Thầy Chu Văn An hiệu là Tiều Ẩn – tự là Linh Triệt, thuỵ là Văn Trinh. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha là Chu Văn Thiện, mẹ là Lê Thị Chuân.
1. Tiểu sử:
Thầy Chu Văn An hiệu là Tiều Ẩn – tự là Linh Triệt, thuỵ là Văn Trinh. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha là Chu Văn Thiện, mẹ là Lê Thị Chuân.
Thuở nhỏ sớm có nghị lực, học rất giỏi, nghiêm khắc sửa mình, cương trực thẳng thắn, không màng danh lợi. ( Theo thần tích tại quê Thanh Liệt – Thanh Trì - Hà Nội, ông đỗ Tiến sỹ năm 12 tuổi). Mặc dù đỗ đạt cao nhưng ông không ra làm quan mà ở nhà đọc sách và dạy học tại thôn Văn. Trường Huỳnh Cung của thầy là cái nôi đào tạo hiền tài khắp xa gần. Có học trò là vương tôn, công tử, có học trò khoác áo thường dân, lại có cả học trò không phải người phàm tục. Chu Văn An thường nói với các học trò của thầy rằng: Ta chỉ dạy cho các trò làm nguời chứ không dạy cho các tro làm quan. Học trò của thầy nhiều người đỗ đạt cao vẫn giữ đức thanh liêm và làm nên sự nghiệp lớn như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Cảm mến tài đức của thầy, vua Trần Minh Tông mời thầy về Thăng Long làm Tư nghiệp Quốc Tử giám và dạy thái tử học.
Đức Thánh sư Chu Văn An, húy là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tự là Linh Triệt, người làng Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là xóm Văn, xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Hà Nội), đỗ khoa Thái học sinh thời nhà Trần, nhưng ông không ra làm quan mà lui về làng Huỳnh Cung để mà lập trường dạy học, mở mang dân trí. Tính ông khẳng khái, nghiêm cẩn, cương nghị và thẳng thắn, luôn sửa mình cho trong sạch, lợi lộc chẳng thiết tha, công danh không vương vấn. Việc dạy bảo học trò vì thế mà có kỷ cương, người người kéo đến xin học. Ước chừng học trò của ông ấy cũng đến ba nghìn người vậy. Nhiều người học ông ấy xong được bổ ra làm quan lớn ở triều cương, công danh có thể đến tột bậc nhưng hễ về cửa nhà thầy là lại cung kính lễ phép, không dám bỏ đi cái đạo thầy trò.
Trong số những học trò của ông Chu Văn An có một thư sinh thường chăm đến nghe thầy giảng dạy, nhưng không rõ lai lịch từ đâu mà đến, cứ chăm chỉ qua lại như thế hồi lâu. Ông Chu Văn An mới cho người ngầm đi theo để dò xét hành tung, chỉ thấy thư sinh kia đến bãi lau sậy ven bờ đầm Lân Đàm rồi biến đi đâu mất. Ông Chu Văn An biết đó là Thủy thần vậy.
Thời ấy phải năm trời xanh bắt tội, làm ra đại hạn cả một vùng. Lúa khoai dần héo khô, đất ruộng dần hoang hóa, nước sông hồ trở lên cạn kiệt, tình thế thật
khẩn cấp. Ông Chu Văn An mới gọi người thư sinh, là Thủy thần tới, hỏi xem có cách gì cứu dân hay không. Thần mới nói rằng: - Trời làm ra hạn hán, làm trái mệnh trời sẽ phạm phải tội chết, nhưng lời thầy dạy thì không thể không vâng theo. Vậy sau này có ra sao thì mong thầy chu toàn cho con. Nói xong, Thủy thần liền lấy nghiên mài mực làm phép, dùng bút mà vẩy mực đó ra khắp bốn phương, mực đen vẩy ra mà thành mây đen mù trời, mực son vung tới mà thành sấm vang chớp giật. Thoáng chốc thì trời đã đổ mưa như trút, nước đen như mực. Mưa độ một tuần thì ao hồ ngập nước, ruộng đồng tươi nhuận, Thủy thần mới vội từ biệt thầy học mà trở về đầm. Trời cao biết thiên cơ đã bị làm trái, liền sai Thiên Lôi đi trừng phạt, sấm nổ vang trời, sáng hôm sau thì dân chúng phát hiện trên mặt đầm nổi lên một xác thuồng luồng. Thầy Chu Văn An biết rằng đó là xác của Thủy thần, liền cùng học trò vớt lên đem đi táng. Đến nay mộ Thần vẫn còn ở khu vực cầu Bươu, huyện Thanh Trì, còn đầm Lân Đàm sau được đổi tên là Long Đàm. Đến nay, đầm ấy được gọi là Linh Đàm vậy. Trận mưa một tuần mà Thần đã làm ra đó, đủ cứu đói cho cả một tổng. Các làng Tứ Kỳ, Bằng Liệt, Tựu Liệt, Đại Từ, Linh Đàm, Tả Thanh Oai (làng Tó) và Lê Xá đều chịu ơn, lập đình thờ, tôn làm Đức Thánh Bảo Ninh Vương, là Thành Hoàng của các làng ấy, quanh năm hương khói không dứt. Chỗ đất mà Thần hiện ra, dân chúng dựng một ngôi miếu khang trang với năm gian nhà gỗ, hậu cung ba gian, nối thành kiến trúc hình chữ “công”. Miếu đó đặt tên là “Xá Càn Cổ Miếu”, dân gian thường gọi là miếu Gàn.
ST :
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/