Kinh nghiệm trong dân gian
27/09/2020 - 3:09 PMLê Công 733 Lượt xem

AN TÁNG

Con người ta ai cũng phải chết. Đó là quy luật sinh tử của vạn vật. Cái chết nó có thể đến với ta bất cứ lúc nào. Có thể ta biết trước lúc nào sẽ chết, nhưng cũng có khi nó đến thình lình mà ta không hề biết. Hôm nay ta đang sống, ngày mai ta có thể gặp nạn mà chết. Cho nên mỗi người chúng ta nên có chuẩn bị cách ứng xử cho cái chết của mình. Phương châm ứng xứ cần phải đạt 4 yêu cầu sau đây:

–         Thiết thực, nghĩa là chỉ làm cái thực là cần thiết;

–         Đơn giản, nghĩa là không gây phiền hà cho người khác;

–     Đảm bảo môi trường bền vững, nghĩa là làm sao cho vệ sinh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường bền vững;

–         Không gây phiền hà cho đời sau.

    Rất nhiều người cao niên đang quan tâm đến việc tìm nơi đặt mộ sau khi chết theo ý thích của mình mà chưa quan tâm đúng mức đến 4 yêu cầu trên. Vì vậy, tác giả xin phân tích mấy ý dưới đây để bạn đọc tham khảo.

1- Người âm không cần ngôi mộ

    Con người ta có cấu tạo gồm có một thân xác do cha mẹ sinh ra, và một Linh hồn là một người Trời nhập vào khi ta còn đang trong bụng mẹ. Khi ta chết thì cái Linh hồn là một người Trời này thoát khỏi thân xác và bay trở lại về cõi Trời, tồn tại trong không gian vi tế mà ta không nhìn thấy. Ta gọi đó là một người âm. Cái linh hồn chính là cái ta, tức là bản thân ta, còn thân xác chỉ là cái ta mượn để có đủ sức nặng mà trụ được ở cõi Trần nặng trọc này. Ở cõi Trời, cái Linh hồn này tu luyện để chuẩn bị cho một kiếp luân hồi mới, lại về nhập vào một người Trần khác để trở thành một người Trần khác. Khi đã về cõi Trời thì cái Linh hồn bạn nó quên cái xác rồi, không còn quan tâm gì nữa. Nó chỉ quan tâm tu luyện để nối tiếp dòng đời ở kiếp đời sau. Khi nó đã quên cái thân xác bỏ đi rồi thì nó cần gì ngôi mộ cho cái thân xác đó? Nói để dễ hiểu thì bạn cứ hình dung cái Linh hồn với cái thân xác cũng giống như bản thân con người bạn với cái áo bạn đang mặc. Khi cái áo cũ nát, bạn thay bằng một cái áo mới, thì cái áo cũ bạn có lưu giữ nó nữa không, hay đã biến nó thành rẻ lau rồi? Đó chính là lý do giải thích tại sao người âm không cần ngôi mộ.

    Ý thứ 2 người âm không cần ngôi mộ là: Khi có mộ, con cháu ra mộ thắp hương mời về thì ta phải về, chứ chả lẽ nó mời lại không về?. Đang ở cõi Trời thanh nhẹ, nay về mộ nơi nghĩa trang rất nặng trọc dưới ánh Mặt trời, nhiễm nhiều tà Khí, về Trời lại phải thanh lọc lại. Thế là chỉ tổ phiền hà mà không được cái gì. Tại sao con cháu nó vừa mới thắp hương gặp ta ở bàn thờ rồi, nó lại còn đòi gặp ở mộ nữa để hơn cái gì? Cho nên về mộ với con cháu mà chỉ thêm cái bực mình!

