Lời hay ý đẹp
02/11/2023 - 12:01 PMLê Công 106 Lượt xem

CHƯƠNG THỨ HAI: BỔN PHẬN ĐỐI VỚI HỌC ĐƯỜNG

17. Trường học (Trường: nghĩa xa là sân luyện võ, nghĩa gần là nơi luyện chữ)

Khuyên con khuya sớm chuyên cần,

Học hành cố chí lập thân kịp người.

(Chuyên: nghĩa xa là người có nhiệm vụ thức xuyên đêm để châm thêm củi khô vào đốm lửa chung của làng. Cần: nghĩa xa là người chuyên thức đêm làm việc mài cho phần mũi của ngọn giáo được bén nhọn)

Tiểu dẫn: Phải đi học

Đồng hồ sắp đánh tám giờ. Học trò tấp nập đi học, lũ năm lũ ba, tay cắp sách, vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ.

Đến trường, ai nấy vào học. Các lớp học đều rộng rãi mát mẻ.

Thầy giáo hết lòng dạy các cậu, mà các cậu học hành rất chăm chỉ.

Sự học hành cần lắm. Ta phải rủ nhau đi học. Có học mới khôn được.

Cách học: Bé chẳng học, lớn làm gì?

18. Phải yêu mến thầy (Thầy: người nói ra, làm ra những điều đúng đắn. Nghĩa xa là thầy tâm linh, người dẫn lời thần linh nên nói sao thì mọi người phải làm vậy, nghĩa gần thì chính là người thầy dạy cái có ích như ngày nay).

Thầy học là người thay quyền cha mẹ mà dạy dỗ ta để ta được nên người tử tế. Vậy ta phải yêu mến thầy học cũng như yêu mến cha mẹ.

Tiểu dẫn: Học trò yêu thầy.

Chưa đến giờ học, học trò hãy còn chơi ở sân nhà trường. Anh Ba bảo các em rằng: "Này các anh ạ, thầy yếu mới khỏi, chắc là thầy còn mệt; vậy hôm nay vào lớp, ta phải đề trí mà nghe thầy dạy, đừng để thầy phải nói nhiều; như vậy thì thầy đỡ mệt, mà anh em ta mới tỏ được bụng yêu mến thầy." Các anh em đều nói:"Phải lắm, phải lắm."

Lúc vào học, ai nấy ngồi im phăng phắc, cố ý nghe lời thầy dạy. Thầy dạy hết buổi học mà không thấy nhọc mệt, vì không phải nói to, không phải quở phạt ai cả. Thầy lấy làm bằng lòng lắm.

Cách ngôn: Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn cho hay chữ phải yêu mến thầy.

(Cầu kiều: Người Việt xưa có tục thờ hai điều chính, một là thờ Ông Trời ở ngoài sân, hai là thờ Ông Vải ở trong nhà. Cầu kiều là con đường dẫn từ chỗ lạy Ông Trời vào ban ngày tới chỗ lạy Ông Vải vào ban đêm. Nhà nào mà sinh sống có ý tứ như vậy thì sẽ được gọi là nhà sang, có tâm linh, có phép tắc)

19. Phải tôn kính thầy (Tôn: đưa lên, kính: cúi đầu thấp xuống. Tôn kính: hai tay đưa lên cao còn đầu thì cúi thấp xuống).

Cha mẹ sinh ta và nuôi ta, thầy dạy ta để mở mang trí tuệ cho ta. Vậy ta phải tôn kính thầy cũng như tôn kính cha mẹ.

Tiểu dẫn: Thầy giáo

Kể trong bách nghệ, thì nghề nào cũng quí, nhưng nghề dạy học đáng quí hơn cả. Không có người làm ruộng, thì ta không có cơm mà ăn; không có người dệt thì ta không có áo mà mặc; không có thợ nề, thợ mộc thì ta không có nhà mà ở. Nhưng nếu không có thầy dạy học, mở mang trí tuệ cho ta, thì dẫu ta làm nên gì nữa, cũng là phường giá áo túi cơm mà thôi! Như thế thì cái đời còn có giá trị gì! Vậy ta phải tôn kính thầy học lắm mới được.

Giải nghĩa: Trí tuệ = Khiếu để hiểu biết mọi việc;

Giá áo túi cơm = nói ví người như cái giá mắc áo, cái túi đựng cơm.

Cách ngôn:Trọng thầy mới được làm thầy.

