Đường Lộc chuyển Kỵ cho biết sự kết nối các cung chức bằng mối quan hệ kiểu Lộc. Thông thường mối quan hệ này thường được coi là tốt. Số lượng Lộc xuyến liên (kết nối) các cung thể hiện mức độ tốt của mối quan hệ này. Trước hết chúng ta cần nắm vững nguyên tắc Lộc chuyển Kỵ và nguyên tắc dừng Lộc chuyển Kỵ. Lộc chuyển Kỵ xảy ra khi năng lượng Lộc tràn đầy. Năng lượng Lộc đó của năm sinh, của mệnh cung, của Tự hóa Lộc và của số đông (trường hợp Truy Lộc cùng tinh diệu).
Nguyên tắc Lộc chuyển Kỵ như sau:
Hóa Lộc năm sinh đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Lộc cung mệnh đương nhiên chuyển Kỵ
Tự hóa Lộc đương nhiên chuyển Kỵ
Truy Lộc (nhất thiết phải cùng tinh diệu) đương nhiên chuyển Kỵ
Hóa Lộc năm sinh là quyền của thái tuế đương nhiên tiếp tục chuyển Kỵ. Ví dụ Hóa Lộc năm sinh tọa cung A can Bính, như vậy Hóa Lộc năm sinh tiếp tục chuyển Kỵ đến cung có sao Liêm Trinh (Bính hóa Kỵ tại Liêm Trinh). Tương tự như vậy mệnh Lộc (hóa Lộc xuất từ cung an mệnh) là quyền của Chủ (tức cung Mệnh là lập cực (Chủ) của toàn lá số, cung Mệnh là lí do 11 cung chức còn lại tồn tại), cho nên mệnh Lộc đương nhiên chuyển Kỵ. Tự Hóa Lộc là cung đó tự phi Lộc về chính nó, Hóa Lộc này là phi.
Lộc đặc biệt và được coi như nguồn Lộc hiện hữu. Nếu niên Lộc là kho tiền quốc gia thì Tự hóa Lộc có thể coi là kho tiền địa phương. Truy Lộc là trường hợp hai cung cùng hóa Lộc vào một tinh diệu, tinh diệu đó nhận năng lượng Hóa Lộc từ hai cung nên tràn đầy và sẽ tiếp tục chuyển Kỵ tới cung khác. Giống như hai cốc nước cùng đổ vào một cốc khác có cùng dung tích thì đương nhiên sẽ tràn nước ra ngoài. Chuyển Kỵ ở đây là dòng chảy là hướng đi của Hóa Lộc.
Nguyên tắc dừng Lộc chuyển Kỵ như sau:
Cung vừa được chuyển Kỵ lại tự hóa Kỵ xuất
Lộc chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn
Không có cung Truy Lộc cùng tinh diệu
Lộc chuyển Kỵ dừng lại khi không thể tiếp tục chuyển nữa. Cung tự Hóa Kỵ xuất là cung đó tự phi Kỵ vào chính nó đương nhiên đứng im tại chỗ. Chuyển Kỵ tạo thành vòng lặp luẩn quẩn ví dụ cung A chuyển Kỵ sang B, cung B lại chuyển Kỵ về A, có chuyển nữa thì Lộc cũng trong vòng lặp đó mãi mãi không ra khỏi. Không có cung Truy Lộc cùng tinh diệu là trường hợp dừng chuyển Kỵ khi hết năng lượng. Tại cung vừa được Lộc chuyển Kỵ tới không có năng lượng để đi tiếp thì đương nhiên dừng chuyển Kỵ. Khác với Truy Kỵ, Truy Lộc nhất định phải cùng tinh diệu mới có thể tiếp tục chuyển Kỵ.
(Phi tinh Lương Phái )
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/