Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, “nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống”.
Cả Á Âu trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái họa TacTa ( giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này đến nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Địa Trung Hải, khắp Á Âu chưa có 1 danh tướng nào cản được.
Giáo Hoàng La Mã sợ hãi đến nỗi (Tủy khô, thân gầy, sức kiệt).Các nước Tây Tạng Ấn Độ đều khiếp đảm… Người Đức hàng ngày cầu nguyện “Chúa Trời và các bậc tối cao thượng Đế xin cứu vớt khỏi cơn thịnh nộ TacTa”, và có một nhà tiên tri của Thiên Chúa Giáo nói rằng: “Chỉ khi phương Nam xuất hiện một vị thánh nhân nắm bảo kiếm và lệnh ấn của Ngọc Đế cử xuống phương Nam mới có thể dẹp được ”.
Vị thánh này chính là Thanh Tiên Đồng Tử giữ ấn pháp của Thái Thượng Lão Quân giáng trần.
Quả đúng không sai vị thiên tài ba lần tổng chỉ huy quân dân đại Việt phá quân Nguyên Mông hung bạo, vị anh hùng kiệt suất của dân tộc vang danh khắp năm châu bốn bể. Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Á, Âu Châu được thoát nạn xâm lược thảm khốc kinh hoàng của quân Nguyên Mông. Vị thánh nhân này chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của nước Đại Việt phương Nam.
Tiên chi thánh nhân việt nam xuất hiện năm 2012. Quần tiên hiện thế hộ quốc an dân. TRước kia khi vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông.
Thánh nhân Việt Nam lại xuất hiện cứu độ nhân gian. Trước đây có 1 nhà Tiên Tri của thiên chúa giáo nói rằng năm 2012 Thánh Nhân Việt Nam sẽ xuất hiện. Và ngay cả vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm vị Tiên sống tiên đoán năm 2012 Quần Tiên Việt Nam xuất hiện bảo hộ Nam Quốc. Quả đúng không sai Thánh Tiên Việt Nam đã xuất hiện bảo hộ Nam Quốc dòng dõi con Rồng cháu Tiên.
ĐẠO GIÁO VÀ NGUỒN GỐC CỔ XƯA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
(GỌI LÀ ĐẠO GIÁO THẦN TIÊN)
LÃO QUÂN VỚI THẦN ĐẠO VIỆT NAM
Từ lâu đời, người Việt có một đức tin sâu sắc vào sự trường cữu của anh linh những công thần, hào kiệt. Lúc sống, làm rường cột chống đỡ sinh hà xã tắc, cứu dân giúp nước.
Khi thác, trở thành thần thánh, hiển hích, âm phò mặc trợ cho đồng bào. Thần đạo Việt Namgiản dị như vậy, và đó cũng là một truyền thống yêu nước và lòng kính trọng nghìn đời của dân tộc đối với các vị anh hùng, những bậc kỳ tài của đất nước.
Cái đình làng, tục thờ thành hoàng, đền thờ hay lăng, miếu các danh tướng lương thần đều là nét tín ngưỡng Thần đạo của người Việt.
Đạo Lão cũng đã khéo dung hợp, hòa nhập với những tín ngưỡng cổ truyền trong lòng xã hội Việt Nam.
Trong lúc đất nước mất chủ quyền, chính tín ngưỡng Thần đạo đã nuôi dưỡng ý thức quốc gia, khơi lòng yêu nước, để khi thời cơ đến thì gây phong trào khởi nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm.
Trong toàn bộ lịch sử lâu dài vừa đấu tranh giữ nước vừa ra sức dựng nước, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu bất khuất, không phải chỉ với phương tiện vật chất hữu hình, mà còn có cả sức mạnh vô hình là đức tin mãnh liệt vào khí thiêng sông núi, tin rằng có biết bao thế hệ anh linh tiền nhân dân tộc đang cùng đứng chung chiến tuyến với chính nghĩa của dân tộc để bảo vệ sự độc lập, thống nhất, trường tồn của Việt Nam.
Chính Thần đạo Việt Nam cũng thể hiện tình yêu nước Việt Nam.
Thí dụ,
Thông thánh quán ở vùng Bạch Hạc (Việt Trì) đã thờ thần sông Tam Giang là vị phúc thần của địa phương.
