Bàn về công dụng các quẻ trong Dịch kinh, thì có 2 thuyết. Theo phái Dịch-bốc thì quẻ Dịch dùng để bói kiết hung, nhưng đối với nhà triết học, thì mỗi quẻ là tượng trưng một trạng thái từ đầu đến cuối, từ khoảng khai thiên đến hồi tịch địa, cũng như nó ám chỉ mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp trong đời người, trong đó chỉ rõ cái đạo “tiến, thoái, tồn, vong”, và đồng thời dùng nó để “tiến đức, tu nghiệp” như ở quẻ Kiền đã căn dặn: “Quân tử tiến đức tu nghiệp” [Hán Văn]. Đó là lấy việc Người bắt chước đạo Trời. Cho nên vũ trụ quan của Dịch nằm trong 64 quẻ mà nhân sinh quan của Dịch cũng nằm trong 64 quẻ, và gọi là Dịch học là cái học “Thiên nhơn hợp nhất”. Vũ trụ quan và nhân sinh quan hồn nhiên là Một, không thể rời nhau. Nhưng Âm Dương là căn bản của Vũ trụ hiện tượng, thì quẻ Kiền, quẻ Khôn là đầu mối của tất cả các quẻ trong Dịch kinh, nghĩa là đầu mối của mọi cuộc biến thiên trong Vũ trụ. Kiền quái có 6 gạch liền. Mỗi gạch là tượng trưng một trạng thái về lẽ Trời cũng như về việc Người. Trong một năm 12 tháng, 6 tháng thuộc dương, 6 tháng thuộc âm. 12 tháng ấy, được tượng trưng trong 12 quẻ, là quẻ Phục (tháng 11), ở Tý cung, thuộc tiết Đông chí; quẻ Lâm ở Sửu; quẻ Thái ở Dần, quẻ Đại tráng ở Mẹo; quẻ Quải ở Thìn; quẻ Kiền ở Tỵ; quẻ Cấu ở Ngọ; quẻ Độn ở Mùi; quẻ Bĩ ở Thân,quẻ Quan ở Dậu; quẻ Bác ở Tuất; quẻ Khôn ở Hợi (đều do luật tiêu trưởng mà lập thành); Âm tiêu Dương trưởng, Dương tiêu Âm trưởng. Tuy có 64 quẻ, kỳ thực rút lại chỉ có 12 quẻ đã kể trên, chia làm 2 phần (Xem đồ số 7 và 13). 1) Phần dương (gọi là lục dương quái) gồm các quẻ: Phục ( ) 1 Lâm thuộc về Thiếu Dương làm chủ Thái Đại Tráng ( ) 3 Quải thuộc về Thái Dương làm chủ Kiền 2) Phần âm (gọi là lục âm quái) gồm các quẻ: Cấu ( ) 2 Độn thuộc về Thiếu Âm làm chủ Bĩ Quán ( ) 4 Bác thuộc về Thái Âm làm chủ Khôn [Xem biểu đồ trang sau]
BÀN VỀ 12 QUẺ TRONG KINH DỊCH TRONG 12 THÁNG TRONG NAM
(Đồ số 7)
Xem biểu đồ, ta nhận thấy rõ cái lẽ “doanh hư” “tiêu tức” [Hán Văn] của Âm Dương (tứ tượng). Tức [Hán Văn], là “Âm tiệm suy, Dương tiệm trưởng”29; còn Tiêu [Hán Văn], là “Âm tiệm trưởng, Dương tiệm suy”30. Nghĩa là Âm suy lần, thì Dương 29 Âm suy lần. Dương lớn lần (thời của Thiếu dương) 30 Âm lớn lần. Dương suy lần (thời của Thiếu âm) Tiệm: dần dần Tiêu: mòn lần (Dương yếu lần, mòn lần) (Thiếu âm); Tức: lớn lần (Dương lớn lần) (Thiếu dương). Hư: Dương hết, tuyệt (Thái âm); Doanh: Dương đầy tràn (Thái dương)
lớn lần, mà Âm lớn lần, thì Dương suy lần. 12 quẻ trên đây, vì vậy được gọi là 12 quẻ tiêu tức. Như các quẻ Phục, Lâm, Thái, Đại-tráng, Quải, Kiền là tức quái [Hán Văn]; các quẻ Cấu, Độn, Bĩ, Quán, Bác, Khôn, là tiêu quái [Hán Văn]. Hư theo liền với Tiêu; Doanh theo liền với Tức. Cho nên nói Tức là nói luôn Doanh, nói Tiêu là nói luôn Hư. Doanh đối với Hư, Tiêu đối với Tức. * Trùng quái do ai sáng tạo? Có 4 thuyết (theo Khổng Dĩnh Đạt [Hán Văn] trong Chu Dịch Chính Nghĩa [Hán Văn]): 1. Phục Hy [Hán Văn] (theo nhóm Vương Bậc [Hán Văn] đời Tấn) 2. Thần Nông [Hán Văn] (theo nhóm Trịnh Huyền [Hán Văn] đời Hán) 3. Hạ Vũ [Hán Văn] (theo Tôn Thạnh [Hán Văn] đời Tấn) 4. Văn Vương [Hán Văn] (theo Tư Mã Thiên [Hán Văn] đời Hán) Theo 4 giả thuyết trên đây, ta không thấy giả thuyết nào vững vàng, vì không có chứng cứ xác thực. Chỉ có giả thuyết thứ nhất và thứ tư trên đây là được truyền tụng. Vậy, ta hãy tạm nhận như thế: có thể do Phục Hy hoặc Văn Vương sáng chế, không sao. *
Lê Gia
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/