Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm vai trò lọc bỏ các chất độc ra khỏi máu và đào thải ra ngoài qua nước tiểu và giữ lại những chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy việc giữ cho thận khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả bằng một chế độ dinh dưỡng bổ thận là một việc làm vô cùng cần thiết.
1. Chế độ dinh dưỡng bổ thận là gì?
Chế độ dinh dưỡng bổ thận là một cách bảo vệ thận khỏi bị tổn hại thêm. Có nghĩa là cần hạn chế những thực phẩm và đồ uống không có lợi cho thận. Đồng thời cần phải đảm bảo được sự cân bằng giữa năng lượng (calo), protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thận là một cơ quan nhỏ nhưng lại đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, gồm có:
Lọc các chất thải.
Bài tiết một số hormone điều hòa huyết áp.
Cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Sản xuất nước tiểu.
Bệnh tăng huyết áp và tiểu đường là những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây bệnh thận. Ngoài ra, việc hút thuốc, tình trạng béo phì, yếu tố di truyền, giới tính và tuổi tác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Lượng đường trong máu cao và huyết áp cao nếu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương các mạch máu ở thận, làm giảm khả năng hoạt động một cách tối ưu của thận. Khi chức năng thận suy giảm, các chất thải sẽ tích tụ lại trong máu, bao gồm cả các chất thải từ thực phẩm, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng bổ thận là rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Và những người mắc bệnh thận lại càng phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày hơn nữa.
2. Nhóm dinh dưỡng cho người suy thận
Mỗi một mức độ tổn thương thận sẽ có những hạn chế riêng trong chế độ ăn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa và các bác sĩ dinh dưỡng để xác định chế độ ăn uống tốt nhất cho mình.
Đối với hầu hết những người mắc bệnh thận tiến triển, điều quan trọng là phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng bổ thận giúp giảm lượng chất thải trong máu. Nó sẽ giúp tăng cường chức năng thận trong khi ngăn ngừa các tổn thương xuất hiện thêm.
Mặc dù chế độ ăn kiêng của từng bệnh nhân là khác nhau, nhưng nhìn chung những người bị bệnh thận nên hạn chế các chất sau trong chế độ ăn hàng ngày:
2.1 Natri
Đây là khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, là thành phần chính của muối ăn. Natri có ảnh hưởng đến huyết áp, tham gia vào việc duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Thận khỏe mạnh sẽ giữ cho nồng độ natri trong máu ở mức kiểm soát.
Nhưng khi bị bệnh thận mạn tính, việc thêm natri và chất lỏng tích tụ trong cơ thể có thể gây ra một số vấn đề như sưng mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở, tích tụ dịch xung quanh tim, phổi,...
Lượng natri trong khẩu phần ăn hàng ngày nên ít hơn 2g. Một số cách đơn giản để giảm lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày như là:
Hạn chế sử dụng muối ăn và gia vị có natri cao như nước tương, muối biển, muối tỏi,...
Hạn chế sử dụng các thức ăn nhanh: bởi hầu hết chúng đều có nhiều natri.
Hãy thử sử dụng các loại gia vị và thảo mộc mới thay cho muối.
Tránh sử dụng thực phẩm đóng gói.
Đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua, lựa chọn thực phẩm có chứa hàm lượng natri thấp.
Rửa sạch các loại thực phẩm đóng hộp (thịt, cá, rau, đậu,..) trước khi sử dụng.
Sỏi thận
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, chúng được hình thành khi lượng nước tiểu và nồng độ khoáng chất ở thận tăng cao trong thời gian dài sẽ tạo thành các hạt rắn hoặc sỏi. Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể tống ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, trường hợp sỏi có kích thước lớn có thể gây đau đớn, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu, gây hậu quả khôn lường.
Viêm cầu thận
Là tình trạng các cầu thận bị viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Viêm cầu thận có nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm trùng, do thuốc, hoặc do sự bất thường bẩm sinh và bệnh tự miễn. Bệnh có biểu hiện phù, thiếu máu, tăng huyết áp, thành phần nước tiểu thay đổi. Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, thậm chí gây tử vong.
