Văn Hóa_Tín Ngưỡng
16/03/2021 - 9:04 AMLê Công 856 Lượt xem

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA-PHẨM PHỔ MÔN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM


KINH PHỔ MÔN

SOẠN GIẢ

Hòa thượng Thích Viên Thành

Đại đức Thích Minh Tuệ

TRÌNH BẦY

VŨ NIẾT (QUẢNG HUY)

PHẬT LỊCH 2556 * THÁNG 3-2012

TỔNG MỤC 

1. Lời nói đầu

2. Sự tích Đức Bản Tôn Quán – Thế – Âm Bồ – Tát

3. Nghi lễ tụng kinh Phổ Môn

4. Văn sơ cầu Đức Quán – Thế – Âm Bồ – Tát

5. Khóa Thí Thực

6. Đại – Bi – Tâm sám

7. Thi kệ

 

LỜI NÓI ĐẨU

Việc trì tụng Kinh bằng tiếng bản địa, mang lại nhiều lợi ích không thể nghĩ bàn. Chính vì vậy, các bậc trưởng thượng bao đời nay, cũng như Tôn sư – Hòa Thượng thượng Viên Hạ Thành, khi tại thế, rất tâm huyết truyền bá Phật Pháp, biên soạn nhiều bản Kinh tụng bằng tiếng Việt, được đông đảo Phật tử trân trọng, yêu thích.

Nhân dịp chùa Vạn – Niên khai mở chương trình thuyết giảng Phật Pháp, cũng vì đông đảo Phật tử cần cầu Kinh sách trì tụng cho thống nhất và phù hợp tại ban tự, nay Chùa Vạn-Niên biên soạn các khóa tụng Kinh thông dựng bằng tiếng Việt, như Kinh Dược Sư Bản nguyện, Kinh A-Di-Đà Huân Tu, Kinh Phổ Môn …

Mục Đích biên soạn nhằm bổ sung cho khóa tụng được  đầy đủ phù hợp, giúp các Phật tử thấu hiểu nghĩa Kinh, và hiệu đính những lỗi chính tả do nhiều lần ấn tống phát sinh ra.

Bởi vậy, vẫn dựa trên cơ sở các bản kinh tụng của Tôn Sư Hòa thượng để lại, và tham khảo nhiều bản kinh tụng của các bậc tiền bối, như Sư cụ Tuệ Nhuận, Hòa Thượng  Thích Trí Tịnh, Hòa Thượng Thích Tâm Châu. HT Thích Tuệ Hải… và các ấn phẩm Kinh tạng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Việc làm này, sợ hãi vô cùng. Dù rất cẩn trọng vẫn khó tránh khỏi thiếu sót, lỗi lầm. Rất mong được  các bậc cao minh, các Phật tử, hoan hỷ chỉ dẫn, góp công đức hoằng dương Phật Pháp.

Nam Mô Hoan Hỷ Địa Bồ Tát Ma Ha Tát

 

Chùa Vạn – Niên, Ngày 25 tháng 3 năm 2012

Đại Đức THÍCH MINH TUỆ


LỜI NÓI ĐẦU

(HT. Thích Viên Thành viết năm 1997)

          Phàm phu ở thế gian có nhiều điều đau khổ: Khổ về thể xác, khổ về tâm hồn, khổ về sinh tử, khổ về hoặc nghiệp…kể không thể xiết.

          Sở dĩ chư Phật, Bồ – tát ứng hiện ở thế gian cũng chỉ vì muốn bạt trừ khổ não cho chúng sinh.

Lòng đại bi của Phật, Bồ – Tát thật  là cao cả, vô biên hơn mẹ thương con, luôn luôn đặt ra các phép phương tiện để tìm cách cứu độ. Nhưng nghiệp tính của chúng sinh không giống nhau nên phương tiện cứu độ của Phật đưa ra cũng phải có nhiều môn, cũng như lương y tùy bệnh cho thuốc. Còn chúng sinh muốn khỏi bệnh thì phải uống thuốc. Muốn hết khổ não thì phải tu tập, thực hành phương tiện.

Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa này chính là một môn Pháp dược vô cùng linh nghiệm để chữa những tâm bệnh phiền não, đau khổ cho chúng sinh ở Sa – Bà. Bồ – tát Quán Thế Âm được nói đến ở kinh này là một đức Bồ – tát chuyên cứu khổ cứu nạn cho mọi loài chúng sinh, không phân biệt hình tướng, chủng loại.

Hễ ai có nạn khổ mà nhất tâm kêu cầu thì đều có cảm ứng. Bởi vì đức Bồ – tát Quán Thế Âm thường sử dụng Từ bi Phổ Môn để vận vô duyên từ và đồng thể đại bi để tế độ mọi loài. Ngài coi chúng sinh là chúng sinh ở trong tâm Ngài, Ngài là Bồ – tát ở trong tâm chúng sinh.

