Tình hình nghiên cứu Tử vi Đẩu Số trong giai đoạn cuối thế kỷ 20, có thể nói là rất nhiều nhân tài, danh gia đua nhau xuất hiện. Hơn nữa, đã thoát ly phương pháp luận đoán đơn giản của giai đoạn trước, tiến vào một thời kỳ mới, phương pháp luận đoán đã dần dần hướng vào hoàn thiện chỉnh thể, phức tạp mà chu đáo, không chỉ phân khoa tỉ mỉ, mà còn rất nhiều Môn phái bổ khuyết chỗ sở trường, sở đoản cho nhau.
Do phương pháp luận đoán của Tử Vi Đẩu Số thường dựa vào “kinh nghiệm” để suy diễn, không như khoa mệnh lý Tứ Trụ có những nguyên tắc rõ ràng để noi theo, vì vậy khi luận đoán Tử Vi Đẩu Số nó không có khuôn khổ giới hạn nội dung luận đoán một cách rõ nét. Nhưng, nói một cách khái quát về các xu hướng luận đoán, thông thường được phân thành hai xu hướng lớn, hai dòng chảy lớn khi luận đoán. Đó là khuynh hướng luận đoán của phái Chủ Tinh và khuynh hướng luận đoán của phái Lưu Tinh. Trong phái Lưu Tinh, lại phân thành hai chi phái, đó là phái Thái Tuế và phái Tiểu Hạn.
Phái Chủ Tinh
Phái Chủ Tinh xem trọng hiệu lực của các sao Chính và tính chất cách cục tình lý của sao. Mang tác dụng của các sao lớn suy diễn đến mức độ tinh tế, và được phối hợp với các sao nhỏ, để luận đoán sự phát sinh biến hóa tăng lên hay giảm đi. Phái luận đoán theo cách này rất chú trọng các hiện tượng trong Mệnh bàn gốc, căn cứ vào đây để luận đoán vận mệnh đời người, có độ chính xác khá cao. Đây là lưu phái Tử Vi Đẩu Số thuộc loại rất cơ bản.
Phái Thái Tuế
Ngoại trừ việc xem trọng sự ứng nghiệm của các sao Chính và Mệnh bàn, phái này còn một bí kíp một bộ phận về “hành vận”, có khuynh hướng tu chính bộ phận Mệnh Cục gốc. Về phương pháp luận đoán vận hạn Lưu niên, thì lấy cung vị Thái Tuế làm chủ, mang tinh diệu Lưu niên của bản phái bày bố vào 12 cung Địa chi theo từng năm, để luận đoán cát hung, hưng suy của niên vận đó. Nếu phân chia tỉ mỉ hơn về phương thức luận đoán, thì lại có hai loại biến hóa khác, một môn phái chủ trương Sao động mà Cung bất động, tức 12 cung bản mệnh bất động, còn Lưu tinh thì “Phi động”. Và môn phái thứ hai thì chủ trương Sao động mà Cung đồng thời cũng động, tức 12 cung bản mệnh “Phi động” theo từng năm, Lưu tinh cũng biến động theo Năm.
Phải Tiểu Hạn
Ngoại trừ việc xem trọng “hiện tượng” vốn có của các sao Chính và Mệnh bàn, phái này còn chú trọng bộ phận Đại hạn – Tiểu hạn, có khuynh hướng tu chính quan điểm của Mệnh gốc. Về phương pháp luận đoán vận hạn Lưu niên, thì lấy Cụng vị của Tiểu hạn làm chủ, mang tinh diệu Lưu niên của bản phái xem trọng để bài bố “Phi động” vào 12 cung địa chi theo từng Năm, lấy cung vị Tiểu hạn làm chủ yếu, theo nguyên tắc “Cung động” và “Sao động”, biến hóa theo chiều nghịch lần lượt 12 cung, vì vậy có thể luận đoán rất tỉ mỉ những thay đổi, những biến động trong đời sống của con người.
Tam Hợp phái và Tứ Hóa pháp
Các phái hệ có thêm vào Tử Vi Đẩu Số các phương thức luận đoán, như Ngũ hành, Bát quái, Thần sát, Quan sát, Trung hạn, hoặc Lục Nhâm, … hay không, nói chung, phần lớn các hệ phái đều không tách rời phương thức lý luận truyền thống. Chẳng hạn như, vận dụng cục tính và tình lý của các sao, tinh hệ hỗ động (các hệ thống sao dẫn động lẫn nhau), và phương pháp “Tam phương Tứ chính”. Theo dòng chảy, các Môn phái lấy phương pháp luận cung Mệnh theo Tam phương làm chủ yếu, thì được gọi chung là phái Tam Hợp.
