Bài viết phong thủy
18/10/2020 - 2:54 PMLê Công 797 Lượt xem

TIẾT I: ĐỘNG TRẠCH CÓ 7 CHỖ QUAN HỆ

Động trạch có 7 chỗ quan hệ nhau: Cửa cái, Hướng nhà, Sơn chủ, Bếp, Hướng bếp, Cửa bếp, Cửa phòng. Cửa cái, Sơn chủ và Bếp là ba chỗ chính yếu rất hệ trọng, còn 4 chỗ kia đều thứ yếu. Ngoài ra, còn Phòng chúa (hay Sao chúa) ảnh hưởng rất nhiều và có thể làm cứu tinh cho một ngôi nhà hung hại (Xem tới tiết 5 và 6).

1) Cửa cái: là cửa làm ở mặt tiền nhà. Phàm Cửa cái đặt ở khoảng chính giữa mặt tiền nhà gọi là chính môn, vì chính là chính giữa. Hoặc Cửa cái mở rộng suốt cả mặt tiền cũng gọi là chính môn, bởi điểm chính giữa mặt tiền cũng chính là điểm chính giữa của Cửa cái vậy. Còn như Cửa cái đặt một bên góc mặt tiền, bên góc trái cũng như bên góc phải, đều gọi là thiên môn, vì thiên là một bên. Sở dĩ phải phân biệt như vậy là bởi cách tính du niên và cách phiên tinh cho ngôi nhà có chính môn khác với ngôi nhà có thiên môn (sẽ học tới).

2) Hướng nhà: Là điểm chính giữa của bề ngang mặt tiền nhà.

3) Sơn chủ: là cung điểm chính giữa mặt hậu tức mặt sau ngôi nhà. Nó chịu ảnh hưởng cả hai: một du niên trực tiếp và một Sao chúa trọng đại, đem đến sự thịnh suy rất lớn rất mạnh cho ngôi nhà.

4) Bếp là chỗ đặt lò hay cà ràng để nấu ăn, không luận ở nhằm ngăn nào (Xem Bếp ở Tịnh trạch nói rõ hơn). Nó ảnh hưởng với Cửa cái với Sơn chủ và với du niên do cửa Cái biến xanh cho nó, chứ không có quan hệ chi với Sao chúa, dù Sao chúa ở tại ngăn của nó cũng vậy.

5) Hướng bếp là hướng miệng lò ngó về, ngó về cung hướng nào thì gọi cung hướng đó là Hướng bếp (đã nói rõ ở Tịnh trạch).

6) Cửa bếp là cái cửa bước vào ngăn hay vào phòng có đặt bếp. Chớ định làm Cửa bếp là cửa của cái bếp hay cửa của khuôn bếp, vì cửa của khuôn bếp nếu có tức là hướng bếp vậy.

7) Cửa phòng là cái cửa bước vào ngăn cao rộng nhất, tức là cửa bước vào phòng chúa. Chớ làm Cửa phòng ở Động trạch này với Cửa phòng ở Tịnh trạch (thiên II).

TIẾT 2: ĐỘNG TRẠCH PHÂN CUNG ĐIỂM HƯỚNG

Cũng như Tịnh trạch ở thiên trước, Động trạch này cũng phải dùng một cái la bàn để phân cung điểm hướng, để mỗi chỗ thuộc về cung hướng nào, niên hậu mới tính được du niên tốt /xấu cho mỗi chỗ.