Các đạo quán khác thờ thần núi Tản Viên (núi này ở tỉnh Sinh Tây), gồm ba ngọn cao ngất, nên cũng gọi là núi Ba Vì),thờ thần sông Tô Lịch, Lý Ông Trọng… Từ đời Trần, đức Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ ở Vạn Kiếp, Chí Linh, rồi lan truyền nhiều nơi. Đời Hậu Lê, có đền thờ bà chúa Liễu Hạnh. Các nữ thần khác cũng được dân gian thờ phụng khắp trong nước.
Khái lược về Lão Quân việt nam
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3, Thái thú Sĩ Tiếp (Sĩ Nhiếp) lâm bệnh, chết đã ba ngày, lại được một đạo nhân là Đổng Phụng đến cho thuốc cải tử hoàn sinh.[7] Lại chép việc Thứ sử Trương Tân (sang Giao Châu từ năm 201) hay đội khăn đỏ, đọc kinh sách Đạo giáo.[8]
Đời Đường, năm 865, Cao Biền sang nước Nam đàn áp các cuộc khởi nghĩa của dân Việt.
Họ Cao là một thuật sĩ có hạng, chuyên về phong thủy, ráo riết tìm phá long mạch, trấn yểm các nơi anh linh tụ khí của nước Nam, cốt ý cho nước Nam không còn sinh ra nhân tài, anh hùng hào kiệt, sẽ phải lệ thuộc dưới ách đô hộ của phương Bắc đời đời.
Nhờ linh khí của nước Việt và các bậc cao nhân nên Cao Biền chỉ trấn yểm được những huyệt nhỏ. Còn bị các vị thần như: Thần Long Đỗ, Tản Viên Sơn Thánh đuổi ra khỏi khu vực huyệt đạo đắc khí của Việt Nam.
Đạo Lão Việt Nam, vừa mang màu sắc Đạo giáo, vừa chịu ảnh hưởng các Đạo gia, và đồng thời cũng kết hợp với Thần đạo của người Việt; vì thế, đạo Lão ở Việt Nam có nhiều khuynh hướng.
1. MẤY KHUYNH HƯỚNG TIÊU BIỂU CỦA LÃO QUÂN VIỆT NAM
Đạo giáo có sức lôi cuốn nông dân vào các hội bí mật, hoặc để tương trợ nhau chống lại cường hào ác bá, hoặc để mưu đồ quốc gia đại sự.
Đời Trần Phế đế, ở lộ Bắc Giang có
Nguyễn Bổ, năm 1379 xưng vương, hiệu Đường lang Tử y.[9]
Đời Hồ có
Trần Đức Huy cũng dùng phương thuật thu hút đông người theo,[10] bị Hồ Quý Ly dẹp năm 1403.
Thời kháng Pháp có
đạo sĩ Trần Cao Vân (1866-1916), tên thật là Trần Công Thọ, hiệu Hồng Việt, quê làng Tư Phủ, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Miền Nam có Thiên địa hội lôi cuốn hàng ngàn người.
Có Phan Phát Sinh (Phan Xích Long) xưng hoàng đế, nổi lên đánh Pháp (cuối tháng 3.1913); nghĩa quân đeo bùa, mang giáo mác, gậy gộc, bất chấp súng đạn của giặc.[11] Còn rất nhiều những phong trào như thế khắp cả nước, như Mạc Đình Phúc (miền Bắc),
Võ Trứ (miền Trung),
Nguyễn Hữu Trí (miền Nam)…
2. Khuynh hướng phong thủy và sấm ký
Khoa phong thủy (địa lý) ở nước Nam và việc tiên tri loan truyền sấm ký rất được quần chúng ưa thích.
Đời Trần-Hồ ở lộ Tân Hưng có
Trần Quốc Kiệt làm quan chức an phủ sứ, soạn Hình thế địa mạch ca.[12] Đời Mạc có
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu Bạch Vân Cư sĩ, đời gọi Trạng Trình, nổi tiếng vì nhiều tiên tri ký bí.
Đời vua Lê chúa Trịnh ở làng Tả Ao, tỉnh Nghệ An, có Nguyễn Đức Huyên vang danh nhờ khoa địa lý.
