Văn Hóa_Tín Ngưỡng
27/11/2020 - 5:55 PMLê Công 693 Lượt xem

PHƯƠNG THỨC DỌN ĐỒ ĐẠC VÀO NHÀ MỚI THEO TRUYỀN THỐNG

Nếu nhà có bài vị thờ tổ tiên, thì nên mang bài vị này vào trước.

Chuẩn bị sẵn một số tiền xu xưa cũ càng tốt, lúc bắt đầu bước vào nhà, gia chủ cầm túi tiền vừa đi vừa niệm “Song cước đạp nhập lai, Phú quí đái tiến lai” Hai chân bước vào nhà, Giàu sang cũng theo vào. Kế đem rãi những đồng tiền ấy khắp nhà, vừa rãi vưa niệm:“Mãn địa huỳnh kim, tài nguyên quảng tiến, tiền tài phong doanh” Vàng ròng đầy đất, nguồn tiền bạc rộng chảy đến, tiền bạc luôn sung túc .

*.  Đặt giường thì cũng phải chọn ngày thường dùng trực Nguy, nếu chưa chọn được ngày thì đặt tạm đâu đó, chờ đúng ngày tốt mới đặt vào chỗ chính thức.

*.  Trong buổi tối ngày về nhà mới, chủ nhà phải nằm trên giường  độ khoảng năm đến mười phút, ngồi dậy đứng lên vận động tay chân mình mẫy một lúc, rồi mới trở lại nằm ngủ chính thức, tượng trưng cho việc đến ở nhà mới ít bị bệnh hoạn.

*.  Sau khi đã an bài xong mọi thứ, tất cả người nhà tập họp lại trước bàn thờ tổ tiên vái lạy, cầu nguyện ông bà phù hộ về chỗ mới này được bình an thịnh vượng.

*.  Những động tác kể trên, cố gắng thực hành được càng đủ càng tốt.

*.  Ngày về nhà mới, trước cổng treo một cặp “đại thái đầu” bắp cải lớn, cửa nhà treo một cặp trái “Phượng lê”, ý cầu mong cho được “lành tốt nhất” hảo thái đầu và “thịnh vượng đến” vượng lai.

*.  Buổi chiều ngày về nhà mới, nhớ phải cúng lễ “Bái Thổ Địa” nói ở bài trước, còn gọi là “Thần giữ nhà”. Như vậy thì mới tỏ ra hòa bình thân thiện với “chủ cũ”, mang lại bình an hạnh phúc.

*.  Đêm đầu tiên ở nhà mới, nên mở tất cả các đèn cháy sáng đến hôm sau, làm cho vượng khí không bị gián đoạn.

 PHONG TỤC VỀ GẢ CƯỚI

A-. PHONG TỤC theo XƯA:

Truyền thống xưa về hôn lễ gồm có sáu nghi lễ là: “Nạp Thái, Vấn Danh, Nạp Cát, Nạp Trưng, Thỉnh Kỳ, Thân Nghênh ”. Thường gọi là “Hôn sự lục lễ”.

1-. Lễ Vấn Danh:

Ngày xưa khi bắt đầu một cuộc hôn nhân, trước hết phải tiến hành nghi lễ “Vấn Danh”, còn gọi là “Nghị Hôn”. Nội dung chính của lễ này là trao đổi “Niên canh bát tự” tám chữ của năm, tháng, ngày, giờ sinh của đôi nam nữ.

Khi một đôi trai gái quen biết nhau và phát sinh tình cảm ít nhất là bên trai đồng ý, đàng trai mới yêu cầu “Ông Mai Bà Mai” đến nhà gái để xin “Bát tự” của cô gái. Trở về, bên trai đem tờ giấy bát tự đó đặt trên bàn thờ tổ tiên, dùng phép bói xem tốt xấu. Nội trong ba ngày, bên nhà trai không có chuyện gì không hay xãy ra, đàng trai mới cho Ông Bà Mai mang bát tự của chú trai đem sang nhà gái. Bên nhà gái sau khi xem xét nếu thấy hai tuổi hợp nhau, liền cho chép lại nội dung của cả hai tuổi giao cho Ông Bà Mai đem về nhà trai. Nếu không đồng ý thì chỉ giao trả lại tờ giấy ghi tuổi trai mà thôi.