1. Phân cung cho Cửa cái và Hướng nhà: Cũng làm y như cách phân cung cho Cửa cái của Tịnh trạch ở thiên trước. Kể từ mí của chiều ngang mặt tiền nhà trở vào, lấy thước đo và lấy phấn gạch thành một hình vuông vức (carré) trên nền nhà, bốn bề thước tấc bằng nhau, bằng y như thước tấc của mặt tiền nhà. Xong rồi, đặt đúng la bàn tại điểm chính giữa hình vuông vức này trên nền nhà. Rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới hoặc lấy dây dăng thẳng tới điểm giữa Cửa cái để coi Cửa cái ăn thuộc vào cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Cửa cái. Thí dụ: Như thấy Cửa cái ở nhằm một đường thẳng với cung Chấn nơi la bàn thì nói là Cửa cái Chấn hay Cửa Chấn, vì đồng một đường thẳng với nhau là đồng một cung vậy. Lại cũng từ trung tâm la bàn nhìn thẳng tới hoặc lấy dây dăng thẳng tới Hướng nhà để coi Hướng nhà ăn thuộc vào cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Hướng nhà. Thí dụ: Như thấy Hướng nhà ở nhằm một đường thẳng với cung Khôn nơi la bàn thì gọi là Hướng nhà Khôn hay Hướng Khôn vì đồng một đường thẳng với nhau thì đồng một cung vậy.

2. Phân cung cho Sơn chủ: Sơn chủ và Hướng nhà là hai chỗ đương đối nhau. Hướng nhà tại điểm chính giữa của bề ngang mặt tiền nhà, còn Sơn chủ tại điểm chính giữa của bề ngang mặt hậu là mặt sau ngôi nhà. Muốn phân cung cho Sơn chủ thì kể từ mí chiều ngang mặt hậu ngôi nhà trở ra trước, lấy thước đo và lấy phấn gạch thành một hình vuông vức (carré) trên nền nhà, bốn bề thước tấc bằng nhau, bằng y với thước tấc mặt hậu ngôi nhà. Xong rồi mới đặt đúng la bàn tại điểm chính giữa hình vuông vức này trên nền nhà. Rồi từ trung tâm của la bàn nhìn thẳng tới hoặc lấy dây dăng thẳng tới chỗ Sơn chủ để coi Sơn chủ ăn thuộc vào cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung Sơn chủ. Thí dụ: Như thấy Sơn chủ ở nhằm một đường thẳng với cung Kiên nơi la bàn thì gọi là Sơn chủ Kiên, vì đồng một đường thẳng với nhau là đồng một cung vậy.

3. Phân cung cho Bếp: Đặt la bàn tại chính giữa chu vi của ngăn nào có để bếp, rồi từ trung tâm la bàn nhìn một đường thẳng tới giữa chỗ có đặt lò bếp. Như thấy giữa chỗ đặt lò bếp ở nhằm cung nào của la bàn thì gọi cung đó là cung của Bếp. Như ở nhằm cung Cấn thì gọi là Bếp Cấn, ở nhằm cung Khôn thì gọi là Bếp Khôn.

4. phân cung cho Hướng bếp: Đặt la bàn tại chính giữa khỏang có để lò bếp, rồi nhìn thẳng theo la bàn coi miệng lò ngó về cung hướng nào thì gọi cung hướng đó là Hướng bếp. Như miệng lò ngó về hướng Tốn thì gọi là Hướng bếp Tốn, ngó về Đòai thì gọi là Hướng bếp Đòai.

5. phân cung cho Cửa bếp: Đặt la bàn tại chính giữa chu vi của ngăn có để bếp, rồi từ trung tâm la bàn nhìn thẳng một đường tới điểm giữa cửa của ngăn này. Như thấy điểm giữa cửa nhằm cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung của Cửa bếp. Như ở nhằm cung Ly thì nói là Cửa bếp Ly, ở nhằm cung Khôn thì nói là Cửa bếp Khôn.

6. phân cung cho Cửa phòng: Đặt la bàn tại chính giữa chu vi của ngăn phòng chúa (ngăn cao lớn rộng nhất), rồi từ trung tâm la bàn nhìn một đường thẳng tới điểm giữa cửa Phòng chúa. Điểm giữa cửa này ở nhằm cung nào của la bàn thì gọi cung ấy là cung của Cửa phòng. Như ở nhằm cung Ly thì gọi là Cửa phòng Ly, ở nhằm cung Khảm thì gọi là Cửa phòng Khảm.