Đời Tây Sinh ở huyện La Sinh , tỉnh Hà Đông có Nguyễn Thiếp (La Sinh Phu tử) cũng nổi tiếng về phong thủy.
Sấm ký cũng được nhiều cao tăng học pháp thần tiên sử dụng. Làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, trong phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) có nhiều nhân vật lừng lẫy:
sư Định Không pháp tiên(thế kỷ VIII, đời thứ tám);
sư La Quý An pháp tiên (852-939, đời thứ mười);
sư Vạn Hạnh pháp tiên (thế kỷ XI, đới thứ mười hai)…
3. Khuynh hướng trường sinh bí thuật
Vua Trần Dụ tông (1341-1369) cầu đạo trường sinh với
đạo sĩ Huyền Vân tu ở núi Niết (núi Phụng Hoàng),
huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đời Trần Thuận tông (1388-1398) có quan tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tên Từ Thức, người Hóa Châu.
Đời Trần Hồ ở xã Cổ Định , huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có Trần Tu vào ẩn tu ở núi Nưa (Na Sinh).
Đời vua Lê chúa Trịnh ở huyện Đông Thành có Phạm Viên…
Triều Lê Cảnh hưng có Nguyễn Hoãn , làng Lan Khê, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, làm quan Lại bộ thượng thư, Viện quốc công, Quốc sư Quốc lão.
Gia phả họ Nguyễn, mục Tiên khảo đạo tu lục cho biết ông tu tiên từ năm ba mươi ba tuổi (Ất Sửu 1745), đọc Đạo đức kinh.
Năm bốn mươi bốn tuổi lập tĩnh thất để tu luyện ngay trong nhà.
Năm bốn mươi tám tuổi thờ thần Ngũ Nhạc.
Sau lại xây thêm tháp mười hai tầng để luyện khí âm dương… Vì cuồng vọng, ông về sau đi lạc sang
tà đạo. Mất năm 1792, thọ tám mươi tuổi.[13]
4. Phương hướng thanh tĩnh, nhàn lạc
Triết lý vô vi thanh tĩnh của Lão Giáo ảnh hưởng giới Nho sĩ rất nhiều, tạo cho con người xu hướng ẩn dật, ưa thích gần thiên nhiên, tìm cái thú nhàn lạc bên chén rượu cuộc cờ, tiêu dao với ngón đàn, vần thơ, hay nét thư họa… Xu hướng này thích hợp khi con người không gặp thời, hoặc khi đã chán cuộc đời phồn tạp. Vì thế, Nho sĩ Việt Nam thời xưa luôn luôn trang bị cho bản thân tư tưởng xuất xử.
Gặp thời hay, được thi thố tài năng thì xuất, tham gia việc nước. Lúc bất đắc chí, khi tuổi già hay chán quan trường thì xin bỏ về điền dã; đó là xử.
Đời Trần, Nguyễn Phi Khanh viết:
Bách niên phù thế nhân giai mộng,
Bán nhật thâu nhàn ngã diệc tiên.
(Cuộc đời nổi trôi trăm năm kiếp người như giấc mộng,
Ăn trộm được cái nhàn nửa ngày thì ta cũng là tiên).
Đời Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
Nhưng trong mọi việc đà ngoài hết,
Được một ngày là tiên một ngày.[14] Hay là:
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem thế sự tựa chiêm bao.
Đời Lê-Mạc, có Nguyễn Hãng, quê xã Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, trấn Sinh Tây, thi đậu hương cống nhưng không làm quan, về ẩn tu ở xã Đại Đồng, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang. Ông lấy hiệu Nại Hiên. Triều Lê (khi trung hưng) phong tặng là Thảo Mao Dật sĩ. Ông sáng tác những bài phú như Đại Đồng phong cảnh phú, Tam Ngung động phú, Tịch cư ninh thể phú… Những bài này ca ngợi thú ở ẩn non cao.[15]
Đời Tây Sinh, có Phan Huy Ích (1750-1822), quê ở Nghệ An, lấy hiệu Bảo Chân Đạo nhân. Năm 1796 ông dựng nhà tại kinh thành Thăng Long, đặt tên là Bảo chân quán. Trong bài ký do ông sáng tác để nói về Bảo chân quán, ông bày tỏ mục đích là để sớm hôm quanh quẩn ở đó, khi dựa bao lơn uống trà, khi đến dòng sông buông câu, khi khảy đàn nhắp rượu, khi ngâm vịnh tùy hứng…[16]
Đời Nguyễn có Nguyễn Công Trứ (1778-1858), người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là một con người độc đáo, tiêu biểu chi lối sống xuất xử vẹn toàn của nhà Nho. Ông từng tự hào:
Tri túc, tiện túc; đãi túc, hà thời túc?