Khoảng thập nhiên 80 ~ 90 của thế kỷ trước, các thuyết Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số kế tiếp nhau ra đời ở Đài Loan, hay nói theo bình diện xã hội đó là công khai xiển dương Môn phái. Nhóm Môn phái này, được một số người gọi là phái “Tứ Hóa”. Về sau theo đà càng lúc càng nhiều người phát biểu sự truyền thừa Học thuyết Phi tinh của môn phái mình, nên mọi người đổi lại gọi là phái “Phi Tinh”. Theo truyền thuyết, các phái “Phi Tinh” có nguồn gốc lâu đời, lấy Quái khí luận của Đạo gia làm xương sống lập thuyết, chú trọng vận dụng Cung vị trùng điệp, Thái cực điểm, Thể Dụng, và Quỹ tích của Phi tinh hóa.
Cái gọi là “Đồ Hóa Tứ tượng”, hay còn được gọi là “Tứ tượng Hóa đồ”, mà gọi tắt là “Tứ Hóa”. Tứ tượng là quy luật tự nhiên của Trời Đất, giống như bốn Mùa thay đổi không ngừng. Bản chất của các sao (tinh, thần, đẩu, diệu) gọi là “tinh tính” (tính của sao); các Sao gặp gỡ nhau sẽ nảy sinh ra sự ưa – ghét, hợp Cách hay không hợp Cách, đó gọi là “tinh tình” (tình của sao), và các Sao luôn biến hóa thay đổi, bản chất luôn biến hóa thay đổi này của các Sao được gọi là “hóa diệu” (sao biến hóa). Tử Vi Đẩu Số vận dụng 18 sao chính để luận đoán cát – hung. Các sao này, vốn chỉ là biểu tượng, là phù hiệu đại biểu cho “Số”. Cho nên, Tử Vi Đẩu Số chỉ là sự vận dụng của “Số”, mà không còn là “tinh chiêm” như đã luận thuật từ trước.
Các Sao theo một quy luật nhất định bay vào các Cung, nhưng sự cát – hung của một Cung cá biệt, không thể chỉ lấy Sao ở một vị trí Cung mà đoán định. Bởi vì, vị trí các Sao tuy đều là cố định, nhưng sẽ thay đổi theo thời gian, chịu ảnh hưởng bởi sự biến hóa của Tứ tượng. Các Tinh và Cung phối hợp với nhau, sẽ cho ra 144 loại Mệnh cách này. Vì vậy, các tổ hợp Sao theo quy luật Tứ tượng mà “phi” (bay), đó gọi là “Phi tinh”.
Do đó, “Phi tinh Tứ hóa” là mượn Can để độn Tinh (sao), lấy giả tượng phối hợp với Chi để ứng thời, làm căn bản cho Phi tinh Tử Vi Đẩu Số !
Trước kia, các phái Tam Hợp đều được gọi chung là “Nam phái”, còn các phái Tứ Hóa thì được gọi chung là “Bắc phái”.
Căn cứ trên phương diện lấy Cung vị làm Tượng để luận đoán mà phân loại, thì Tử Vi Đẩu Số có hai Đại pháp môn: “Tam hợp pháp” và “Tứ Hóa pháp” (hay còn gọi là Tứ tượng pháp).
“Tam hợp pháp” là lấy cung Mệnh, cung Quan lộc, cung Tài bạch làm “Tam hợp”, thêm vào cung Thiên di làm “Tứ chính” hợp thành “Tam phương Tứ chính”. Theo địa chi tam hợp mà đoán việc của người, là cơ sở của học thuyết Đẩu Số.
“Tứ hóa pháp” cũng lấy cung Mệnh, cung Quan lộc, cung Tài bạch làm “Tam hội”, nhưng “Tứ chính” thì lấy “cung vị tứ tượng” để quy chiếu, tức là lấy cung Mệnh, cung Tử nữ, cung Thiên di và cung Điền trạch làm “Tứ chính”, khác với “tam hợp pháp” ở chỗ là, Tứ hóa pháp lấy thiên can của sáu cung này để làm tượng luận đoán, chứ không chỉ dựa vào tính của các Sao. Nếu không, sao của sáu cung sẽ hỗn loạn, khó mà đoán việc.
