiên hạ phải theo, cũng là tùng kỳ loại vậy.

 Phù đại nhân giả, dữ thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, dữ tứ thì hợp kỳ tự, dữ quỷ thần hợp kỳ cát hung, tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thì, thiên thả phất vi, nhi huống ư nhân hồ, huống ư quỷ thần hồ.

夫大人者, 與天地合其德, 與日月合其明, 與四時合其序, 與鬼神合其吉凶, 先天而天弗違, 後天而奉天時, 天且弗違, 而况於人乎, 而况於鬼神乎,

 Trên là mượn các loài cảm ứng để thí dụ thiên hạ tất phải lị kiến đại nhân. Bây giờ lại hình dung cho tường tận đức của đại nhân. Hễ gọi một bậc đại nhân, tất có đức lớn như trời đất, không chốn nào không che, không vật nào không chở. Có đức sáng suốt như mặt trời, mặt trăng, không chốn nào, vật nào mà không soi rọi đến nơi. Có trí khôn sắp xếp mỗi việc, tầng thứ trươc sau, đúng như thì tiết bốn mùa. Có tính khôn thiêng biết được việc lành, việc dữ in như quỷ thần, gặp việc gì ý trời muốn làm, đón trước được ý trời mà làm thì trời phải nghe theo; thấy được việc gì ý trời đã rõ rệt mà làm theo sau trời, thì quả nhiên như trời làm, thế là đại nhân. Đại nhân tức là thiên nên thiên phải nghe theo. Trời hãy còn nghe theo, mà huống gì người nữa rư.

 PHỤ CHÚ: Lời Văn Ngôn tán tụng bậc đại nhân Cửu Ngũ, thật là cùng cao cực thâm, tận thiện tận mỹ, chúng ta muốn làm như bậc đại nhân ấy thật không dung dị, nhưng chúng ta phải biết, đại nhân Cửu Ngũ, tức là đại nhân Cửu Nhị, chẳng qua công phu tích lũy từ thấp tới cao. Nếu chúng ta có học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi, khoan dĩ cư chi, nhân dĩ hành chi, thời tuần tự bước lên, do hiền mà bắt chước đến thánh, do thánh mà bắt chước đến thiên, thời chúng ta cũng là một bậc đại nhân Cửu Ngũ mà thôi.

Nói tóm lại, công phu ở Cửu Nhị là tạo nhân, sự nghiệp đến Cửu Ngũ là kết quả.

Chúng ta học Dịch tất phải có một cái mục đích sẽ làm đại nhân. Tức như câu nói của Mạnh Tử: Nhân giai khả dĩ vi Nghiêu Thuấn.

 Thượng Cửu viết: Kháng long hữu hối, hà vị dã?

Tử viết: Quý nhi vô vị, cao nhi vô dân, hiền nhân tại hạ vị nhi vô phụ, thị dĩ động nhi hữu hối dã. 上九: 亢龍有悔, 何謂也?子日: 貴而无位, 高而无民, 賢人在下位而无輔, 是以動而有悔也.

 Sáu hào quẻ Càn, tất thảy đều có đức long, đáng lẽ là hào nào cũng tốt. Cớ sao Thượng Cửu lại nói rằng đức long đến lúc cùng cực thời hữu hối?

Thế mới biết, Dịch lí thiết yếu nhất là chữ thì.

Xử địa vị Thượng Cửu, là chỉ đã cùng cực, ở cao nhất quẻ Càn mà kỳ thực không được vị tôn. Bởi vì hào vị đến Cửu Ngũ là tôn tột mực, té ra Thượng Cửu là vô vị. Trên hết cả mọi hào vẫn là cao, nhưng mà nhân dân chỉ lị kiến đến Cửu Ngũ mà thôi, té ra Thượng Cửu là vô dân. Tất thảy hiền nhân ai nấy đều ở vị dưới mình mà không ai lị kiến đến mình, té ra mình cô cao vô phụ (vô phụ là không ai giúp do cho mình).

Hào tượng đã như thế, chính đúng với buổi chặp tối trong một ngày, ngày ba mươi trong một tháng, mặt trời đã đến buổi gần lặn, mặt trăng đã đến buổi khuyết, dầu đức long tốt đến thế nào cũng chỉ nên thôi, [thế] mới được vô hối.

Nếu động thời tất nhiên hữu hối. Thí dụ [cho] hào này như hai hạng người sau:

Một là: Ông Thái Thượng Hoàng đời Trần là ông Trần Thái Tôn.

Một là: Ông chồng bà Vực Đa Lợi A người nước Anh. Thế là: Quý nhi vô vị, cao nhi vô dân, hiền nhân tại hạ vị, nhi vô phụ. 

 Kháng chi vi ngôn dã, tri tiến nhi bất tri thối, tri tồn nhi bất tri vong, tri đắc nhi bất tri táng. Kì duy thánh nhân hồ: tri tiến, thối, tồn, vong nhi bất thất kì chính dã giả, kì duy thánh nhân hồ.