(Trọng: là phía bên giã vào cối của cái cối giã gạo, để nó càng nặng thì ta càng phải dùng nhiều sức mà nâng nó lên, tức trọng cái gì thì phải bỏ nhiều công sức hơn cho nó, rồi kết quả nhận lại sẽ càng tốt đẹp)

20. Phải vâng lời thầy (Vâng: là từ rất cổ của người Việt mình, xưa chỉ dùng cho đàn ông, ý chỉ việc lấy tay đập vào ngực, để ngực đủ cứng và tay đủ mạnh thì mới phát ra tiếng bày tỏ sự đồng ý. Còn nếu tiếng vang ra mà nhỏ thì tức sự đồng ý không được nhiều. Đối lập với từ “dạ” dành cho đàn bà)

Thầy dạy bảo ta, là mong cho ta được hay. Vậy ta phải vui lòng mà vâng lời thầy.

Tiểu dẫn: Người học trò vâng lời.

Thu có thói hay dậy trưa. Cha mẹ chiều anh vì anh là con một, nên không quở mắng gì. Song có người nói đến tai thầy giáo biết, một hôm thầy bảo anh Thu rằng:

"Dậy trưa là một nết xấu. Nếu con dậy trưa, thì con đi học muộn, mất thời giờ mà lại làm ngăn trở cả việc học hành của bạn con nữa. Từ rày con phải tập dậy sớm mới được." Từ hôm ấy trở đi, sáng nào anh Thu cũng dậy sớm và trước giờ học, anh đã đến trường rồi. Thu là học trò biết vâng lời thầy.

Cách ngôn: Nào là những kẻ học trò.

Phải nghe thầy dạy mà lo sửa mình.

21. Phải biết ơn thầy

Thầy cũng như cha. Cha mẹ thì có công sinh thành, mà thầy thì có công giáo hóa. Ta phải biết ơn thầy cũng như ơn cha mẹ. (Giáo: nghĩa xa là tiếng hô của người thầy dạy võ ở ngoài sân luyện võ, tiếng hô đúng thì võ sinh cũng sẽ tập theo đúng, đặc biệt múa quyền và diễu binh thì phải làm cho đúng tiếng hô của thầy. Ngày xưa các võ sư thách đấu nhau thì cũng có lệ là phải hô trước theo các cách, để người xem bên ngoài biết là khi nào chào, khi nào vờn, khi nào đánh)

Tiểu dẫn: Biết ơn thầy.

Tục ta thuở trước cứ mồng năm ngày tết là học trò phải đến tết thầy. Không những khi còn đang học, mà khi đã thôi học rồi, có khi đã làm nên danh phận, cũng vẫn phải giữ lệ ấy. Học trò trọng thầy như cha vậy. Khi thầy mất thì học trò phải tòng táng, phải trông nom phần mộ, và đến ngày giỗ thì phải cúng tế.

Ấy cái tục của ta ngày xưa cũng trọng thầy như vậy.

Cách ngôn: Không thầy đố mày làm nên.

(Tục: xưa còn thiếu thốn nhiều thứ, vậy nên khi có ai đó chết rồi chôn, thì thường sẽ chôn trần truồng hoặc quấn lá, còn khố hay quần áo thì để lại cho người sống mặc. Hiểu theo cách bây giờ là sự kế thừa không dứt giữa thế hệ trước và thế hệ sau. Phân biệt với Phong – theo luật trời do tâm linh chỉ dẫn, thì Tục nó mang tính địa phương tộc họ)

22. Phải thật thà với thầy (Thật thà: là một câu truyện cổ tích mang tính tâm linh rất hay của người Việt mình, do truyện dài nên không tiện đăng ở đây, mọi người có rỗi thì hãy tìm lại để đọc).

Bao giờ ta cũng phải nói thật với thầy. Nếu đã làm điều gì trái thì ta phải thú ngay, ta không nên nói dối, vì nói dối là một thói rất xấu.

Tiểu dẫn: Cậu học trò thật thà

Thầy giáo đang viết bài trên bảng. Bỗng chốc ở đàng cuối lớp có tiếng động, và mấy cậu học trò cười khúc khích. Thầy ngoảnh lại hỏi: "Đứa nào nghịch gì đấy?" Học trò ngồi im không ai nói gì cả. Sau thấy anh Sản đứng dậy thưa rằng: "Thưa thầy, con lỡ tay đánh rơi hộp bút, xin thầy tha cho con." Thầy nói: "Nghịch ở trong lớp thế là có lỗi, đáng lẽ phải phạt, song mày đã biết thú thật, thì ta tha cho. Từ rày đừng nghịch thế nữa".

Cách ngôn: Đã lòng tri quá thì nên.

(Mày: nghĩa xưa nhất còn được nhớ thì là ám ngữ dùng để thông báo cho các thợ săn biết rằng đang có một con hổ núp sau thân cây hay tảng đá. Còn nghĩa gần hơn thì là để nói người mà ta chưa rõ họ cao thâm bao nhiêu)

23. Chuyên cần

Học hành phải chuyên cần, đi học mà buổi có buổi không, chẳng những thiệt cho mình, mà lại thất lễ với thầy nữa. Học trò trốn học đi chơi là học trò hư.

