1. Tứ phủ Là bốn phủ gồm thiên phủ, địa phủ, thoải phủ, nhạc phủ. Thiên phủ (trên trời) gồm 3 cõi vô sắc giới, sắc giới, dục giới Cõi vô sắc giới là cõi tối thượng của thiên phủ, hoàn toàn thanh tịnh. Cõi sắc giới cai quản về vật chất Cõi dục giới cai quản về nòi giống, tình dục. Mỗi một cõi đều có 1 vị vua cai quản. cai quản cả 3 cõi là vua cha Ngọc Hoàng.
Địa phủ (dưới âm phủ) gồm thập điện cai quản âm phủ và 18 tầng địa ngục, mỗi điện có 1 vị Diêm Vương cai quản. các điện đều có các quỷ thần phục dịch.
Thoải phủ (dưới nước) gồm cửu giang tứ hải nghĩa là 9 sông 4 biển, có 8 vị cai quản gọi vị là bát hải Long vương.
Nhạc phủ (mặt đất, phương vị, trên núi) gồm 5 phương 8 hướng, có 5 vị Nhạc phủ cai quản 5 phương.
2. Tam giới thiên chúa, tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế
Tam giới thiên chúa là 3 giới thiên phủ như trên.
Tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế là tất cả vị vua các phủ như trên. Vua cha Ngọc Hoàng đứng đầu cai quản cả Tứ phủ. Tứ phủ là hệ thống thần của Trung Quốc.
3. Tam giới
Là 3 cõi “Thiên, Địa, Nhân”, gọi tắt Thiên là tất cả các chư thần tiên của Tứ phủ, Địa là âm ti địa ngục ma giới, Nhân là con người trần cõi dương gian nhạc phủ.
4. Tam phủ
Gồm thiên – địa – thoải, ý nghĩa như trên.
Sự chuyển biến của đạo Phật, đạo thần tiên sang đạo Mẫu Việt Nam:
Phật giáo: với đạo Phật là quan âm bồ tát, đến Việt Nam là Mã vàng bồ tát cộng với Diệu tín thiền sư, Diệu nghĩa thiền sư.
Ngọc Hoàng của Trung Quốc đến Việt Nam là Đức thánh Tản, Đức thánh Trần thay quyền vua cha cai quản Tam giới đất Nam.
Mẫu Cửu trùng đông cung vương mẫu của Trung Quốc đến Việt Nam là Cửu trùng Thiên Thành công chúa, lục cung đô thống công chúa là con của vua cha Ngọc Hoàng và bà Cửu trùng vương mẫu.
Mẫu tây cung còn là Mẫu địa đứng trên quả cầu của Trung Quốc đến Việt Nam là Hậu thổ phu nhân nguyên quân thần nữ thần sau này là bà Địa tiên Sòng Sơn Liễu Hạnh công chúa.
Mẫu nhạc phủ là phu nhân của các vua nhạc Trung Quốc đến Việt Nam là bà Na Bình công chúa con Đức thánh Tản.
Mẫu thoải cung của các vua Long vương Trung Quốc đến Việt Nam là con gái của vua cha Bát hải Động Đình, vị vua thứ 8 cai quản hồ Động Đình Trung Quốc .
Như vậy trong đạo Mẫu không nói đến phu nhân của địa phủ mà chỉ nói đến Mẫu địa tương ứng với Trung Quốc vừa là thiên vừa là địa. Vì vậy Mẫu của Việt Nam cũng được thống nhất vừa là thiên vừa là địa. Bà chúa Liễu Hạnh quy Phật đắc đạo thánh bồ tát, là hàng Phật, hàng tiên, hàng thần và nhân. Bà có đủ yếu tố đứng đầu trong đạo Mẫu Việt Nam và đứng thứ hai trong Tứ bất tử. Thị hiện như của Trung Quốc, vua cha Ngọc Hoàng là dương, là cha, là trời, Cửu trùng vương mẫu là mẹ, là đất. Việt Nam Đức thánh Tản là cha, là thay trời, Mẫu Liễu là mẹ, là thay đất. Vì vậy, trong đạo Mẫu, Thiên Địa là một. Mẫu thượng ngàn thứ hai, Mẫu thoải thứ ba.
Dòng dõi của thần và dân Việt Nam ta là dòng con rồng cháu tiên, nghĩa là cha ta ở dưới nước thuộc phủ thoải, mẹ ta ở trên rừng thuộc phủ nhạc. Các vị thần của Việt Nam cũng được sắp xếp theo ý nghĩa đó. Ta thấy như ở trên, Mẫu thượng xếp trước Mẫu thoải, đó là sự sắp xếp ngược trong Tứ phủ. Nhưng nếu lấy đạo Mẫu làm gốc thì Mẫu thượng là dòng của mẹ sau mới đến Mẫu thoải là dòng của cha. Đó cũng là từ đời thượng cổ, sau này dựa trên cơ sở đó, đạo Mẫu phát triển phối hưởng thêm Mẫu thiên địa cho toàn vẹn.