*.  Xong lễ vấn danh này, hai bên hợp chọn một ngày tốt kế tiếp để làm lễ Nạp Thái. Động tác chọn ngày nạp thái này gọi là Văn định, Quá định, Định sính hay Huề định.

Hai bên thống nhất ngày giờ, trước ngày đàng trai đến nhà gái để làm lễ Nạp Thái, phải làm lễ cúng Tổ Tiên bên nhà trai trước. Lễ cúng này chủ yếu là “hộp bánh” hoặc “một bánh lớn” đặt trên bàn thờ tổ tiên, khấn nguyện ông bà phù hộ cho cuộc hôn nhân tiến hành thuận thảo suông sẻ, tương lai cặp vợ chồng này được sáng sủa tốt đẹp.

2-. Lễ Nạp Thái:

a/-. Xuất phát:

-. đàng trai mang sính lễ loại sáu lễ hay mười hai lễ đem đến nhà gái.

-. đến trước cửa nhà gái, đàng trai đốt một phong pháo để báo hiệu. Đàng gái cũng đốt trả một phong pháo để tỏ ý nghênh đón.

b/-. Đón khách:

-. Ông Bà Mai xuống xe trước, những người khác xuống sau.

-. chú rễ thì do một “chú bé” bên đàng gái cử ra tiếp đón.

-. đàng trai mang sính lễ vào, nhà gái tiếp nhận, đem bày trên bàn phòng khách.

c/-. Giới thiệu:

-. nhà gái mời khách ngồi, chú rễ được ngồi “ghế danh dự”.

-. cô dâu được một “người đàn bà tốt phúc” hướng dẫn ra chào khách, mời khách dùng trà, rồi quay vào trong.

-. Ông Bà Mai chính thức giới thiệu người bên nhà trai cho nhà gái biết, nhà gái giới thiệu đáp lễ.

d/-. Cúng Tổ Tiên:

-. nhà gái nhận sính lễ nhà trai mang đến, cử một vị có tuổi, đạo đức tốt, phúc lộc nhiều, đại diện đến trước bàn thờ tổ tiên để thắp đèn, thắp hương, dâng lễ vật, rượu trà bánh của nhà trai mang đến.

e/-. Dọn dẹp bình trà:

Lát sau, cô dâu tương lai trở ra, dọn dẹp bình trà. Những người bên nhà trai tặng “bao tiền mừng” cho cô gái.

-. cô dâu mang bình trà vào rồi trở ra.

f/-. Đeo nhẫn:

Dưới sự chứng kiến của hai họ, cô dâu ngồi trên một chiếc ghế cao tại giữa nhà, mặt hướng ra cửa chính nếu là bắt rễ, gởi rễ thì mặt hướng vào trong nhà, hai chân gác lên một cái ghế tròn thấp, bà mẹ chồng đeo nhẫn cho cô dâu và chú rễ ở ngón giữa nam thì bàn tay trái, nữ bàn tay phải.

-. nhạc trổi lên chúc mừng.

-. nếu cha mẹ bên gái không muôn nhận tiền của đàng trai mang đến thì chỉ nhận phong bì đỏ, còn tiền thì giao trả lại cho bên nhà trai.

g/-. Hồi lễ:

-. Những lễ vật họ nhà trai mang đến, bên nhà gái nhận xong, đem vào trong chia ra, hoặc phân nửa, hoặc một phần ba giao lại cho Ông bà mai, để “hồi lễ” cho bên nhà trai.

-. Lễ vật là “sáu món” hay “mười hai món” tùy giao ước hai bên.

h/-. Ăn tiệc:

-. Đến đây thì xong phần nghi thức “Đính hôn”, nhà gái dọn dẹp ly tách uống trà để dọn tiệc chiêu đãi họ nhà trai bên trai ngồi phía tay phải, bên gái ngồi phía tay trái từ trong nhìn ra

-. Khi tiệc kết thúc, đàng trai ra “lễ kiếu” từ tạ để xin phép ra về. Đàng gái ra “lễ đưa” tiễn khách .