Tam hợp pháp gặp trường hợp cung vị không có chính diệu, thì mượn chính diệu của đối cung để dùng.
Tứ hóa pháp gặp trường hợp ở cung vị không có chính diệu, lại không mượn chính diệu ở xung cung để dùng, vì nguyên do nó dùng tượng ở can của Cung.
Ngoài ra, Tam hợp pháp theo thuyết Ngũ hành, chú trọng Tinh đẩu, cho nên tinh diệu mới có thuyết “miếu, vượng, lợi, hãm”. Còn Tứ hóa pháp thì phối hợp với Quẻ và Lý Số, chú trọng Tượng Số, cho nên Tinh diệu không có thuyết “miếu, vượng, lợi, hãm”.
Nói về sự biến hóa của Tử Vi Đẩu Số, ngoại trừ các lưu phái chính như đã nói trên, có một số lưu phái trong quá trình luận đoán, còn dẫn dụng một cách ít công khai các tác dụng đặc thù khác, chẳng hạn như tứ trụ, phong thủy, chiêm bốc, quái tượng, thậm chí cả đến số mục hay mầu sắc của các sao … trong đó sự phân chia khoa mục luận đoán rất tỉ mỉ, không kém sự phân loại của khoa học hiện đại, khiến cho người học đời sau, có lẽ phải mất tinh lực của cả đời người, mới có thể nghiệm một cách hoàn bị và sâu sắc khoa Tử Vi Đẩu Số.
Tam hợp Nam phái
1)- Phái Trung Châu
– Khởi nguồn: Khởi nguồn ở Lạc Dương, tổ sư là Bạch Ngọc Thiền và Ngô Cảnh Loan, theo truyền thuyết, phái này mỗi đời chỉ thu nhận một đệ tử và truyền miệng khẩu quyết cho nhau. Mãi cho đến khi Vương Đình Chi công khai sở học, mới gọi là phái Trung Châu. Trước Vương Đình Chi, có một phân chi là Lục Bân Triệu.
Ở Hương Cảng hai chi phái Tử Vi Đẩu Số mà người ta rất quen thuộc, đó là chi phái Lục Bân Triệu và chi phái Vương Đình Chi. Tuy Vương Đình Chi từng phát biểu các nghiên cứu của mình và trước tác khá nhiều, nhưng hiếm ai tự xưng mình là truyền nhân của phái Trung Châu Vương Đình Chi.
Ngược lại, truyền nhân của phân chi Lục Triệu Bân thì có rất nhiều phân chi. Nhưng bất luận thế nào, đối với giới nghiên cứu Tử vi Đẩu Số ở Hương Cảng và Đài Loan, phần lớn đều không xa lạ gì học thuyết của phái Trung Châu Vương Đình Chi.
– Đặc điểm: Lục Bân Triệu thì được chân truyền Khâm Thiên Giáp bí cấp, còn Vương Đình Chi thì nổi danh với Tử Vi tinh quyết. Nhưng vì chưa có ai trực tiếp nhìn thấy hai bản bí kíp được gọi là “khẩu khẩu tương truyền” này, cho nên người ta chỉ có thể lần dấu vết của chúng trong các trước tác của họ.
Phái Trung Châu chú trọng tính chất các sao và cách – cục tình của sao, khi luận vận mệnh yêu cầu người ta phải có năng lực suy lý. Thí dụ như, một hệ thống sao gặp một hệ thống sao khác thì sẽ sinh ra biến hóa; phương pháp luận vận mệnh là phải từ những biến hóa này mà suy diễn ra.
Nói một cách khái quát, lý luận của phái Trung Châu khá gần với lý thuyết trong thư tịch truyền thống là Tử Vi Đẩu Số toàn thư vàTử Vi Đẩu Số toàn tập. Nhưng phái Vương Đình Chi ngoài việc nghiên cứu sâu cách – cục tình của sao, còn vận dụng Tứ Hóa đa dạng hơn so với phương pháp truyền thống.
