“Khi còn khoẻ mạnh, tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Sau khi biết mình mắc bệnh, tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của một con người ” - Eugene O’Kelly - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Kiểm toán Quốc tế KPMG, Hoa Kỳ...
Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà người này rất khó để dạy cho người khác. Và có thể giá trị cuộc sống là một trong những thứ như vậy.
Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà chỉ có tự mình trải nghiệm mới có thể học được. Nhưng học từ kinh nghiệm của người khác cũng là một cách trải nghiệm hữu ích.
Tôi đã đọc được ở đâu đó một câu: "Nếu ngày hôm nay bạn không làm gì để nâng cao giá trị cho cuộc sống của bạn thì tự cuộc sống sẽ trôi khỏi tầm tay”.
Xin được chia sẻ cùng bạn đọc bài báo "Tại sao tôi làm những việc tôi đang làm?" (nguyên bản tiếng Anh: "Why I am doing what I am doing?") của tác giả Stefan Stern đăng trên Financial Times ngày 24/04/2006. Đây là 1 trong 10 bài báo được đọc nhiều nhất trong chuyên mục "Bình luận và Phân tích" của Financial Times năm 2006.
“Tại sao tôi làm những việc tôi đang làm?
Eugene O’Kelly - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Kiểm toán Quốc tế KPMG tại Hoa Kỳ đã từng đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp. Ở tuổi 53, ông đã làm việc chăm chỉ và tạo dựng được một gia đình hạnh phúc, một công việc đủ bận rộn và xây dựng kế hoạch lâu dài cho cuộc đời, có thu nhập cao sau khi về hưu.
Tháng 5 năm ngoái, trong một lần đi kiểm tra sức khoẻ, bác sỹ phát hiện những dấu hiệu bất thường trong thần sắc của ông. Ban đầu bác sỹ chuẩn đoán nguyên nhân có thể chứng tê liệt hoặc một vài chứng bệnh liên quan đến stress. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác sỹ đã kết luận ông đã bị ung thư não giai đoạn cuối và chỉ còn sống được 3 tháng nữa.
Trong cuốn sách “Chasing Daylight” (Tạm dịch: “Chạy đua với mặt trời: Cái chết cận kề đã thay đổi đời tôi như thế nào?”) được xuất bản sau khi ông mất, O’Kelly đã kể về những ngày cuối cùng của cuộc đời ông có thể coi là một phước lành. Ông chỉ có 100 ngày để chuẩn bị cho cái chết, nói lời tạm biệt với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình; Chuẩn bị kế hoạch tương lai cho vợ và các con. Ông muốn khép lại cuốn sách cuộc đời và từ giã công việc sau khi tất cả mọi thứ được sắp xếp gọn gàng.
Lời chuẩn đoán của bác sỹ cũng khiến ông nghĩ về sự nghiệp của mình và những giá trị thực sự của nó. Ông viết: “Khi còn khoẻ mạnh, tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời. Sau khi biết mình mắc trọng bệnh, tôi đi đến kết luận rằng điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của một con người ”.
Trên thực tế, những cuộc trò chuyện với O’Kelly bên giường bệnh không hề mang sắc màu uỷ mị. Giống như nhà triết học cổ đại Socrates, ông đã nhận ra rằng “nếu con người sống thiếu một triết lý thì không đáng để tồn tại”. Ông cảm thấy tiếc cho những bạn bè hay đồng nghiệp của mình đã không có cơ hội để nhìn lại cuộc sống của họ một cách nghiêm túc.
Ông viết: “Tôi thấy thương những ai không phải trải qua những gì tôi đã phải chịu đựng. Họ không có động cơ sống thực sự hoặc không bị hẹn ngày chết để dừng ngay những bận rộn, vội vã của cuộc sống; Để mà nhìn lại và hỏi xem thực sự họ muốn gì trong cuộc sống của mình. Rất nhiều người có tiền, rất nhiều người trong số họ có nhiều tiền hơn cả mong đợi của họ. Vậy tại sao họ lại e sợ đến mức không dám tự hỏi bản thân một câu đơn giản: Tại sao mình lại làm những việc mình đang làm?”
Tất nhiên, đó là một câu hỏi đáng sợ, bởi vì những câu trả lời nghiêm túc có thể phá huỷ cuộc sống hiện tại. Con đường sự nghiệp của họ đã được lựa chọn từ khi họ còn rất trẻ, một vài chuyên gia trong số họ đã đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực họ làm việc ở tuổi 40 hoặc già hơn một chút. Với sức khoẻ dồi dào và nền tảng kinh tế vững chắc, họ có thể có thêm 40 năm cuộc sống đầy đủ đang chờ đợi phía trước.
