Bài viết phong thủy
09/09/2023 - 11:00 AMLê Công 697 Lượt xem

Lời dạy của cổ nhân: “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời m-ộ”?

Sửa nhà hay dời mộ là những việc không phải cứ thích là làm, làm mà không tính toán, bởi sẽ gây ra những hậu quả không ngờ tới, ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân và con cháu đời sau. Hãy hiểu rõ lời nhắc “nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” để rút ra bài học cho mình.

Lời dạy của cổ nhân: “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời m-ộ”?

Từ ngàn đời xưa cổ nhân dạy về phong thủy cửa nhà và mộ phần gói gọn trong câu nói "Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ". Câu nói tuy đơn giản nhưng hàm chứa bài học sâu sắc mà không phải ai cũng tỏ tường.

Vì vậy khi làm bất cứ điều gì liên quan tới khu vực này gia chủ cũng nên cẩn trọng để mọi việc được thuận lợi, hanh thông. 

1. Tại sao “nghèo không sửa cửa”?

Theo quan niệm của người xưa, cửa chính là “khuôn mặt” của ngôi nhà, là nơi hút tài, hút lộc và những năng lượng tốt đẹp. Thế nên nhiều người mới dùng câu “nhà cao, cửa rộng” để nhắc đến những gia đình giàu sang, phú quý.

Không ít người nghĩ rằng, chỉ cần xây sửa lại cửa cho thật to, thật hoành tráng thì có thể trở nên giàu có, phát tài, phát lộc. Vậy là dù gia đình có khó khăn đến mấy cũng cố đi vay mượn để sửa lại cửa. 

Sau khi sửa xong, cửa thì to thật đấy, nhưng ở bên trong, ngôi nhà vẫn xập xệ, cũ nát như xưa. Chẳng thấy đổi vận ở đâu mà chỉ thêm đống nợ và trông ngôi nhà như thể “đầu voi đuôi chuột”, ai nhìn vào cũng lắc đầu ngán ngẩm.

Nhìn từ góc độ phong thủy, cửa nhà không chỉ là nơi mọi người ra vào mà còn là nơi dẫn khí từ bên ngoài vào trong, khí tốt hay xấu thì đều đi qua cửa chính cả. Thế nên nhiều người nghĩ rằng, sở dĩ nhà mình nghèo khó là do phong thủy cửa chính không tốt và muốn thay đổi “mặt tiền” để đổi vận.

Tuy nhiên, nếu muốn sửa chữa phần cửa thì cần xem xét phong thủy kỹ càng về hướng, độ lớn, màu sắc… sao cho hợp với gia chủ. Đến cả những tòa cao ốc, văn phòng, cơ quan làm việc cấp cao… cũng đều chú trọng đến yếu tố phong thủy. 

Ngày xưa, mọi người không có nhiều nguồn thông tin để tham khảo, muốn sửa cửa, sửa nhà phần lớn đều nghe theo lời góp ý của hàng xóm, người thân nên có phần tùy tiện. Khiến cho không ít gia đình đã nghèo còn trở nên khốn đốn hơn sau khi sửa của. Vậy nên tổ tiên mới khuyên con cháu “nghèo không sửa cửa”. 

2. Tại sao “giàu không dời mộ”?

Người xưa cho rằng, một gia đình trở nên giàu có, yên ấm là do nhận được sự phù hộ của tổ tiên. Nơi an nghỉ của người đã khuất phải được lau dọn, thăm nom thường xuyên thì con cháu mới gặp nhiều may mắn.

Việc giữ gìn cho “mộ yên, mả đẹp” là điều vô cùng quan trọng, chỉ cần phần mộ bị động chạm là chắc chắn con cháu gặp chuyện không lành. 

Nhiều gia đình làm ăn phát đạt, trở nên giàu có thì sinh ra đắc ý, muốn di dời phần mộ của tổ tiên ra nơi khác. Không ít người đã tán gia bại sản vì hành động dại dột này. Bởi nếu không biết khiêm tốn, kính trọng tổ tiên, “uống nước nhớ nguồn”, làm trái với Thiên lý thì gia đình sẽ ngày càng lụi bại. Thế nên tổ tiên mới nhắc nhở “giàu không dời mộ”.

Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang

Khi tuyết hoặc mưa rơi lên mộ, nó mang đến sự sống mới, và người đã khuất sẽ bảo hộ cho con cháu thành công, thịnh vượng. Hiện tượng này được coi là một điềm lành, một tín hiệu may mắn cho gia đình đã chôn cất người quá cố.

Theo quan niệm của người xưa, nếu sau lễ tang trời mưa, và những giọt mưa rơi xuống mộ, đó được coi là những giọt nước mắt cảm động từ trời cao. Ông trời sẽ bảo vệ gia đình của người đã khuất, đem đến nhiều điều may mắn, hạnh phúc, giàu có và thịnh vượng.

Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ

Đời xưa, mọi người biết rằng sau mưa, những con đường đất trở nên lầy lội, gây khó khăn trong việc di chuyển. Khi trời mưa, việc chuyển quan tài trở nên khó khăn, và vì vậy, người xưa tin rằng đây là điềm báo của sự không may. Họ còn tin rằng nếu trong quá trình di chuyển tang phục mà gặp mưa, quan tài sẽ bị nước mưa làm ướt, và cuộc sống sau này của gia đình sẽ gặp phải nghèo khó và xui xẻo.