Ngoại trừ lý luận “các hệ thống sao liên quan mật thiết với nhau”, bộ sao Tứ Hóa của các can Canh, Mậu và Nhâm cũng khác với truyền thống. Còn các sao lưu niên như: Văn xương, Văn khúc, Hồng loan, Kình dương, Đà la và Lộc tồn, Thiên mã, .v.v… cách vận dụng cũng khác nhiều.
2)- Phái Tử Vân
– Khởi nguồn: Tử Vân trước bái lão sư họ Hà làm thầy, về sau dựa vào các thư tịch mà tự nghiên cứu, sau 30 năm nỗ lực nghiền ngẫm, rồi tự lập thành môn phái. Các trước tác nghiên cứu của ông cũng được giới nghiên cứu Đẩu Số hoan nghênh.
– Đặc điểm: Tử Vân tự sáng tạo lý luận như “Tam đại luận”, “Thái tuế nhập quái luận”, “Thái tuế cung vị luận”. Trong đó “Tinh bàn hỗ động” của “Thái tuế nhập quái” là chưa từng xuất hiện trong khoa Tử Vi Đẩu Số truyền thống, nhưng có lưu truyền trong hệ phái Phi tinh. Cho nên, lý luận của hệ phái Tử Vân, có thuyết là do ông tự sáng tạo, có thuyết là do ông mượn bí truyền của phái khác rồi cải biên lại. Bất luận là như thế nào, lý luận của ông đều được xây dựng trên cơ sở của phái Tam Hợp truyền thống, tức là Tử Ví Đẩu Số toàn thư và Tử Vi Đẩu Số toàn tập.
3)- Phái Hiện Đại
– Khởi nguồn: Nhân vật đại biểu của phái hiện đại là Liễu Vô cư sỹ. Liễu Vô cư sỹ vốn là đệ tử của Tử Vân, nhưng vì ông kiên trì với lý luận của mình, nên tự sáng lập thành một phái riêng. Từ tháng 4/1985, ông cùng với nhóm 8 người, gồm Hứa Hưng Trí, Tuệ Canh thuật sỹ, Lạc Đà Sinh, Quách tiên sinh, Thái Quân Siêu, Phổ Giang Đăng Chi, Nam Ngư, và Phi Vân cư sỹ xuất bản cuốn Hiện Đại Tử Vi, từ đó tiếng tăm của phái Hiện Đại Tử Vi không ngừng lan rộng.
– Đặc điểm: Liễu Vô cư sỹ phản đối phương pháp gộp Tử Vi và Tử Bình lại với nhau để cùng tham chiếu, đề xướng trả Tử Bình về với Tử Bình, trả Tử Vi về với Tử Vi, phản đối mang “Thần sát” và “Quan sát” vào Đẩu Số, rất khác với quan niệm “tập đại thành các nhà” của sư phụ ông là Tử Vân. Do ông giữ vững quan niệm của mình, cho nên được nhiều người ủng hộ. Cũng giống như Vương Đình Chi, Liễu Vô cư sỹ rất thích bình chú cổ tịch, cho rằng Tử Vi Đẩu Số là nằm hết trong các trước tác của tiền nhân.
4)- Phái Thiên Cơ
– Khởi nguồn: Thiên Cơ thượng nhân Hoàng Xuân Lâm là người sáng lập ra tuyệt học của phái Thiên Cơ, đó là thuyết Đẩu Số hỷ kị thần, của Mật Tông Bí Truyền và lý luận về “Hỷ Khí”. Chỉ dựa vào tên của môn phái, thì có thể liên quan tới thuật tinh chiêm của Mật Tông đã lưu truyền cả ngàn năm. Nếu quả thật như vậy, thì sự truyền thừa của Thiên cơ thượng nhân có thể nói là đã có một lịch sử lâu đời.
– Đặc điểm: Lấy lý luận Tam hợp truyền thống làm cơ sở, tinh yếu của Đẩu Số hỷ kị thần cũng tương tự như phương pháp dùng Ngũ hành sinh khắc, để lấy dụng thần trong khoa mệnh lý Tử Bình. Ngoại trừ việc xem xét khí của sao, cung vị thiên can, ngũ hành của địa chi ra, phái này còn xét tới Ngũ hành nạp âm của can chi hợp lại. Về điểm này, trong các điển tịch của lý luận Tam hợp truyền thống đều có ghi chép, nhưng rất khó hiểu. Có thể nói phái Thiên Cơ đã giải thích tường tận chỗ thiếu xót này.
