Cấu trúc cơ thể con người mang theo những thông tin của cấu trúc trời đất, có đại tiểu chu thiên, có mạch lạc và huyệt vị, trái đất cũng như vậy, trái đất cũng có mạch lạc, gọi là long mạch, có huyệt vị, gọi là địa huyệt
Trong “Đạo Đức Kinh” có nói: “Nhân Pháp Địa, Địa Pháp Thiên” (Người thuận theo đất, đất thuận theo trời), Đạo gia coi cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, vậy thì vũ trụ cũng chính là cơ thể con người cỡ lớn, cùng lẽ đó, vậy thì liệu trái đất có phải là một sinh mệnh? Cấu trúc cơ thể con người mang theo những thông tin của cấu trúc trời đất, có đại tiểu chu thiên, có mạch lạc và huyệt vị, trái đất cũng như vậy, trái đất cũng có mạch lạc, gọi là long mạch, có huyệt vị, gọi là địa huyệt. Trên long mạch có thần, trên huyệt vị có thần. Thần căn cứ vào quy luật vận hành của trời đất, vâng theo ý chỉ của trời, lợi dụng huyệt vị của đất, hình thành nên hợp cục “thiên địa nhân”, khai thông con đường trên dưới “thiên địa nhân”, nhờ vậy mà làm cho tam tài thiên địa nhân vận hành một cách nhịp nhàng. Học thuyết “thiên nhân hợp nhất” cũng ra đời từ đó, nói chính xác hơn thì phải là thiên địa nhân hợp nhất.
Huyệt vị thượng thặng được gọi là “Phong thủy bảo địa”, về địa hình có những đặc điểm nhất định, nói chung là lấy huyệt vị làm trung tâm, hiển lộ cách cục lưng tựa núi mặt hướng sông, núi quây vào hộ vệ trái phải, thuật ngữ chuyên nghiệp gọi lưng tựa núi là Lai long, cũng tức là Huyền vũ; núi quây vào hộ vệ bên trái là Thanh long; núi quây vào hộ vệ bên phải là Bạch hổ; Đường cục của bản thân huyệt vị gọi là Nội đường cục, bên ngoài huyệt vị là Đại đường cục, trong Đại đường cục cần có con sông uyển chuyển chảy qua, vùng đất phụ cận trước huyệt vị có gò đồi thấp là Án sơn, núi cao ở phương xa là Triều sơn.
“Thái tổ sơn” là chỉ ngọn núi phát nguyên từ chỗ kết huyệt đi về phía sau theo long mạch, thông thường là ngọn núi cao nhất trong vùng, đi xuống thì còn gọi là “Thiếu tổ sơn” cấp một. “Phụ mẫu sơn” là ngọn núi phía sau núi kết huyệt đi dọc theo điểm xuất phát của long mạch, “Huyệt tinh” nói chung là chỉ núi kết huyệt, chính là ngọn núi có huyệt vị của địa huyệt. “Thanh long sa” là chỉ sườn núi hoặc ngọn núi nằm phía bên trái huyệt vị, “Bạch hổ sa” là chỉ sườn núi hoặc ngọn núi nằm phía bên phải huyệt vị, đương nhiên còn có các cách nói “Thủy khẩu sa”, “Hạ thủ sa”. “Án” là chỉ ngọn núi gần đó phía trước huyệt vị, thông thường có hình dáng cái giá để bút hoặc hình dáng cái yên ngựa, “Triều” chỉ những ngọn núi ở phía trước cách xa huyệt vị, nói chung Triều sơn nằm sau Án sơn. “Cách cục” cũng gọi là “Đường cục” là chỉ những ngọn núi trên hình thành nên một chỉnh thể, nhìn một cách thống nhất sẽ có cục thế của bản thân mỗi “huyệt vị”, cục thế lớn nhỏ, tốt xấu trực tiếp dẫn đến phẩm cấp huyệt vị cao thấp. Một huyệt vị ít nhất cũng phải nhập phẩm thì mới có thể có “cách cục”, cũng giống như người đời sau ít nhất cũng phải có phúc phận giàu có ngang với “thất phẩm huyện quan” thì mới được coi là “nhập cách cục”. Đương nhiên, một cục thế không phải chỉ tạo ra một huyệt vị, có thể sẽ có mấy chỗ kết huyệt. Mỗi “kết huyệt” có thể rộng tới mấy chục dặm, trên trăm dặm hoặc rộng hơn, nhỏ thì có thể chỉ có mấy ngọn núi thậm chí một ngọn núi, và có thể trong cách cục lớn có cách cục nhỏ, trong cách cục nhỏ có cách cục nhỏ hơn.
