Đạo Học
08/09/2021 - 11:05 AMLê Công 465 Lượt xem

ĐỀU TRỞ NGẠI TRONG SỰ GIẢI THOÁT

Diệt lấy Bản ngã, để biểu lộ cái Chân tính của mình, và để cho cá tính của Tâm mình đặng tự
do sinh hoá, nhƣ đoá hoa rừng…ấy là con đƣờng giải thoát vậy.
Song le, làm bấy nhiêu, đặng bảo toàn Thiên chân cho nó đặng phiêu xuất một cách tự
nhiên, không phải là đủ. Ngoài cái Bản ngã làm cho ta mờ ám Chân lý, có nhiều đều trở ngại
khác rất quan trọng, ta cần phải giải thoát trƣớc, nhiên hậu mới có thể diệt đặng Bản ngã của
ta. Những đều trở ngại ấy tuy thuộc về những trở lực bên ngoài, không lợi hại bằng Bản ngã
của ta, chớ cũng rất quan hệ trong sự giải thoát nhiều.
Hằng ngày, nếu ta để ý quan sát, thì ta sẽ thấy trong mỗi hành động ta về tình cảm, tƣ
tƣởng, ngôn từ, đều không phải của ta, chỉ là của phong tục; tập quán, gia đình, xã hội, hoặc
của sách vở, luân lý, tôn giáo…Con ngƣời chẳng qua là một bộ máy vô hồn, cứ lặp lại những
đều nghe, thấy. Cái Tâm ta vì đó mà lu lờ…Luân lý, sách vở, phong tục, dƣ luận…là những
khuôn mẫu nhứt định un đúc ta ra, nên ý ta suy, lời ta nói, việc ta làm, vẫn không còn của
Chân Tính ta nữa. Bởi tại dƣ luận khen, nên ta khen, dƣ luận chên nên ta chê…Hễ cón sống
trong tƣ tâm thì sự phán đoán vẫn mập mờ, không phân mình đƣợc…Thế nên mỗi một đều
chi hạp hoặc không hạp với tƣ tâm ta, tức thì tâm ta bị cảm xúc và biến loạn, thành thử cái
Chánh Kiến của bản tính ta phút chốc mờ ám. Cho nên, thoạt vui, thoạt buồn, thoạt mừng,
thoạt giận; ta bấy giờ nhƣ cái Chong chóng cứ quay cuồng theo luồng gió…mặc tình ai sai
sử thế nào cũng đặng. Vì thế, ta không thể thấy đặng cái lý thật của mọi vật.
Những tập quán gia đình xã hội, những luân lý, giáo thuyết…đã quá thời, kết tụ lâu
đời làm thành một khối cứng gọi là Bản ngã chung…Con ngƣời vì tính yếu đuối, nô lệ,
không có sức tự cƣờng, suy nghĩ hay phán đoán theo mình, nên cứ lấy Bản ngã chung ấy làm
chuẩn tắc cho hành vi. Họ nhu nhƣợc cho đến đỗi trong những tƣ tƣởng, hành động chi, họ
chỉ nô lệ lấy dƣ luận, sợ sệt nhút nhát cho đến đỗi, biết việc làm là chánh lý cũng không dám
làm, vì dƣ luận sẽ chê bai biếm nhẽ. Một việc tàn nhẫn, vô lý mà dƣ luận khen, thì họ cũng
làm. Bởi tánh khiếp nhƣợc ấy, họ mới bị kẻ khác lợi dụng một cách tàn khốc mà không dám
hở môi than thở…(Bản ngã đây chẳng phải thuộc về cái Chấp ngã, về xác thịt đây mà thôi.
Nó vẫn là cái tâm lý của ta, khi ta thấy ta là riêng với Vạn vật Vũ trụ. Dầu cái Ta ấy thuộc về


Tình Cảm, trí thức hay thiêng liêng siêu hình bực nào, cũng là Bản Ngã cả! Thảy đều là
huyễn vọng. Kẻ học Đạo phải coi chừng cho lắm, kẻo lầm lạc, vì Bản Ngã rất khôn khéo,
phờ phỉnh, mang đủ mặt nạ, nếu ta không thật với ta, thì không dễ gì thấy nó đặng.)
Đến sự học hỏi cũng vậy, họ vẫn thiên kiến, bo bo câu chấp, nô lệ lấy thành kiến của
cổ nhân, cho nên không hề dám trái lại hoặc suy nghĩ khác hơn. Họ không “dám”. Họ nô lệ
sách vở, nô lệ dƣ luận, nô lệ chế độ, gia đình, xã hội..nô lệ phong tục…ôi! Chỉ là một đời nô
lệ, làm cho họ không còn họ, trong hành vi của họ nữa (Xem cây Bách Thọ: nơi chƣơng Phụ
lục)
Đó là những đều trở ngại bề ngoài, trƣớc hết ta phải giải thoát, nhiên hậu mới trông
tiêu diệt đặng cái trở ngại bề trong, là Bản ngã.
Một đều cần yếu học giả chớ quên là: diệt Bản ngã đây chẳng phải Tuyệt diệu.
Không! diệt Bản ngã đây là diệt cái ảo vọng rằng ta là riêng với Vũ trụ Vạn vật, và làm cho
hành vi ta lúc nào cũng không còn chỗ tƣ tâm lợi kỷ…chớ không phải diệt, dƣờng nhƣ Bản
ngã là một vật thực có vậy. Học giả cũng chớ lầm mà diệt tình dục, vì theo các tôn giáo học
thuyết thì Tình dục là sự sống của Bản ngã. Không! Tình dục tự nó vẫn là Sự sống rất mạnh
mẽ, nó không xấu cũng không tốt. Nếu cho tƣ tâm lợi dụng. Tình dục ấy là cái mối hại cho
nhơn thân và Xã hội; nếu để cho Bản tính lợi dụng, thì nó sẽ trở nên sự Kiêm ái rất mãnh liệt
phi thƣờng.
Krishnamurti có nói:
“Tìm Chân lý, mà lo diệt tình dục chẳng khác nào vừa chặt đứt
gốc rễ của cây, vừa ao ước nó trổ bông, đơm trái vậy”

~o~o~o~o~o~o~o

NGUYỄN DUY CẦN 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/