5)- Phái Tinh Hóa
– Khởi nguồn: Phái Tinh Hóa do Thẩm Bình Sơn sáng lập, cũng giống như Tử Vân, ông tập đại thành các nhà, rồi sáng tạo ra phương pháp luận mệnh vận độc đáo của riêng mình.
– Đặc điểm: Thẩm Bình Sơn tổng hợp lý thuyết như Phi tinh, Tinh hóa, Quá cung luận, Biến cục, Tam hạn pháp để sáng tạo ra phương pháp luận đoán của riêng mình, khá mới mẻ. Nhưng xét về phương diện nội dung, có thể nói Phi tinh pháp của phái này cũng tương tự như lý luận “các hệ thống sao liên quan mạt thiết với nhau” của Vương Đình Chi. Tinh hoa pháp thì lấy các chính diệu Tứ Hóa mà biến hóa ra. Còn phương pháp luận đoán đại hạn, trung hạn, và tiểu hạn, thì lấy Đại hạn phân chia tỉ mỉ thành các “trung hạn”, để tính toán chuẩn xác thời gian và sự việc cát hung ứng nghiệm của các tổ hợp sao. Có thể nói đây là một phái hệ rất đặc biệt trong hệ phái Tam Hợp truyền thống.
6)- Phái Chiêm Nghiệm
– Khởi nguồn: theo truyền thuyết phái Chiêm Nghiệm có hai nhân vật đại biểu: một người là Thiết bản đạo nhân Trần Nhạc Kỳ, tự xưng là truyền nhân duy nhất đời thứ 41 của Trần Hi Di, một người khác là Thiên Ất trượng nhân, được cho là truyền nhân đời thứ 54 của phái Chiêm Nghiệm.
– Đặc điểm: Phái Chiêm Nghiệm có truyền thống vận dụng cách – cục tình sao, lại dung hợp với Kỳ môn Độn Giáp, thêm vào lý luận phi hóa 12 cung của phái Phi tinh, nội dung rất rộng. Về phương diện đoán lưu vận, ngoại trừ bản mệnh cơ bản, địa bàn, Thái tuế bàn, còn thêm Tiểu hạn và Đẩu quân, tổng cộng là 5 bàn.
7)- Phái Thấu Thiên
– Khởi nguồn: Phái Thấu Thiên còn gọi là phái Minh Đăng, xuất phát ở Mân Việt (Phúc kiến), có thời gian chưởng môn các đời của phái Thấu Thiên sang Nhật Bản, về sau lại trở về Đài Loan. Theo truyền thuyết, phái Thấu Thiên truyền thừa cho nhau đến nay đã 13 đời, trưởng môn đương đại là Trương Diệu Văn, từng du học ở Nhật.
– Đặc điểm: Ngoại trừ sự khác biệt về cách an cung Mệnh và cung Thân, thì Mệnh bàn không an cung can, nội dung còn lại so với thư tích cổ đại đồng tiểu dị.
8)- Phái Thiên Vận Hợp Tham
– Khởi nguồn: Sở Hoàng là người sáng lập phái Thiên Vận
– Đặc điểm: Ngoại trừ việc vận dụng lý luận truyền thống theo Tử Vi Đẩu Số toàn thư, đây là người hiện đại đầu tiên của trào lưu mang Tử Vi Đẩu Số dung hợp với Tứ Trụ, lấy “cung khí”, “hỷ kị thần”, và “Tử Kiếp” để luận đoán.
9)- Phái Tân Thuyên
– Khởi nguồn: Tuệ Tâm Trai chủ là người sáng lập.
– Đặc điểm: Phái Tân Thuyên của Tuệ Tâm trai chủ, cũng là một trong phái hệ trung thành với lý luận truyền thống. Giống như Liễu Vô cư sỹ và Vương Đình Chi, ông trước tác vô số, cống hiến khá nhiều.
10)- Phái Tam Hợp
– Khởi nguồn: Người sáng lập là Cung Giám lão nhân
– Đặc điểm: Thực ra đây là một môn phái Phong thủy. Trên thực tế, phái Trung Châu cũng có Huyền Không tam quyết, nhưng môn phái này có quan hệ với Phong thủy rất mật thiết. Tuy đã thu nhập không ít lý luận phi hóa của phái Phi Tinh, nhưng về kết cấu cơ bản, vẫn không rời lý luận truyền thống và cách – cục tình của sao.