Địa huyệt phân thành đẳng cấp, nhiều người đều biết điều đó. Nó có hai tầng lớn: một là tầng thế gian; hai là tầng xuất thế gian. Việc tu luyện của Đạo gia và Phật gia trong truyền thống Trung Quốc nhắc đến hai khái niệm, tu luyện thế gian pháp và xuất thế gian pháp, nói một cách đơn giản thì một cái là thăng hoa trong cảnh giới tinh thần thế gian, một cái là thăng hoa trong cảnh giới tinh thần vượt ra ngoài phạm vi thế gian, giống như La Hán, Bồ Tát, Phật tổ trong Phật giáo nói đều vượt ra ngoài thế gian nhưng uy đức và mức độ ngộ đạo cũng có khác nhau. Trong Phong thủy cũng tồn tại ranh giới đẳng cấp lớn giữa tầng thế gian và tầng xuất thế gian. Đương nhiên tầng thế gian và tầng xuất thế gian này với khái niệm thế gian pháp và xuất thế gian pháp là không giống nhau.
Tầng thế gian na ná như sự phân chia đẳng cấp quan lại thời cổ Trung Quốc, cũng chia thành các đặc điểm văn, võ, trung chính cửu phẩm. Thời cổ Trung Quốc rất nhiều đại thần phụ tá cho Hoàng đế đều là người tu luyện, biết việc trời đất cho nên đã đưa một số hệ thống của trời đất vào dùng trong nhân gian, sự phân chia đẳng cấp quan lại là như vậy. Ở trên nói rằng “thất phẩm” mới gọi là nhập cách cục, bởi vì “thất phẩm huyện lệnh” đã tự xử lý một mặt, độc lập làm chủ, còn bát phẩm, cửu phẩm chưa yêu cầu tự xử lý, chỉ phụ trợ cho thất phẩm, cho nên không có cách cục đơn độc.
Địa huyệt ngoài đặc điểm văn võ khác nhau ra, sự phân chia đẳng cấp chủ yếu lấy đạo đức làm tiêu chuẩn cân nhắc. Trung Quốc thời cổ ngoài chế độ khoa cử, việc tuyển chọn quan lại còn một con đường nữa gọi là cử “hiếu liêm”, nghĩa là địa phương nào có người hiếu thuận với cha mẹ, nhân phẩm cũng rất liêm khiết, nhân dân trong vùng đều ca ngợi, quan viên địa phương sẽ tiến cử anh ta, sau khi Hoàng đế cho người đến khảo sát, nếu quả đúng như vậy thì sẽ cất nhắc anh ta làm quan. Hiếu thuận, liêm khiết là cái biểu hiện ra bên ngoài của một người có đạo đức, ngày xưa triều đình lấy cái đó làm tiêu chuẩn cân nhắc để khảo sát quan viên. Phương thức này đã từng là cách tuyển chọn quan viên chủ yếu của vương triều nhà Hán hùng mạnh.
