Đề cập đến ngày của cha, của mẹ theo văn hóa và lối sống phương tây bên cạnh nét đẹp báo hiếu cha mẹ trong tiết vu lan tháng bảy của Việt Nam, có vẻ như người Việt cho thấy mình không chỉ nhìn ra mà còn muốn hòa vào dòng chảy văn hóa thế giới.
“Cảm ơn cha về những tháng ngày nhọc nhằn, con đã làm cho tóc cha thêm bạc, lưng cha thêm còng”.
Một tài khoản trên mạng xã hội viết như thế, nhiều người chia sẻ, nhưng cũng có những ý kiến cho rằng người viết sến súa, làm màu. Tôi thì cho rằng, có lẽ người viết đang trong một tâm trạng đặc biệt. Bởi khi dòng đời phẳng lặng, con người ta bận rộn với công việc của mình, mỗi người bị cuốn theo những ham muốn, đam mê, ít ai có thời gian nghĩ đến tình thân. Càng ít người để ý đến việc mình đã sinh ra, lớn lên như thế nào, bố mẹ nhọc nhằn nuôi con khôn lớn ra sao.
Phần lớn chúng ta mặc nhiên với sự có mặt của mình trên đời như một lẽ tất yếu. Rằng sinh con ra, nuôi con trưởng thành là trách nhiệm và nghĩa vụ của đấng sinh thành, như ông bà đã nuôi lớn bố mẹ và mình lại nuôi lớn những đứa con. Bởi nghĩ suy ấy mà nhiều người chỉ biết gửi tiền về cho bố mẹ hoặc gửi tiền vào viện dưỡng lão như một trách nhiệm, mà không hề nghĩ rằng bố mẹ muốn nhìn mặt con, muốn nói chuyện với con bất cứ lúc nào có thể.
Có câu nói rất ý nghĩa rằng, bước chân có cố gắng đến mấy thì cũng khó để đi hết con đê làng. Con cái lớn đến mấy cũng khó thoát khỏi tầm nhìn của cha, mẹ.
Có thật đê làng dài đến mức cả đời người không bước hết và tầm mắt của cha rộng đến mức có thể thấu trọn hành trình của con mình? Đó chỉ là cách ví von để nói về tình yêu quê hương và thứ tình cảm mà cha, mẹ dành cho con cái không gì sánh được.
Nếu mẹ phải khổ sở mang nặng, đẻ đau, thì người cha như chim bố bay khắp thảo nguyên để tìm mồi đưa về tổ cho chim mẹ trong thời kỳ ấp trứng và sau đó là lũ chim non, còn mình nhiều khi chấp nhận nhịn đói.
Những đứa con cũng giống những chú chim tập bay trên đỉnh núi trong sự hướng dẫn, kèm cặp của chim bố, rồi vươn cánh bay qua biết bao đại ngàn, nhiều khi chẳng còn nhớ cái tổ ban đầu. Những chú chim bay đi cũng như những người con ra đi học tập và lập nghiệp. Nhưng con người khác sinh vật ở chỗ có trái tim, ra đi để trở về.
Con đê làng dài mãi là vì nó nâng niu những bước chân của đứa trẻ, rồi lại đón họ trở về, bước trên con đê làng ấy sau khi đã thành danh. Bước chân trở về trên con đê làng cũng là sự trở lại với nguồn cội, tìm về với đấng sinh thành.
Lịch Việt có ngày rằm tháng bảy, là dịp để chúng ta báo hiếu cha mẹ. Người may mắn còn cha, mẹ khi đến chùa được cài lên ngực bông hồng màu đỏ, vừa là niềm tự hào vừa nhắc nhở, thôi thúc trách nhiệm của con cái phải sống cho đúng bổn phận.
Nhưng tiếc là trong ngày rằm tháng bảy có nhiều người dù được cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ nhưng lại cư xử không đúng mực khiến cha, mẹ phải sống trong cô đơn, buồn tủi.
Mấy năm nay ở Việt Nam lại rộ lên Ngày của mẹ, Ngày của cha. Ngày của mẹ qua chưa lâu, còn Ngày của cha thì sắp đến. Ngày của cha rơi vào ngày chủ nhật tuần thứ ba của tháng 6, như vậy Ngày của cha năm 2021 sẽ là ngày 20-6.
Ở nhiều nước, Ngày của cha là để tôn vinh quyền làm cha, cho thấy ảnh hưởng của người cha trong xã hội, dịp để con cái thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình với cha.
Đề cập đến ngày của cha, của mẹ theo văn hóa và lối sống phương tây bên cạnh nét đẹp báo hiếu cha mẹ trong tiết vu lan tháng bảy của Việt Nam, có vẻ như người Việt cho thấy mình không chỉ nhìn ra mà còn muốn hòa vào dòng chảy văn hóa thế giới.
Đó là tín hiệu tích cực về nếp sống văn hóa gia đình, để Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) diễn ra sau Ngày của cha một tuần với những thông điệp thiết thực càng trở nên giá trị hơn.
Với việc Ngày của cha đang được lớp trẻ tiếp nhận phổ biến vào Việt Nam đem theo hy vọng về sự thức tỉnh trách nhiệm lớn hơn của con cái đối với đấng sinh thành, để nhiều người cha đã hy sinh cả đời mình không còn phải sống trong sự cô đơn, khó khăn, thậm chí bị ngược đãi.
Những điều đó hoàn toàn có cơ sở nếu như cơ quan quản lý nếp sống văn hóa gia đình, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các cấp biết nắm bắt thời cơ, cùng đồng hành xu hướng, lan tỏa ý nghĩa Ngày của cha, để tất cả chúng ta cùng ý thức được, cùng nâng niu và hành động một cách thực chất.
Lam Vũ
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/