    Một khi người âm không cần mộ thì cái mộ chỉ là ý muốn của người Trần mà thôi. Câu hỏi đặt ra với người Trần là: Anh cần cái mộ người đã khuất để làm gì? Để tưởng nhớ à? Tưởng nhớ thì cần gì cứ phải tưởng nhớ ở mộ? Đêm nằm tưởng nhớ cũng được mà? Thắp hương tưởng nhớ tổ tiên trên bàn thờ là tốt nhất. Lúc ấy ta tưởng nhớ ai đều được hết. Cho nên ngôi mộ trở thành thừa. Đây chính là cái hay của cúng lễ tổ tiên. Văn hóa thờ cúng tổ tiên là một nền văn hóa đem lại sức sống dân tộc rất to lớn cho người Việt Nam, cần được duy trì.

2) Người Trần cần ngôi mộ khi nào?

    Dứt điểm là người âm không cần ngôi mộ cho họ. Ông bà tổ tiên ta cũng không cần ngôi mộ cho mình. Vậy chỉ có người Trần cần ngôi mộ mà thôi.

    Người Trần cần có ngôi mộ cho những vĩ nhân, danh nhân, người có công lớn với xã hội loài người, các chiến sỹ hy sinh vì nghĩa lớn v.v… là để mọi người có dịp thăm viếng mộ để bày tỏ lòng biết ơn. Những ngôi mộ này có thể thay thế bằng dựng tượng ở công viên, hay xây nhà thờ, chứ cũng không nhất thiết cứ phải xây mộ.

    Còn đại bộ phận chúng ta là những người dân thường, chỉ có con cháu nó tưởng nhớ thôi, thì nó đã tưởng nhớ trên bàn thờ rồi, cần gì phải có mộ? Có mộ, con cháu nó lại phải thăm nom. Nó không thăm nom thì hưu quạnh. Rồi mỗi khi nó ra mộ, ta lại phải về cái hố rác thân xác đã bỏ đi. Rôi ngôi mộ lại vừa chiếm đất, vừa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Làm gì có ai thích sống cạnh nghĩa trang? Thế có phải là gây phiền hà cho đời sau không? Cho nên, tốt nhất là không có mộ. Chết là thân xác vùi sâu xuống đất, trở về với đất, không ai còn biết đến nữa. Cái đó đạt được thiết thực (tức là ta không làm cái mà không cần làm), đơn gỉn (vì ít gây phiền hà cho người đang sống), đảm bảo môi trường bền vững, và không gây phiền hà cho các đời sau.

3) Vậy khi chết thì nên an táng thế nào?

    Nói không cần mộ, chắc chưa thể dễ gì bạn đã chấp nhận, vì cải đi một cái tập quan lâu đời không dễ chút nào. Bạn đã bao giờ đến thăm sông Hằng ở Ấn Độ chưa? Nếu chưa thì bạn cứ lướt website với chữ “Sông Hằng” xem thử. Cả cái thành phố Varanasi hàng ngàn năm tuổi với hàng triệu dân sinh sống, người dân tổ chức an táng chỉ bằng đốt xác, xong hất tất cả xuống sông Hằng, không có ai lập mộ cả. Có sao đâu? Ở cái thành phố này người ta không có khái niệm về một đám tang ring rang kèn trống. Chết là đốt xác hất xuống sông. Thế thôi (Hình 1). Thậm chí nhà nghèo, không có tiền đốt xác thì quấn chiếu ném xác xuống sông rồi quên đi. Thế là xong. Đây không phải là lạc hậu, mà là tiến bộ đấy. Họ đã giác ngộ đúng cách ứng xử với cái chết.

 Việc an táng ở ta có thể làm theo mấy cách như sau:

–      – Đốt xác thành tro bụi rồi chôn xuống đất không lập mộ, hoặc rải ra đồng quê sông biển không lập mộ. Đây là cách tốt nhất, đạt được cả 4 yêu cầu nêu trên.

–        – Đốt xác thành tro bụi rồi gửi tro tại nhà hỏa táng, hoặc gửi tro lên chùa. Cách này cũng không hay vì cả người sống và người chết đều không cần. Cách này vẫn gây phiền hà cho đời sau, và tuy không chiếm đất nhưng lại chiếm không gian nhà.

