Văn Hóa_Tín Ngưỡng
23/11/2020 - 4:00 PMLê Công 849 Lượt xem

NGƯỜI VIỆT NAM THỜ AI?

Người VN thờ những người Trời thuộc 4 dòng sau đây:

Tên dòng thờ

Thờ những ai?

Dòng Phật 

Đức Phật, các Bồ Tát, Thiên Thần (Đức Ông ở chùa, Đức Thành hoàng đình làng, Sơn Thần Thổ Thần Thủy Thần…), Thần linh, Gia tiên, Linh hồn người âm theo đạo Phật.

Dòng Trời

Ngọc Hoàng Thượng Đế, Các Thiên Quan nhà Trời, Thánh Địa tạng, Các vị Tiên…

Dòng Mẫu

Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Các đời vua chúa, các hàng Quan, Thánh Mẫu, Cô Cậu…

Dòng Thánh

Các Đức Thánh thuộc các Đạo giáo khác nhau như: Đạo Thiên chúa (Thánh Giêsu), Đạo Hồi (Thánh Ala) v.v…

Để hiểu về các vị được thờ thuộc các dòng này, bạn đọc hãy quan sát Hình 1.

Hình 1

Trên Hình 1 ta thấy cung Trần là không gian cõi Trần, nơi ta đang sống. Tiến lên theo chiều kim đồng từ cung Trần đến cung Thiên linh vũ trụ là không gian cõi Trời. Đây là không gian của cõi vô hình mà mắt thường ta không thể nhìn thấy, gọi là không gian Vi tế. Các vị mà ta thờ đang ở trên các cung này. Càng tiến theo chiều kim đồng hồ thì các cung càng có hàm cao, trong đó cung Phật tổ Như Lai, tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có hàm cao nhất. Mỗi cung lại có một số bậc (được đặt trong dấu ngoặc đơn). Thí dụ cung Tiên Thần (cỡ Đức Ông ở chùa hoặc Thành hoàng đình làng, gọi là Thiên quan) có 4 bậc, cung Thượng Phật có 9 bậc (Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát là thượng Phật bậc 8), cung Đức Phật chỉ có 10 cấp, không phân biệt cao thấp trong cùng một cung.

Bây giờ ta xét 4 dòng thờ nêu trong Bảng trên như sau:

1) Dòng Phật: Chi phối toàn vũ trụ chứ không phải chỉ trên Trái Đất. Đứng đầu dòng này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Dòng Phật giáo huấn chúng sinh toàn vũ trụ hiểu về tồn tại vũ trụ, chịu sự chi phối của vũ trụ, duy trì tâm đức cho chúng sinh sống thiện để trở thành Chân Thiện Nhẫn, bất kể là ở Cõi Trời hay ở cõi Trần, đặng mà lên được tầng cao của vũ trụ. Nơi thờ của dòng này là các chùa, đình làng, nhà thờ, bàn thờ tại gia.

2) Dòng Trời: Chi phối toàn vũ trụ, duy trì chúng sinh toàn vũ trụ tuân thủ Luật vũ trụ, là Luật Nhân- Quả. Đứng đầu dòng này là Ngọc Hoàng Thượng Đế (ngang với hàm Thượng Phật bậc 8). Nơi thờ dòng Trời thường là các miếu thờ lộ thiên trên núi, trong vườn nhà, bàn thờ tại gia v.v…., thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thánh Địa tạng (ngang với hàm Thượng Phật bậc 4), các vị Tiên và các Thiên quan nhà Trời. Ngọc Hoàng Thượng Đế tuy có tượng đặt trong các chùa, nhưng chùa không thờ ngài. Ngài chỉ về chùa vào những ngày đại lễ do Đức Phật mời (như ngày Đức Phật đản sinh, ngày rằm tháng 7, tháng 8 …), vì ngài là khách sang của Đức Phật.

