Phong thủy là bộ môn Huyền học và triết học của người phương Đông, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của thiên nhiên trong thế giới tự nhiên, liên hệ mật thiết đến đời sống con người. Cho dù bất cứ trường phái phong thủy nào cũng đều tuân theo một nguyên tắc chung đó là:”THIÊN – ĐỊA – NHÂN” hợp nhất, Âm – Dương cân bằng và Ngũ hành tương sinh tương khắc. Người nghiên cứu và thực hành phong thủy cần phải tinh thông các trường phái, nhất là trường phái hình thế và trường phái lý khí. Để đi sâu vào lĩnh vực này với mục đích tối thượng là đem kiến thức phong thủy áp dụng vào thực tế cuộc sống chúng ta cần quan tâm đến những nội dung cơ bản sau đây:
1) Sự nhìn nhận về phong thủy nói chung và thiết kế kiến trúc xây dựng nhà ở nói riêng trong việc ứng dụng vào thực tế cuộc sống:
- Xưa nay có rất ít kiến thức trong tri thức cổ truyền được quan tâm và phổ biến rộng rãi như Phong thủy. Các tài liệu về Phong thủy tràn ngập thị trường cũng như trên mạng Internet, rất đa dạng về chủng loại và số lượng, trong đó chân thư cũng có, man thư cũng có.
- Khoảng chừng 20 năm trở lại đây Phong thủy được sống lại với tầm ảnh hưởng rộng lớn và sự phổ biến gấp nhiều lần so với trước đây. Trong xây dựng nhà ở hiện nay, dù chủ động hay thụ động, mọi người đều vận dụng kiến thức phong thuỷ trong xây dựng nhà ở của gia đình. Thậm chí các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng áp dụng phong thuỷ trong khi tiến hành xây dựng. Đó là một thực tế khách quan mang tính tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Nếu coi đó là sự mê tín hoặc là việc làm vô ích không cần thiết thì đó là quan điểm bảo thủ và sai lầm.
2) Những đặc tính tương đồng và sự kết hợp giữa Phong thủy với việc phát triển kiến trúc trong hiện tại và tương lai:
Tính tương đồng giữa Phong thủy với xu thế chung phát triển kiến trúc hiện đại của thế giới trong đó có Việt Nam, gồm các nội dung chủ yếu có liên quan đến Phong thủy cụ thể như sau:
- Thứ nhất đó là sự liên kết giữa các công trình kiến trúc với cảnh quan kiến trúc và việc quy hoạch đô thị là việc làm cốt lõi để tạo không gian đô thị văn minh, giàu sức sống và sự sáng tạo.
- Thứ hai: Thiết kế kiến trúc mang tầm thời đại phải là kiến trúc của sự hòa hợp trong tổng thể thay vì sự đơn điệu. Chìa khoá cho việc thiết kế Kiến trúc vừa mang phong cách hiện đại kết hợp với tri thức phong thủy cổ truyền chính là sự hài hoà - Hài hoà giữa thiên nhiên với kiến trúc công trình và con người. Sự hoà hợp cùng với sự cân bằng trong tổng thể sẽ thay thế cho sự đơn điệu, độc tôn và thiếu gắn kết.
- Thứ ba: Các phối cảnh kiến trúc phải vì lợi ích của cộng đồng và môi trường xây dựng hài hòa mang tính cân đối và không bị thiên lệch. Sự sáng sáng tạo trong các công trình kiến trúc nên có sự chuyển biến từ những công trình đơn lẻ, rời rạc sang xu thế kiến trúc hiện đại theo phối cảnh tổng thể cùng với việc quy hoạch đô thị và quy hoạch theo từng khu vực. Mối quan hệ gần gũi và hòa đồng với thiên nhiên cần được coi trọng và phải xử lý thấu đáo. Để làm được những điều này cần kết hợp hài hòa giữa thiết kế kiến trúc hiện đại và phong thủy cổ truyền.
3) Sự liên kết rời rạc giữa kiến trúc công trình, kiến trúc cảnh quan với việc quy hoạch chung và những hệ lụy:
- Thiết kế kiến trúc hiện đại sau tầm một thế kỷ đã được chia tách thành các chuyên ngành riêng lẻ là kiến trúc công trình, kiến trúc quy hoạch và kiến trúc cảnh quan. Hiện nay người ra đã nhận thấy được tác hại của vấn đề trên và đang tiến hành quay trở lại với tính thống nhất trong một không gian từ lớn đến nhỏ, từ tổng thể đến từng thành phần riêng lẻ.
Phong thủy từ thời xa xưa vẫn là việc tạo lập môi trường sống thống nhất mang thính cộng đồng cao, dựa trên các nguyên lý và phương pháp chung. Kết quả của Phong thủy có thể mang nhiều cấp độ nhưng đều đạt được sự thống nhất từ một công trình cho đến không gian tổng thể của một đô thị mà tiêu biểu nhất chính là kinh thành Huế xưa kia đã tồn tại đến ngày nay và đã được UNESCO công nhận là di sản chung của nhân loại.
4) Nguyên lý của Phong thủy cổ truyền trong thiết kế Kiến trúc hiện đại:
- Đa phần các nguyên lý của Phong thủy đều hướng đến mục đích là tạo ra sự hài hòa trong bố cục cùng sự hòa hợp giữa thiên nhiên với kiến trúc và con người thông qua, tiêu chí cụ thể và nguyên tắc phối hợp với không gian: Đó là sự hài hòa và cân bằng Âm - Dương, mối quan hệ giữa các thành phần với phương hướng và không gian, tuân theo quy luật chung đó là Ngũ hành tương sinh, không gian với mô hình mà Phong thủy hướng đến đó chính là triết lý Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Không gian chung là lấy hoàn cảnh tự nhiên làm cơ sở, dựa vào điều kiện, đặc điểm của tự nhiên để chọn vị trí và phương hướng xây dựng. Tuyển chọn vị trí cùng với hướng và quy mô xây dựng công trình là tiêu chí hàng đầu nhằm tạo sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với cảnh quan tự nhiên. Sự thực hiển nhiên đó là chìa khóa của thiết kế kiến trúc tổng thể đã được Phong thủy cổ truyền phát hiện, áp dụng từ hàng nghìn năm nay.