TIẾT 3: ĐÔNG TRẠCH PHÂN ĐÔNG TÂY

Đúng theo danh từ NHà thì chỉ lấy Cửa cái và Sơn chủ mà phân Đông với Tây. Phàm Cửa cái và Sơn chủ đều ở trong vòng 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì gọi là Đông tứ trạch, bằng ở trong vòng 4 cung Kiên Khôn Cấn Đòai thì gọi là Tây tứ trạch. Đó là những ngôi nhà tốt. Nếu Cửa cái và Sơn chủ không ở một phe phía thì gọi là Đông Tây hỗn loạn, nhà ở bất lợi.

Đông tứ trạch mà dùng Đông trù hay Tây tứ trạch mà dùng Tây trù là những ngôi nhà đại phát. Bằng Đông tứ trạch mà dùng Tây trù hay Tây tứ trạch mà dùng Đông trù là những ngôi nhà bại lụn.

Ngoài ra còn ba chỗ phụ thuộc là Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng cũng có ảnh hưởng, thêm bớt tốt xấu. Nếu chúng ở Đông tứ cung (Khảm Ly Chấn Tốn) thì hiệp với Đông tứ trạch mà không hiệp với Tây tứ trạch. Nếu chúng ở Tây tứ cung (Kiên Khôn Cấn Đoài) thì hiệp với Tây tứ trạch nhưng không hiệp với Đông tứ trạch.

Nói riêng về Hướng bếp: Không luận là Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch, Hướng bếp nên hiệp với Mệnh cung chủ nhà. Giường ngủ và đầu giường của chủ nhà cũng nên hiệp với Mệng cung chủ nhà.

TIẾT 4: ĐỘNG TRẠCH AN DU NIÊN

Ở Động trạch có 6 chỗ để tính và an du niên vào. Sáu chỗ đó là: Cửa cái, Sơn chủ, Bếp, Hướng bếp, Cửa bếp và Cửa phòng.
Muốn an du niên vào mỗi chỗ tất phải biết cách tính ra du niên. (Xem cách tính ở thiên I là thiên Dẫn lộ, bài 8). Phải lấy cung tại Cửa cái làm căn bản để khởi tiến tới từng chỗ, từng chỗ… biến tới cho kì hết thân 5 chỗ kia, mỗi chỗ ở tại một cung. Thí dụ như đã phân cung điểm hướng và được biết thấy Cửa cái tại Cấn, Sơn chủ tại Đoài, Bếp tại Khôn, Hướng bếp tại Khảm, Cửa bếp tại Cấn và Cửa phòng tại Chấn. Vậy cứ lấy CấN (Cửa cái) làm căn bản để biến tới từng chỗ kín như vậy; Từ Cấn biến 3 lần tới Đoài được Diên niên, vậy an Diên niên cho Sơn chủ Đoài. Cũng từ Cấn biến một lần tới Khôn được Sinh khí vậy an Binh khí cho Bếp Khôn. Cũng từ Cấn biến tới 2 lần tới Khảm được Ngũ quí cho Hướng bếp Khảm. Cũng từ Cấn biến 8 lần tới Cấn được Phục vị, vậy an Phục vị cho Cửa bếp Cấn. Cũng từ Cấn biến 4 lần tới Chấn được Lục sát, vậy an Lục sát cho Cửa phòng Chấn.

Xét trên thì chỉ một Cửa cái mà biến sanh ra 5 du niên cho 5 chỗ kia, mỗi chỗ một du niên. Còn Cửa sát tuy không có du niên nào, kỳ thật nó gián tiếp có đủ 5 du niên kia. Vì theo phép hỗ biến là hai cung biến đi rồi biến lại cũng vẫn gặp một du niên không khác. Như từ cửa Cấn biến tới bếp Khôn được Sinh khí thì từ bếp Khôn biến lại cửa Cấn tất cũng được Sinh khí in nhau. Cấn biến tới Đoài rồi Đoài biến lại Cấn cũng vẫn được Diên niên. Cấn biến tới Khảm rồi Khảm biến lại Cấn cũng gặp Ngũ quỉ giống nhau…

An du niên vào các chỗ là xem chỗ nào gặp kiết du niên thì dùng tất có lợi, bằng chỗ nào gặp hung du niên thì dời đối qua chỗ tốt khác. Kiết du niên là du niên tất có 4: Sinh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vị (Phục vị tốt ít hơn 3 du niên kia). Hung du niên là du niên tai hại có 4: Tuyệt mệnh, Ngũ quỉ, Lục sát và Họa hại.