-. Nhà gái cho một số chú bé xinh xắn mang những thau nước ra cho họ nhà trai rửa mặt, rửa tay trước khi ra về.
k/-. Tiễn khách:

-. Họ nhà gái đưa tiễn khách, chỉ đưa tới cổng mà thôi, chủ khách đều không nói câu “Tái kiến” hẹn gặp lại.
-. Nhạc phụ tặng chú rễ món quà nhỏ gọi là “thưởng diện lễ” lễ lại mặt, ra mắt.

-. Bà mẹ chồng cũng tặng cô dâu món “thưởng diện lễ” đáp tạ.

3-. Lễ Sáu Món:

Sính lễ trong ngày đính hôn mà bên nhà trai đưa đến cho nhà gái, hàm ý cảm tạ công lao cực khổ, tốn kém… của cha mẹ cô dâu tương lai đã bỏ ra để nuôi con cho đến ngày trưởng thành như hôm nay.

-. Ngày này cũng có ý nghĩa là cho bên nhà gái biết mặt “chú rễ tương lai”.

-. có hai hình thức: Lễ sáu món hoặc Lễ mười hai món.
1/-. Bánh lớn tức bánh con trai

2/-. Bánh trong hộp tức bánh lễ, đa số là dùng bánh tây,

ít ngọt.

3/-. Bánh mễ hương gạo thơm. Tục ngữ nói:“Ăn gạo thơm như cưới được dâu tốt”.

4/-. Nhang lễ, pháo lễ, đèn lễ: một cặp hương thơm lớn, hai bánh pháo, hai cây đèn cầy có hình rồng phượng.
5/-. Gạo, nước đường, phúc viên long nhãn khô, hàm ý nhiều con nhiều cháu.

6/-. Vàng sính lễ, đồ trang sức cho cô dâu, tơ vải lụa, tiền tiệc bên nhà gái

Về tiền, có hai loại: tiểu sính và đại sính. Nhà gái chỉ thường thu nạp tiểu sính mà thôi.

Trang sức và tơ vải, thường là do “bà nội ngoại tương lai” tặng cô dâu khi cô ra mắt ông bà, những thứ này sẽ được cô dâu mặc trong ngày cưới.

Các loại y phục phụ, giày dép, hòm rương của cô dâu

thường là do đôi bên thỏa thuận.

4-. Lễ mười hai món: Dùng sáu món trên, gia thêm các món sau:

1/-. Các loại đường như: tứ sắc, đông qua, xảo khắc kim tảo, băng đường và bánh quít.

2/-. một cặp rượu ngon ý nói một năm 24 tiết khí đều được bình an thuận lợi

3/-. mì sợi tượng trưng cho nhân duyên tốt đẹp lâu dài. Mười hai sợi là để chúc cho vợ chồng trẻ phúc thọ lâu dài.
4/-. lợn nguyên con, nửa con hoặc một đùi tượng trưng
5/-. Gà ướp muối, vịt ướp muối, tượng trưng cho tình cảm mặn mà, ấm no hạnh phúc lâu dài.

6/-. hoa đẹp, bình hoa đẹp, các món đồ cổ quí giá.

*.  Những món mà nhà trai mang đến nhà gái, sẽ được nhà gái “hồi lễ” cho nhà trai là:long nhãn khô, gà ướp muối, nhang lễ, pháo lễ, đèn lễ. Lợn chỉ thu phân nửa để tặng thân tộc nhà gái. Bánh lễ thì thường bên gái cũng hồi lại bên trai một số.

*.  Hồi lễ của bên nhà gái để tặng cho chú rễ tương lai:
Bên nhà gái cũng có bản phận phải chuẩn bị một số phẩm vật để tặng lại cho chú rễ, thường là những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt như: quần áo tây, dây nịt, cà-. vạt, giày… Theo truyền thống, nhà gái cần tặng những thứ sau:

1/-. than đá tượng trưng cho mối tình nóng bỏng như than

cháy đỏ

2/-. gạo hoặc lúa mì tượng trưng cho sau ngày cưới, cuộc sống vợ chồng đước no ấm

3/-. đường cát đen: tặng cho thân tộc nhà trai dùng uống trà, vị ngọt ngào, nhiều người thích.