Sự sắp xếp trong Tứ phủ lấy Phật làm chân lý, lấy Tứ phủ làm luân lý, lấy Tam tòa thánh Mẫu làm đường đi tạo nên 1 hệ thống bất tử dòng nối dòng, thay quyền thiên địa tứ phủ khâm sai quản lý thần dân cõi Việt. Vì vậy trong đạo Mẫu các vị thần thánh đó là có thật, là những anh hùng có công dựng nước giữ nước, khai hóa con người, nghĩa là nhân sau thành thần thành thánh được huyền háo là con trời hạ giáng xuống thoải phủ và đảo sinh lên trần gian thành đạo. Ở đây ta thấy rất phù hợp với sự toàn quyền của trời đất và sự huyền hóa bám sát vào ý nghĩa “con rồng cháu tiên”, con của Cha lên giúp đỡ bảo vệ chúng sinh, con cháu của Mẹ.
Trong cúng thì lại tách bạch theo bốn phủ. Cúng Phật phải cúng trời đất trước, nghĩa là cha mẹ là phủ thiên và nhạc, sau mới đến địa phủ và thoải phủ. Cúng Tứ phủ hoặc khoa cúng Mẫu thì cúng thiên – địa – thoải – nhạc. Các vị vua cha cúng theo Tứ phủ của Trung Quốc, các vị Mẫu thì cúng tách bạch nhưng cũng không có Mẫu địa phủ của phủ địa mà là Mẫu cai quản đất, là “khôn”, sau đến Mẫu thoải, Mẫu nhạc. Ở dây Mẫu nhạc ở cuối vì đã có bà Liễu Hạnh là vị tổng của các phủ là thiên, là địa, là nhạc. Sự kết cấu này vẫn bám sát theo lối thời cổ là đạo chỉ có 2 vị Mẫu thượng và thoải nhưng sự xắp sếp trongTam tòa lại không theo Tứ phủ, bà Thượng thiên được thờ ở cây hương, bà Địa tiên được thờ ở giữa là Mẫu Liễu Hạnh, bà Thượng ngàn đứng thứ hai, bà Thoải cung đứng thứ ba trong nội cung Tam tòa thánh Mẫu.
Sự sắp xếp các Quan và các Chầu bà lại là đặc tính của Việt Nam. Các Quan xếp theo thiên – thượng – thoải – địa. Ở đây ta không được hiểu sang theo Tứ phủ của Trung Quốc như thiên phủ quản lý thiên phủ … mà ở đây là quan thượng thiên quản lý bầu trời của đất Nam và là người đại diện của cõi Nam trên trời, các vị quan khác cũng như vậy, riêng phủ đệ tứ thì là khâm sai kiểm soát cả bốn phủ và quan lớn Tuần đại diện cho “nhân vi chúa tể”. Năm vị quan này mang đủ yếu tố của Tam giới thiên chúa, quan Đệ nhất đi tu cõi tiên, quan Đệ nhị tài lộc cõi sắc, quan Đệ tam nhân sinh cõi dục, quan Đệ tứ tổng 3 cõi ngoài ra cũng thị hiện cả về mặt Tứ phủ và về Năm phương nhạc phủ, đủ cả yếu tố phật – tiên – nhân, rất bám sát vào đặc tính của dân tộc thời thượng cổ. Các vị chầu bà được sắp xếp như các quan nhưng không xa rời nguyên lý của Trung Quốc là có 12 bà tiên – bà mụ nên ở Việt Nam có 12 bà tiên chúa – tiên chầu. Như vậy là Việt Nam ta có thần riêng thánh riêng Phật riêng để khẳng định sự độc lập tự tôn dân tộc. Đạo Mẫu chỉ dành cho người sống không dùng cho người chết. Tất nhiên là đạo nào cũng dành cho người sống nhưng đạo Mẫu lại trực tiếp độ người sống mà không trực tiếp độ người chết. Vì lẽ đó đạo Mẫu chỉ mở phủ cho người sống, không mở phủ cho người chết, nên cúng phả độ cho người chết thì phải cúng Phật và Tam phủ là chính. Đối với người sống cúng Mẫu là chính. Tuy đạo Mẫu lấy cái chết nhưng đó là cái chết bất tử và hiện hữu, vì vậy những người trẻ thường được quy vào đạo Mẫu. Ngôn từ dùng chỉ công đồng thánh mẫu là “mẫu”, “chúa”, “chầu” nhưng khi đạo mẫu kết hợp bà chúa Liễu tức mẫu Liễu Hạnh thì đâoj Mẫu sắp xếp theo cấp sắc rõ ràng hơn tránh lộn xộn mẫu chúa chầu. Tuy nhiên tùy địa phương vẫn gọi các vị đó là Mẫu. Vì vậy trong đạo Mẫu của ta có cái chung cái riêng cũng như chữ Hán ta phát triển ra chữ Nôm. Ngoài ra đạo Mẫu của ta còn lấy theo Tứ bát tử của Việt Nam được sắp xếp trong kinh “Quang minh tu đức” là Đức thánh Tản, Mẫu Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử, Đức thánh Gióng. Ở đây có đầy đủ 3 yếu tố thiên địa thoải nhưng có 1 cái khác là Đức thánh Tản được phát triển theo nhà Trần, sau này chỉ có con gái và các bộ tướng được phát triển theo mẫu Liễu Hạnh tức là theo đạo Mẫu hiện nay Mẫu là chúa, chầu, tiên cô, Chử Đồng Tử là các Quan, ông Hoàng, Thánh Gióng là các cậu.