5) Từ Phong thủy cổ truyền đến một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam với việc áp dụng thành công những nguyên lý của Phong thủy vào cuộc sống:
- Kết hợp không gian kiến trúc hài hòa trên phạm vi cả một khu vực rộng lớn của Phong thủy xưa kia còn tồn tại đến ngày nay, tiêu biểu nhất chính là địa điểm và công trình xây dựng kinh thành Huế của triều đại Nhà Nguyễn. Đó là minh chứng cụ thể và thực tế nhất về tầm quan trọng của thiết kế kiến trúc công trình theo phong thủy cổ truyền.
Qua một giai đoạn dùng vật liệu công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, con người của hiện đại tưởng chừng như có thể sử dụng kiến trúc với sự chủ động kiến tạo ra môi trường sống tốt nhất cho mình mà không cần quan tâm đến thiên nhiên, không xem việc thiết kế kiến trúc hiện đại kết hợp với những kiến thức áp dụng theo phong thủy cổ truyền là điều cần thiết. Điều đó đã gây ra nhiều hệ lụy dẫn đến mọi sự không được như mong đợi. Sự thật đã chứng minh những điều tệ hại nhất đã sảy ra trong thời gian này.
Ngày nay kiến trúc hiện đại đã phải nhìn nhận khách quan hơn về phong thủy cổ truyền với sự trân trọng và tầm nhìn xa rộng. Đó là một quan điểm đúng đắn, dù cho tri thức có văn minh và hiện đại đến đâu cũng không thể coi thường thiên nhiên, không thể sống xa rời thiên nhiên và không được hủy hoại thiên nhiên. Điều này cho thấy giá trị cốt lõi và sâu xa của Phong thủy khi coi thiên nhiên có vai trò quan trọng, coi thiên nhiên là bạn, là sự gắn kết không thể tách rời. Cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại con người. Con người không chỉ coi trọng vật chất mà còn coi trọng và lưu ý tới cả những siêu vật chất, siêu hình và siêu năng lượng qua những khái niệm như “Sinh khí”, “Vượng khí”, “Thực khí”, “Nguyên khí”, “Sát khí”, “Tà khí”, "Tử khí"…
Sự tác động của các quy luật tự nhiên cụ thể là thiên nhiên đối với con người không rập khuôn, không cố định mà biến đổi theo không thời gian như “ngũ vận lục khí” hoặc như thời vận trong “huyền không phi tinh” ...). Có thể nhận định nội dung cơ bản của Phong thủy chính là nhằm giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên thông qua việc tổ chức không gian sống của mình, đó là: Chọn lựa địa điểm (vị trí), phương hướng và bố cục tổng thể (nội cục và ngoại hình) các thành phần tạo nên kiến trúc tổng thể. Sự kết hợp giữa thiết kế kiến trúc và hoàn cảnh môi trường phải phù hợp với quy luật vận động của thế giới tự nhiên và con người, trong những môi trường cụ thể, sao cho vừa nhận được nhiều “Sinh khí” nhất vừa hạn chế bởi những tác động của khí xấu như “Sát khí”, “Tử khí”, "Tà khí" không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của con người.
6) Việc áp dụng kiến thức Phong thủy cổ truyền vào thiết kế kiến trúc hiện đại nên tập trung quan tâm đến những vấn đề cụ thể sau:
- Theo nguyên lý của Phong thủy cổ truyền, việc lựa chọn vị trí và khu vực xây dựng cần được quan tâm hàng đầu. Đó là những nơi muốn tiến hành xây dựng công trình nhà cửa phải có cây cỏ tốt tươi, đất đai không quá khô cằn, môi trường không bị ô nhiễm độc hại (nếu không được như vậy thì phải có phương án cải tạo trước khi tiến hành xây dựng), nguồn nước phải đảm bảo lưu thông, trong lành không độc hại, không được tù đọng và không có sát khí. Đồi núi phải có cây cối, đầy đặn về hình khối, không nham nhở, trơ trụi, không sạt lở, không có hung sát....
Đối chiếu giữa các nguyên tắc về Phong thủy với các tiêu chí của khoa học hiện đại, với yêu cầu của thiết kế kiến trúc đô thị, môi trường sinh thái hiện đại sẽ thấy Phong thủy và kiến trúc với môi trường sinh thái, kiến trúc xanh sạch là tương đồng. Sự khác biệt chính là việc sử dụng kỹ thuật cùng với công nghệ hiện đại trong thiết kế các công trình hoặc đô thị với môi trường sinh thái. Bản chất của khái niệm "môi trường sinh thái" trong Phong thủy cũng mang tính thuần khiết và có tính tự nhiên hơn kiến trúc hiện đại.
* Tạm kết: Giữa kiến thức Phong thủy cổ truyền với xu thế phát triển kiến trúc hiện đại đã có sự tương đồng về nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm và mục đích chung nhằm góp phần tạo nên chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. Vì vậy việc kết hợp giữa kiến thức phong thủy cổ truyền và thiết kế kiến trúc hiện đại là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu tách rời và chỉ thực hiện một trong hai nội dung này sẽ không mang lại kết quả tốt nhất cho bất cứ một ngôi nhà ở hoặc một công trình dù lớn hay nhỏ.
phi tinh
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/