4/-. khăn quấn đầu: dùng tơ mềm xếp thành nhiều lớp làm khăn quấn đầu. Bên trong có “thủ bạch” lụa trắng và “hồng bao” bao lì xì đỏ, tượng trưng cho sự cầu chúc người nam “tay trắng làm nên” bạch thủ thành gia và “sự nghiệp phát triển” hồng đồ đại triển

5/-. Hoa liên tiêu và vu diệp: là hai loại thực vật sinh sôi nẩy nở nhiều, nhanh, ý chúc nhiều con nhiều cháu, nhiều phúc lộc.

 6/-. Quả thạch lựu: nhiều hạt, cũng chúc cho nhiều con nhiều cháu.

7/-. Hoa quế:chúc phú quí.

5-. Những nghi thức trong lễ đính hôn:

Bên trai cần phải chuẩn bị tiền đầy đủ để dùng vào các lễ sau:

1/-. “Lễ tương kiến”: chú rễ tặng cho chú bé bên nhà gái đến mở cửa xe cho mình.

 2/-. “Uống trà ngọt”: thân tộc nhà trai tặng cho cô dâu khi cô dâu đến mời trà.

 3/-. “Lễ  Cữu Tử”: chú rễ tặng cho các em trai, em gái của cô dâu.

4/-. “Lễ mang bồn rửa tay”: tặng cho các chú bé mang bồn

nước đến cho thân tộc nhà trai rửa tay sau khi dự tiệc.

5/-. “Lễ đoan trà”: tặng cho người hướng dẫn cô dâu ra mời trà, thường chọn là người đàn bà được “phúc lộc song toàn”.

 6/-. “Lễ đốt đèn”: tặng cho người phụ giúp đốt đèn để cúng tổ tiên.

7/-. “Lễ trang điểm”: tặng cho vị giúp cô dâu trang điểm.
8/-. “Tiền chợ”: tục gọi là “áp trác”, phụ tiền cho nhà gái

tổ chức buổi tiệc.

9/-. “Lễ bà mối”: tặng cho Ông bà mai.

6-. Trình tự nghi thức lễ thỉnh họ, rước dâu:

Sau lễ đính hôn, là việc chọn ngày “đám cưới”. Trước tiên phải do Ông Bà Mai đem niên canh bát tự của đôi trai gái đến nhờ một vị thầy xem số mệnh, chọn một ngày lành tốt, phù hợp với tuổi tác nam nữ và cha mẹ đôi bên. Kế đó, bên nhà trai làm một cái thư gọi là: “Thỉnh kỳ nghênh thân thư” Báo ngày giờ cưới và rước dâu và “Thỉnh kỳ lễ thư” Xin cho biết lễ vật ngày cưới do bên gái yêu cầu kèm ít lễ vật đưa sang nhà gái. Phía nhà gái xem xong, gởi thư trả lời kèm theo áo gấm và giày châu để hồi đáp.

Ngày xưa, lễ cưới được chia làm hai loại:đơn đỉnh thú lễ đơn và song đỉnh thú lễ kép.

-. Lễ đơn thì chú rễ vẫn ở nhà, không đến bên nhà gái để rước dâu, chỉ do Bà mối đến nhà gái đón cô dâu mà thôi.

-. Lễ kép thì nhà trai phải chuẩn bị hai chiếc kiệu, một cho chú rễ, một cho cô dâu. Họ nhà trai và chú rễ phải đến nhà gái rước cô dâu về nhà trai.

7-. Rước dâu:

Tổng số xe đi rước dâu phải là “số chẵn” chứ không được số lẻ. Trước khi xuất phát thì đốt pháo ăn mừng. Theo tập quán, trên mỗi xe ngoại trừ người điều khiển xe, phải có ít nhất một người ngồi trên đó chứ không được để xe trống. Bà mối thì ngồi chiếc xe thứ nhất dẫn đầu.
Xe đến nhà gái, có một chú bé tay bưng chiếc mâm tròn nhỏ, trên có để hai trái quít, mời chú rễ xuống xe. Chú rễ xuống xe, tặng bao lì xì đỏ cho chú bé. Họ nhà trai và chú rễ được nhà gái mời vào trong nhà uống trà.

8-. Khăn Lụa đỏ che đầu, mặt:

Chú rễ cầm bó hoa vào nhà. Bên gái lo chuẩn bị nhang đèn để cúng tổ tiên.