Đạo mẫu là phong cách riêng của dân tộc Việt Nam, nếu biết thống nhất quy định và thể hiện quan điểm rõ ràng với đạo Mẫu thì đạo Mẫu sẽ xứng tầm quốc tế. Thứ nhất, nếu để đạo Mẫu theo kiểu xô bồ thả lỏng như hiện nay và không có hướng nghiên cứu rõ ràng thì đạo Mẫu ngày càng trở thành mê tín dị đoan và hủ tục. Không nên cấm đồng bóng, ta nên quy chế phối hợp với phương thức đồng bóng cổ tạo ra quy định cho đồng bóng. Thứ hai, quy chế rõ ràng về tổ chức rõ ràng về đồng bóng, về số lượng tài chính, số lượng lộc để giảm thiểu về kịnh tế. Thứ ba là quy chế rõ ràng có nghiên cứu cương mục các điều khoản, cam kết của các nhà bói toán, ngoại cảm về tâm linh. Muốn được như vậy phải hiểu biết phong tục tập quán và phải theo hướng tùy tâm có quy định bám sát vào hầu bóng cổ truyền, thực sự là người hành đạo. Thứ tư là các cơ sở hành lễ tâm linh phải có báo cáo đăng ký rõ ràng có sự giám sát chặt chẽ giữa cơ sở và người dân, các cấp chuyên quản và chính quyền địa phương, có quy chế nội quy yêu cầu thực hiện đúng. Thứ năm, tâm linh đạo Mẫu là lòng tín ngưỡng của nhân dân nhưng phải có sự nghiên cứu chặt chẽ và quy định một cách tôn trọng, hiểu biết tín ngưỡng, phù hợp cân bằng giữa cái cổ và cái kim, giữa lòng tín ngưỡng và vật chất, điều quan trọng là không làm mất đi tính phong cách văn hóa nghệ thuật tâm linh.
Trên đây là những ví dụ và ý kiến của tôi. Tất nhiên nói thì dễ mà làm thì khó, nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta đặt ra khó để có sự quyết tâm làm, chứ không phải khó để chùn bước thả lỏng làm bừa như hiện nay. Tôi ví dụ như một số lễ hội tổ chứ thi đồng làm nhân dân và thanh đồng trong lễ hội rất phẫn nộ, người xem chỉ là hiếu kỳ và coi trọng tính chất có tổ chức mà thôi. Những người ngồi chấm thi thì không hiểu biết về phong cách trang phục, lề lối, phép tắc. Tôi xem những người đó gì ở ngoài cũng như ở trong băng đĩa được giải nhất, được trao tặng này nọ nhưng thật ra các vị đó, theo đồng bóng gọi là “đồng cua, đồng ốc” và theo biểu diễn thì thuộc loại nghiệp dư. Thà rằng mời đoàn chèo về biểu diễn còn hơn. Tôi nghĩ rằng một là chúng ta phát triển theo phong cách nghệ thuật biểu diễn, hai là chúng ta phát triển theo ý nghĩ tâm linh. Tuy nhiên, có thể tự cho là hơn về phong cách đối với nghệ thuật nhưng đối với ý nghĩa tâm linh thì phải cực kỳ khuôn khổ. Không phải trong đồng bóng không có quy định, tất cả được đúc kết bằng câu “lính có công, đồng có phép”. Vì vậy các vị cần phải lấy cái “công” cái “phép ” đó để mà bám sát nghiên cứu.