TIẾT 5: ĐỘNG TRẠCH PHIÊN TINH 

Điều quan trọng nhất của ngôi nhà Động trạch là việc phiên tinh. Phiên tinh là an các sao vào các ngăn nhà, mỗi ngăn chỉ được an một sao mà thôi. Nhà có mấy ngăn thì an vào mấy sao, nhưng Động trạch có giới hạn từ 2 ngăn tới 5 ngăn. Vì nếu 1 ngăn là Tịnh trạch ở Thiên II, còn quá 5 ngăn thì thuộc vào loại trạch khác, sẽ khảo cứu tới. Phiên tinh như vậy là cốt ý để coi ý để coi ngăn nào gặp kiết tinh (sao tốt) và là kiết tinh đăng điện hay đắc vị thì tu tạo (sửa, làm) cho ngăn đó được cao rộng hơn nhất để làm Phòng chúa. Bởi Phòng chúa gặp kiết tinh đăng điện hay đắc vụ có năng lực làm cho nhà rất thịnh vượng. Năng lực của nó rất lớn, mạnh hơn những chỗ khác có thừa kiết du niên. Phàm hung trạch là ngôi nhà suy bại, nhưng Phòng chúa có kết tinh đăng điện hay đắc vị là cửu tinh, vì nó đủ sức trấn áp được sự suy bại mà còn làm cho nhà hưng phát được vài chục năm. Huống chi kiết trạch là ngôi nhà tốt lại Phòng chúa gặp kiết tinh đăng điện hay đắc vị nữa thì sự yên lành và phú quí nói chẳng hết lời. (Sẽ dẫn giải rõ ở những Động trạch đồ kiểu mẫu sắp tới).

Trước khi phiên tinh cần phải rành mạch 10 điều sau đây:

1. Sơn (hay Sơn chủ) là cung ở chính giữa mặt hậu, mặt sau ngôi nhà
2. Hướng là cung chính giữa mặt tiền ngôi nhà.
3. Chính môn là Cửa cái được đặt tại khoảng giữa mặt tiền hoặc suốt cả mặt tiền ngôi nhà.
4. Thiên môn là Cửa cái được đặt một bên góc của mặt tiền ngôi nhà bên góc trái hay bên góc phải cũng vậy.
5. Ngăn đầu là ngăn trước nhất liền với mặt tiền có Cửa cái
6. Ngũ hành của 8 du niên: Sinh khí và Phục vị thuộc mộc, Ngũ quỉ thuộc hỏa. Thiên y và Họa hại đều thuộc thổ. Diên niên và Tuyệt mệnh đều thuộc kim. Lục sát thuộc thủy.
7. Ngũ hành và thứ tự 5 sao: Cự môn thuộc thổ. Vũ khúc thuộc kim. Văn khúc thuộc thủy. Tham lang thuộc mộc. Liêm trinh thuộc hỏa. Đây gọi là năm sao thuộc chánh ngũ hành, Động trạch dùng chúng nó để phiên tinh.
8. Ngũ hành tương sanh: Mộc sanh hỏa, Hỏa sanh thổ, Thổ sanh kim, Kim sanh thủy, Thủy sanh mộc.
9. Ngũ hành sanh tiến (tấn): Sanh tiến là sanh tiến tới, là sanh chuyền kể tiếp tới. Như ngăn đầu là du niên thủy thì an sao mộc cho ngăn 2 (vì thủy sinh mộc). Ngăn 2 sao mộc thì phải an sao hỏa cho ngăn 3 (vì mộc sanh hỏa). Ngăn 3 sao hỏa thì phải an sao thổ cho ngăn 4 (vì hỏa sanh thổ), ngăn 4 sao thổ thì phải an sao kim cho ngăn 5 (vì thổ sanh kim) … Phiên tinh phải dùng cách sanh tiến ngũ hành như vậy.
10. Trong việc phiên tinh… ngăn đầu luôn luôn được an tên một du niên. Vì phải theo phép Bát biến mà tính ra một du niên cho ngăn đầu. Còn từ ngăn 2 sấp lên đều được an tinh (sao), mỗi ngăn một sao.