Ở tầng xuất thế gian thực ra không thể gọi là Phong thủy nữa, nói chuẩn xác hơn thì không còn là khái niệm Phong thủy mà bách tính dân gian hiểu nữa, hàm nghĩa đó đã không thể bao quát hết nội hàm rộng lớn trong đó. Thậm chí rất nhiều tên không gọi là huyệt nữa, mà gọi là “vị” hoặc “tọa”, Phật tọa, liên đài v.v. là tên gọi của Tiên, Phật, Thánh nhân không liên quan gì đến con người nữa.
Giữa tầng thế gian và tầng xuất thế gian còn có một số phẩm cấp đặc biệt. Trên nhất phẩm tột cùng của cửu phẩm là Đế hoàng đại địa, cũng gọi là Thiên tử địa. Đế hoàng đại địa quan hệ tới cách cục thiên hạ, chịu sự sắp đặt nghiêm ngặt của trời, người hoặc gia tộc không lãnh mệnh trời, không chịu mệnh ở trời thì hoàn toàn không thể nào có được nó. Tương truyền rất nhiều vị hoàng đế đều do các thiên thần được an bài xuống hạ giới làm, cho nên hoàng đế ngày xưa gọi thiên tử. Dù là Đế hoàng địa hay Thiên tử địa cũng đều là cách gọi của dân chúng bình thường, kỳ thực danh xưng đích thực không phải gọi như vậy, sinh mệnh cao cấp ở không gian khác gọi chỗ đất có đẳng cấp và loại hình này là “càn khôn địa”. Chỗ đất cho ra đời một hoàng đế hoặc một triều đại thì gọi là “càn khôn địa”. Từ trước đến nay, có thể cho con người cũng chỉ có như vậy.
Nước Trung Hoa 5000 năm nay, từ Hạ Thương Chu cho đến triều Thanh, có thể gọi là triều đại thì cũng chỉ lèo tèo khoảng mười dòng họ, giữa chừng lại ở vào tình trạng chia năm xẻ bảy, như Tam quốc, Ngũ đại thập quốc v.v.
Chữ “triều (朝)” trong Giáp cốt văn gồm hai cây cỏ nhỏ, mặt trời mặt trăng lặn mọc một cách tự nhiên, thời gian càng lâu chúng vận hành thuận theo ý trời; chữ “đại (代)” gồm nhân(人)+dặc(弋), thời cổ “dặc” chỉ chiếc côn gỗ trên cây giáo (戈), cái lưỡi kim loại không hỏng nhưng chiếc côn gỗ thì phải thay thường xuyên, cho nên “đại” ngụ ý là thay người, còn “triều” thì rất dài, Hoàng đế trong đó thì mỗi đời lại thay đổi người khác; “quốc (國)” nghĩa là trong một vùng đất một người cầm cây giáo giơ lên, chỉ phạm vi lãnh thổ mà người ta dùng vũ lực chinh phục được. Xét về thiên ý và phạm trù đạo đức thì “triều” cao hơn “đại” và “quốc”. Quân chủ của “triều” được gọi là “hoàng (皇)”, còn quân chủ của “quốc” được gọi là “vương (王)”. Trên đất Thần châu cái được gọi là “quốc” thời gian đều không dài.
Ở tầng thế gian có những cái tồn tại rất đặc biệt, chúng chẳng kém gì càn khôn địa, đối ứng với thế gian con người, chúng ta có thể biết có rất nhiều gia tộc lớn kéo dài rất lâu, thậm chí vượt qua cả các gia tộc đế hoàng như Lý Đường, Triệu Tống v.v., chẳng hạn gia tộc họ Khổng kéo dài hơn 2000 năm, vì Khổng Tử truyền bá Nho học chấn hưng giáo dục, tích đức rất lớn, nên phúc kéo dài tới con cháu đời sau; lại còn gia tộc Trương Thiên Sư không những kéo dài hơn ngàn năm mà còn có rất nhiều người tu luyện, đó là chuyện rất khác thường.