Một lý do khác khiến người xưa nói: "Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ" cũng là do trong quá trình mai táng, thường có thời gian giữ tang thiếu chính thức. Nếu trời mưa trước khi quan tài được chôn cất, điều này càng ảnh hưởng đến quá trình an táng. Khi tang lễ chưa hoàn thành, thể xác của người đã khuất không được yên ổn và thanh thản. Do đó, dân gian tin rằng mưa rơi lên quan tài là biểu hiện của xui xẻo và không may cho gia đình có đám tang.

Với quan niệm của người xưa, khi đang tổ chức tang lễ mà gặp trời mưa, đó được coi là điều không may. Ngược lại, khi tang lễ đã kết thúc và trời mưa, đó được xem là dấu hiệu của may mắn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, câu chuyện về nắng mưa trong lễ tang không còn được coi là quan trọng.

Mưa hay nắng, may hay rủi, không ai còn tâm trí để suy nghĩ về điều đó. Chỉ cần tận tâm tổ chức một tang lễ trọn vẹn cho người đã khuất, đưa họ đi qua một hành trình cuối cùng, chỉ có như vậy mới mang lại sự an lòng và giảm bớt nỗi buồn.

Thân mặc áo hiếu, không tới nhà người

Ngoài câu nói trên, người xưa còn truyền nhau câu nói “Thân mặc áo hiếu, không tới nhà người”. Câu này còn có nghĩa là, trong thời gian chịu tang người thân, không được tới nhà người khác. Người xưa có câu “Thập xứ hương phong cửu bất đồng”, “thân mặc áo hiếu”, tức là trong thời gian chịu tang, mỗi vùng miền lại có một phong tục tập quán khác nhau, có nơi thì 3 ngày, có nơi lại 7 ngày. Thậm chí, có nơi còn có tập tục rằng, trong vòng 3 năm sau khi có mất, vào dịp Tết không được dán câu đối đỏ hay màu sắc khác, có nơi là màu trắng, có nơi là màu xanh lục.

Những câu tục ngữ này dù không có căn cứ khoa học nhưng đều thuộc về tập tục dân gian, có người thì coi trọng nhưng có người lại cảm thấy hết sức bình thường. Chính vì thế, tốt nhất mọi người nên tìm hiểu phong tục tập quán ở từng nơi trước khi chuyển đến đó sinh sống để tránh xảy ra những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có.

Có câu chuyện rằng, một anh chàng từ nhỏ đã theo bố mẹ sang tỉnh khác sinh sống, đến khi bố mẹ qua đời thì theo tục lệ lá rụng về cội, mang tro cốt của họ về quê hương. Thế nhưng, do từ nhỏ đã định cư ở xa, không hiểu tập tục địa phương nên nhân dịp về quê, sau khi kết thúc tang lễ, anh đã mua một chút quà để đến thăm họ hàng.

Đầu tiên, anh tới thăm nhà bác trưởng. Sau đó anh tới nhà bác hai nhưng không ai chịu mở cửa dù rõ ràng bên trong có người. Sau khi họ hàng nhắc nhở, anh cảm thấy ngại ngùng vô cùng vì từ trước đến nay không hề biết đến tập tục này. Thế nhưng, trong lòng anh cũng nghĩ tại sao bác hai lại có thể như thế được, dù có là tập tục nào đi chăng nữa, ít nhất cũng không đến nỗi không cho người ta vào cửa chứ.

Thế nhưng theo như lời của bác hai, người trẻ bây giờ chẳng hề biết phép tắc gì cả. Chuyện này khiến hai bên hiểu lầm, mâu thuẫn và ngày càng xa cách. Vốn cả hai đã sống xa nhau, đã ít gặp mặt nay lại vì chuyện này mà thêm không nhìn mặt nhau. Thực tế, điều này là do cả hai bên không hiểu nhau, nếu anh chàng kia tìm hiểu từ trước thì họ hoàn toàn có thể tránh được những mâu thuẫn không đáng có, mọi người vẫn có thể vui vẻ sum vầy, tụ họp với nhau.

 

 3. Lời dạy “nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” còn giá trị với xã hội hiện đại?

Ngày nay, mọi người vẫn áp dụng câu nói “nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” vào cuộc sống, tuy nhiên không phải quá rập khuôn. Trong những trường hợp cần thiết, việc sửa cửa hay dời mộ vẫn cần phải thực hiện, chỉ là cần chú trọng hơn đến nhiều yếu tố, tính toán kỹ càng trước khi thực hiện.

Bên cạnh đó, cần cố gắng nỗ lực để làm giàu chứ không phải trông chờ vào phong thủy ngôi nhà ra sao. Gìn giữ phần mộ của tổ tiên vì lòng biết ơn chứ không phải nhằm mục đích cầu vinh, cầu lợi. 

Lời cổ nhân dạy về phong thủy cửa nhà và mộ phần phía trên tuy đã cũ nhưng vẫn luôn đem lại những giá trị nhất định, dù cho xã hội có thay đổi, phát triển đến mức nào đi chăng nữa. Rất đáng để mọi người ghi nhớ và áp dụng đúng hoàn cảnh, đúng mục đích để cuộc sống tốt đẹp hơn.


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

NHÀ ĐẤT LÊ CÔNG

0919.168.366

BÓI QUẺ & PHONG THỦY

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Bài viết phong thủy
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/