Bệnh thận đa nang
Bệnh thận đa nang là một loại hình tổn thương của thận khá đặc trưng, do rối loạn di truyền gây ra nhiều u nang chứa đầy dịch trong nhu mô thận, làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. Bệnh thận đa nang có thể nang gan, những bất thường ở tim mạch và thường dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
Bệnh thận đa nang có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Bệnh nếu được phát hiện sớm, được điều trị và điều chỉnh lối sống tích cực sẽ làm giảm các tổn thương cho thận, phòng ngừa bệnh biến chứng như tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, thận đa nang còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như nguy cơ tiền sản giật đối với phụ nữ mang thai, u nang gan, phình động mạch não có thể gây chảy máu não, hở van hai lá…
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Là nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở bất cứ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu. Trong đó, nhiễm khuẩn ở bàng quang và niệu đạo là phổ biến nhất. Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu có 2 mức độ, mức độ không phức tạp và mức độ phức tạp. Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp được coi là bệnh viêm bàng quang hay viêm thận bể gặp ở phụ nữ tiền mạn kinh, phụ nữ mang thai với những triệu chứng nhẹ dễ chữa trị. Bệnh xem là phức tạp cần giải phẫu hoặc phải can thiệp y tế vào đường niệu đạo, có biến chứng ở nam giới, trẻ em, người lớn tuổi.
8 thói quen tốt giúp thận luôn khỏe mạnh
Làm gì tốt cho thận? Để thận luôn “chạy” tốt, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh từ sớm, cũng như cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn và tầm soát bệnh thường xuyên. Sau đây là một số thói quen tốt cho thận mà ai cũng nên biết:
1. Uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, và đặc biệt với những người bị thận yếu thì cần đặc biệt lưu ý. Các bác sĩ khuyến cáo, người bị bệnh thận không nên uống quá nhiều hay quá ít nước, vì uống nhiều nước sẽ tạo áp lực lên cho thận. Song, cũng không được uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc, do thận sẽ không đủ nước để co bóp đẩy cặn bã và độc tố ra ngoài. Vì vậy, chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ mỗi ngày.
Vậy uống bao nhiêu nước là đủ? Mỗi ngày cơ thể cần 2-2,5 lít nước, tùy theo sức khỏe tổng thể, giới tính, trọng lượng cơ thể và hoạt động của người đó. Với những người chơi thể thao, mồ hôi tiết ra nhiều thì cần bổ sung nước nhiều hơn. Để nạp đủ nước cho cơ thể, cần lưu ý những điều sau: không nên uống một lượng nước lớn một lúc mà nên uống từng ngụm nhỏ, để giúp các tế bào thẩm thấu lượng nước đưa vào; nên uống nước ấm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp mà còn tăng nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa và việc tuần hoàn máu trong cơ thể trở nên dễ dàng, trơn tru hơn; không đợi đến khi khát mới uống, bởi vì ngay cả khi không khát cơ thể vẫn có khả năng mất đi một lượng nước cần thiết cần phải bổ sung ngay.
Ngoài nước lọc ra, có thể tăng cường thêm một số loại nước trái cây tươi như nước dưa hấu, táo, dâu tây… rất giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho thận và đặc biệt tránh xa các loại nước ngọt có ga, vì lượng đường và phốt pho ở trong các loại nước này sẽ thúc đẩy bài tiết canxi ra ngoài, gia tăng áp lực cho thận, dễ sinh sỏi thận. Lưu ý, với những người đã từng bị sỏi thận nên uống nhiều nước hơn một chút để giúp ngăn ngừa hình thành sỏi trong tương lai.
2. Thường xuyên vận động vừa sức
Tập thể dục không chỉ cần thiết với những người bình thường, mà đối với những người bị bệnh thận cũng cần duy trì vận động. Việc luyện tập thể thao điều độ không những giúp tăng cường sự dẻo dai cho các cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn mà còn giúp ổn định huyết áp, làm giảm mỡ máu (cholesterol và triglycerides), tăng cường sức khỏe tim mạch. Đây là những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa sự tổn thương của thận. Vì vậy, thói quen tốt cho thận này cần được duy trì thường xuyên.
Tuy nhiên, đối với những người thận yếu cần chú ý: loại bài tập, thời gian tập luyện, cường độ và thời gian tập luyện. Với đối tượng này nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, earobic… Với những người mới tập luyện nên tập từ từ, rồi tăng dần thời gian lên, nên duy trì 30-45 phút/ngày, tập ít nhất 3 ngày/tuần. Tùy vào sức khỏe mỗi người mà có cường độ tập khác nhau, tập vừa với sức của mình. Khi thấy mệt, khó thở, tim đập nhanh, đau bụng… thì cần dừng lại ngay.
