Bài viết phong thủy
13/11/2023 - 3:47 PMLê Công 66 Lượt xem

NGHI LỄ NHẬP TRẠCH TRUYỀN THỐNG

 Ngôi nhà trong tâm thức người Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng, do vậy, khi xây dựng nhà mới hay thậm chí là sửa sang lại nhà, người xưa đều có những nghi lễ cụ thể. Theo quan niệm của ông cha thì "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, vì vậy ngay khi khởi công xây dựng là phải tiến hành lễ Động thổ, sau đó là các lễ mừng Tân gia, lễ Nhập trạch... Như vậy thì gia chủ mới có thể sống hạnh phúc, vui vẻ, ấm no.

 Một số nghi lễ truyền thống khi xây dựng nhà cửa

 Từ khi bắt tay vào làm nhà mới đến khi ngôi nhà được hoàn tất, người Việt thường tiến hành khá nhiều những nghi lễ. Dưới đây giới thiệu một số nghi lễ phổ biến giúp bạn đọc tham khảo.

 - Lễ Bình cơ: Gia chủ đem lễ vật cúng trên miếng chọn làm nhà, dọn dẹp sạch sẽ khu đất đó rồi sau đó mới đi mời thợ đến bàn việc làm nhà (chăng dây đóng cọc phân ranh giới).

 - Lễ Trúc cơ: Bắt đầu đắp nền nhà.

 Lễ Phạt mộc (khởi công): Gia chủ làm hai mâm cỗ, một đề cúng tổ tiên và thổ thần, một để cúng tổ sư thợ mộc. Cúng gỗ định người thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào cây làm cột cái đế làm phép. Người thợ cả nhất thiết phải lên rui mực (định kích thước ngôi nhà vào một thanh tre gọi là rui mực, sào nhà hay thước tầm). Sau đó, nhóm thợ bắt đầu công việc cưa xẻ gỗ.

 - Lễ Định táng (tảng): Hay còn gọi là lễ in tảng, làm lễ để đổ nền nhà, định nơi đặt cục táng (đá kê chân cột).

 - Lễ Tàng giá: Còn gọi là sàn vài (ráp thử vài cột của căn nhà), chỗ nào chưa tốt thì sửa chữa lại.

 - Lễ Thượng lương (gác đòn dông hay lễ cất nóc): Lễ này được coi là quan trọng nhất không thể bỏ qua. Chọn được ngày tốt, gia chủ nhờ một người nào đó trong thân tộc, vợ chồng song toàn, lắm con nhiều cháu, làm ăn phát đạt để đưa cây đòn dông (vịn vào) cùng với số lượng mấy người phụ đỡ lên gian chính giữa. Trong khi làm lễ, cây đòn dông đó được buộc hai cành lá thiên tuế, một vài vuông vải đỏ hay lụa đại hồng có vẽ hình Bát quái, quyền lịch vạn niên hay các sách chữ Nho.

 - Lễ Cái ốc: Bắt đầu lợp nhà.

 - Lễ Nhập trạch (An thổ): Lễ này cúng báo để tổ tiên biết nhà đã làm xong Trong số lễ vật đó có gạo rang trộn với nước để rắc vào bốn góc nhà.

 - Lễ Động sàng: Cúng báo gia tiên để dọn về nhà mới và được kê gia cụ vào nhà.

 - Lễ Tân gia (lễ hoàn thành hay còn gọi là lễ lạc thành, lễ cài sào): Gia chủ làm lễ cúng gia tiên rồi gác thước tầm lên hai đầu cột cái của gian chính giữa.

 Lễ này tổ chức ăn uống, mời bà con họ hàng, khách khứa xa gần tới dự. Những người được mời thường đem tiền, câu đối. pháo đến chúc mừng gia chủ.

 - Lễ Hoàn công (trả công thợ): Lễ này do thợ tổ chức cúng Tổ sư Lỗ Ban để nhận tiền công.

 - Lễ An cư: Làm lễ tạ tổ tiên, thổ thần để báo cho biết chủ nhân đã làm ăn yên ổn trong nhà mới.

 Tục mừng nhà mới

 Ngày xưa, người nông dân Việt Nam quan niệm làm nhà là việc trọng đại của cả cuộc đời. "An cư lạc nghiệp” nghĩa là chỗ ở có yên ổn mới lo được sự nghiệp. Quan niệm ấy vẫn gắn bó với người dân Việt Nam. Bởi thế, ai ai cũng phấn đấu để có được một chỗ ở, một cơ ngơi riêng. Nhiều người có khi đến cuối đời mới cố xây được một ngôi nhà. Mặc dù sống chẳng được bao lâu nhưng sau này để lại cho con cháu. Có người khi qua đời vẫn chưa có chỗ nương thân thì rất lấy làm khổ tâm và day dứt.

 Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên người Việt Nam có một phong tục rất phổ biến là tục mừng nhà mới. Chủ nhân khi làm xong ngôi nhà (thậm chí chỉ sửa chữa, nâng cấp hay di chuyển đến nơi ở mới) đều sửa soạn lễ cúng. Hàng xóm, bạn bè, họ hàng được mời đến uống chén rượu, chén trà mừng cho gia chủ, chúc cho gia chủ bình yên, làm ăn gặp nhiều may mắn, phát đạt. Tục lệ này đến nay vẫn còn khá phổ biển.

 Lễ Tân gia

 Theo tục xưa, sau lễ Nhập trạch dọn về nhà mới, gia chủ phải làm lễ Tân gia. Lễ Tân gia thường được tổ chức long trọng với những nghi thức được cử hành theo một quy chuẩn nhất định.

 Dâng lễ bao gồm: Hương, hoa, vàng mã, trầu, rượu và mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng Táo quân, Thổ thần, Gia tiên. Tiếp đó mời bạn bè, họ hàng, người thân, hàng xóm đến ăn mừng nhà mới. Những người được mời thường mang lễ vật đến như các bức đại tự, câu đối, trầu cau, quà kỷ niệm... và nói lời chúc mừng gia chủ.

 Lễ Nhập trạch truyền thống

 Lễ Nhập trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong các nghi lễ cổ truyền của người Việt. Bởi vậy, khi dọn về nhà mới, gia chủ phải tuân thủ các quy định truyền thống là:

 - Chọn ngày giờ tốt.

 - Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển đến nhà mới.

 - Bài vị cúng Gia thần, tổ tiên cũng phải do ông chủ nhà tự tay chuyển đến, những người khác trong gia đình thì đi theo sau, mang tiền của và vật dụng vào nhà. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

 Vật đầu tiên mang vào nhà là chiếc chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp gas, bếp dầu, bếp than), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chối quét nhà, gạo, nước, lễ vật cúng Thần linh để trước thì xin nhập trạch và sau là xin phép Thần linh rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

 Lễ vật được để lên bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp hương vào một bát hương làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp và đun nước.

 Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách. Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới.

 Sau khi hoàn thành việc khấn Thần linh, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi mớt bắt đầu dọn dẹp đồ đạc.

 Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên...

 Phụ nữ đang mang thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà thì nên mua một chiếc chổi mới để địch thân người mang thai quét qua các đồ đạc mấy lượt rồi mới chuyển, như vậy mới không phạm tội “Thần thai".

 Công 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Bài viết phong thủy
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/