Do đó, Ngài và chúng sinh nguyên là đồng thể, sự giải thoát của Ngài gắn với sự giải thoát của chúng sinh, nỗi vui khổ của Ngài cũng gắn liền với nỗi vui khổ của chúng sinh.

Chính vì vậy nên hễ ta khởi tâm cầu nguyện thì Bồ – tát đã thấu hiểu ngọn nguồn và tùy duyên cứu độ.

Tăng Ni, Phật tử chúng ta dù ở tông phái nào, tu tập theo Pháp gì cũng cần phải quán niệm đến Bồ – tát Quán Thế Âm và trì tụng phẩm Phổ Môn này để nguyện cầu đức Đại Bi gia hộ thì mới đỡ được phiền não, nghiệp chướng trên bước đường tiến tu đạo nghiệp.

Nhân kỷ niệm ngày vía đức Quán Thế Âm Bồ- tát, Đạo tràng Chân Tịnh  xin thành kính ấn tống phẩm Phổ Môn để cầu nguyện cho Phật tử trong Đạo tràng được hưởng dưỡng thiện căn, Bồ Đề kiên cố.

Pháp tràng Phật Ấn Tự

Ngày 19 tháng 6 năm Đinh Sửu (1997)

Sa-môn Thích Viên Thành

 NAM MÔ BẢN SƯ THÍCH – CA MÂU – NI PHẬT


SỰ TÍCH BẢN TÔN

QUÁN – THẾ -ÂM BỒ – TÁT

Tiếng Phạm là Avalokitesvara, dịch sang tiếng Hán là Quán – Thế -Âm, hay Quán – Tự – Tại.

Theo Kinh Bi – Hoa, Thì ở vào thời quá khứ có đức Phật ra đời, hiệu là Bảo – Tạng – Như – Lai. Thời đó có vua Chuyển Luân Thánh – Vương là Vô – Chánh – Niệm. Vua đó có quan đại thần là Bảo – Hải (phụ thân của đức Bảo – Tạng khi chưa xuất gia). Do được ngài Bảo – Hải  khuyến tiến nên vua chuyển – luân xuất gia, đối trước Đức Bảo -Tạng thụ ký cho Vua (khi đó đã là Pháp – Tạng tỷ – khiêu),sau này thành Phật A – Di – Đà ở thế giới Cực – Lạc.

Vua chuyển – Luân có nhiều con. Con cả là Thái -tử Bất – Tuẫn, cũng do Ngài Bảo – Hải khuyến tiến, Thái – tử cũng đi xuất gia theo cha, và đối trước Đức Bảo – Tạng Như – Lai, phát ra bản nguyện Đại – bi thương xót cứu độ tất cả tất cả các loài chúng sinh bị khổ não. 

Vì vậy Đức Bảo -Tạng thụ ký cho Thái – tử thành Bồ – tát, hiệu là Quán – Thế – Âm. Còn Ngài Bảo – Hải là tiền thân của Thích- Ca- Mâu – Ni. Đức Bảo -Tạng thụ ký cho Thái – Tử  rằng: “Vì lòng đại từ bi, ông muốn quán niệm tất cả chúng sinh cho được cùng về cõi An – lạc (Cực – Lạc), vậy từ nay đặt tên cho ông là Quán – Thế – Âm”.

Sau khi Phật – A – Di – Đà vào Niết – bàn rồi, thì cõi nước của Phật A -Di – Đà đổi tên là “Nhất thiết trân bảo sở thành tựu Thế Giới” ( Thế giới tất cả trân bảo tạo thành); và bấy giờ ông thành Phật hiệu là ” Biến xuất Nhất thiết Quang – Minh Công – đức – Vương Như – Lai”  (Như – Lai vua công đức quang minh ra tất cả).

Do đó, Bồ – tát Quán – Thế – Âm tức là một vị Phật trong tương lai, sẻ bổ vào ngôi của Đức A – Di – Đà. Hiện tại thì Ngài cùng với Đức Đại – Thế – Chí (Kiếp xưa là em gái Ngài, con thứ vua Chuyển – Luân, cũng cùng Ngài đồng thời xuất gia và cùng được Đức Bảo – Tạng thụ ký), giúp việc giáo hóa độ sinh cho đức A – Di – Đà, và Ngài cũng ứng thân xuống Sa – Bà trợ giáo cho Đức Thích – Ca Mẫu – Ni.

Kinh Thủ – Lăng – Nghiêm chép lời Ngài (Quán – Thế – Âm) bạch với Đức Thế Tôn (Đức Thích – Ca) rằng; “Bạch Đức Thế – Tôn! Con nhớ cách đây vô số hằng hà sa kiếp về trước, có Đức Phật ra đời, hiệu là Quán – Thế – Âm. Từ Đức Phật kia, con phát tâm Bồ – đề. Đức Phật kia dậy con; do nghe, nghĩ và tu mà vào tam ma đề”.