Tiểu dẫn: Đứa bé trốn học.

Thằng Tạ ở nhà cắp sách ra đi học. Nhưng kỳ thật nó trốn học, đi chơi. Cha nó bắt được nó đang trèo lên cây để lấy tổ chim, gọi xuống rồi đem đến trường học mách thầy.

Thầy giáo phạt Tạ và mắng Tạ rằng: "Mày trốn học như vậy tội nặng lắm. Ở nhà nói dối cha, đến trường nói dối thầy. Từ rày phải chừa, và phải đi học cho chuyên cần.

Cách ngôn: Học tính ư cần.

24. Đi học phải đúng giờ.

Đi học ta phải trông đồng hồ để liệu đến trường cho đúng giờ. Ta không nên vơ vẩn dọc đường. Nếu đến trễ thì không những mất thì giờ của mình, mà lại làm ngăn trở cả việc học của bạn nữa.

Tiểu dẫn: Vơ vẩn dọc đường

Thằng Mùi và con Qúy cắp sách đi học. Mẹ dặn rằng: "Phải đi học cho mau, đừng có nghênh ở đường nhé! Tao thấy nói chúng bay hay đến trường chậm lắm đấy. – Vâng, chúng con đi thật nhanh." Nói rồi, cả hai đứa cùng chạy. Chạy được một lát, chúng nó đứng lại, nghỉ bên mé đường, rồi lại chạy. Gặp thằng bé chăn trâu, lại đứng nói chuyện một lúc, rồi lại chạy. Cách một quãng, gặp một người mài dao, thấy hay hay, chúng nó lại đứng lại xem. Xem một lát, sực nhớ đến trường lại cắm đầu chạy để đến cho kịp giờ; nhưng đến trường, thì học trò vào học đã lâu rồi.

Cách ngôn: Đi đến nơi, về đến chốn.

(Vơ: là từ dùng để chỉ nghề đan lát hoặc làm đồ thủ công từ tre. Từ một cây tre mà chẻ ra nhiều nhánh, mỗi nhánh thành nhiều sợi, rồi các sợi lại hợp thành một món đồ. Tổng cả quá trình đó gọi là vơ, tức là một cụm động từ hoàn chỉnh. Còn ngày nay thì vơ đã thành động từ riêng lẻ, ví như khi hỏi “vơ được bao nhiêu?” thì chính là động từ dùng để hỏi việc đã lấy được bao nhiêu món đồ)

25. Lòng tốt đối với bạn.

Anh em bạn học cùng một trường, sớm trưa có nhau, phải yêu mến nhau như anh em cùng một nhà, ở với nhau phải giữ hết lòng trung hậu. (Trung hậu: từ giữa đi đến cuối, tức dù trước có khác biệt, nhưng nay đã chung đường thì sẽ cùng nhau đi đến cuối cùng)

Tiểu dẫn: Một người bạn tốt

Bảy: Hôm nay nghỉ, ta đi chơi đi.

Tám: Không, tôi còn muốn đi đàng này kia.

Bảy: Đi đâu?

Tám: Anh Chín mệt, nghỉ học đã mấy hôm nay, tôi muốn đến thăm anh ấy.

Bảy: Đến làm gì! nói chuyện với người ốm thì có gì thú?

Tám: Anh nghĩ nhầm lắm! nói chuyện với bạn mà lại không thú! Dễ cứ nó đùa, thì mới thú hẳn!

Anh Bảy còn ngần ngừ, anh Tám lại nói rằng: "Anh thử nghĩ xem: giá anh yếu mà nằm buồn một mình, thì anh có muốn cho bạn đến chơi không? Ta đến, ta kể chuyện nhà trường cho anh Chín nghe, chắc anh ấy cũng đỡ buồn.

Bảy: Ừ thì tôi cũng đi với anh.

Cách ngôn: Bạn bút nghiên một sách một đèn.

26. Phải biết chiều bạn

Anh em chơi với nhau, phải biết tính nhau và phải biết chiều nhau, thì mới được vui vẻ.

Tiểu dẫn: Một đứa trẻ biết chiều bạn

Ba. – Tôi muốn đến chơi anh Năm, anh có đến không?

Tư. – Có. Nội các bạn trong trường, tôi thích anh ấy nhất, vì anh ấy biết nhường nhịn bạn, không để ai mất lòng bao giờ.