Hiện nay dân trí con người rất cao nhưng sự hiểu biết về văn hóa tâm linh rất mù quáng, không chỉ về đạo Mẫu mà cả về đạo Phật và các đạo khác khiến một số kẻ lợi dụng lòng tin và cơ chế pháp luật thực hiện những chuyện buôn trời bán phật, buôn thần bán thánh, làm ra không ít sự tan cửa nát nhà của nhiều gia đình. Từ sự hỗn độn đảo điên kém hiểu biết trong tâm linh khiến tâm linh trở thành thời rất thịnh nhưng tồn tại trong đó sự “mạt pháp”, suy thoái phẩm chất, văn hóa một cách trầm trọng, đáng báo động. Tâm linh là một phần tồn tại song hành với duy vật trong con người khi hình thành con người cũng như âm dương – âm dương phải cân bằng thì vạn vật sinh sôi. Trong con người cũng vậy, âm dương cân bằng thì khí huyết mới lưu thông. Trong ý thức cũng vậy, vật chất và tâm linh phải tương xứng thì ý thức mới tư duy ổn định.Sự vận dụng ý thức tâm linh và ý thức vật lý sẽ tạo nên sự tương đồng, khi đã có sự tương đồng cân bằng thì sự phát triển của tâm, của vật chất sẽ hoàn toàn đạt được đỉnh cao chân thiện mỹ.
Tôi thấy rằng chúng ta phải có một môn khoa học tâm linh thực sự chứ không phải giảng dạy về hình thía của các tôn giáo, mà nên giảng dạy bám sát vào ý thức tâm linh dân tộc, ý thức đó tồn tại trong mỗi con người của dân tộc Việt Nam và toàn thế giới. Lối giảng dạy nghiên cứu chuyên sâu theo triết lý để dành cho những vị học đạo rồi giảng dạy theo lối học để biết thì quá sơ sài, trong đó không kết hợp được sự thực hành tư duy ý thức tâm linh dân tộc khiến những người rất có trí thức lại rất mù quáng về tâm linh, đặc biệt về tâm linh dân tộc. Những phong tục gắn liền với tâm linh như lễ hội đình chùa miếu mạo đền ???, gia tiên, ma chay, cưới hỏi, … không được chú trọng trong giảng giải, các bài cúng Nôm – Hán gia tiên không được ví dụ trong giảng dạy mà chỉ giảng dạy bằng lý thuyết cao siêu. Những lý thuyết này hoàn toàn là duy tâm. Phải có sự biện chứng và chứng thực, còn những vấn đề để cải biến, duy trì vốn cổ của tâm linh ngay tại dân ộc mình thì lại không có. Chính sự không hiểu biết này khiến cho cả một hệ thống trí thức đến người dân dần dần mất đi và không hiểu biết đến tâm linh tạo nên sự tranh cãi nhau ở các gia đình, nhà đám, các lễ hội như một mớ bòng bong và một cục không ra đầu không ra cuối.
Các nhà chuyên quản tạo quy định và quy chế cũng rất chung chung như phù hợp với phong tục tập quán tại địa phương đơn giản tiết kiệm…nhưng phong tục tập quán địa phương là gì? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm giảng giải cái phong tục tập quán này. Trên thì không quy định rõ, dưới mặc kệ thì tất phải lộn xộn. Nếu như dựa vào quy định trên của từng làng xóm hợp lại với chính quyền địa phương đưa ra quy định rõ ràng giảm những hủ tục không cần thiết nhưng khốn nỗi phong tục tập quán hiện nay đến người 60 tuổi sinh sống tại đó còn lờ mờ thậm chí không biết thì làm sao mà quy định được. Chính vì chúng ta không tổng kết cái chung của phong tục tâm linh Việt Nam nên chúng ta không có điểm dựa để phát triển cơ bản bền vững.
I. Đạo mẫu của Việt Nam ta được kết hợp với đạo giáo và phật giáo
Trong đạo mẫu người ta thường thờ đức phật bà quan âm hoặc đức phật chuẩn đề nghìn tay nghìn mắt.
Về đạo giáo người ta thờ Tam giới thiên chúa tứ phủ vạn linh.
Tam giới thiên chúa là ba vị vua cai quản trên ba cõi trời là: Tiên giới, dục giới và sắc giới. Tam giới thiên chúa không phải là Tam giới ba cõi Thiên địa thoải hoặc “Thiên địa nhân”.
* Tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế gồm có:
+ Trên có vua cha Ngọc Hoàng cai quản vùng trời;
+ Dưới có Ngũ Nhạc Thiên Tề cai quản vùng núi;
+ Tiếp đến Thập Điện diêm la cai quản Địa Phủ;
+ Cuối cùng là Bát hải long vương cai quản thủy phủ;
Đó là hệ thống thần của Trung Quốc
II. Đạo mẫu của Việt Nam phải được hiểu theo phương diện đạo dành cho những “Linh hồn bất tử” luôn luôn sống và hiện hữu với con người tuy không thể thiếu yếu tố của trời của tam giới nhưng đạo mẫu lại tôn vinh con người chứ không phải là tôn vinh thế giới quyền uy của Tâm linh.