Càn khôn địa lấy “quý” làm đặc điểm chủ yếu để phân biệt và hiển lộ ra. Gia tộc họ Khổng thì lấy “phúc” làm đặc điểm chủ yếu để hiển lộ, còn gia tộc Trương Thiên Sư lại một trường hợp khác, hiển lộ bởi “tu luyện địa”. Cho nên tiêu chuẩn phân biệt lấy “quý” làm đặc điểm chủ yếu không thể gom tất cả lại một cách lộn xộn để đánh giá địa huyệt nào tốt, địa huyệt nào không tốt.
Đương nhiên, chúng ta biết rằng, rất nhiều địa huyệt vừa có “quý” vừa có “phúc“, hoặc những đặc điểm khác. Ví dụ một địa huyệt nào đó, đặc điểm nó cho biết là “phú quý linh tiên”, như vậy địa huyệt này rất có thể sẽ cho ra đời bốn chi phái, trong đó một chi phát “phú”, một chi phát “quý”, một chi phát “linh”, nghĩa là khá linh thông, kiểu như trường hợp các thuật sỹ giang hồ, còn một chi sẽ sinh ra những người tu luyện; cũng có thể địa huyệt này sẽ cho ra đời một chi hoặc một người gồm đủ bốn đặc điểm “phú quý linh tiên”.
Có người nói, phú quý ư? Có phú thì có quý, có quý thì có phú, hai cái chẳng phải là một đó sao? Thực ra không phải, nếu trời xác định anh gồm cả hai đặc điểm “phú, quý”, thì anh sẽ vừa phú vừa quý; nếu trời xác định anh chỉ có một đặc điểm, ví dụ “quý” chẳng hạn, vậy thì anh đúng là chỉ có quý thôi Chúng ta biết rằng thời xưa Trung Quốc có rất nhiều thanh quan, nhiều người làm quan tới ngôi vị rất cao, thậm chí quan vị tới cực phẩm, nhưng thanh bần nghèo rớt, nhà chỉ bốn bức vách, sử sách ghi chép tới lúc chết không mua nổi một quan tài tôn tốt một chút.
Phú cũng vậy, quý cũng vậy, là do trời sắp đặt, mạng anh có thì sẽ có, không thể có sức truy cầu. Là của anh, anh cứ đường đường chính chính, bằng nỗ lực gian khổ, tự nhiên sẽ đạt được. Trong lịch sử thân phận, địa vị của những vị thanh quan kia, nếu họ muốn giàu có chẳng phải là chuyện hết sức dễ dàng sao? Nhưng họ làm việc một cách công tâm, chỉ nhận bổng lộc nhà nước ban cho, cái mà ngày nay chúng ta gọi là “lương”, thu nhập đường hoàng quang minh. Đó là thu nhập chính đáng không có bất cứ vấn đề gì mà họ có được, sau khi đã làm hết chức trách, đã cống hiến một cách cực nhọc cho công việc. Có một số người vừa phú vừa quý vì đã lập công lớn, được Hoàng đế hoặc triều đình đặc biệt tặng thưởng, “phú quý” đó là chính đáng.
Những người làm quan mà trong số mạng chỉ có “quý”, nhưng xuất phát từ lòng dạ và dục vọng, lợi dụng chức quyền mưu giành lợi ích riêng tư, bây giờ gọi là thu nhập mờ ám, vì vậy mà trở nên giàu có, đó là những kiếm chác không chính đáng, vậy nên phải dùng phúc đức của mình hoán đổi. Bằng việc tiêu mòn phúc đức của mình để đổi lấy loại thu nhập không chính đáng này, một khi phúc đức đã hao mòn đến một mức độ nhất định thì sẽ có chuyện xẩy ra, hoặc sự việc bại lộ bị bắt, hoặc bị chết thì đời sau phải trả. Hãy xem người ăn mày ngoài phố, đừng thấy bây giờ anh ta thê thảm như thế, rất nhiều đời trước đây đều là quý nhân quan cao chức trọng, sống xa hoa dâm đãng trên ngọc ngà nhung lụa. Cho nên cổ nhân thường nói chuyện hành thiện tích đức để kiếp sau đầu thai có được cuộc sống tốt đẹp là có lý.