Khi rành mạch 10 điều trên rồi tuần tự làm 5 việc sau đây:

1. An du niên vào ngăn đầu có chính môn: Lấy từ cung Cửa cái biến tới cung tại Sơn, như được du niên nào thì biến tên du niên ấy vào ngăn đầu. Thí dụ Cửa cái là chính môn tại Khôn và Sơn tất tại Cấn thì lấy từ Khôn biến 1 lần tới Cấn tất được du niên Sinh khí, vậy biên hai chữ Sinh khí vào ngăn đầu hoặc như Cửa cái là chính môn tại Ly và Sơn tất tại Khảm thì lấy từ Ly biến 3 lần tới Khảm được Diên niên vậy biên hai chữ Diên niên vào ngăn đầu.

2. An du niên vào ngăn đầu có thiên môn: lấy từ cung Cửa cái biến tới cung tại Hướng như được du niên nào thì biên tên du niên ấy vào ngăn đầu. Thí dụ Cửa cái là thiên môn tại Ly và Hướng tại Tốn thì lấy từ Ly biến 6 lần tới Tốn được Thiên y, vậy biên hai chữ Thiên y vào ngăn đầu. Hoặc như Cửa cái là thiên môn tại Khảm và Hướng tại Cấn, Cấn thì khởi tại Khảm biến 2 lần tới Cấn được Ngũ quỉ, vậy biến hai chữ Ngũ quỉ vào ngăn đầu.

3. Phiên tinh cho các ngăn kế tiếp: là biên tên các sao vào những ngăn tiếp tiến, khi đã an du niên cho ngăn đầu. Theo thứ tự biên vào ngăn 2 rồi mới tới ngăn 3, ngăn 4, ngăn 5. Phiên tinh cho Đông trạch phải theo lối ngũ hành sanh tiến của 5 sao, tức là cho ngày sanh chuyển lần tới sao khác. Như Tham lang Mộc thì sanh Liêm trinh Hỏa. Liêm trinh Hỏa sanh Cự môn Thổ. Cự môn Thổ sanh Vũ khúc Kim. Vũ khúc Kim sanh Văn khúc Thủy. Văn khúc Thủy sanh Tham lnag Mộc. Đó là dùng 5 sao thuộc chánh ngũ hành.

Chú ý: Không phải Động trạch nào cũng có đủ 5 ngăn. Chỉ có 2 ngăn hay 3 ngăn hoặc 4 ngăn cũng gọi là Động trạch. Nhà có bao nhiêu ngăn mà thôi.