亢之為言也, 知進而不知退, 知存而不知亡, 知得而不知喪. 其惟聖人乎: 乎進, 退, 存, 亡而不失其正也者, 其惟聖人乎.

 Trên đây là giải thích lí do sở dĩ hối là vì kháng nên tiết này lại giải thích nghĩa chữ kháng cho rõ ràng.

Kháng là ý nghĩa thế nào?

Trong thiên hạ thường có một hạng người, chỉ biết lúc tiến được thì cứ tiến mà không biết lúc nên lui mà lui. Chỉ biết lúc hiện tại là đương tồn mà không biết tương lai e có lẽ vong. Chỉ biết phía được là đắc, mà không biết đến phía mất là táng.

Vì chỉ biết tiến, biết tồn, biết đắc, mà không xét đến thối, đến vong, đến táng; cứ tham tiến mà không thối, chắc rằng tồn mà không lo vong, tham đắc mà không sợ táng, thế thời xử địa vị Thượng Cửu, tất phải như ai mới khỏi hữu hối rư! Tất phải như bậc thánh nhân, biết được tiến, thối, tồn, vong, mà theo thì thuận xử, vừa đúng được đạo lí. Đương lúc tiến mà sắp sẵn một cách thối, đương lúc tồn mà đã phòng bị đến lúc vong, thấy cái đắc mà răn de đến cái táng, tác dụng vẫn có cái biến thiên luôn mà không bao giờ sai đạo lí chính. Như thế thời làm gì có kháng, mà cũng còn có việc gì hối nữa rư?

Than ôi! Địa vị như Thượng Cửu mà xử trí được hợp đạo như thế, e chỉ bậc thánh nhân mà thôi chăng.

Từ đây sắp xuống, Văn Ngôn dùng bằng cách vận văn.

 Tiềm long vật dụng, dương khí tiềm tàng, hiện long tại điền, thiên hạ văn minh, chung nhật kiền kiền, dữ thì giai hành. 潜 龍 勿 用 , 陽 氣 潜 藏 , 見 龍 在 田 , 天 下 文 明 , 終 日 乾 乾 , 與 時 皆 行 .

 “Tàng, minh, hành, hiệp thành một vận”.

 Hoặc dược tại uyên, càn đạo nãi cách, phi long tại thiên, nãi vị hồ thiên đức, kháng long hữu hối, dữ thì giai cực, Càn nguyên dụng cửu, nãi kiến thiên tắc. 或躍在淵, 乾道乃革, 飛龍在天, 乃位乎天德, 亢龍有悔, 與時皆極, 乾元用九, 乃見天則.

 “Cách, đức, cực, tắc hiệp thành một vận”.

 Vì Văn Ngôn dùng vần nên dịch nguyên văn cũng phải dùng vần:

Rồng ngầm chở dụng, là tượng hào Sơ Khí dương  dưới, rồng chứa mây mưa

Rồng ra ở ruộng, hào Nhị bây giờ

Rõ ràng văn hóa, khắp cả gần xa

Nửa trên nửa dưới, buổi phải âu lo

Triều càn tịch dịch, thì nghĩa rất to

Qua hào Cửu Tứ, hoặc dược tại uyên

Đạo Càn sắp đổi, từ dưới lên trên

Hào Cửu Ngũ tượng rồng bay

Đức trời tròn vẹn, đứng ngay ngôi trời

Hào Thượng Cửu, long tột vời

Ngôi cao nhưng cũng theo thì nên lui

Sáu dương đã biến cả rồi

Quần long bình đẳng, đạo trời hiển nhiên.

 Càn nguyên giả, thỉ nhi hanh giả dã; lị trinh giả, tính tình dã. Càn thỉ năng dĩ mỹ, lị lị thiên hạ, bất ngôn sở lị, đại hỉ tai. 乾元者, 始而亨者也; 利貞者, 性情也. 乾始能以美, 利利天下, 不言所利, 大矣哉.

 Tiết này lại thích thêm ý nghĩa Soán từ ở đầu quẻ, Càn nguyên là đức nguyên của Càn, tạo thỉ vạn vật, mà vạn vật được hanh thông.

Duy đương lúc nguyên, hanh, thời tính tình của Càn phú dữ cho vạn vật, còn chưa phát triển được hết, đến khi lị, trinh, thời giống gì, giống gì cũng thành công kết quả, thời tính tình của Càn mới phát triển đến cực điểm. Bởi vì nguyên, hanh là Càn đạo chi thỉ, lị trinh là Càn đạo chi chung, có đến lúc cuối cùng thời mới thấy được chân tính, chân tình. Vậy nên nói lị trinh giả tính tình dã.

Tuy nhiên, ở trong tứ đức, thời đức lị lại là quan kiện cho ba đ?


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kinh Dịch
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/