Lời hay ý đẹp
30/07/2024 - 5:40 PMLê Công 51 Lượt xem

Quang trung _ ông là ai?

Lời đầu:
Khi xưa, tôi được dạy, ông là “anh hùng áo vải”, ông là vị tướng tài “bách chiến, bách thắng”; ông tiến quân ra Bắc thần tốc tiêu diệt quân Thanh vân vân và vân vân.
Trong số đó có những điều chưa thể tin ngay mà tôi đã phải tìm tòi (có lẽ gần nửa thế kỷ), để hôm nay tạm ngưng. Xin chia sẻ vắn tắt một số giải đáp. Lưu ý rằng vì là vắn tắt nên không có điều kiện để trích dẫn nguồn:
- Tại sao Quang Trung mang họ Nguyễn?
- Hành trình và cách đánh quân Thanh như thế nào?
- Nguyên nhân thất bại của phong trào Tây Sơn.

Tại sao Quang Trung mang họ Nguyễn?
Trong tất cả các tài liệu tôi đọc chưa có chỗ nào giải thích, có lẽ với các tác giả (đặc biệt là phương tây, họ có vẻ không quan tâm), còn phần đa các tác giả còn lại đều cho rằng ông mang họ mẹ. Chính vì vậy khi tôi chất vấn họ đều trả lời là ông mang họ mẹ.
Tôi cho rằng cách giải thích như vậy là vô trách nhiệm nhất. Bởi vì nếu “tìm ra căn nguyên” sẽ dễ dàng giải thich các hành động của anh em Tây Sơn về sau cũng như những thành công và thất bại của họ.
Có thể khẳng định rằng anh em Tây Sơn mang họ Nguyễn không phải lý do mang họ mẹ (dù họ Nguyễn là họ mẹ thật). Nếu tâm nguyện mang họ mẹ thì sao không mang ngay từ đầu mà “nửa chừng xuân” khi nổi dậy mới mang họ mẹ? Nếu mang họ mẹ từ đầu thì lấy đâu ra “Nguyễn Huệ vốn tên Hồ Thơm” như các sách đã dẫn.
Việc đó được giải thích như sau:
Sau khi Trương Phúc Loan chuyên quyền, Trương Văn Hiến (họ Trương Phúc Loan thuộc tôn thất nhà Nguyễn) bỏ đi và tìm đến các lò dạy võ như âm thầm tìm nguồn”phò Nguyễn”. Ông tìm đến lò dạy võ Tây Sơn. Tại đây ông thấy ba anh em Tây Sơn có tài năng khác thường, có khả năng xoay chuyển việc lớn. Trương Văn Hiến cũng đã chinh phục được anh em nhà Tây Sơn. Ông thấy nếu họ “theo về nhà Nguyễn” thì khả năng thành công là thực tế. Anh em nhà Tây Sơn đã nghe theo, nên việc đầu tiên là đổi sang họ Nguyễn. Sau đó khi khởi binh họ đã “mời” thế tử nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương về trại, Nguyễn Nhạc đã tổ chức gả cưới con gái chủa mình cho Thế Tử để làm tin. Tuy nhiên thế tử đã nhìn thấy bản chất giang hồ của anh em nhà Tây Sơn dựng mình làm bù nhìn, nếu điều đó xảy ra thì cũng chỉ là “vua Nguyễn, chúa Tây Sơn” chẳng khác gì “vua Lê, chúa Trịnh” xú Bắc Hà. Thế tử âm thâm khước từ nên dù gần hai tháng tân hôn cũng không có “động phòng hoa chúc”. Để rồi sau đó thế tử trốn đi và tìm về anh em chúa Nguyễn đang ly tán ở phương Nam.
Nếu như trước đây Tây Sơn “phò Nguyễn, diệt Loan”, thì sau khi kế sách (âm mưu) này bị thất bại, Tây Sơn quay ra đánh thẳng vào nhà Nguyễn.
2) Hành trình và cách đánh quân Thanh như thế nào?
Trước hết phải nói ngay rằng, chuyện Quang Trung hành quân thần tốc 5 ngày từ Thuận Hóa ra Thăng Long đánh quân Thanh là sai.