Đạo mẫu là sự bất tử của con người nghĩa là “Nhân vi chúa tể”. Con người là chúa tể của vạn vật “sinh nhân, sinh thiên, sinh địa, sinh phật, sinh thánh, sinh thần, sinh tiên”.
Vì vậy cái riêng của đạo mẫu rất đặc sắc và khác với các tôn giáo khác. Ngoài sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo Tam giáo thì đạo mẫu của Việt Nam đã tìm được một ý nghĩa riêng.
Ta thấy trong tục thờ mẫu như sau:
Thứ nhất Mẫu Liễu Hạnh: là người đứng đầu và có uy quyền nhất được mặc áo đỏ
Tiếp theo là mẫu đệ Nhị Na Bình công chúa mặc áo xanh.
Sau cùng là bà Thủy Tinh công chúa mặc áo trắng
Đó là toàn bộ hệ thống Tam tòa thánh mẫu.
Trong sách cúng ghi chép khác sự sắp xếp lại theo thiên địa thoải thượng. Nghĩa là: đứng đầu là bà Thanh Vân công chúa, tiếp đến Địa tiên Liễu Hạnh công chúa và thủy cung công chúa, sau cùng là Nhạc tiên công chúa. Nhưng đối với hình ảnh của linh hồn bất tử trong đạo mẫu thì bà Địa tiên là con trời là Thanh Vân công chúa, là huyễn tưởng và được huyền hóa thành bà Địa Tiên Liễu Hạnh công chúa.
Cái thứ 2: Đạo mẫu đạo của linh hồn bất tử được hiện hữu và tồn tại là chính những con người đang sống. Chính vì hai lẽ trên bà Thanh Vân cửu trùng công chúa được thờ tưởng vọng ngoài trời.
Bà Địa tiên được thờ chính cung trong hậu đường, vì bà mang ý nghĩa nhân vi chúa tể với sự bất tử là “Càn khôn hợp đức” là mẹ, là phật, là tiên, là nhân gian. Chính vì vậy bà có vị trí tối thượng trong đạo mẫu.
Chính vì đạo dành cho sự bất tử, sự tồn tại của nhân gian và sức sống, sự sáng tạo vật chất ái lạc trẻ hóa đoàn kết của con người Việt. Tác dụng của rừng của nước đối với đời sống nhân dân, không chỉ riêng dân ta mà là toàn thế giới.
Bà Nhạc Tiên thánh mẫu được xếp trong vị trí thứ hai trong đạo mẫu. Bà Thủy Tinh thánh Mẫu được xếp vị trí thứ ba trong đạo mẫu.
Mẫu thiên ở đây vừa là thiên vừa là địa là mẫu Liễu Hạnh (Sắc phong Đệ nhất Thiên Tiên).
Mẫu thượng là Na Bình công chúa.
Mẫu thoải là Thủy Tinh công chúa.
III. Sự huyền hóa của đạo mẫu với tòa Sơn Trang
Sơn trang còn có tam thập lục động, nghĩa là ba mươi sáu động sơn trang
Bát bộ sơn trang (tám bộ sơn trang) và 82 cửa rừng, 72 cửa biển.
Sơn trang có ba bà quản lý tối thượng nhất trong sơn trang. Sách cúng có ghi “Ba vị tối linh quyền hành một cõi”. Ba vị này là ai?
Thứ nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa Lê Mại Đại Vương
Thứ hai: bà Diệu Tín thiền sư Na Bình công chúa.
Thứ ba: bà Diệu Nghĩa thiền sư Quế Hoa công chúa.
Ở đây bà Na Bình công chúa là hình ảnh chuyển hoá vì vậy được thờ phối với tam toà Thánh Mẫu như vậy trong Sơn Trang Chầu bà Đệ Nhị Đông Cuông là người đại diện mẫu và chúa bà cai quản tam thập lục động thập nhị tiên nàng bát bộ sơn trang .
Đó là sự kết hợp hài hòa giữa người Kinh và người dân tộc, là sự hòa nhập với ý nghĩa Đất nước là của chung không phải của riêng, của người kinh hay của người dân tộc. Chúng ta cùng sống cùng trị vì non sông, dân ta cùng chia sẻ cùng thờ một thánh. Ý nghĩa đoàn kết sâu xa của tục thờ sơn trang thật huyền diệu và cao cả. Ở đó có cây rừng, muôn thú có mỏ vàng, mỏ bạc có hoa thơm trái ngọt, có muôn giống cây trồng và có hàng nghìn vị thuốc để cứu đời cứu người. Đó là sự cân đối giao thoa giữa trời và đất. Rừng núi giữ nước cho đất, che chở cho đất để con người dựa vào đất mà sống mà tồn tại và vĩnh hằng bất tử với trời xanh.