Ba. – Phải, anh ấy có tính tốt, hay chiều lòng bạn. Anh ấy biết rằng tôi thích đi câu, nên hễ đi chơi với tôi, anh ấy chỉ nói chuyện đi câu cho tôi nghe. Không những thế, mà hễ anh ấy đi câu bao giờ, cũng lại rủ tôi.

Tư. – Chả bù với anh Sáu nhỉ? Chỉ biết có mình thôi, mà chơi thì cứ muốn cho ai cũng phải theo mình.

Ba. – Phải, như anh Sáu thế là người không tốt. Phàm chơi với bạn, có biết chiều lẫn nhau như anh Năm thì mới vui vẻ.

Cách ngôn. – Dễ người dễ ta.

27. Bênh vực kẻ yếu.

Ta có sức khỏe hơn người, ta chẳng nên cậy khỏe mà ăn hiếp người. Ta phải đem sức khỏe mà bênh vực kẻ hèn yếu.

Tiểu dẫn: Một cậu bé can đảm.

Mão lủi thủi cắp sách đi về nhà một mình. Bỗng có mấy đứa vô cớ đến trêu ghẹo, rồi đuổi đánh. Mão kêu khóc rầm rĩ. Tí cũng đi học về vừa đến nơi, thấy có người ăn hiếp bạn, vội vàng chạy lại bênh. Tí cũng chẳng khỏe gì, nhưng hăng lên, xông vào đánh. Lũ trẻ kia phải bỏ chạy. Tí đến cầm tay Mão, bảo rằng: “Anh đừng sợ. Đã có tôi. Tôi đưa anh về nhà.”

Tí thật đã hiểu cái bổn phận của kẻ mạnh là phải bênh vực kẻ yếu.

Cách ngôn. – Kẻ mạnh là phải bênh vực kẻ yếu.

28: Giúp đỡ lẫn nhau

Anh em cùng học một trường phải giúp đỡ lẫn nhau. Khuyên bảo nhau đã là hay rồi, mà giúp đỡ lẫn nhau lại là hay hơn nữa.

Tiểu dẫn: Một cậu bé có lòng thảo.

Ở trường chúng tôi có anh Ngọ rất tử tế. Lúc ở trong lớp, ai thiếu cái bút chì hoặc cái thước, thì anh cho mượn. Lúc chơi ngoài sân, anh có cái gì cũng cho bạn chơi chung và không hề cãi nhau với ai bao giờ. Hôm nọ anh Ba ngã, anh vội chạy lại đỡ dậy, rồi lau mặt và phủi quần áo hộ. Hôm qua lúc tan học, trời mưa. Năm quên đem dù đi, anh bảo Năm cùng đi một dù với anh và đưa về đến tận nhà.

Anh giúp được ai việc gì, thì anh không nề hà bao giờ.

Cách ngôn. – Chị ngã em nâng.

(Thảo-chữ thảo: là loại chữ viết đầu tiên của phương Đông. Cách thức là lấy cọng cỏ rồi gút lại thành các gút để truyền đạt và nhắc nhớ, số lượng gút và cách gút khác nhau thì nội dung sẽ khác nhau. Hồi xưa chưa có đinh, vậy nên câu “như đinh đóng cột” của ngày nay thì ngày xưa sẽ là “như thảo đã gút”, tức đã gút rồi thì không sai lời.)

29: Nghĩa hợp quần.

Học trò một trường phải coi nhau như ruột thịt một nhà. Phải quây quần đùm bọc lấy nhau: phúc cùng hưởng, họa cùng đau.

Tiểu dẫn: Đàn quạ.

Thầy trò đi chơi, ngồi nghỉ chân trước cửa chùa. Thấy một người trèo lên cây gạo, định phá cái tổ quạ. Có hai con quạ trong tổ bay ra kêu ầm lên. Một chốc thấy bao nhiêu quạ tứ phía bay đến, xúm lại đánh người kia bù cả đầu, toạc cả mặt, phải vội vàng tụt xuống.

Thầy giáo thấy thế, nhân dịp, bảo học trò rằng; “Lũ quạ biết bênh vực nhau như vậy, tức là cái nghĩa hợp quần đấy. Các con nên noi gương ấy mà bắt chước. Các con phải yêu mến nhau, giúp đỡ nhau, đùm bọc lấy nhau như con một nhà.

Giải nghĩa. – hợp quần – nhiều người hợp nhau lại mà bênh vực nhau.

Cách ngôn. – Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây giụm lại nên hòn núi cao.

(Giụm = chụm: phụ thuộc vào ngữ âm từng địa phương)

..... tiếp >>>>>>


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

NHÀ ĐẤT LÊ CÔNG

0919.168.366

BÓI QUẺ & PHONG THỦY

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Lời hay ý đẹp
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/