Bài viết phong thủy
13/07/2020 - 5:33 PMLê Gia 874 Lượt xem

BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP

(TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)

BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP

Vòng Địa bàn 24 sơn, như vậy sẽ có 12 cặp trong 24 sơn.

Đây là phương pháp chọn theo Tam hợp cục Ngũ Hành và phối thêm các sơn đứng trước mỗi chữ Địa chi thành một cặp.

- Dần, Ngọ, Tuất thuộc Tam hợp hóa Hỏa, nay thêm các sơn đứng kế trước nó, sẽ có Tam hợp cục Hỏa theo song sơn như sau: Cấn, Dần, Bính, Ngọ, Tân, Tuất.

- Tị, Dậu, Sửu thuộc Tam hợp hóa Kim, nay thêm các sơn kề trước nó, sẽ có: Tốn, Tị, Canh, Dậu, Quý, Sửu là Tam hợp cục Kim theo song sơn.

- Thân, Tý, Thìn thuộc Tam hợp hóa Thủy, nay thêm các sơn kế trước nó, sẽ có Tam hợp cục Thủy theo song sơn là: Khôn, Thân, Nhâm, Tý, Ất, Thìn.

- Hợi, Mão, Mùi thuộc Tam hợp hóa Mộc, nay thêm các sơn kề trước nó, sẽ có Tam hợp cục Mộc theo song sơn như sau: Càn, Hợi, Giáp, Mão, Đinh, Mùi.

Phương pháp song sơn này được ứng dụng rất rộng trong phép Tiêu sa, nạp thủy.

Ví dụ: Thế đất có Thủy lưu đáo sơn Nhâm.

Ta thấy Nhâm thuộc Tam hợp Thủy cục, vậy các hướng cần chọn là Thân, Tý, Thìn.

Vì dụ: Thế đất có Thủy đáo sơn Tân.

Ta thấy Tân thuộc Tam hợp Hỏa cục, vậy các hướng cần chọn là Dần, Ngọ, Tuất. Trong phép Tiêu sa, nạp Thủy, luôn luôn Thủy lai phải từ các sơn Sinh, Vượng, Lâm Quan; Thủy khứ phải từ các sơn Mộ khố. Ở đây, Tuất là Mộ khố của cục Hỏa, nên chỉ có thể là Thủy khứ, nay Thủy lai, ta không thể chọn theo phương pháp này được, mà phải dùng cách khác. Hãy cẩn thận!

* Thập nhị thần đại pháp:

Trong tất cả các phương pháp Tiêu Sa - Nạp Thủy của Phong Thủy, thì đây là phương pháp quan trọng nhất, khó áp dụng nhất nếu không có kiến thức chuyên sâu về phong thủy. Đây là biểu hiện trạng thái của vạn vật từ thai nghén đến sinh trưởng, lớn lên cho đến suy tàn. Cụ thể như sau:

- Tuyệt: Biểu thị trạng thái không có gì, vạn vật chưa tượng hình, như trong bụng mẹ trống không chưa mang thai.

- Thai: Tức là vạn vật phôi thai, mới tượng hình, nảy mầm. Cũng như bào thai mới thụ khí bẩm sinh của cha mẹ.

- Dưỡng: Muôn vật đã hình thành, tựa như bào thai đã phát triển chờ ngày khai hoa nở nhụy.

- Trường sinh: Vạn vật bắt đầu sinh ra, như đứa trẻ lọt lòng mẹ, còn rất yếu ớt, non nớt.

- Mộc dục: Vạn vật phát triển, như cây dần lớn lên, bắt đầu hứng chịu nóng lạnh, gió mưa, bão táp. Như đứa trẻ mới lớn, vẫn còn cần vòng tay của cha mẹ.

- Quan đới: Như cây đã bắt đầu ra hoa, như người đã trưởng thành.

- Lâm quan: Như cây đã kết trái, như người thi cử đỗ đạt ra làm quan, có được công việc ổn định.

- Đế vượng: Như trái đã chín mùi, như thời hưng vượng thành đạt nhất của đời người, có được vinh hoa phú quý, hạnh phúc.

- Suy: Vạn vật từ Trưởng chuyển sang Tiêu, như người đã leo đến đỉnh núi tất phải quay trở xuống vậy, như giai đoạn đời người đã lớn tuổi, đã nghỉ hưu. Như cây sau mùa ra trái, bắt đầu suy yếu chất dinh dưỡng vậy.

- Bệnh: Như người đã già yếu, bắt đầu bệnh tật xâm hại. Như cây suy yếu bị côn trùng, nấm mối tấn công vậy.

-Tử: Như người đã già cỗi đến chết, như cây đã cằn cỗi chết đi.

- Mộ: Như người đã chôn xuống mộ sâu, mục rữa trở về đất lạnh.

