+ Chiếu: gần mộ có khoảng đất trơ trụi và rất rộng.
+ Án ngữ: mộ đế ở nơi đất hung và hoang vắng. Địa khí ở xa không thể đến được vì đã bị chắn.
+ Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: cát khí càng ngày càng tiêu hao, hung khí phát ra rất mạnh mẽ. Vậy cho nên họ hàng đời trước khá giả, đến đời này suy bại và ly tán.
+ Nhiều sao mờ ám xấu xa: cát khí càng ngày càng phát ra mạnh mẽ, hung khí tiêu hao dần dần. Vậy cho nên họ hàng đời trước ly tán, lụn bại, có nhiều người cùng khổ, hay mắc tai họa, chết non, đến đời nay khá giả, có nhiều người qúy hiển, giàu sang và sống lâu.
- Triệt
+ Chiếu: gần mộ có đường đi, ngõ hẻm, cầu cống hay hố vực.
+ Án ngữ: mộ để ở sát đường đi, ngõ hẻm, cầu cống hay hố vực. Địa khí ở xa đến, cát hóa hung, hung hóa cát.
+ Nhiều sao sáng sủa tốt đẹp: địa khí bị tỏa chiết vì đất bị đào bới, xẻ cắt, hay vì có sự xây cất ngăn chặn, cũng có thổ là mộ bị tan lở, hay thất lạc lâu ngày không tìm thấy. Cát khí càng ngày càng tiêu hao, hung khí phát ra rất mạnh mẽ. Vậy cho nên họ hàng đời trước khá giả, đến đời này suy bại và ly tán.
+ Nhiều sao mờ ám xấu xa: địa khí bị tỏa chiết vì đất bị đào bới, xẻ cắt, hay vì có sự xây cất ngăn chặn, cũng có thổ là mộ bị tan lở, hay thất lạc lâu ngày không tìm thấy. Nhưng may mắn cát khí càng ngày càng phát ra mạnh mẽ, kết hợp rất tốt đẹp, hung khí tiêu hao dần dần. Vậy cho nên họ hàng đời trước ly tán, suy bại, đến đời nay khá giả, có nhiều người qúy hiển, giàu sang.
2.2. Quy định ảnh hưởng của âm phần
- Cung Phúc Đức có một Chính diệu tọa thủ: xem Chính diệu tượng trưng cho ngôi mộ nào, tất chịu ảnh hưởng của ngôi mộ đó.
- Cung Phúc Đức có hai Chính diệu tọa thủ đồng cung phải nhận định tùy theo trường hợp sau đây:
+ Hai Chính diệu cùng thuộc một hành: chịu ảnh hưởng của cả hai ngôi mộ để ở gần nhau, mà mỗi ngôi đã được tượng trưng bởi một Chính diệu.
Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại Sửu, có Cự, Đồng tọa thủ đồng cung. Vì Cự, Đồng cùng thuộc Thủy, nên phải chịu ảnh hưởng của ngôi mộ bác hay ông bác, tượng trưng bởi Cự và ngôi mộ tổ bốn đời tượng trưng bởi Đồng đế ở gần nhau.
+ Hai Chính diệu không thuộc một hành:
* Một trong hai Chính diệu sinh được Bản Mệnh: chịu ảnh hưởng của ngôi mộ được tượng trưng bởi Chính diệu đó.
Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại Dần, có Cự, Nhật tọa thủ đồng cung, Bản Mệnh thuộc Thổ. Nhật thuộc Hỏa, tượng trưng ngôi mộ ông nội hay cụ nội, sinh được Thổ Mệnh. Vậy Thổ Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ ông nội hay cụ nội, được tượng trưng bởi Nhật. Còn Cự thuộc Thủy, tượng trưng ngôi mộ bác hay ông bác không sinh được Thổ Mệnh, nên được kể đến. Mặc dầu ngôi mộ bác hay ông bác, tượng trưng bởi Cự, để ở gần ngôi mộ ông nội hay cụ nội, tượng trưng bởi Nhật, cũng không có ảnh hưởng gì đối với Thổ Mệnh ở trên.
* Một trong hai Chính diệu không sinh được Bản Mệnh: Xem Bản Mệnh sinh được Chính diệu nào, tất chịu ảnh hưởng của ngôi mộ được tượng trưng bởi Chính diệu đó.
Thí dụ: Cung Phúc Đức an Tại Mão, có Cự, Cơ tọa thủ đồng cung, Bản Mệnh thuộc Kim. Cơ thuộc Thủy không sinh được Kim Mệnh. Còn Cự thuộc Mộc lại khắc Kim Mệnh. Ngược lại Kim Mệnh sinh được Cự thuộc Thủy, tượng trưng ngồi mộ bác hay ông bác. Vậy Kim Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ bác hay ông bác, tượng trưng bởi Cự, và không chịu ảnh hưởng của ngôi mộ ông nội, tượng trưng bởi Cơ, mặc dầu hai ngôi mộ này để ở gần nhau.
* Một trong hai Chính diệu không sinh được Bản Mệnh, Bản Mệnh cũng không sinh được một trong hai Chính diệu. Xem Bản Mệnh hòa với Chính diệu nào, tất chịu ảnh hưởng của ngôi mộ được tượng trưng bởi Chính diệu đó.
Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại Ngọ có Tướng, Liêm tọa thủ đồng cung, Bản Mệnh thuộc Thủy, Tướng thuộc Thủy, tượng trưng ngôi mộ chú hay ông chú. Liêm thuộc Hỏa, tượng trưng ngôi mộ tổ năm đời. Thủy Mệnh hòa với Tướng thuộc Thủy và khắc Liêm thuộc Hỏa. Vậy Thủy Mệnh chịu ảnh hưởng của ngôi mộ chú hay ông chú, tượng trưng bởi Tướng và không chịu ảnh hưởng của ngôi mộ tổ năm đời, tượng trưng bởi Liêm, mặc dầu hai ngôi mộ này để ở gần nhau.
- Cung Phúc Đức vô Chính diệu: coi Chính diệu xung chiếu như Chính diệu tọa thủ.
2.3. Vị trí của âm phần
- Cung Phức Đức: chính mộ.
- Cung đằng trước: tả (mặt trước)
- Cung đằng sau: hữu (mặt sau).
- Cung xung chiếu: tiền án.
- Hai cung hợp chiếu: một là Long (bên trái) một là Hổ (bên phải).
Thí dụ: Cung Phúc Đức an tại Dần. Vậy tại Dần là chính mộ, Mão: Tả, Sửu: Hữu, Thân: tiền án, Ngọ: Long, Tuất: Hổ.
Sau đã biết rõ vị trí của âm phần, nên kết hợp mọi nhận định về hình sắc và thế đất để luận đoán cho thật cẩn thận.
(Tử vi đẩu số tân biên - Vân Đằng Thái Thứ Lang)
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/