4. Cách phiên tinh: Lấy du niên đã an vào ngăn đầu mà khởi dung theo lối sanh tiến ngũ hành cho 5 sao để an kế tiếp vào mỗi ngăn một sao. Thí dụ ngăn đầu đã an du niên Sinh khí thuộc một tất phải an vào ngăn 2 sao Liêm trinh Hỏa (vì Mộc sanh Hỏa), rồi an vào ngăn 3 sao Cự môn Thổ (vì Hỏa sanh Thổ), rồi an vào ngăn 4 sao Vũ khúc Kim (vì Thổ sanh Kim), rồi an vào ngăn 5 sao Văn khúc Thủy (vì Kim sanh Thủy). Như vậy ngăn đầu là du niên Mộc, ngăn 2 là sao Hỏa, ngăn 3 sao Thổ, ngăn 4 sao Kim và ngăn 5 sao Thủy. Đó là lối sanh tiến ngũ hành: Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thở, Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy. Khi đã dẫn giải rành rẽ tôi vẫn lập thành đủ 5 trường hợp để khỏi có sự sơ thất trong khi phiên tinh Động trạch.
a) Như ngăn đầu được an du niên Sinh khí (Mộc) thì bốn ngăn kế tiếp mỗi ngăn được an một sao như vầy: Liêm trinh Hỏa ngăn 2, Cự môn Thổ ngăn 3, Vũ khúc Kim ngăn 4, Văn khúc Thủy ngăn 5. Đó là khởi đầu Mộc sanh Hỏa, rồi Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy. (Chú ý: Phục vị cũng thuộc Mộc, nhưng không bao giờ có trường hợp ở ngăn đầu).
b.) Như ngăn đầu được an du niên Ngũ quỉ (Hỏa) thì bốn ngăn kế tiếp mỗi ngăn được an một sao như vầy: Cự môn Thổ ngăn 2, Vũ khúc Kim ngăn 3, Văn khúc Thủy ngăn 4, Tham lang Mộc ngăn 5. Đó là khởi đầu Hỏa sanh Thổ, rồi Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc.
c) Như ngăn đầu được an du niên Thiên y (Thổ) hay Họa hại (Thổ) cũng vậy thì 4 ngăn kế tiếp, mỗi ngăn được an một sao như vầy: Vũ khúc Kim ngăn 2, Văn khúc Thủy ngăn 3, Tham lang Mộc ngăn 4, Liêm trinh Hỏa ngăn 5. Đó là khởi đầu Thổ sanh Kim, rồi Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa.
d) Như ngăn đầu được an du niên Diên niên (Kim) hay Tuyệt mệnh (Kim) cũng vậy, thì bốn ngăn kế tiếp mỗi ngăn được an một sao như vầy: Văn khúc Thủy ngăn 2, Tham lang Mộc ngăn 3, Liêm trinh Hỏa ngăn 4, Cự môn Thổ ngăn 5. Đó là khởi đầu Kim sanh Thủy, rồi Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ.
e) Như ngăn đầu được an du niên Lục sát (Thủy) thì bốn ngăn kế tiếp mỗi ngăn được an một sao như vầy: Tham lang Mộc ngăn 2, Liêm trinh Hỏa ngăn 3, Cự môn Thổ ngăn 4, Vũ khúc Kim ngăn 5. Đó là khởi đầu Thủy sanh Mộc, rồi Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim.

TIẾT 6: CHỌN NGĂN LÀM PHÒNG CHÚA

Ở Động trạch là nhà có từ 2 đến 5 ngăn, thì ngăn nào cao rộng lớn nhất gọi là ngăn chúa tức Phòng chúa. Và tất nhiên sao nào ở Phòng chúa thì gọi nó là Sao chúa. Sao chúa phải là kiết tinh như Tham lang, Vũ khúc, Cự môn thì nhà ở mới phát đạt. Nhưng kiết tinh đắc vị, đăng diện, nhập miếu mới khiến cho nhà đại thịnh, đại vượng, phú quí song toàn. Cón kiết tinh thất vị bất quá khá giả vậy thôi. Trái lại, Phòng chúa gặp hung tinh như Liêm trinh, Phá quân, Văn khúc, Lộc tồn, dù đắc vị, đăng diện hay nhập miếu cũng suy bại, họa hoạn liên miên… huống chi là gặp hung tinh đắc vị. Vì vậy cho nên sau khi phiên tinh là an các sao vào mỗi ngăn rồi, phải xem coi ngăn nào có kiết tinh đắc vị, đăng diện hay nhập miếu thì mình tạo tác hay hoán cải (sửa đổi) chỗ ngăn đó được cao rộng lớn hơn tất cả các ngăn khác để làm Phòng chúa. Nhưng nhớ không dùng ngăn đầu làm Phòng chúa. Vì Phòng chúa phải chịu ảnh hưởng với Sơn chủ mà làm ra họa phúc, nhưng ngăn đầu liên hệ với Hướng chứ không ảnh hưởng với Sơn chủ. Nghĩa là từ 2 ngăn sấp lên mới có ảnh hưởng Sơn chủ. Giả như có thể chấp nhận ngăn đầu làm Phòng chủ và dù có được kiết tinh cũng không hợp về hình thể. Bởi nếu ngăn đầu cao rộng lớn nhất tất các ngăn kế sau phải nhỏ hẹp hơn khác chi đầu voi đuôi chuột, trước tốt sau xấu, trước thịnh mà sau suy.