Do đó nên biết, Ngài (Quán – Thế – Âm) đã phát tâm Bồ – đề từ thời Đức Phật Quán – Thế – Âm  trong vô số hằng hà sa kiếp về trước. Do nghe Phật thuyết Pháp, Ngài đã nhận định phép tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả. Do Ngài khéo chứng viên thông ở nhĩ căn, nên được Đức Phật – Quan – Thế – Âm thị ký cho Ngài danh hiệu QUÁN – THẾ – ÂM, một danh hiệu mà chúng sinh ở mười phương cung kính chấp trì trong những lúc nguy hiểm, đau khổ.

Lại Kinh Quán – Âm Tam – Muội nói: “Xưa kia Ngài (Quán – Thế – Âm) đã thành Phật, hiệu là Chính – Pháp – Minh- Như – Lai”. Tiền thân của Đức – Thích – Ca hồi ấy, đã từng ở dưới Pháp tòa, sung vào trong số đệ tử khổ hạnh để gần gũi. Ngày nay, Đức Thích – Ca thành Phật, thời Ngài trở lại làm đệ tử để gần gũi lại. Đó là ” Một Đức Phật ra đời thì hàng ngàn Đức Phật phù trì”.

Kinh Đại – Bi – Tâm – Đà – La – ni thì chép lời Ngài (Quán – Thế – Âm ) bạch Phật rằng: “Bạch Đức – Thế – Tôn!  Con nhớ vô lượng ức kiếp về trước, có Đức Phật ra đời, hiệu là Thiên – Quang – Vương Tĩnh – Trụ  Như – Lai.  Đức Phật ấy vì nghĩ thương đến con và tất cả chúng sinh, nên nói ra môn Đại – Bi – Tâm  Đà – la – ni. Ngài lại dùng cánh tay sắc vàng xoa đầu con mà bảo: “Thiện Nam tử! Ông nên thụ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sinh trong cõi trược ở đời vị lai mà làm cho họ được sự lợi ích yên vui lớn!”. Lúc đó con mới ở ngôi Sơ địa, vừa nghe xong thần chú này liền vượt lên chứng đệ Bát địa”.

Mật – Tông thì theo trong Kinh Đại – Bản Như – Ý nói có 8 vị đại Quán – Âm, là:

1/ Viên – mãn – Ý Nguyệt Minh Vương Bồ tát

2/ Bạch – Y Tự – Tại

3/ Cát – La – Sát – Nữ

4/ Tứ – Diệu Quán – Âm

5/ Mã – Đầu – La – Sát

6/ Tỳ – Câu – Chi

7/ Đại – Thế – Chí

8/ Đà – La Quán – Âm ( Quán – Âm  Chuẩn Đề )

Ngài  có sức uy thần công đức và lòng bi mẫn rất lớn. Ngài vốn không phải là tướng nữ, nhưng thường vì là cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ nhiều khổ nạn hơn nam giới), cho nên giới phụ nữ đặc biệt tín ngưỡng Ngài, vì thế mới kêu cầu đến Ngài  luôn luôn, nên chúng sinh mới tưởng tượng ra Ngài có tướng nữ để tiện hóa độ cho phụ nữ. 

Vả lại chúng sinh ở Sa – Bà này được nhờ ơn Ngài cứu độ, che trở nhiều, nên thảy đều coi Ngài như mẹ hiện, vì vậy mới tưởng Ngài có tướng nữ (vì mẹ tượng trưng cho lòng thương), nên gọi Ngài là Phật Bà. Chùa Hương – Tích có thờ Ngài. Truyện Quán – Âm quốc văn có câu: 

Rằng trong cõi nước Nam ta

Chùa Hương có Đức Phật  Bà Quan – Âm

Truyền thuyết nói Ngài hóa thân tu hành ở đó. Không những Ngài cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh trong lúc sống,  mà còn tiếp tục độ cho chúng sinh sau khi mất nữa. Nếu chúng sinh nào có chí nguyện cầu Tịnh – Độ mà niệm đến danh hiệu Ngài, thì khi mệnh chung, Ngài sẽ tiếp dẫn về Tịnh – Độ.

Kinh nói: Đức Phật A – Di – Đà cùng với Thánh chúng là Bồ – tát Quán- Thế – Âm, Bồ – tát  Đại – Thế – Chí…hiện thân tiếp dẫn những người tu Tịnh – Độ lúc lâm chung về Cực – Lạc là thế.

Xem thế thì đủ biết công đức của Đức Quán – Thế – Âm đối với chúng sinh nói chung và đối với chúng sinh ở Sa – Bà nói riêng, to lớn biết nhường nào.

Cho nên Phật tử chúng ta, dù tu theo Pháp môn gì đi nữa, cũng phải thường xuyên niệm Hồng danh của Ngài, trì chân ngôn của Ngài để cầu Ngài hộ niệm và gia bị cho, mới mong trách khỏi được hết khổ ách, tai nạn, và sự nghiệp tu hành mới mau chóng có kết quả, bản nguyện mới mau chóng được thành tựu. 

Thích Viên Thành

xem tiếp phần kinh >>>


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/