Nhưng dù lấy đặc điểm nào để phân biệt tầng thứ đẳng cấp, thì tiêu chuẩn đánh giá căn bản nhất vẫn là đạo đức. Tầm mức đạo đức càng cao thì phúc phận càng lớn, thời gian gia tộc hưng thịnh theo đó kéo dài càng lâu. Ở vùng tây nam Trung Quốc có một gia tộc thổ ty, ông tổ là Dương Đoan đời Đường từ Thái Nguyên đến Bá Châu vùng tây nam Trung Quốc. Gia tộc này được trời chỉ định thống trị 600 năm, cho tới thời kỳ đầu nhà Minh, vì gia tộc này nhiều đời nay tích đức hành thiện, phúc trạch phổ nhuận một phương. Cháu 13 đời của Dương Đoan là Dương Xán cũng công lao rạng rỡ, không những có công khai phá mở mang cương thổ mà còn giáo hóa trăm họ. Sử sách chép rằng: “Tính ông hiếu thảo, yêu mến bạn bè, an nhiên kiệm ước, điều hành chính sự khoan hòa đơn giản, làm cho dân chúng được dễ dàng thuận tiện”. Vùng Bá Châu do ông cai quản “phong tục địa phương đã có nhiều thay đổi”, “nghiễm nhiên sánh vai với văn vật vùng trung thổ”. Trời cảm động trước công tích của gia tộc nên đã tưởng thưởng cho gia tộc này kéo dài thêm hơn một trăm năm nữa. Cho tới năm Đại Lịch nhà Minh người nắm quyền hành đời cuối cùng của gia tộc này là Dương Ứng Long làm phản, bị triều đình nhà Minh sai đại tướng Lý Hóa Long mang quân tiêu diệt mới kết thúc, tổng cộng tới hơn 700 năm.
Rất nhiều thầy Phong thủy tu luyện đắc đạo thường có thể tiếp xúc với huyệt vị có đẳng cấp cao, địa linh thần sẽ cho biết huyệt vị này có thể chủ quản một triều đại 7 , 8 trăm năm, hơn một ngàn năm, mấy ngàn năm, thậm chí hơn vạn năm. Điều đó thật kỳ lạ, phải biết rằng, trong lịch sử Trung Quốc nhà Chu là triều đại lâu nhất thì cai trị thiên hạ cũng không quá 8 trăm năm, vậy thì những huyệt vị vừa nói kia là thế nào? Chẳng lẽ thời gian huyệt vị chủ quản triều đại càng ngắn thì tầng thứ và năng lực của nó cũng theo đó mà càng thấp sao? Thực ra cũng không chắc. Ở đây còn liên quan đến vấn đề thiên mệnh, ví dụ một địa huyệt chủ quản triều đại nào đó trong lịch sử Trung Hoa, có thể chẳng phải tầng thứ huyệt vị đó không đủ, năng lực không đủ, mà là thiên mệnh an bài chỉ có ngần ấy năm, vậy nên có thể chỉ sử dụng một phần tầng thứ và năng lực đối ứng trong đó để tạo ra tác dụng, phần dư thừa sẽ giữ lại đó mà thôi.