3. Duy trì cân nặng phù hợp
Những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận. Vì vậy, cần theo dõi và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức phù hợp. BMI là chỉ số thể dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI được tính cho người trưởng thành bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Một người có chỉ số khối cơ thể bình thường dao động trong khoảng 18,6-24,9. Nếu vượt qua chỉ số này vượt quá 25, cơ thể đang bị thừa cân béo phì. Để làm được điều này, cần duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.
4. Kiểm soát đường huyết
Với những người bị bệnh tiểu đường, hoặc có nguy cơ có lượng đường huyết cao là những đối tượng dễ làm tổn thương thận. Một khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng hết đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Điều này xảy ra trong thời gian dài có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bản thân kiểm soát đường trong máu thì có thể giảm được nguy cơ gây hại cho thận. Bên cạnh chế độ tập luyện và dinh dưỡng hợp lý thì cần thăm khám định kỳ. Khi phát hiện sớm, bác sĩ có cách để giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương ở thận.
5. Theo dõi huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố ảnh hưởng sẽ kéo theo các hệ lụy về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch hoặc cholesterol tăng tăng cao, gây tổn thương đến thận. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm dày các thành mạch và gây hẹp lòng mạch máu. Quá trình lọc máu trở nên khó khăn hơn, các chất thải của cơ thể sẽ bị ứ đọng lại trong máu và theo thời gian sẽ gây hại cho thận. Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg.
Nếu chỉ số huyết áp trên 140/90 là tình trạng huyết áp tăng. Nếu gặp tình trạng này, người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ và cần theo dõi huyết áp thường xuyên, thay đổi lối sống và có thể dùng thuốc. Khi huyết áp cao kéo dài sẽ làm tăng áp lực lên cầu thận khiến thận làm việc vất vả hơn, có nguy cơ dẫn đến suy thận.
6. Hạn chế sử dụng rượu bia, và ngưng hút thuốc lá
Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, trong đó có thận. Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải hết độc tố ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mạn tính. Đồng thời, uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nên uống rượu bia ở mức cho phép, một người chỉ nên sử dụng 10g cồn nguyên chất (tương đương ¾ chai bia 330ml, hoặc 1 ly rượu vang 100ml (13,5%), một cốc rượu mạnh 30ml (40%). Bên cạnh đó, hút thuốc lá là nguyên nhân gây xơ vữa các mạch máu, máu lưu thông đến thận chậm hơn. Đặc biệt, hút thuốc cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Người hút thuốc lá không chỉ gây hại cho chính bản thân mà còn ảnh hưởng tới người xung quanh (gọi là “hút thuốc lá thụ động”). Vì vậy, muốn thận được duy trì chức năng, cần từ bỏ thói quen không tốt này để bảo vệ thận.
7. Chú ý trong việc sử dụng thuốc không kê đơn
Nếu thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thuốc chống viêm không steroid bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể gây hại cho thận nếu dùng chúng thường xuyên vì đau mạn tính, đau đầu hoặc viêm khớp.
Vì vậy, cần chú ý và thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Tốt nhất, khi sử dụng những loại thuốc này hàng ngày, cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn cho thận nếu bạn đang phải đương đầu với cơn đau.
Ngoài thuốc giảm đau, các loại thuốc khác cũng cần theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cùng mắc một loại bệnh giống nhau, thuốc dùng tốt ở người bệnh này nhưng có thể không dùng được ở người bệnh khác. Đặc biệt nhiều loại “thực phẩm chức năng” đôi khi được quảng cáo như thuốc nên gây hiểu lầm và người bệnh không biết nên đã sử dụng như thuốc chữa bệnh.
8. Kiểm tra chức năng thận
Nếu bạn ở đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương thận hoặc đang bị bệnh thận thì cần kiểm tra chức năng của thận thường xuyên. Những đối tượng sau cần lưu ý kiểm tra thường xuyên:
Người trên 60 tuổi
Người sinh ra nhẹ cân
Người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.
Người có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc mắc bệnh thận mạn phải lọc máu hay ghép thận.
Người béo phì.
Người có dấu hiệu bất thường ở thận
Việc kiểm tra chức năng thận thường xuyên là một cách để tầm soát sức khỏe của thận, cũng biết được những thay đổi có thể xảy ra. Việc phát hiện sớm có thể giúp điều chỉnh lối sống cũng như những can thiệp y tế giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa thận bị tổn thương trong tương lai.
Sưu tầm : Thành Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/