Văn Hóa_Tín Ngưỡng
29/11/2020 - 3:17 PMLê Công 740 Lượt xem

Bàn thờ gia tiên

 Phong tục Việt Nam, mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên để thờ cúng tổ tiên, nguồn cội nhằm tưởng nhớ tới những người đã khuất. Chúng tôi xin đưa ra một số hình ảnh và lưu ý về việc lập ban thờ theo phong tục của người Việt.

Thông thường trong nhà người ta có các bàn thờ : Bàn thờ Phật , bàn thờ Thần linh và gia tiên , bàn thờ ông Địa – Thần Tài , bàn thiên ngoài trời (thờ những người “khai thiên lập địa” ) còn gọi là thờ 9 phương Trời , 10 phương Phật , ngoài ra tùy gia chủ có thêm các ban thờ Mẫu , ông Hoàng , bà Chúa , các Cô , các Cậu hay thờ 5 Ông…

Bàn thờ Phật:

Thường được lắp đặt nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình , trên bàn thờ có ảnh của vị Phật mà mình muốn thờ. Chính giữa có bát nhang hay lư trầm . Bên cạnh có bình bông và đĩa trái cây , 3 ly nước , cặp đèn cầy hay đèn điện . Tuyệt đối không được đặt đồ lễ mặn và giấy tiền vàng bạc trên bàn thờ Phật . Khi cúng Phật phải dùng đồ chay.

Bàn thờ Thần linh:

Thường được đặt chung với bàn thờ Gia tiên. Bát nhang thờ Thần linh đặt chính giữa và cao hơn hai bát nhang còn lại . Đằng sau bát nhang có lư đồng sau nữa là bài vị thờ Thần . Thường chỉ có một chữ Thần hay chữ Thần Tiên Linh ứng. Thần linh ở đây bao gồm : Quan đương Niên hành Khiển hàng năm , Thành Tào Phán Quan , Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần , Tiền hậu Địa chủ Tài Thần , Thần hoàng bản xứ , Thần Hoàng Bản Cảnh , Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa .  Ngài định Phúc Táo quân  . Ngài Phúc Đức chính Thần . Các Ngài Ngũ Phương , Ngũ Thổ , Long mạch tài Thần . Ngài Bản Gia Táo Quân . Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và các Thần linh cai quản trong khu vực … Phía trước cũng có 3 ly nước trên một cái khay dài.

Bát hương thờ Cửu Huyền Thất Tổ:

“Một nước không có hai vua, một nhà không thờ hai họ”; tích xưa có câu “Bác mẹ thiếp cũng như bố mẹ chàng, nên chăng bia đá, ngai vàng thờ chung. Chàng rằng: Tạc bia thì anh tạc, nhưng thờ chung thì anh không thờ”.

-Tức là tứ thân phụ mẫu nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại (được hiểu rằng nội, ngoại của người đã khuất mà ta gọi là ông bà ngoại đẻ ra mẹ mình “bà Nội”). Bát hương này thờ tất cả các Đời của dòng họ nội ngoại. Thậm chí có nhiều bát hương linh thiêng có thể nối nhịp cầu với vài chục đời. Bát nhang Cửu Huyền Thất Tổ được đặt ở phía bên trái bàn thờ “ thuyết Thanh long Bạch hổ, tức đặt bên Thanh Long (bên Trái Tim)”. Phía sau thường đặt bài vị hay ảnh thờ . Phía trước cũng có 3 ly nước trên một cái khay dài, hay đế đặt 3 ly bằng đồng.

-Để phù hợp với hoàn cảnh con cái ở xa quê, thậm chí nhà không có anh em trai, mà bên đường vợ muốn thờ cúng khi cha mẹ đã khuất thì ta có thể lập thêm bàn thờ riêng cho bên vợ, nhưng không được cùng hướng với bên nhà chồng, và bàn thờ phải thấp hơn” Vd: 2 phân là thấp rồi…” Bàn thờ luôn luôn quay mặt ra mặt tiền bất kể hướng gì! Nếu gặp hướng nhà xấu thì dùng hướng bếp để điều chỉnh; Trong phong thủy kỵ phòng thờ phía sau, phòng ngủ phía trước, hoặc bàn thờ quay lưng ra mặt tiền . Bàn thờ bên vợ nên bố trí quay ngang nhà nhưng phải chọn đặt ở vách âm (vách tỉnh) của căn nhà.

Bát nhang Bà Cô Tổ

Bát nhang Bà Cô – Ông Mãnh Tổ dùng để thờ những người chết trẻ , chưa vợ, chồng thường là tứ đại của bên nội. Thông thường trong số đó thường có một Bà Cô Tổ hay Ông Mãnh Tổ rất linh thiêng , thường theo phù hộ cho con cháu . Trong những buổi gọi hồn , thường các vị này xin ra đầu tiên rất linh thiêng . bát nhang của Bà Cô Tổ được đặt ở phía bên tay phải bàn thờ. Phía trước cũng có 3 ly nước trên một cái khay  dài. Nếu đặt một bình bông riêng cho bát nhang Bà Cô thì phải là hoa màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết của họ vì chết trẻ, nên có bánh kẹo còn cau trầu nếu có thì để bên Gia tiên dòng họ.

Cúng lễ:

Người ta thường cúng lễ vào các dịp giỗ, tết, tiết … Bàn thờ Gia tiên nói chung có thể cúng mặn hay chay, nhưng kết cấu vẫn như ở trên.

Khi cúng thường có các đồ lễ như : Hoa quả, Trầu , cau , rượu, giấy tiền vàng bạc thật và giả , đèn, nến,.. Có thêm 3 chung trà , 3 chung rượu , 3 chung nước để tượng trưng cho Tam tài :

Thiên : Có Nhật – Nguyệt – Tinh tú

Địa :     Có Thủy – Hỏa – Phong

Nhân :  Có Tinh – Khí – Thần

Nếu thắp đủ thì có 9 ngọn nến, 2 ngọn đặt trước tượng trưng cho Nhật – Nguyệt , 7 ngọn để ở hàng sau tượng trưng cho Thất tinh là chòm sao bắc Đẩu – Quê hương, cội rễ của loài người. Trong các lần cúng nên có sớ để tâu trình.

Lưu ý:

-Các bát nhang có thể dùng keo 2 mặt dán chặt vào bàn thờ để tránh trường hợp khi lau chùi bị động bát nhang, khó làm ăn.

-Chân nhang chỉ nên rút bớt vào ngày 23 tháng chạp và hoá cùng tiền giấy vàng .

-Khi hoá vàng nhớ đổ vài ly rượu vào để khí bốc lên (tương tự như ta phải trả phí khi gửi bưu phẩm). Không dùng nước để dập lửa khi đốt vàng mã.

-Nên thắp mỗi bát một nén nhang lúc bình thường (cắm vào giữa ); Thắp 3 nén hàng ngang khi cầu xin điều gì? Thắp 5 nén hình chữ thập trong các ngày giỗ, tết, tiết.

st: Lê Công

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/