Lời hay ý đẹp
16/06/2022 - 7:42 AMLê Công 315 Lượt xem

10 ĐIỀU CẦN PHẢI SỢ:

1. SỢ MỘT NGÀY TRÔI QUA MÀ KHÔNG LÀM ĐIỀU PHÚC NÀO :

Mỗi ngày mình đều hưởng thụ, tiêu dùng từ ăn, mặc, ở, đều đang vay mượn, mang nợ công lao của biết bao người. Mình phải biết sợ việc mình thụ hưởng mỗi ngày mà không làm được việc thiện lành nào.

Tạo phúc từ ý nghĩ, lời nói, hành động.

Người làm việc nhiều hơn để giúp đỡ mọi người xung quanh, người cố gắng hoàn thành trách nhiệm bổn phận với gia đình, cơ quan..

Ngay cả khi không làm gì thì cũng có thể tạo phước bằng ý nghĩ, đó là khởi tâm từ bi, thương yêu mọi người xung quanh…

Từ người bé đến người già, người thanh niên, tới trung niên, ai cũng có rất nhiều việc để tạo phúc mỗi ngày, mỗi phút giây.

Rất nhiều người nghĩ rằng việc được ăn uống, được sử dụng là quyền của mình, là sự tất lẽ ngẫu nhiên, mà không nghĩ gì đến việc phải làm việc phúc lành trong mỗi ngày. Nhiều khi mình cũng chỉ thi thoảng làm việc lành chứ không có ý niệm thường xuyên làm việc lành mỗi ngày.

Nỗi sợ này giúp cho chúng ta biết khởi tâm trân trọng cuộc sống hiện tại của mình, và cố gắng tận dụng những cơ hội có được để gây tạo công đức lành.

2. SỢ NHÌN THẤY MỌI NGƯỜI MÀ T M DỬNG DƯNG :

Sự dửng dưng xuất phát từ sự hời hợt, thiếu quan sát, để ý mọi người. Rất nhiều khi ở trong đám đông nhiều người mà ta không để ý đến mọi người, ta chỉ để ý xem ai ta quen.

Ta có mắt để nhìn thấy mọi người mà lại dửng dưng nghĩa là tâm ta đã mù, trái tim yêu thương của ta đã đóng cửa, tâm hồn ta đã mất đạo đức.

Khi tâm ta khởi lên ý nghĩ yêu thương, vô hình thôi, chẳng ai thấy, chẳng ai nghe được, nhưng vô hình đó lại tạo nên một không gian chung tràn đầy hạnh phúc, yêu thương.

Từ nay nguyện lòng mình “Khi nhìn người khác không được dửng dưng”, mà phải khởi lên ý niệm thương yêu, cầu mong cho người khác những điều tốt lành.

3. SỢ CÓ LỖI MÀ KHÔNG THẤY, THẤY MÀ KHÔNG HỐI HẬN, HỐI HẬN MÀ KHÔNG SỬA :

Thông thường , người ta rất khó thấy lỗi mình, chỉ dễ nhìn thấy lỗi người khác. Có nhiều người không thấy lỗi của mình, khi có người chỉ lỗi cho thì không chịu nhận lỗi.

“Lỗi lầm nếu ai không thấy

Sẽ không lớn nổi thành người”

Người tu hành : phải biết sợ từ khi chưa mắc lỗi, sợ những điều mình chưa phạm.

Khi mắc lỗi thì phải biết nhận lỗi, hối hận và sửa đổi.

Tâm sợ hãi này giúp mình trở nên mạnh mẽ hơn, dám chấp nhận, dám sửa đổi.

Và nó giúp mình ngăn ngừa được cái lỗi từ khi nó chưa đến.

Ví dụ : Sợ mình 1 ngày nào đó sẽ thành công, sẽ nảy tâm kiêu mạn nên từ giờ phút này nguyện lòng giữ tâm khiêm hạ cho đến tột cùng.

4. SỢ NGHE LỜI KHEN MÀ KHÔNG GIỮ ĐƯỢC T M KHIÊM HẠ :

Khi ta tu hành đúng, làm việc tốt, lời khen sẽ đến. Ai biết giữ tâm khiêm hạ thì sẽ còn có nhiều cơ hội làm điều tốt đẹp.

Khi ai khen mình :

+ Tác ý tâm kiêu mạn sẽ làm mất hết phúc.

+ Tác ý có nhiều người còn giỏi hơn mình nên những gì mình làm được là vô cùng bé nhỏ, chưa là gì cả.