Cô dâu ở trong phòng được bà mẹ phủ lên đầu mặt một tấm khăn lụa lớn màu đỏ, bà mối hướng dẫn cô dâu bước ra đại sảnh phòng khách. Cô dâu và chú rễ đứng ngay ngắn trước bàn thờ nam tả nữ hữu, trong nhìn ra. Người cậu hoặc vị trưởng tộc họ nhà gái đốt hương, đốt đèn, người phụ lễ cắm hương lên bàn thờ. Trước hết là lạy tạ thần minh, sau mới lạy tạ tổ tiên. Tiếp theo, cô dâu lạy cha mẹ ruột ba lạy từ biệt.

Lễ xong, dâu rễ chầm chậm bước ra khỏi nhà gái khi ra

khỏi nhà, không quay lại nói “tái kiến” với những người bên nhà gái.

9-. Ra khỏi cửa:

Địa vị của cô dâu trong ngày cưới này là rất lớn, nhưng không thể “tranh lớn nhỏ” với ông trời, nên phải có một người đạo đức cao cầm chiếc dù  ô  đen để che đầu cô dâu và hướng dẫn cô đi, cho đến khi đến chỗ để xe, cô dâu mới được chú rễ đở lên.

Khi cô dâu đi ra, không được quay lại nói “tái kiến” với thân tộc nhà gái

10-. Xe rước dâu:

Xe rước dâu thường được treo một cây tre có đủ từ rễ đến lá, hàm ý “có đầu có đuôi”. Trên thân cây tre, treo một khổ thịt lợn để tà thần bách hổ không phạm đến dâu rễ. Sau xe có vẽ một hình bát quái bằng mực đen và son đỏ, tượng trưng cho sự phồn vinh.

11-. Quạt tôn kính: Kính phiến

Cô dâu trước khi ra để lên xe, có một chú bé trai, đem một chiếc quạt giấy đến đặt trên bàn trà, cô dâu lấy mang theo, tặng bao lì xì đỏ cho chú bé. Chiếc quạt này gọi là “kính phiến”.

12-. Tạt nước:

Khi cô dâu đã lên xe rồi, trưởng tộc nhà gái cầm một chén nước trong, tạt vào phía sau xe, tượng trưng cho sự “ra đi khỏi nhà” của đứa con gái, cũng hàm ý cầu chúc cho đứa con gái gặt hái thành công, đủ ăn đủ mặc về sau.
13-. Ném quạt:

Khi xe cô dâu bắt đầu khởi hành, từ trên xe ném xuống đất một cái quạt xếp, trong có bao lì xì đỏ, gọi là “trừ bỏ tính xấu của người con trai”.

14-. Đốt pháo:

Ngoài đầu đường để sẵn phong pháo, khi xe cô dâu ra khỏi cửa, người nhà đốt phong pháo đó, gọi là “chúc

mừng cô dâu lên đường”.

15-. Vò trái quít:

Khi xe cô dâu đến nhà, có đứa bé mang hai trái quít đến tặng cô dâu, gọi là “bổng cam” dâng điều ngọt ngào. Cô dâu vò hai trái quít, tặng bao lì xì đỏ cho chú bé. Động tác này hàm ý tình cảm vợ chồng sau này luôn luôn ngọt ngào ấm cúng hạnh phúc.

16-. Dắt cô dâu:

Khi xe đến nhà, bên nhà trai cử một vị có nhiều phúc đức, đi ra cầm cái dù đen hoặc nón tre, che đầu cô dâu rồi dắt đường đi, gọi là “Tị tà” tránh tà, đưa cô dâu vào đại sảnh.

17-. Kỵ dừng lại ở ngạch cửa:

Cô dâu tuyệt đối không dừng lại hay dẫm lên ngay chỗ ngạch cửa, mà nên bước cao qua cho khỏi ngạch cửa ấy. Ngạch cửa tượng trưng cho bộ mặt danh giá của cái nhà.

18-. Bước qua bồn lửa, dẫm chân lên viên ngói:
Cô dâu phải bước qua một cái bồn đựng than cháy đỏ, gọi là “Khử tà”. Kế đó là phải dẫm lên một tấm ngói, ý là trừ hết tà khí cho cô dâu, công việc làm ăn về sau có thế lực mạnh như là “trúc chẻ ngói tan” vậy.