Đó là sự tôn vinh tinh thần dân tộc. Sớm hiểu ra giá trị cao cả của rừng của núi, ý nghĩa sống còn góp phần tồn tại đất và nước, cho con người luôn trẻ hóa và thanh xuân, sự cân bằng sinh thái giữa tâm và vật giữa con người với thiên nhiên.
IV. Đạo mẫu được thể hiện đặc sắc hơn khi ta thấy năm vị quan lớn hiện hữu trên ban công đồng
Năm vị quan được dân ta quan niệm là con trời giáng sinh nhưng không giáng sinh ngay xuống trần gian mà giáng sinh xuống thoải phủ. Qua đó đã cho ta hiểu được phần vị trí quan trọng của nước như thế nào đối với dân tộc. Các vị quan ấy đều từ nước mà lên, đều từ người cha của đất Việt của dân tộc ta mà ra.
Theo truyền thuyết 5 quan đều sinh ra và tồn tại thời vua Hùng, về lịch sử của năm quan thì còn chưa rõ. Chưa rõ bởi lịch sử viết một cách, đạo nói theo một kiểu và dân địa phương dùng theo nghĩa địa phương.
Trong Đạo Mẫu bất kể ở đâu đều chỉ có năm ông quan, năm vị quan này đại diện cho Thiên, Nhạc, Thoải, Địa, Nhân, đại diện cho năm phương nhạc phủ, đại diện cho ba cõi Thiên Địa Thoải, đại diện cho sắc màu phương vị. Vì vậy trong đạo mẫu không tồn tại thêm một vị quan nào khác.
Sự lầm tưởng bấy lâu của dân chúng là có quan Điều thất. “Đào tiên quan Điều thất” chính là đệ nhất thượng thiên tôn quan.
Chúng ta cũng thấy được xung quanh đền vua cha Đồng Bằng là cả một hệ thống đền phủ các quan. Đi ra ngoài ta thay đền quan đệ nhị, sang sông ta thấy đền quan tam, rẽ ra đường mười ta thấy đền quan đệ tứ, qua phà tranh ta thấy đền quan đệ ngũ.
Có những ý kiến cho rằng quan đệ nhất, đệ nhị là sự huyễn hoặc của dân ta nhưng không phải các vị đó đều là nhân thần là người Việt, được dân ta huyễn hoặc ra, được bất tử hóa với chính cái tâm của nhân dân.
Như vậy ta thấy được:
Quan đệ nhất Đào Tiên, quan Điều thất đại diện cho con người tâu đối Thượng Thiên và Trấn Nam mặc áo đỏ
Quan đệ nhị giám sát thượng ngàn đại diện cho con người, quản lý rừng núi muôn dân, tạo phúc thế gian. Trấn Đông phương mặc áo xanh.
Quan đệ tam: Tam Hoàng Thái tử đại diện cho con người, dưới thủy cung trấn Tây phương mặc áo trắng
Quan đệ tứ: Thiên Hựu Đại Vương khâm sai tứ phủ đại diện cho con người dưới cõi âm ti địa ngục. Xem xét việc duyên trần, nghiệp kiếp của thế gian trấn trung ương mặc áo vàng.
Quan đệ ngũ: Đệ Ngũ Tuần Tranh là vị quan chịu trách nhiệm tội phúc nhân gian, đại diện của con người trong ba cõi, kiểm duyệt tâu đối sớ sách về các phủ các tòa, thống lĩnh thiên địa binh, trấn Bắc phương mặc áo tím.
Văn “Tiếng oai hùng mời năm quan hoàng thái tử tuân sắc rồng trấn thủ 5 phương”
Sự sắp xếp của 5 quan lại theoTam tòa thánh Mẫu. Ta thấy sự hiển thị của quan đệ tứ và quan đệ ngũ, một vị quan làm việc ở cõi địa phủ và một vị quan làm việc ở cõi nhân gian. Đó chính là
“Thiên, Thượng, Thoải, Địa, Nhân”
Như vậy sự tách bạch của các cõi đối với đạo mẫu rất rõ ràng nhưng không lộn xộn, không xa rời Tam Tứ Phủ và nguyên lý Ngũ Hành. Đó là cái được trong đạo mẫu, là ý nghĩa văn hóa của dân ta. Không bị đồng hóa với văn hóa phương bắc mà ta dùng cái của ta, ý chí linh hồn ta đồng hóa lại văn hóa phương bắc.