Nguyễn Huệ xưng Hoàng Đế ngày 24/11 Mậu Thân (1788), 25 cất quân, 29 ra Nghệ An, ông dừng lại ở Nghệ An hơn 10 ngày để tuyển quân, sau đó ra Thanh Hoa (hồi đó chưa là Thanh Hóa), tiếp tục tuyển quân, huấn luyện và chuẩn bị. Tất cả tuyển được 8 vạn quân (theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên). Sau đó ông cho quân sĩ ăn tết trước để ngày trước cuối năm xuất quân tại Thanh Hoa. Cụ thể là Thọ Hạc, trước lễ xuất quân Quang Trung còn tuyên cáo có câu “Đánh cho quân Thanh biết là nước Nam có chủ”.
Cần phải nói rằng Ngô Văn Sở cho lui binh về Thanh Hoa, chứ không phải Tam Điệp, cụ thể là Biện Sơn (Có người gọi là Biển Sơn – có lẽ do phát âm của dân người Thanh Hoa). Biện Sơn là Bỉm Sơn ngày nay.
Chỉ huy đóng ở Thọ Hạc (phía ngoài Hàm Rồng ngày nay), kế theo đại quân đóng ở Biện Sơn, chỉ bộ phận gác và tiền trạm ở Tam Điệp. Công tác bảo vệ và bí mật rất nghiêm ngặt, chỉ duy nhất một nữ chiêu hồi lọt về báo cho quân Thanh nhưng Tôn Sĩ Nghị không tin.
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên. trước đó Quang Trung còn sai người ruổi ngựa đưa thư đến Tôn Sĩ Nghị xin đầu hàng, lời lẽ rất nhụn nhẵn khiêm tốn (câu chữ trong sách). Ngay đến ngày mùng bốn tết Kỷ Dậu tiền quân lưu động của Quang Trung tấn công vào các đồn của quân Thanh, nhưng cứ đánh là thua làm cho Tôn Sĩ Nghị càng chủ quan.
“Hồi trống canh năm sang hôm sau, Văn Huệ xắn tay áo đứng dậy, đốc thúc bản bản bộ lùa quân rầm rộ tiến lên” (Câu chữ của Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên).
Cách đánh của Quang Trung tóm tắt như sau:
Khi công thành, cho lăn các ống cống rỗng đi trước che chắn voi, ngựa và quân. Ống cống có khung làm bằng cây mét và tre(cái này Thanh Hoa rất sẵn), sau đó lấy rơm tẩm bùn, đất sét ướt bện vào nên các mũi tên bắn vào đều cắm vào bùn, khiến quân ta thu được nhiều tên (kiểu như Gia Cát Lượng cảm ơn Tào Tháo cho tên như trong Tam Quốc). Cũng cần nói thêm rằng cách dùng các ống cống rỗng này trong sử nhà Nguyễn đã mô tả, nhưng các nhà sử ta không tin vì Quang Trung là “kẻ thù” nhà Nguyễn. Mãi gần đây có điều kiện tra cứu trong tàng thư tàu thấy đúng mới công bố. Khi quân đến sát thành thì Quang Trung cho bắn hỏa công cháy hết. Hỏa công kiểu súng bắn đạn cháy có lưu huỳnh, một loại vũ khí sở trường của Quang Trung, rất lợi hại, (nhưng gần đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cái chết của Quang Trung sau này có nguyên nhân ngộ độc từ lưu huỳnh). Sau đó đốc hơn một trăm thớt voi xông trận, ngựa chiến trông thấy voi quay đầu chạy thục mạng, quân Thanh giẫm đạp nhau bỏ chạy, quân ta rất ít thương vong.
(Còn nữa)


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

NHÀ ĐẤT LÊ CÔNG

0919.168.366

BÓI QUẺ & PHONG THỦY

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Lời hay ý đẹp
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/