Tri nhàn, tiện nhàn; đãi nhàn, hà thời nhàn?
Cầm kỳ thi tửu với giang sinh,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế?
Khuynh hướng thanh tĩnh, nhàn lạc còn thấy được qua thú chơi cây kiểng và hòn non bộ. Người ta chơi một gốc cây sù sì, nho nhỏ, uốn cành sửa lá theo ý riêng, hoặc bày vài hòn đá con con, chông chênh trên một bể nước cạn.
Thêm vào vài nhánh lá, chiếc cầu, con thuyền, lác đác một hai tượng sành tí xíu hình lão tiều, ông câu, hay đôi bạn đang đánh cờ… Đó là cả một thế giới riêng của con người đem thu nhỏ lại từ hình ảnh thật của thiên nhiên bao la.
Chơi cây kiểng và hòn non bộ từ lâu đời vẫn được coi như thú tiêu khiển thanh tao, giúp con người di dưỡng tánh tình. Nó được xếp hạng không kém bốn thú tài tử cầm, kỳ, thi, họa.
Người sành chơi, khi đứng trước một chậu kiểng đẹp, một hòn non bộ khéo đắp, có thể dễ mê mẫn tâm hồn, đắm mình trong sức tưởng tượng phong phú, và quên cả thực tại phồn tạp bên ngoài.
3. MỘT SỐ ĐẠO QUÁN NỔI TIẾNG
a. Thông thánh quán
Ở vùng Bạch Hạc (Việt Trì), dựng khoảng năm 650-655, đến thế kỷ XIV thì không còn.[17]
b. Thái thanh cung
Cung được dựng ở kinh thành Thăng Long, bên trái. Bên phải là chùa Vạn tuế. Vua Lý Thái tổ (1010-1028) cho cất cung và chùa này khi mới dời đô về Thăng Long.[18]
c. Trấn vũ quán
Cũng được xây dựng lúc vua Lý Thái tổ vừa dời đô về Thăng Long (1010), hiện nay nằm ở góc đường Quan Thánh và đường Thanh Niên, khu phố Ba Đình, Hà Nội.
Quán thờ đức Huyền Thiên Trấn vũ để hộ trì mặt phía bắc của thành Thăng Long. Quán này còn được gọi là đền Trấn vũ hay Chân vũ.
Đời vua Lê Hy tông (1676-1704), tượng đức Trấn vũ được đúc bằng đồng đen cao 3,96 mét, nặng 4 tấn. Năm 1893, lại xây thêm một bệ đá cho tượng. Bệ này cao 1,20 mét.[19] 4. Ngọc thanh quán
Quán nằm trên núi Đại Lai (Thanh Hóa). Năm 1398, Hồ Quý Ly mưu việc dứt ngôi nhà Trần vua Trần Thuận tông (1388-1398) thoái vị, và nói vua về tu tiên ở quán này.
5. Nghinh tiên quán (hay Vọng tiên quán)
Vua Lê Thánh tông chơi Hồ Tây, gặp một thiếu nữ xinh đẹp, xướng họa thơ rất ưng ý nên vua Lê rước lên xe đưa về cung.
Khi đến cửa Đại Hưng thành Thăng Long (nay là cửa Nam Hà Nội), thiếu nữ bay lên trời, sửa lại mất. Vua cho cất tại cửa Đại Hưng lầu Vọng tiên để kỷ niệm, sau chốn này thành quán Vọng tiên hay Nghinh tiên nằm ở phố Hàng Bông, Hà Nội.[20] 6. Tiên tích tự Vua Lê Hiển tông chơi hồ Kim Âu phía nam thành Thăng Long gặp hai cô tiên, nên cho cất Tiên tích tự ở đấy làm kỷ niệm.