Do ý nghĩa 12 cung như vậy, nên người ta mới chọn Trường Sinh làm cung khởi đầu, lấy hình tượng con người mới sinh ra làm giai đoạn đầu.

Trong đó có 4 cung Cát nhất là: Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng. Người ta dùng 4 cung Cát để Nạp Sa, Thu Thủy.

3 cung trung bình là: Mộc Dục, Thai, Dưỡng ít dùng tới .

5 cung Hung là: Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt. Người ta dùng 5 cung Hung để chọn sơn Thủy Khứ (thủy chảy đi).

Cách khởi cung của Thập Nhị Thần: Khởi từ Trường Sinh cho đến cuối cùng là Dưỡng, 12 cung trên 24 sơn, với mỗi cung là 2 sơn trong Song Sơn Ngũ Hành (đã nói ở trên). Và phép khởi có 2 điểm cần lưu ý:

- Khởi cung dựa theo đặc tính Tam Hợp Cục Ngũ Hành của sơn Địa Chi trong song sơn, để chọn cung Trường sinh.

- Khởi cung Trường Sinh đi thuận nghịch là tùy theo thế đất Âm hay Dương.

* Thế đất Âm hay Dương:

Âm Long là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.

Dương Long là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.

Thế đất Dương phải phối với Thủy Âm - Thế đất Âm phải phối với Thủy Dương.

Thủy lưu Âm là dòng nước chảy từ phải sang trái, ngược chiều kim đồng hồ là nghịch, nên gọi là Âm.

Thủy lưu Dương là dòng nước chảy từ trái sang phải, thuận chiều kim đồng hồ, nên là Dương.

Tam Hợp Cục Ngũ Hành:

- Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa cục: Dương khởi Trường Sinh tại Dần đi thuận, Âm khởi trường Sinh tại Dậu đi nghịch.

- Thân Tý Thìn thuộc Thủy cục: Dương khởi Trường Sinh tại Thân đi thuận, Âm khởi Trường Sinh tại Mẹo đi nghịch.

- Tị Dậu Sửu thuộc Kim cục: Dương khởi Trường Sinh tại Tị đi thuận, Âm khởi Trường Sinh tại Tý đi nghịch.

- Hợi Mão Mùi thuộc Mộc cục: Dương khởi Trường Sinh tại Hợi đi thuận, Âm khởi Trường Sinh tại Ngọ đi nghịch.

Có 2 cách để dễ nhớ cho các vòng Âm Dương này:

- Cung Lâm Quan của Dương là Đế Vượng của Âm, và ngược lại, Đế Vượng của Dương là Lâm Quan của Âm.

- Dương khởi Trường Sinh tại cung đầu tiên trong Tam Hợp, Âm khởi Trường Sinh tại cung cuối cùng trong Tam Hợp lùi lại 1 cung.

+ Thực hành theo phương pháp Thập Nhị Thần:

Khi Nạp Sa phải dùng Sơn (Long) của Mộ phần để nạp.

Thu Thủy phải dùng Hướng của Mộ phần để định.

Với Dương Trạch chỉ dùng Sơn của nhà để định.

Ví dụ 1: Ngôi mộ Cấn Long, Đinh Hướng. Thế đất Dương.

* Nạp sa

- Thế đất Dương khởi thuận.

- Cấn Long thuộc song sơn Cấn Dần, thuộc Tam hợp Hỏa cục (Dần Ngọ Tuất)

-  Dương Hỏa cục nên khởi Trường sinh tại Dần, Mộc dục tại Giáp Mão, Quan đới tại Ất Thìn, Lâm Quan tại Tốn Tị, Đế Vượng tại Bính Ngọ, Suy tại Đinh Mùi.....Dưỡng tại Quý Sửu.

- Các cung để Nạp Sa là: Cấn, Dần, Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ.

* Thu thủy

- Đinh Hướng thuộc song sơn Đinh Mùi, thuộc Tam hợp Mộc cục (Hợi Mão Mùi)

-  Dương Mộc cục nên khởi Trường sinh tại Càn Hợi, Mộc dục tại Nhâm Tý, Quan Đới tại Quý Sửu, Lâm Quan tại Cấn Dần, Đế Vượng tại Giáp Mão, Suy tại Ất Thìn....Dưỡng tại Tân Tuất.

- Các cung để Thu Thủy là: Càn, Hợi, Quý, Sữu, Cấn, Dần, Giáp, Mão.

* Nếu là khởi cho Dương Trạch :

- Đinh Hướng - Quý Sơn.

- Quý thuộc Song sơn Quý Sửu, thuộc Tam hợp Kim cục (Tị Dậu Sửu)

- Dương Kim cục nên khởi Trường Sinh tại Tốn Tị, Mộc dục tại Bính Ngọ, Quan Đới tại Đinh Mùi, Lâm Quan tại Khôn Thân, Đế Vượng tại Canh Dậu, Suy tại Tân Tuất....Dưỡng tại Ất Thìn.