Nhưng tiền không phải điểm là mấu chốt. Thực sự là như vậy. Các mục tiêu trong sự nghiệp có thể đã đạt được, nhưng niềm hứng khởi và hạnh phúc mà công việc mang lại cho họ một thời chỉ còn tồn tại trong ký ức đã xa. Tệ hơn nữa, họ chẳng có sự lựa chọn nào khác cho 10 hay 15 năm tới.
Đó quả là một viễn cảnh khá ảm đạm. Không tính đến rất nhiều ông chủ vẫn muốn tiếp tục giữ quan điểm và cố duy trì công việc mà họ thấy còn đang tốt đẹp và nhiều điểm thuận lợi để phát triển. Nhưng cuối cùng thì theo đuổi một sự nghiệp không mang nhiều ý nghĩa sẽ rút hết nhựa sống của họ. Nó phá huỷ cuộc sống gia đình họ. Và rốt cuộc, khi về nghỉ hưu, họ không có được những năm tháng nghỉ ngơi thanh thản mà đơn giản, đó chỉ là thời kỳ bất đắc chí của cuối đời mà thôi.
Những điều được đề cập ở đây trở nên bức thiết hơn bao giờ hết trong cuộc sống hiện đại. Shoshana Zuboff - Nhà văn đồng thời là cựu giảng viên của Đại học Harvard chỉ ra rằng khủng hoảng vào khoảng giữa cuộc đời của mỗi người có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của lịch sử loài người. Khi lượng của cải vật chất và tuổi thọ trung bình của con người tăng lên thì con người phải đương đầu với một thách thức mới: Đi tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống!.
Có thể “sự nghiệp” là một phần của vấn đề. Nhà văn Charles Handy tin rằng chúng ta cần có cách nghĩ khác về cách tiếp cận công việc và kiếm tiền cho một cuộc đời kéo dài ít nhất 5 thập kỷ này.
Nhưng ngoài cuộc sống công việc, chúng ta còn có rất nhiều cuộc đời khác. Chúng ta cần được trải nghiệm, phấn đấu và đừng bao giờ so sánh công việc với cha mẹ hay tổ ấm của mình. "Người mà chỉ sống một cuộc đời thì chắc chắn sẽ rất buồn chán", GS. Handy cho biết thêm. Có gì thú vị khi ngồi cùng bàn ăn với một ông già về hưu, bị công việc cầm tù bao nhiêu năm?
Bước đầu tiên để giải quyết khủng hoảng của giai đoạn này là phải hiểu bạn thuộc kiểu người gì, hướng ngoại hay hướng nội. Một người hướng ngoại thường thích ứng nhanh với những điều mới mẻ. Họ muốn gây ấn tượng với mọi người nhưng thường thì sẽ không cảm thấy thực sự thoả mãn vì điều này.
Người hướng nội thì ngược lại, làm việc để thoả mãn nhu cầu cá nhân và tự đánh giá bản thân bằng thước đo chuẩn của riêng họ. Họ có thể rất hài lòng theo cách đánh giá đó, ngay cả khi đó tiêu chuẩn đó không được xã hội chấp nhận.
Nhưng như O’Kelly đã viết, những người quản lý dành rất ít hoặc ko có thời gian để phân tích và hiểu những điều này. Những người vô cùng bận rộn luôn muốn tránh để không phải ngồi lại những suy ngẫm về những gì đã qua.
Từ năm 1993, GS.Zubof đã thử nghiệm một chương trình trong 2 tuần có tên gọi Odyssey xây dựng đặc biệt dành riêng cho những người hướng nội. Giáo sư đã kêu gọi sự tham gia của mọi người nhằm thúc đẩy và truyền cảm hứng cho họ đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Mọi thứ đang thay đổi, không khí bên ngoài các hội thảo cũng đang thay đổi. Những đòi hỏi và mong đợi thể hiện trong các hồ sơ xin việc ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Ngay cả các công ty lớn mạnh, khi đi “săn đầu người” cũng đang bị thách thức bởi câu hỏi liên quan đến điều kiện “cân bằng trong cuộc sống” cho ứng viên. Vậy thì độ linh hoạt trong công việc của con người thế nào? Con người có sẵn sàng nghỉ việc hoặc từ chức hay không?
Một chiến dịch quảng cáo gần đây ở Mỹ đã đưa ra hình ảnh của một thanh niên trẻ đang chơi lướt sóng trên biển, bên cạnh có câu khẩu hiệu: “Cuộc sống - Chính bạn mang nó bên mình”.
Tất nhiên, sẽ có nhiều ông chủ ngoan cố không chịu thay đổi giống giám đốc một ngân hàng đầu tư nổi tiếng thế giới đã nói với nhân viên của mình: “Cứ làm việc đi! Con cái các bạn thế nào thì chưa biết, nhưng cuộc sống của cháu các bạn chắc chắn sẽ tốt đẹp”.
Nguồn: Vietnam Net
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/