Hồ Kim Âu nay ở vị trí nhà ga đường sắt Hà Nội.[21] 7. Đền Ngọc sơn nơi đền thờ của đạo giáo.
Đền nằm trên một gò đất nổi lên ở phía bắc hồ Hoàn Kiếm. Thoạt đầu nơi đây thờ đức Quan Thánh Đếquân, Văn Xương Đế Quân sau trùng tu lại, thờ Đạo, gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm 1841, sửa lại thành đền thờ đức Văn Xương Đế quân. Về sau lại thờ thêm đức Lữ tổ và đức Trần Hưng Đạo Đại Vương. [22]
8. Bảo chân quán
Do Phạm Huy Ích cất tại Thăng Long năm 1796.
4. THƯỢNG SƯ NỘI ĐẠO
Đây là một đạo trường lớn của đạo Lão ở Việt Nam thời xưa. Đời Hậu Lê, Trần Toàn là người làng Yên Đông, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê (thời gian 1527-1529), ông từ quan về quê tu hành, đắc đạo, được Thiên đình phong chức Thượng sư, lo trừ tà khử quái suốt hai vùng châu Hoan (Thanh Hóa) và châu Ái (Nghệ An).
Thượng sư Chân Nhân đến làng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa mở đạo trường.
Vua Lê Thần tông (1619-1662) ban cho trường tên là Nội đạo trường. Lúc Thượng sư Chân Nhân thoát xác, Vua lại truy phong là Phục ma Thượng đẳng Phúc thần và cho lập đền thờ.
Thượng sư Chân Nhân có ba con trai là
Nhật Quang đạo sỹ,
Nguyệt Quang đạo sỹ,
Ngọc Quang đạo sỹ,
đều tinh thông đạo pháp của Thượng sư Chân Nhân truyền dạy.
Ba vị đạo sỹ nổi danh lừng lẫy, đời xưng tán, gọi là Tam thánh Nội đạo.
Sau khi Thượng sư Chân Nhân về Trời, Ngọc Quang kế tục đạo nghiệp của cha, lãnh phần điều khiển Nội đạo trường.
Triều đình đã công nhận đạo trường này . Nó có uy thế rất lớn. Chi nhánh của Nội đạo trường xuất hiện khắp nơi, nào là làng Từ Quang (tức Từ Minh trước kia, huyện Hoằng Hóa), là làng Yên Đông (huyện Quảng Xương), đều ở tỉnh Thanh Hóa; hoặc ở tỉnh Nghệ An, ở hạt Huệ Lai, tỉnh Hưng Yên; hay ở Nhật Tảo (tỉnh Hải Dương), ở làng Giảng Võ (gần Hà Nội)…
Về sau,
Nội đạo trường thờ cả
Bà chúa Liễu Hạnh,
Đức Trần Hưng đạo,
Đức Phù Đổng Thiên vương,
Thần núi Tản Viên,
Thần Bạch Mã…[23]
5. THI LÃO HỌC
Triều đình từng mở khoa thi
Đạo giáo vào đời vua Lý Cao tông (1195)
và vua Trần Thái tông (1247).
Về nội dung thi Lão Giáo ,
Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm được một đề thi và một bài trả lời các câu hỏi ra trong đề đó.
[24] Nghiên cứu tài liệu này, có thể hiểu được phần nào sự học Lão của người Việt đời trước. Sau đây là bài thi:
(1) PHÁP MÔN LÀ GÌ?
Mọi pháp quy tôn(g), muôn đời chẳng đổi, muôn thánh ngàn thần, một môn đồng hội, ấy gọi là pháp môn vậy.
(2) PHÙ THỦY LÀ GÌ?
Khí âm khí dương hỗn hợp mà thành ra thiêng, dùng nước đại bi phun cho ma sợ, ấy gọi là vậy.
(3) PHÁP MÔN LẤY AI LÀM THÁNH?
Pháp môn do Thái Thượng Lão quân lập ra cho nên tôn Ngài làm Thánh.