Ví dụ 2 :Ngôi nhà Tọa Canh Hướng Giáp. Thế đất Dương.

* Nạp sa:

- Thế đất Dương nên đây là cục Dương , khởi thuận.

- Tân thuộc song sơn Canh Dậu, thuộc Tam Hợp Kim cục (Tị Dậu Sửu).

- Dương Kim cục nên khởi Trường sinh tại Tốn Tị, Mộc dục tại Bính Ngọ, Quan Đới tại Đinh Mùi, Lâm Quan tại Khôn Thân, Đế Vượng tại Canh Dậu, Suy tại Tân Tuất....Dưỡng tại Ất Thìn.

- Các cung để Nạp Sa là: Tốn, Tị, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu.

* Thu Thủy:

- Giáp thuộc Song sơn Giáp Mão , thuộc Tam hợp Mộc cục (Hợi Mão Mùi)

-  Dương Mộc cục nên khởi Trường sinh tại Càn Hợi, Mộc dục tại Nhâm Tý, Quan Đới tại Quý Sửu, Lâm Quan tại Cấn Dần, Đế Vượng tại Giáp Mão, Suy tại Ất Thìn....Dưỡng tại Tân Tuất.

- Các cung để Thu Thủy là : Càn , Hợi , Quý , Sửu , Cấn , Dần , Giáp , Mão.

* Nếu khởi cho Dương Trạch:

- Tọa Canh thuộc Song sơn Canh Dậu , thuộc Tam hợp Kim cục ( Tị Dậu Sửu )

- Dương Kim cục nên khởi như ví dụ trên.

Ví dụ 3 : Ngôi mộ Tọa Tân Hướng Ất. Thế đất Âm.

* Nạp Sa :

-Thế đất Âm nên khởi nghịch.

- Tọa Tân thuộc song sơn Tân Tuất , thuộc Tam hợp Hỏa cục ( Dần Ngọ Tuất ).

- Âm Hỏa cục nên khởi Trường Sinh tại Canh Dậu, Mộc dục tại Khôn Thân, Quan Đới tại Đinh Mùi, Lâm Quan tại Bính Ngọ, Đế Vượng tại Tốn Tị, Suy tại Ất Thìn...Dưỡng tại Tân Tuất.

- Các cung để Nạp Sa là: Canh , Dậu , Đinh , Mùi , Bính , Ngọ , Tốn , Tị.

* Thu Thủy :

- Hướng Ất thuộc Song sơn Ất Thìn, thuộc Tam hợp Thủy cục ( Thân Tý Thìn ).

-  Âm Thủy cục nên khởi Trường Sinh tại Giáp Mão, Mộc dục tại Cấn Dần , Quan Đới tại Quý Sửu , Lâm Quan tại Nhâm Tý , Đế Vượng tại Càn Hợi , Suy tại Tân Tuất....Dưỡng tại Ất Thìn.

- Các cung để Thu Thủy: Giáp , Mão , Quý , Sửu , Nhâm , Tý , Càn , Hợi.

* Nếu là Dương Trạch :

- Tọa Tân thuộc Song sơn Tân Tuất, thuộc Tam hợp Hỏa cục (Dần Ngọ Tuất).

- Âm Hỏa cục nên khởi Trường Sinh tại Canh Dậu, Mộc dục tại Khôn Thân, Quan Đới tại Đinh Mùi, Lâm Quan tại Bính Ngọ, Đế Vượng tại Tốn Tị, Suy tại Ất Thìn....Dưỡng tại Tân Tuất.

Lưu ý :

Đối với Dương Trạch, nếu nhà ở nông thôn thì Sa, Thủy dùng như Sa, Thủy của Mộ phần Âm Trạch  (núi, đồi, gò, đống làm sơn; ao, hồ, sông, suối dẫn nước,  làm thủy).

Khu đô thị thì lấy các nhà cao tầng nhất trong khu đó làm Sa, lấy các giao lộ ngã 3-4-5 gần nhà làm Thủy.

Theo lý thuyết ta phối Sơn (Long) và Hướng để chọn Nạp Sa, Thu Thủy, nhưng trong thực tế những cái đó đã có trước, nên ta thường phải làm ngược lại. Tức là từ Sa, Thủy có sẵn ta chọn Hướng phù hợp với Sa, Thủy. Nhìn thế đất Dương hay Âm trước, sau để xác định Sa, Thủy rơi vào 4 cung Cát (Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng) của CỤC, từ đó xác định Sơn Hướng...

(Bài sưu tầm trong tài liệu phong thủy thực dụng có chỉnh lý).

Lê Gia : 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Bài viết phong thủy
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/