Phi Tinh Bắc phái
1)- Phái Hà Lạc
– Khởi nguồn : Phái Hà Lạc do Tăng Quốc Hùng người Đài Loan sáng lập.
– Đặc điểm: Lấy Hà Lạc Lý Số và lý luận Hóa Kị làm cơ sở. Chú trọng nghiệm chứng thực bàn, là một môn phái Phi tinh khá thực tế.
2)- Phái Khâm Thiên môn
— Khởi nguồn : Phái Khâm Thiên môn do Mai Huyện Tố Tâm lão nhân người Quảng Đông sáng lập ra.
– Đặc điểm: Bí kíp của môn phái Khâm Thiên môn là Hoa Sơn Khâm thiên Tứ hóa Tử vi Đẩu số Phi tinh bí nghi. Nội dung gồm có
+ “Phi sách”,
+ “Phi tinh”,
+ “Phi cung”,
+ “Phi vận”,
+ “Cửu tinh bố thập nhị cung thất tinh quyết”
+ “Tứ phụng Tam kỳ lưỡng nghi tiêu”
+ “Tiên thiên Tứ hóa Phi tinh kỳ phổ”
+ “Thập can bộ thiên quyết”
Đây là một môn phái rất chú trọng lý luận Phi Tinh, có ảnh hưởng sâu xa trong hệ phái Phi tinh Tử vi Đẩu số. Các nhân vật đại biểu kế tục gồm có Phương Ngoại Nhân tiên sinh, Pháp Đường chủ nhân, và Phương Vô Kị
3)- Phái Tiên Tông
– Khởi nguồn : Người sáng lập phái Tiên tông là Chính Huyền Sơn Nhân, pháp hiệu là Huyền Chân Tử, người Miêu Lật, Đài Loan. Tương truyền ông được thần tiên truyền thụ cho môn Tử Vi Đẩu Số của đạo trưởng Lư Sơn Tiên Tông, trước tác có Thiên Địa Nhân Tử vi Đẩu số gồm 13 tập
– Đặc điểm : Chủ chương Tử vi và Tử bình cung tham chiếu, nạp âm ngũ hành. Phương pháp tính tháng Nhuận cũng rất độc đáo. Tuy hệ thống cơ bản của phái Tiên Tông vẫn không trái với phái Phi Tinh, nhưng về lai lịch chi hệ thì không khảo chứng được, vì do thần tiên truyền thụ!
Các Môn phái khác
1)- Nhất Diệp Tri Thu Thuật
– Khởi nguồn: Đây là môn phái do Phan Tử Ngư sáng lập, là một đại sư rất nổi tiếng ở Phả Lập, ông sinh năm Dân quốc thứ 19 tại Phúc Châu, lúc còn nhỏ đã bái Hòa thượng Nhất Trần ở chùa Cổ Sơn Dũng Tuyền làm thầy. Các cách luận mệnh số của Nhất Diệp Tri Thu khác với những môn phái khác. Tự nhận tổ sư của Môn phái mình là Tôn Tư Mạc mà không phải là Trần Hi di
-Đặc điểm : Nhật Diệp Tri Thu thuật đề xướng “Thiết khẩu trực đoán” (tức đoán định một cách trực tiếp). Phan Tử Ngư xem trọng hoàn cảnh của từng Cung, có nét hơi giống với Phật môn nhất trưởng Kinh. Thực ra, khi còn trẻ, Phan Tử Ngư đã được học phương pháp “Phi Yến Quỳnh Lâm”, cũng chính là “Phi tinh chuyển yến quan quyết”, hoặc cũng là “Thập bát Phi tinh Dịch yến quỳnh lâm” trong Bắc phái Phi tinh.
2)- Phái Khoa Kỹ
– Khởi nguồn : Đổng sự trưởng môn của phái Khoa Kỹ Tử Vi là Trương Thịnh Như
– Đặc điểm: Trương Thịnh Như muốn mang khoa học vào môn Tử vi Đẩu Số, và phổ cập hóa khoa Tử Vi Đẩu Số giống như môn chiêm tinh của Tây phương. Lý tưởng thì rất cao, nhưng phương pháp lại không được mọi người công nhận là truyền thống.
ST: Lê Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/