Hành lang dẫn khí là một khoảng không để con người đi lại dịch chuyển từ phòng nọ tới phòng kia trong ngôi nhà, nó cũng là đường giao thông của thực khí đi từ Hướng nhà (Cửa chính) tới các phòng khác, vì vậy nó cũng có một ý nghĩa quan trọng trong bố trí thiết kế mặt bằng kiến trúc của ngôi nhà.
Theo khoa Phong thủy học thì hành lang dẫn khí không được bố trí nằm chính giữa tạo thành một đường cắt ngang hay cắt dọc ngôi nhà, từ chuyên môn gọi là trảm tâm sát, tức là hành lang đó chia căn nhà ra làm hai khối theo chiều dọc hay theo chiều ngang, chủ về mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng con cái bất hòa, không lợi cho hôn nhân, chia lìa xa cách.
Đối với văn phòng công sở thì chủ về mâu thuẫn nội bộ, mất đoàn kết, tranh giành và bất ổn định về nhân sự. Hành lang dẫn khí cũng không được tạo thành một đường chữ thập chính giữa khu nhà, sẽ chủ về ốm đau bệnh tật hay tai nạn bất ngờ, lại chủ về công việc làm ăn khó khăn, không thuận lợi và phát triển. Hành lang dẫn khí phải đảm bảo là đường lưu thông cát khí nhằm đưa cát khí phân bổ đều khắp cho ngôi nhà do đó nó phải được bắt đầu tại một cung vị cát khí thích hợp.
Hành lang dẫn khí còn có ý nghĩa như một ống thu phong vì vậy một hành lang cũng không nên kéo dài quá hay một hành lang quá hẹp. Một hành lang dẫn khí quá dài hoặc quá hẹp lại chạy thẳng tuột sẽ biến sinh khí thành sát khí, hay gia tăng sát khí, một hành lang như thế là không đúng với nguyên tắc của phong thủy học.
Mặt khác hành lang dẫn khí còn yêu cầu phải thoáng đãng, sáng sủa, khí được lưu thông và không tù túng. Lại cũng không được chạy thẳng tới cửa ra vào hay cửa sổ của một phòng khác. Nếu một hành lang chạy dài và bị cụt thì phía cuối hành lang cần bố trí một cái gương để phản chiếu và kích hoạt dòng khí bị hãm.
Tóm lại hành lang dẫn khí phải bảo đảm một số yếu tố sau:
- Bắt đầu từ một cung ra cát khí trong cửu cung khí trường của ngôi nhà.
- Có giá trị lưu thông và dẫn nhập luồng sinh khí phân bổ cho các khu vực khác nhau của ngôi nhà.
- Phải thông thoáng, sáng sủa và hợp lý. Không được quá dài, quá hẹp, tù túng tăm tối và ẩm thấp.
- Không được xuyên tâm và chia cắt ngôi nhà.
- Không được đâm xộc thẳng vào cửa ra vào hay cửa sổ phòng khác, cũng không được đối diện thẳng với cửa phòng WC, cửa phòng tắm.
- Không được nằm xuyên tâm cung bản mệnh. Giả như Mệnh chủ Bính tý thì hành lang không được nằm trên trục xuyên tâm Tý Ngọ, hay nằm trên trục xuyên tâm Nhâm Bính. Mệnh chủ Tân Mão thì hành lang dẫn khí không được bố trí nằm trên tuyến trục chính Mão Dậu hay tuyến trục chính Ất Tân. Nếu hành lang bố trí trên những trục này là phạm vào xuyên tâm bản mệnh, chủ ốm đau tai họa và thị phi điều tiếng.
CÔNG
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/