+ Mình chỉ là hạt cát mà thôi.

+ Cảm ơn lời khen ( ca ngợi lòng tốt của người khen vì người biết khen đúng là người có đạo đức) , lấy đó làm động lực để cố gắng.

5. SỢ VIỆC 1 Ý NGHĨ XẤU THOÁNG QUA NHƯNG GIỮ LẠI THÀNH QUAN ĐIỂM SỐNG LÂU DÀI :

Có rất nhiều những ý nghĩ nho nhỏ thoáng qua không đúng nhưng chúng ta lại giữ lại thành quan điểm sống lâu dài, làm cho hành động của mình sai lầm, cuộc đời mất đạo đức.

Ví dụ : Ý nghĩ mặc kệ trước mọi điều, trước mọi đúng sai, khen chê, tốt xấu. Mình có duyên được nghe, được thấy, được biết mà lại cố tình làm lơ không biết.

Điều này khiến mình có tâm dửng dưng, bạc nhược, thiếu chánh kiến, và dần trở nên vô tâm, vô cảm với cuộc đời.

6. SỢ LÀM PHÚC MÀ KHÔNG ĐỦ MANG QUA KIẾP SAU :

Còn giây phút nào sống trên cuộc đời này, chúng ta phải cố gắng gây tạo công đức lành, không được lười biếng. Chúng ta tu để mang phước qua kiếp sau, tiếp tục được duyên lành để sống, tu tập tiếp. Các bậc Bồ Tát làm phúc để mang theo 100 kiếp sau.

Sống mà không có phúc thì khổ, chết đi thì làm ma vật vờ, đầu thai vào người thì bị phá bỏ…

7. SỢ KHÔNG XỬ LÝ ĐÚNG MỌI VIỆC NÊN ĐỂ LẠI NGHIỆP VỀ SAU :

Rất nhiều việc trong cuộc sống mình xử lý không đúng hoàn toàn, vẫn có chút sai lầm nào đó, điều đó khiến cho mình phải trả nghiệp về sau. Đây là lý do mà mình cứ tái sinh luân hồi để trả nghiệp.

Chỉ có bậc Thánh thì mới đủ trí tuệ để xử lý đúng mọi việc.

8. SỢ KHI TA TRỞ LẠI ĐỜI SAU KHÔNG CÒN GẶP CHÁNH PHÁP :

Để kiếp sau tái sinh được gặp chánh pháp, chúng ta phải cố gắng truyền bá Chánh Pháp, dẫn dắt mọi người tu theo Phật Pháp…

Nếu trở lại sống nơi có tà kiến thì sẽ rất đáng sợ.

9. SỢ KIẾN GIẢI PHẬT PHÁP CHƯA CHẮC MÀ ĐÃ CHIA SẺ VỚI NGƯỜI KHÁC LÀM NGƯỜI KHÁC HIỂU SAI :

Nhiều điều mình chưa thông tỏ về đạo lý, kiến giải chưa đúng, nhưng chia sẻ làm người khác hiểu sai theo mình, thì sẽ tội lỗi.

Tâm sợ hãi này giúp mình biết cẩn thận hơn trong việc chia sẻ giáo lý với người khác.

10. SỢ TÂM ÍCH KỶ SÂU KÍN BÍ MẬT ĐIỀU KHIỂN CUỘC ĐỜI MÌNH :

Đã rất nhiều khi mình bị tâm ích kỉ điều khiển mà không biết, nó dẫn mình làm việc mà chưa biết nghĩ đến cái chung, nghĩ đến tập thể.

Tâm sợ hãi này giúp mình biết mở rộng tấm lòng để cho mình biết sống vị tha hơn.

Trên đây là 10 nỗi sợ, ngoài ra tự bản thân mỗi người hãy cùng tự tìm ra những nỗi sợ khác nữa nhé.

Sợ đúng làm tâm hồn ta thêm đạo đức và cao thượng.

Sợ hãi sai lầm thì khiến ta bạc nhược.

Chúc cho tất cả mọi người từ nay biết sống sợ để sống cao thượng hơn nữa.

Xin hồi hướng công đức này cho con và tất cả chúng sinh đời này và mãi mãi đời sau được theo Chánh pháp nhiệm màu, được lan tỏa Chánh pháp muôn nơi, tinh tấn tu tập đạt giác ngộ giải thoát.

ST


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

PHÚC THÀNH

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Lời hay ý đẹp
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/