3) Dòng Thánh: Chi phối chỉ trên Trái đất, giáo huấn con người sống thiện, thực hiện những quy định của đạo Thánh. Đứng đầu dòng này là các vị khai sáng mỗi đạo giáo cụ thể. Thí dụ: Đạo Thiên chúa là Đức Chúa Giêsu, Đạo Hồi là Đức Thánh Ala. Ở VN còn có một số đạo giáo khác như Đạo Cao Đài thờ con mắt thần (coi Thượng Đế là Đấng sáng lập ra vũ trụ), Đạo Hòa Hảo chủ trương tu hành tại gia theo Tịnh độ tông v.v… Nơi thờ của dòng Thánh là các nhà thờ đạo giáo, bàn thờ tại gia.

4) Dòng Mẫu: Chi phối chỉ trên Trái đất, giáo huấn con người đức tôn kính cha mẹ tổ tiên, trung với vua. Đứng đầu dòng này là Mẫu Thượng Thiên (ngang với hàm Thượng Phật bậc 6), thường được thờ trên các đỉnh núi cao. Nơi thờ dòng Mẫu là các điện thờ mẫu trên núi như điện thờ Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn (ngang với hàm Thượng Phật bậc 4), Mẫu Thoải (ngang với hàm Thượng Phật bậc 2), các Bà Mẫu linh thiêng khác, các đền thờ các thế hệ vua chúa, các hàng Quan, Cô Cậu, điện thờ tại gia (các ông đồng bà cốt, thầy Mo thường có điện thờ Thánh Mẫu tại gia).

5) Thánh bất tử:

Người Việt Nam tôn thờ 4 vị được coi là Thánh bất tử, với tên gọi đúng và xếp hàm cao thấp theo thứ tự  như sau:

1) Thánh Tản Viên Sơn, Thiên quan bậc 4, đại diện cho dòng Phật, đền thờ trên núi Tản Viên. Đây là một vị thần cai quản vùng núi Ba Vì, nằm ở phía Đông TP Hà Nội. Tản Viên là ngọn núi chúa không cao lắm trong 3 ngọn núi (Ba Vì) ở đây, nhưng rất linh thiêng, trấn ngự cả vùng châu thổ Bắc Bộ. Thánh Tản Viên Sơn được cọi là Tổ Thần của bách Thần Việt Nam.

2) Chử Đồng Tử, một Thiên Thần (ngang với Thiên quan bậc 4 của dòng Phật), đại diện dòng Trời. Đền thờ ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Truyền thuyết về Chử Đồng Tử có nói đến vợ là công chúa Tiên Dung, con của Hùng Vương thứ 18. Người Việt thờ Chử đồng Tử -Tiên Dung để tri ân con người có ý chí lớn, từ rất nghèo khó đã vươn lên giúp dân cả vùng phát triển kinh tế, trở nên thịnh vượng.

3) Bà chúa Liễu Hạnh, một vị Thần đại diện cho dòng Mẫu (ngang với Thiên quan bậc 4 của dòng Phật), được tôn vào bậc “Thiên hạ Mẫu nhi” trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở VN.  Đền thở Bà có ở nhiều nơi, nhưng nơi thờ chính phải kể đến Phủ Giầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tình Nam Định, và đền thờ  Phủ Tây Hồ ở Hà Nội.

4) Thánh Gióng, còn gọi là Phù Đồng Thiên Vương, một vị Thần (ngang với Thiên quan bậc 3 của dòng Phật), đại diện dòng Thánh. Thánh Gióng được tôn vinh là vị anh hùng chống ngoại xâm. Đền thờ chính ở làng Gióng, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, và đền Sóc Sơn trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

6) Thờ thế nào cho đúng?

Cần đảm bảo nguyên tắc thờ chính tâm, nghĩa là tu dòng nào thì thờ dòng đó, không thờ các dòng khác. Nếu thờ cùng lúc nhiều dòng khác nhau là loạn thờ, thì sẽ không thờ được.