V. Trong đạo mẫu ta thấy sự hiện diện của 12 vị Chầu bà, là những vị hóa thân của mẫu thiên thượng thoải, là những hình ảnh đời nối đời trong một xã hội và nó chứng minh cho sự thanh xuân trẻ hóa con người, đất nước.
Chầu bà thứ nhất Thượng Thiên là Bán Thiên công chúa: được thờ ở cây hương các đền phủ. Ngài là hóa thân của mẫu Liễu Hạnh.
Chầu bà đệ nhị Đông Cuông là hóa thân của mẫu đệ nhị, thay quyền mẫu, thay quyền chúa bà cai quản Tam Thập Lục Động, Bát Bộ sơn trang. Bà là một trong tứ phủ chầu bà Khâm Sai có vị trí rất quan trọng trong đạo mẫu
Chầu bà đệ tam là hiện thân của thánh mẫu đệ tam. Đời Lý có bà Mẫu Thoải ở Bắc Ninh, bà Vũ Nương ở Nam Hà. Đời Trần có bà bán nước, bà Châu Nương. Đời Lê Nguyễn thì tôn vinh mẫu Hàn Sơn Thanh Hóa.
Chầu bà đệ tứ là “Chiêu Dung công chúa” là tướng của Hai Bà Trưng.
Chầu bà đệ ngũ là công chúa đời Lý, tu trên suối Lân, phù giúp nhà Lê đánh giặc.
Chầu lục đời Trần, là hóa thân của mẫu Liễu Hạnh, bị giặc Nguyên hãm hại, bà tự vẫn giữ trọn khí tiết. Sau này bà hóa thân, phù giúp vua Lê đánh giặc và được phong là Lục cung công chúa hay Chúa lục cung nương.
Chầu bẩy là tướng của Hai Bà Trưng được phong là Tân la công chúa.
Chầu tám là tướng của Hai Bà Trưng được phong là Bát Nàn công chúa, Bát Nàn Đại Tướng Đông Nhung.
Chầu chín là hiện thân của mẫu Liễu Hạnh ở Sòng sơn Thanh Hóa.
Chầu mười là tướng của vua Lê Thái Tổ ở Đồng Mỏ Chi Lăng “Mỏ Ba công chúa”.
Chầu bé Bắc Lệ là hiện thân của mẫu thượng ngàn, là người con gái bị giặc Nguyên hãm hại nên khí tiết quên sinh. Sau này bà hiển linh phù giúp nhà Trần, nhà Lê.
Chầu cuối cùng là bản đền hoặc vị bản cảnh, chầu này trong số 12 chầu có khi được hầu ở trên hoặc ở dưới tùy theo sắc phong của vị chầu đó ở bản xứ.
Đó là mười hai vị chầu bà.
Trong 12 vị chầu bà này có 4 vị là Tứ Phủ Khâm Sai:
Chầu bà đệ nhị
Chầu lục cung
Chầu mười Đồng Mỏ
Chầu bé Bắc Lệ
Bốn vị này được cho là anh linh nhất hay hiện hữu với người trần gian nhất và cũng là bốn vị được sang khăn nhận đồng.
Chầu bà đệ nhị và chầu Lục cung là hai vị hầu cận bên cạnh mẫu thượng và chúa bà.
VI. Sau 12 vị chầu bà là 10 giá ông Hoàng
10 giá ông Hoàng theo dân gian thì các ông đều là con của trời giáng xuống thủy cung, con vua cha Bát hải và đầu thai lên trần gian để giúp đời qua các thời kỳ Lý Trần Lê và Lê Trung Hưng
Ông Hoàng Quận làm việc Thượng Thiên
Ông Hoàng Đôi làm việc Khâm Sai
Ông hoàng Bơ làm việc thoải cung Khâm Sai
Ông Hoàng Tư làm việc Tùy Tòng
Ông Hoàng Năm làm việc Nội Chính
Ông Hoàng Sáu làm việc Lục Bộ
Ông Hoàng Bảy làm việc Khâm Sai
Ông Hoàng Tám làm việc Lục Bộ
Ông hoàng Chín làm việc Nội Chính
Ông Hoàng Mười làm việc Khâm Sai
Như vậy ở đây ta thấy được có 4 vị Khâm Sai, 4 vị này đại diện cho 10 ông Hoàng, chấm lính nhận đồng được gọi là tứ phủ ông Hoàng.