Ngôi nhà chưa sửa được phân chia làm ba ngăn và ngăn thứ 3 được làm Phòng chúa ví nó rộng lớn nhất. Nhưng vì gặp sao Văn khúc là hung tinh sẽ sanh ra nhiều tai quái khiến cho nhà lụn bại, cần phải sửa đổi. Xét trong ba ngăn có ngăn 2 được an Vũ khúc là kiết tinh đăng diện (vì Vũ khúc thuộc Kim với kiền sơn cũng Kim là tỷ hòa). Nhưng tiếc vì ngăn này không phải là Phòng chúa nên không ảnh hưởng chi tới ngôi nhà. Vậy muốn sửa đổi phải phá bỏ tấm vách tường ở giữa ngăn 2 và ngăn 3. Phá xong thì nhà chỉ còn lại có hai ngăn mà thôi, và ngăn 2 khi trước nhỏ hẹp nay trở nên Phòng chúa. Khi trước Vũ khúc đăng diện hay Vũ khúc trở nên nhập miếu vì đã thành ngăn chót trực tiếp với Kiền sơn.

Kết luận: Sửa đổi được Phòng chúa có Vũ khúc Kimtinh nhập miếu là một ngôi nhà đại thịnh vượng. Đó là theo cách bớt một ngăn tức dồn hai ngăn làm một cho rộng lớn. (Xem như ngôi nhà đã sửa)…

Sau đây là một trường hợp sửa đổi tốt bằng cách ngăn thêm một ngăn:

Như ngôi nhà chưa sửa có ba ngăn và ngăn thứ 3 rộng lớn nhất làm Phòng chúa có Liêm trinh là đại hung tinh tất sanh nhiều tai họa cho ngôi nhà suy bại. Xem ngôi nhà đã sửa thì ngăn đầu được phân ra làm hai ngăn bằng cách dựng thêm một tấm vách tường. Như vậy nhà chưa sửa chỉ có 3 ngăn, còn nhà sửa rồi (thêm vách) có tới bốn ngăn. Nhà chưa sửa thì ngăn 3 rộng nhất làm Phòng chúa và gặp Liêm trinh là hung tinh, còn nhà sửa rồi ngăn 3 trở thành ngăn 4 cũng rộng lớn nhất và cũng làm Phòng chúa, nhưng lại gặp Cự môn là kiết tinh đắc vị rất tốt. (Đắc vị là bởi Cự môn Thổ với Sơn chủ Đoài Kim tương sanh). Cự môn đắc vị lại được ở ngăn chót trực tiếp với Sơn chủ cũng được gọi là nhập miếu, nhà ở càng lâu càng phát đạt.

Cũng còn nhiều cách sửa đổi, nhưng nơi đây chỉ nêu lên đôi cách bớt ngăn hay thêm ngăn mà thôi. Một ngôi nhà bất lợi, dù khó sửa đổi tới mực nào, nhưng cố gắng suy tính và nhận xét tất cũng có lối thoát khả quan hơn là để vậy.

PHỤ LUẬN VỀ CÁC NGĂN NHỎ HẸP HƠN PHÒNG CHÚA

Ngăn làm Phòng chúa càng cao rộng lớn càng có nhiều ảnh hưởng hoặc tốt hay xấu là do Sao chúa kiết tinh hay hung tinh. Còn những ngăn khác thấp nhỏ hẹp hơn ảnh hưởng qua loa không đáng kể. Tuy nhiên có phương tiện cũng nên tạo tác ngăn có kiết tinh rộng lớn hơn ngăn có hung tinh.

PHỤ LUẬN VỀ CHủ PHÒNG Ở ĐỘNG TRẠCH

Chủ phòng vốn ở Tịnh trạch (Thiên II) mới quan trọng. Nhưng ở Động trạch hay Biến hóa trạch cũng có đề cập tới Chủ phòng vì nó cũng có ảnh hưởng tốt xấu nhưng không sánh bằng Phòng chúa và Sơn chủ.