– Người tu Phật thì thờ dòng Phật, không thể cùng lúc thờ cả dòng Trời, dòng Mẫu và dòng Thánh. Trong chùa có đặt tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế vì Ngài là khách sang của Đức Phật (chứ không phải thờ Ngài), và bao giờ cũng đặt thấp hơn tượng Đức Phật. Vì chùa thờ Phật nên không thờ Mẫu, vì vậy điện thờ Mẫu không thể xây trong khuôn viên nhà chùa, mà phải xây ngoài khu vực chùa. Vì Thánh Địa Tạng thuộc dòng Trời, nên Ban thờ ngài không đặt trong gian chùa chính, mà phải đặt ngoài sân hoặc trên đồi núi. Nhiều nơi vẫn nhầm tưởng Thánh Địa Tạng là một vị Bồ Tát, nên đặt tượng ngài trong chùa, và niệm danh ngài: “Nam mô Địa Tạng vương Bồ tát!?” Nhà sư tu chùa mà lại có điện thờ Thánh Mẫu riêng tại nhà mình, thậm chí lập ban thờ Mẫu riêng cho mình tại chùa, là hỏng tận gốc, không còn là tu tâm chính Phật. Tu như vậy cả đời không được gì. Người đang thờ Phật mà lại nhận thầy mo thuộc dòng Mẫu là “sư phụ” thì là coi Phật không bằng thầy mo. Phật sẽ bỏ bát hương ngay, không thể thờ Phật được nữa, vì như vậy là không chính tâm thờ Phật.

– Người tu Trời thì chỉ thờ dòng Trời, không thể cùng lúc thờ cả Đức Phật, cũng không thể cùng lúc thờ cả dòng Mẫu và dòng Thánh.

– Người tu dòng Thánh thì không thể cùng lúc thờ Phật, Trời và Mẫu. Vì vậy tại nhà thờ Thánh thường chỉ có tượng Đức Thánh mà thôi.

– Người tu dòng Mẫu thì thờ Mẫu, không thể cùng thờ Phật, Trời và Thánh. Vì vậy trong các điện thờ Mẫu mà đặt cả tượng Phật và tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế thì không có nghĩa, vì các ngài không về.

Người đời muốn tu thờ dòng nào cũng được, không kể ai hơn ai, miễn là tu thờ phải chính tâm, nghĩa là theo dòng nào thì chỉ một dòng ấy. Thờ pha tạp lẫn lộn là loạn thờ, là thờ không chính tâm, thì hiệu quả thờ sẽ thấp. Thờ một dòng, nhưng tâm vẫn trân trọng các dòng khác thì vẫn tốt.

7- Thờ Phật tại gia thì thờ thế nào?

– Trên bàn thờ tại gia bạn có thể thờ Đức Phật. Dân ta thường thờ các Đức Phật gồm có: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật Lưu Ly, Đức Phật Chuẩn Đề, Đức Phật ADIDA, ĐP Quan Thế Âm, ĐP Đại Thế Chí, ĐP Di Lạc. Trong các vị này, bạn chọn thờ ai cũng tốt cả. Nhưng trên bàn thờ chỉ thờ một Đức Phật, mà không thờ hai vị.

– Không thờ bộ ba tượng tại nhà gồm Đức Phật ADIDA+ Quan Thế Âm+ Đại Thế Chí, hoặc Đức Phật TCMN+ Văn Thù BT+ Phổ Hiền BT. Nhưng đã đặt 3 tượng rồi thì cũng được, 3 tượng đều linh cả, nhưng chỉ có Phật ngồi giữa về khi ta cúng thôi.

– Bạn nên đặt bàn thờ Phật riêng. (Nhà chặt hẹp thì ghép thờ chung với Thần linh và Gia tiên cũng được). Trên bàn thờ dù thờ Phật riêng hay chung với Thần linh và Gia tiên thì bạn cũng cần có tượng Phật (hoặc tranh Phật) và bát hương thờ Phật đã được linh hóa, đảm bảo Phật đã nhập tượng (hoặc tranh) và đã chấp nhận bát hương. Chỉ những người có công năng hàm Cao tăng BT trở lên mới mời được các Đức Phật nhập tượng. Các sư hàm thấp chỉ có thể bốc bát hương thờ Đức Phật, chứ không mời Phật nhập tượng được. Tờ Dị hiệu thờ Phật đặt trong bát hương thì luôn phải viết riêng, không viết gộp chung với Thần linh và Gia tiên. Dù là thờ Phật nào trên bàn thờ thì cũng là vị đại diện thôi, còn thực chất là bạn đang thờ Phật chung cả.

GSĐích

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/