VII. Sau 10 ông Hoàng là 12 giá cô
Cô có Thánh cô, Tiên cô, Chúa cô, Chầu cô nhưng tất cả được quy chuẩn với 12 vị Thánh cô
Cô cả Động Đình
Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải Cung
Cô tư Tây Hồ
Cô năm suối Lân
Cô sáu Trang Châu
Cô bảy Tân La
Cô tám Đồi Chè
Cô chín Cửu Tỉnh
Cô mười Mỏ Ba
Cô mười Một Bản Đền
Cô bé Bắc Lệ
Trong 12 thánh cô thì có 4 cô hầu cận mẫu và được mẫu cắt cử việc “chấm lính nhận đồng” ban tài phát lộc và thường xuyên biến hiện kiểm tra giám sát tội phúc nhân gian. Đó là:
Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thác Hàn
Cô chín Cửu Tỉnh
Cô bé Bắc Lệ
Được gọi là Tứ Phủ Thánh Cô
VIII. Sau 12 thánh cô là 10 giá thánh cậu
Cậu Quận
Cậu Đôi
Cậu Bơ
Cậu Tư
Cậu Năm
Cậu Sáu
Cậu Bảy
Cậu Tám
Cậu Chín
Cậu Bé
Mười giá cậu chỉ có 4 cậu hay về đồng và chuyên trách việc chấm lính nhận đồng đó là:
Cậu Quận
Cậu Bơ
Cậu Đôi
Cậu Bé
IX. Ta thấy trong trong đạo mẫu thờ các linh vật
Rắn, gồm (thanh xà và bạch xà), đó là sự hiện hữu của loài vật bất tử, loài vật luôn thanh xuân và trẻ hóa, nó còn là hình ảnh của nước, hình ảnh linh thiêng, là chúa tể của nước, nó hiển hiện trên rừng dưới biển.
Hổ (ông Hổ – 5 dinh quan lớn gồm có 5 ông hổ), được cho là chúa sơn lâm, lấy từ tích ông mãnh hổ là tôi thần của thổ địa và từ tích 5 ông mãnh hổ sinh ra ở Thanh Hóa về sau thành 5 tướng phù giúp đức Thánh Tản.
Sự hiện hóa của các linh vật, một là chúa rừng núi hùng mạnh,hai là sự bất tử lột xác thanh xuân và trẻ hóa. Là sự kết hợp rất vuông tròn và đồng ý nghĩa đã tao nên 2 chữ thiêng liêng “đất nước” và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn và cân bằng sinh thái.
X. Thông qua các giá trong đạo mẫu ta thấy được sự sắp xếp hài hòa tư trên xuống dưới
Sau Mẫu là các quan là chầu bà là ông hoàng là cô là cậu.
Sự hài hòa này liên quan đến 1 chuỗi phả hệ. Được hiện hữu như một gia đình, mặt khác lại như một triều đình. Như vậy Đạo mẫu đã đồng hóa được Nho giáo và Lão giáo.
Đạo mẫu đã nói lên được cái gốc vững bền là gia đình hạnh phúc. Cái gốc của đất nước là Đức, cái Đạo của Trời Đất là hiếu sinh “Từ bi” là “ái lạc”.
Đạo mẫu đã khẳng định một chân lý mới, con đường mới cho tâm linh Việt nam và tâm linh thế giới. Đó là gì? Là “Từ bi” là “vô lượng” như đức phật là Huyền Hóa toàn năng như đấng Ngọc Hoàng vô thượng là nhân vi chúa tể, con người là chúa tể của vạn vật, là gia đình là xã hội. Một gia đình, một xã hội, “từ bi hỷ xả” “nhân ái” “trọn tình” “an lạc”.
Đạo mẫu thể hiện một tính chất đồng hóa các đạo, tạo nên một nét chấm phá, một chân lý, một ý nghĩa nhân văn mà sự tổng hợp đó là đạo Phật được hiện hóa như một người mẹ, người mẹ từ bi.
Đạo mẫu đã nói lên được sự vô thượng được triết lý cao siêu của nhà phật, nhà thánh đối với đạo là hòa nhập với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên cùng sống với thiên nhiên.
Đạo mẫu còn khẳng định được chân lý dân tộc, rèn luyện con người ý chí và trách nhiệm đối với dân tộc.
Đạo mẫu tôn vinh người phụ nữ, phá bỏ cố chấp là sự tiên phong của bình đẳng nam nữ.
Đạo mẫu là gốc của ngọn nguồn của tâm con người được nung nấu chính tâm của những con người đang sống, khơi dậy cho con người chân tính, “nhân chi sơ tính bản thiện”
Bằng những hình ảnh và những lý do trên “linh hồn bất tử” ra đời và nó không ngừng biến đổi để một ngày này đó trong dân gian hình thành nên đạo mẫu và hình thành nên đồng bóng.
còn tiếp >>>>>
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/