19-. Lạy trời đất:

Dâu rễ đến lạy ba lạy gồm:một lạy trời đất, một lạy tổ tiên cha mẹ, một lạy vợ chồng lạy nhau phu thê giao bái. Xong, chú rễ hướng dẫn cô dâu vào phòng

20-. Vào phòng:

Hai người tiến vào phòng, cùng ngồi trên một tấm đệm

bằng tre, bên dưới có lót sẵn một cái quần dài của đàn ông, gọi là hai người cùng đồng một lòng, lại ý cầu chúc được sớm sinh con trai, Trong túi quần ấy có chứa những đồng tiền xu, tổng số là số chẵn. Ý mong mỏi vợ chồng ngồi trên kho tiền, nguồn tiền bạc dồi dào. Chú rễ giở tấm lụa che mặt của cô dâu ra. Cả hai cùng uống “rượu giao bôi”, cùng ăn “trầu cau mới”. Kế là uống trà ngọt, hàm ý “sớm sinh quí tử”.

21-. Tiệc đãi quan khách và làm nghi thức “Quán lễ”:
Tiếp theo là mời quan khách dự tiệc chiêu đãi vào buổi chiều hôm đó, đồng thời để cho dâu rễ tiến hành nghi thức gọi là “Quán lễ”. Buổi chiều hôm ấy, mở tiệc đãi đằng bà con thân hữu rất trọng thể. Vị đại diện đàng trai đứng lên giới thiệu tóm tắt kết quả cuộc hôn lễ, chúc mừng và cảm tạ quí quan khách.

Cô dâu và chú rễ được ngồi mâm “thượng tịch” chiếu

trên, hai bên là các vị trưởng bối của hai họ, cùng một số quan khách đặc biệt. Tiệc được nửa chừng, Ông bà Mai và trưởng tộc hai họ nam nữ hướng dẫn cô dâu chú rễ đứng trên cao hướng về quí quan khách mời uống “rượu lễ” để cảm tạ mọi người.

22-. Tiễn khách:

Tiệc xong, mời khách uống trà, có thuốc hút và “hỉ đường”đường mừng vui.

Dâu rễ ra đứng ở cổng để tiễn khách. Họ nhà gái vẫn còn ở lại.

23-. Uống trà:

Khách khứa về hết, thân tộc bên nhà trai ngồi vào bàn để uống trà ngọt điềm trà do cô dâu bưng mời. Mọi người chúc lành cho vợ chồng mới, tặng bao lì xì đỏ.
24-. Thăm phòng tân hôn:

Trước khi họ nhà gái về, Ông bà mối hướng dẫn họ vào thăm phòng tân hôn, gọi là “thám phòng”. Lúc ấy, dâu rễ đứng ở cửa phòng tặng mỗi vị một bao lì xì đỏ lớn.
Nghi thức hôn lễ đến đây là kết thúc.

LỄ MỪNG  THỌ
Theo tập tục, trước năm mươi tuổi thì tổ chức “Mừng sinh nhật”, gọi là “Nội chúc”, ý nói là chỉ tổ chức mừng trong nhà mà thôi.
Từ năm mươi tuổi, đến ngày sinh thì không làm sinh nhật nữa, mà gọi là “Mừng Thọ” Tố Thọ. Ngày ấy, có mời thân bằng quyến thuộc đến dự tức có người ngoài. Sau đó, cứ mười năm tổ chức mừng thọ một lần, gọi là “Đại sinh nhật” sinh nhật lớn.
Danh xưng mừng thọ theo các tuổi thường gọi như sau:
-. 50 tuổi, gọi là “Noãn thọ” thọ ấm áp hay “Bán bách thiêm thọ” thọ nửa trăm
-. 60 tuổi, gọi là “Tiểu thọ”.
-. 70 tuổi, gọi là “Trung thọ”.
-. 80 tuổi, gọi là “Thượng thọ” hay “Đại thọ”.
-. 90 tuổi, gọi là “Giáng Ráng Lão thiêm thọ” thọ đỏ. Gọi tắt là “Lão thọ”.
-. 100 tuổi, xưng là “Kỳ Di” thuật ngữ riêng chỉ cho trăm tuổi

Song long chúc thọ

còn tiếp >>>>>


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/