Còn một nguyên nhân nữa là xã hội loài người có sự tồn tại những chu kỳ văn hóa khác nhau, giới khoa học chúng ta ngày nay gọi nó là “văn minh tiền sử”. Ngày nay nhiều phát hiện khảo cổ đã chứng minh sự tồn tại của văn minh tiền sử của loài người, hơn nữa không chỉ một lần, nhiều lần sau khi nền văn minh bị hủy diệt, chỉ còn lại một số ít người và lại sáng tạo ra nền văn minh mới. Điều đó nhìn từ góc độ Phong thủy là sự thật, tầng đất này gọi nó là “đại càn khôn địa”, trên “càn khôn địa” chỗ đất thống lãnh một thời kỳ văn minh thì gọi là “đại càn khôn địa”. Có một số nền văn minh tiền sử, có thể thời gian tồn tại rất dài, trong đó có thể có những triều đại tồn tại hơn một ngàn năm, mấy ngàn năm, thậm chí hơn vạn năm. Đại càn khôn địa mà hiện nay người viết bài này biết được là 50 vạn năm.
Trung Hoa đến nay có nền văn minh 5000 năm, điều đó có nghĩa là, chỗ đất thống lãnh văn minh Trung Hoa ít nhất cũng có thể cai quản 5000 năm. Người khai sáng ra văn minh Trung Hoa là Hoàng Đế, được gọi là “văn minh sơ tổ”, cũng tức huyệt vị có liên quan đến Hoàng Đế có thể là huyệt vị thống lãnh văn minh Trung Hoa.
Nói tới đại càn khôn địa cũng như văn minh tiền sử, chúng tôi xin nói một chút về thời kỳ văn minh lần trước, tức là tình hình thời kỳ văn minh trước đây kế liền với thời kỳ văn minh của chúng ta lần này. Giữa châu Mỹ và châu Âu hiện nay có một khối lục địa gọi là “Atlantis”, đó là nơi văn minh phương Tây phát triển nhất lần trước. Mới đầu họ tín ngưỡng thần cho nên văn minh rất phát triển. Những người đạo đức cao thượng đều có thể bay, không phải bay cao mà là kiểu bay cách mặt đất tương đối gần. Đại khái 9000 năm trước, khoa học của họ phát triển tới trình độ nào mà năng lượng sử dụng là năng lượng chế tạo trong không khí, không ô nhiễm. Về cơ bản họ không dùng nhiên liệu một lần như than đá và dầu lửa. Họ thậm chí còn có kỹ thuật có thể chế tạo mặt trăng (theo các điều tra nghiên cứu khoa học khám phá mặt trăng, giới khoa học dự đoán mặt trăng có thể là rỗng, không phải vệ tinh, mà là khí cụ bay giống như trái đất, chỉ có điều bề mặt phủ một lớp đá rất dày), có thể tạo ra rất nhiều khí cụ bay cỡ lớn, chu du trong một phạm vi nhất định bên ngoài hệ Ngân hà.
Vậy ở phương Đông thì sao, cũng tức là trung tâm văn minh lần trước xuất hiện tại vùng đất Trung Hoa ngày nay, cách nay khoảng 2 vạn năm, phạm vi bao phủ bao gồm trung thương lưu Hoàng hà, Trường giang gồm cả Mông cổ, Côn Lôn sơn, Tân cương, Cam túc, Sơn tây, Thiểm tây v.v. Đường hướng nghiên cứu khoa học của văn minh phương Đông lần trước phải nói là đường hướng nghiên cứu khoa học nhân thể, cũng tức là bắt tay trực tiếp từ đạo đức con người, nâng cao nền văn minh của mình lên. Từ kẻ cầm quyền cho đến những người bình thường, đạo đức đều rất cao thượng. Có thể nói, so với tiêu chuẩn Ngụ thường của văn minh lần này thì cao hơn rất nhiều. Do trình độ văn minh của họ rất cao, cho nên mọi người sống tới 3 trăm 5 trăm tuổi chẳng phải là chuyện quá hiếm hoi! Những thứ như “Kinh dịch”, Hà đồ, Lạc thư Hoàng đế nội kinh v.v. chúng ta đều biết trong văn minh lần này mà mọi người tìm tòi chưa tới đâu, thực ra những cái đó chỉ là một chút văn minh lần trước mà thần có ý lưu lại cho con người mà thôi.
Nguồn : Sưu Tầm
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/