Bài viết phong thủy
13/11/2023 - 4:01 PMLê Công 110 Lượt xem

ĐẶT TÊN CHO CƠ SỞ KINH DOANH THEO QUAN NIỆM PHONG THỦY

1/. Tên của một doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa.

 Đó là tính pháp lý, tính định danh trong xã hội v.v.. và ý nghĩa của phong thủy về sự may rủi. Đó là ý nghĩa quan trọng nhất theo quan niệm phong thủy từ hàng nghìn năm nay.

 Việc chọn một cái tên cho cơ sở kinh doanh vừa có ý nghĩa biểu đạt sự mong muốn, ý định của người chủ vừa thể hiện sự phát triển, sự hưng thịnh, sự may mắn hay mở mang công việc, nghề nghiệp, sản phẩm v.v.. của cơ sở kinh doanh.

2/. Để đạt được bản chất phong thủy, khi đặt tên cho doanh nghiệp thường quan tâm về âm dương và ngũ hành.

 Một cái tên cơ sở kinh doanh cần đảm bảo âm dương cân bằng, hài hòa, cân đối. Ví dụ: Dương dương, âm dương, âm âm hay âm âm, dương âm, dương dương (cho một cái tên có 6 chữ). Âm, dương về chữ theo quan niệm phong thủy có quy tắc như sau:

 - Quan niệm trong tiếng Hán. Căn cứ việc tính theo số nét có trong một chữ để quy định chữ thuộc âm, dương. Theo đó, một chữ có số nét chẵn là thuộc âm, ví dụ chữ (bát). Một chữ có số nét lẻ là thuộc dương, ví dụ chữ (tam); tính nét chữ theo “kiểu chữ chân” không theo “kiểu chữ thiện hay “kiểu chữ thảo” v.v..

 - Quan niệm phong thủy về chữ thuộc dương hay thuộc âm của tiếng Việt đơn giản theo quy tắc bằng, trắc. Những chữ thuộc vần bằng (chữ không có dấu hay chữ có dấu huyền) đểu thuộc âm. Những chữ có các dấu: Sắc, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng đều thuộc dương.

 Quy tắc “âm dương tương hợp” là âm và dương kế tiếp (một chữ thuộc dương kèm một chữ thuộc âm). Ví dụ dương âm dương âm, dương âm..., hay âm dương, âm dương, âm dương...

 Một kiểu liên kết âm dương khác là tên có số chữ thuộc tính âm và số chữ thuộc tính dương như nhau. Và một cái tên có âm dương cân đối, cân bằng hay đối xứng. Nhưng phải có đủ cả chữ thuộc âm và chữ thuộc dương. Có thể tính đối xứng như âm dương âm, hoặc dương âm dương, hoặc dương dương âm âm hay âm âm dương dương v.v.. tùy theo số chữ có trong một cái tên.

3/. Điều cần tránh trong việc đặt tên.

 Chú ý cái tên của một cơ sở kinh doanh cần tránh gồm thuần các chữ thuộc âm, hay gồm toàn các chữ thuộc dương.

 Thuần dương sẽ cứng nhắc, cương cường, khó linh hoạt v.v..

 Thuần âm sẽ thiếu tự tin, kém cỏi, dễ chấp nhận v.v..

 Một cái tên luôn ngầm thể hiện sức mạnh siêu hình trong thuật phong thủy. Nếu cái tên nói lên một ý nghĩa mục tiêu, ước nguyện quyết tâm v.v.., nó sẽ khích lệ thường xuyên người chủ doanh nghiệp hay ban quản trị trong quản lý doanh nghiệp. Sự liên tưởng tinh thần ấy chính là hiệu dụng phong thủy của một cái tên.

4/. Tính ngũ hành trong một cái tên cũng có vai trò nhất định.

 Theo quan niệm phong thủy, một cái tên có đủ các hành theo quy tắc Ngũ hành sinh khắc sẽ có các sức mạnh phong thủy nhất định.

 Theo quy tắc Ngũ hành, tương sinh được đảm bảo trong một cái tên sẽ tạo nên một sinh khí hữu hiệu cho doanh nghiệp.

 Để đạt được mục đích trên, một cái tên của doanh nghiệp cần được đặt theo trình tự của Ngũ hành tương sinh. Điều cần tránh là đặt tên theo trình tự của quy tắc ngũ hành tương khắc.

 - Trình tự tương sinh là Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Đó là một chu trình của vòng tương sinh trong Ngũ hành.

 - Trình tự tương khắc là Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Đó là một vòng tương khắc trong quy tắc sinh khắc của ngũ hành.

 Trong đặt tên chỉ quan tâm thuần túy theo quy tắc sinh khắc của Ngũ hành mang tính chung nhất, không quan tâm tới tính khu biệt của từng hành để suy luận khả năng sinh khắc nhau.

 Ví dụ, cùng thuộc hành Thổ, nhưng có nhiều loại Thổ như Thổ vách, Thổ mái nhà, Thổ đồng bằng, Thổ đường đi v.v.. và như vậy thì Thổ vách nhà sao có thể khắc nổi thủy là dòng sông. Bởi vậy khi đặt tên cho một cơ sở kinh doanh chỉ tính đến tính chất chung theo quy tắc sinh khắc mà thôi.

5/. Các quy ước ngũ hành trong một chữ.

 Quy ước rằng:

Các chữ cái: A, E, Y, Đ, O thuộc hành Thổ (có thêm W)

Các chữ cái: G, K, V thuộc hành Mộc.

Các chữ cái: C, Q. R, X, S thuộc hành Kim (có thêm Z).

Các chữ cái: D, L, N, T, I thuộc hành Hỏa (có thêm J).

Các chữ cái: B, H, M, P, U thuộc hành Thủy (có thêm F).

 - Cách xác định một chữ thuộc hành nào là căn cứ vào chữ cái đứng đầu trong một chữ.

 Ví dụ chữ “Ánh” thuộc hành Thổ vì chữ này được bắt đầu bằng chữ cái A (chữ cái A trong tiếng Việt được quy ước mang thuộc tính của hành Thổ). Cũng như vậy chữ “sửa” thuộc hành Kim (vì chữ cái S thuộc hành Kim) v.v..

 - Quy ước về quy luật liên kết: có thể liên kết đôi một. Ví dụ: “Cửa hàng” theo liên kết Kim - Thủy, hay “Ánh dương” theo liên kết Thổ - Hỏa. Như vậy, cái tên “Cửa hàng Ánh dương” đã đạt được quy luật tương sinh trong quy tắc của Ngũ hành.

 Với quy ước liên kết đôi một, ta có thể tìm được một cái tên vừa tuân thủ quy luật Âm dương và quy ước Ngũ hành tương sinh.

 Trong thực tế, việc đặt một cái tên cho doanh nghiệp ta chỉ cần hoặc theo quy luật Âm dương hài hòa, hoặc theo quy tắc Ngũ hành tương sinh là được.

***

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Bài viết phong thủy
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/