Như trong Phòng chúa có dựng lên một cái phòng để ngủ nghỉ thì gọi cái phòng để ngủ nghỉ này là Chủ phòng. Vậy đặt la bàn tại trung tâm Phòng chúa để phân cung cho Chủ phòng. Nếu Chủ phòng ở nhằm cung tốt là thêm tốt, ở nhằm cung xấu thì bất lợi. (Tính du niên cho Chủ phòng như ở Tịnh trạch).

Nếu trong ngăn Phòng chúa không có dựng cái phòng nào thì thôi, khỏi tính. Nếu chỉ dựng có một phòng mà thôi thì dùng ngay phòng đó làm Chủ phòng, còn các phòng thấp nhỏ hẹp hơn không kể tới. Và những phòng dù lớn rộng cao hơn nhưng không phải ở trong ngăn Phòng chúa cũng không kể tới.

TIẾT 7: SAO CHÚA ĐốI VỚI SƠN CHỦ

Sao được an vaìo ngăn Phòng chú gọi là Sao chúa, Sơn chủ là cung ở giữa mặt hậu ngôi nhà, là chỗ định phương hướng ngôi nhà, là nền tảng chủ yếu, rất quan trọng.

Sao chúa ảnh hưởng mật thiết với Sơn chủ. Vì vậy cho nên nếu Sao chúa là hung tinh tất làm hại Sơn chủ, gây tai họa cho nhà. Hung tinh là Liêm trinh với Văn khúc. Hung tinh ở cách ngăn Sơn chủ tai họa chậm, ở cùng một ngăn chót với Sơn chủ tai họa mau mà nặng nề. Hung tinh đắc vị hay đăng diện là có thể lục hại Sơn chủ, bằng nó thất vị khác nào hổ đói ăn thấy người. Vì vậy cho nên Sao chúa hung tinh làm nguy hại cho nhau, không luận đắc vị, đăng diện hay thất vị. Sơn chủ khắc hung tinh tai họa có thể giảm một ít, bằng hung tinh khắc Sơn chủ tại họa khó đương. Còn trái lại, Sao chúa là kiết tinh ắt làm lợi cho Sơn chủ, tức đem sự thịnh vượng cho ngôi nhà. Kiết tinh là Tham lang, Vũ khúc, Cự môn. Nhưng kiết tinh thất vị thì lợi lộc ít oi, còn kiết tinh đắc vị hay đăng diện thì nhà mới phát đạt lớn. Nó ở cách ngăn Sơn chủ phước lộc đến chậm, bằng ở cùng ngăn với Sơn chủ (ngăn chót) thì phước lộc đến mau mà trực tiếp. Thỉnh xem thiên I bài 11 nói rõ các sao thất vị, đắc vị, đăng diện, nhập miếu. ở tiết này chỉ luận 3 kiết tinh cho Động trạch như sau:

– Tham lang: gặp các sơn Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, gặp các sơn Khảm Ly là đắc vị, gặp các sơn Chấn Tốn là đăng diện.

– Vũ khúc gặp các sơn Chấn Tốn Ly là thất vị, gặp các sơn Cấn Khôn Khảm là đắc vị, gặp các sơn Kiền Đoài là đăng diện.

– Cự môn gặp các sơn Chấn Tốn Khảm là thất vị, gặp các sơn Kiền Đoài Ly là đắc vị, gặp các sơn Cấn Khôn là đăng diện.

Phàm kiết tinh đắc vị hay đăng diện mà ở nhằm ngăn chót thì gọi là nhập miếu, tốt bậc nhất. Đăng diện ở ngăn chót tốt hơn đắc vị ở ngăn chót. Phàm Sơn chủ sanh kiết tinh hay kiết tinh sanh Sơn chủ đều gọi là kiết tinh đắc vị, nhưng kiết tinh sanh Sơn chủ có lợi nhiều hơn Sơn chủ sanh kiết tinh.

Còn tiếp ẤN VÀO ĐÂY TIẾT 8 ….

Lê Công

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Bài viết phong thủy
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/