–         – Chôn xác sâu xuống đất, không lập mộ. Cách này cũng tốt nhưng không bằng cách trên vì còn để sự phân rữa xác chết một thời gian dài dưới đất, ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm và môi trường Khí xung quanh. Đồng bào dân tộc miền núi đang áp dụng cách này. Người ta chôn xác lấp đất san phẳng, không đắp mộ. Trên mộ dựng một vài cành cây và lá cọ. Theo năm tháng cành cây và cọ mục nát thì không ai còn biết mộ ở đâu nữa. Người chết đã về với đất, hóa thành đất.  Đây là cách ứng xử rất thông minh đối với Trời Đất.

–       – Chôn đại quan có lập mộ và không táng mả. Cách này vẫn giữ cái mộ mà không cần cho cả người sống lẫn người chết (trừ trường hợp người chết thuộc diện cần phải lập mộ như đã nêu trên). Đồng thời chiếm đất và ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, lại để lại hậu quả cho nhiều đời sau.

     – Thủy táng: Thả áo quan xuống đáy sông hoặc biển. Cách này dùng cho người dân thuyền chài sống trên sông nước, không có chỗ ở cố định, hoặc dùng trong mai táng lính thủy hy sinh trên biển trong chiến tranh. Việc này cũng là tốt và thích hợp với hoàn cảnh.

–         – Còn cách an táng lập mộ tạm thời, sau 3 năm táng mả rồi xây mộ kiên cố như đại đa số đang làm thì cần bãi bỏ. Đây là một hủ tục rất tệ hại. Nó vừa không thiết thực, vì là cái ta không cần có, vừa rất phức tạp làm khổ nhiều người sống, vừa mất vệ sinh môi trường, vừa để lại hậu quả rất lâu dài cho nhiều thế hệ sau. Rất tiếc là ở ta nhiều người đang chạy theo hướng này. Bạn đọc hãy nhìn Hình 2 để thấy một nghĩa trang xây mộ như một thành phố thu nhỏ. Để làm gì đấy? Bao giờ thì cái “thành phố” này nó bị phân hủy để trả lại đất cho cuộc sống? Nếu các “thành phố” ma này cứ mọc liên tục khắp đất nước thì lấy đất đâu mà canh tác?

4) Kết luận

– Xây mộ là không cần cho người đã chết, chỉ là ý thích của người đang sống.

– Nhưng muốn lập mộ thì bạn cần giữ nguyên tắc: Ngôi mộ của bạn sau 4 đời phải tự phân hủy, trả lại đất cho cuộc sống. Cho nên có xây mộ thì chỉ xây tường bằng vữa vôi cát, dày 6- 11cm đủ lịch sự, trên có cỏ xanh, không bê tông hóa, không ốp lát cầu kỳ, càng không nên bôi màu lòe loẹt. Bạn cần nhớ rằng: con cháu nó chỉ thờ ta đến 4 đời thôi (Cao Tằng Tổ Khảo), tức là cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ. Từ đời thứ 5 về sau là chúng coi ta là tiên tổ chung chung thôi. Chúng không còn biết mộ ông bà nào đâu. Do đó chúng không còn thăm mộ nữa. Bạn mà xây mộ bê tông cốt thép thì đến lúc ấy hưu quạnh lắm đấy! Xem thêm Bài:Hỏi- đap 30- VÒNG LUÂN HỒI

Chú ý: Ngôi mộ không cần cho ta và Linh hồn ta. Bạn đừng quá bận tâm lo về ngôi mộ cho cái thân xác của mình sau khi chết, mà lại không quan tâm đến cái Linh hồn của bạn khi đó sẽ ra sao. Linh hồn mới chính là bạn, còn cái thân xác chỉ là bạn mượn của Trời Đất đó thôi.

 

GS.Đích

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kinh nghiệm trong dân gian
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/