(4) PHÙ THỦY LẤY AI LÀM THẦY?
do Chân vũ Tiên sinh lập ra cho nên tôn Ngài làm Thầy .
(5) TỨ THÁNH, TỨ GIÁC, TỨ TUNG, TỨ DUY LÀ Ý THẾ NÀO?
Thiên bồng
, Thiên du,
Bảo đức,
Hắc sát gọi là Tứ thánh.
Càn, Khôn, Tốn, Cấn gọi là Tứ giác.
Thiên hoa, Địa hoa, Lão hạc, Đồng trụ
gọi là Tứ tung. Tí, Ngọ, Mão, Dậu gọi là Tứ duy.
(6) TAM GIỚI, TAM THANH, TAM ĐỘNG, TAM TY LÀ THẾ NÀO?
Dục giới, sắc giới, vô sắc giới ấy là Tam giới.
Ngọc thanh, Thượng thanh, Thái thanh, ấy là Tam thanh.
Động chân, Động huyền, Động vi ấy là Tam động. Lôi đình, Linh bảo, Thái huyền ấy là Tam ty.
(7) ÔN, HOÀNG, DỊCH, LỆ SINH VÀO BUỔI NÀO?
Vua Hoàng đế có bốn người con bất tài tên là Ôn, Hoàng, Dịch, Lệ sinh vào đời Chuyên Húc.
( TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI SINH ĐƯỢC MẤY CON?
Tốn sinh ra được bốn con là Đông, Tây, Nam, Bắc. Ly sinh được chín con từ Nhất bạch, Nhị hắc đến Bát bạch, Cửu tử. Khôn sinh ra sáu con tức là Thái âm, Lục khí. Đoài sinh ra bảy con tức là Bắc đẩu Thất tinh. Ấy là Tốn, Ly, Khôn, Đoài có hai mươi sáu con vậy.
(9) HÀNH MÃN TAM THIÊN SỐ, THỜI ĐƯƠNG TỨ VẠN NIÊN LÀ GÌ?
Số Trời thành 1.000, số đất thành 1.000, số người thành 1.000, ấy là hành mãn tam thiên số. Từ Thái dịch đến Thái sơ là 10.000 năm, từ Thái sơ đến Thái thủy 10.000 năm, từ Thái thủy đến Thái tố 10.000 năm, từ Thái tố đến Thái cực 10.000 năm. Ấy là thời đương tứ vạn niên.
(10) ĐẠO CAO LONG HỔ PHỤC, ĐỨC TRỌNG QUỶ THẦN KINH CHỈ VỀ THẦY NÀO?
Đạo chí cao không thể vượt qua được, mà rồng là dương tinh, cọp là âm tinh đều phục đạo cao. Đức chí hậu không thể vượt qua được, mà quỷ là khí tán, thần là khí tinh đều sợ đức trọng. Ấy là Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh, chính là chỉ sư Phổ Am vậy.
(11) PHÉP BẮT TÀ TRÓI QUỶ DÙNG LINH PHÙ NÀO? ĐỌC THẦN CHÚ NÀO?
Nếu được đàn tràng cho chỉnh túc, pháp tịch cho hẳn hoi, niệm thấy tam giới mà muôn thánh đều đến, trống đánh ba hồi mà muôn thần đều nhóm họp, trước phải gọi tướng, thứ phải sai đi.
Tưởng đến thiên võng mà kín đáo ra bùa, bắt tay ấn mà thiêng liêng chú bút, bốn chữ thánh đè năm chữ quỷ, chữ (…?) hợp với vạn linh.
Dùng những bùa thiêng Bạch xà, Độc cước, đọc những thần chú Thái thượng, Tề thiên.
(12) MUỐN CHO ĐỜI NÀY, DÂN NÀY ĐỀU VÀO TRONG ĐÀI XUÂN, CÙNG BƯỚC LÊN CÕI THỌ THÌ PHẢI DÙNG THUẬT GÌ?
Nếu trước hết chính tâm thì bọn tà mị không thể rục rịch. Trước hết chính thân thì khí tà không thể xâm phạm. Tâm chính rồi thì lấy đó ra ơn cho dân. Thân chính rồi thì lấy đó mà giúp chúng.
Qua bài làm của thí sinh đời trước, cùng với cách ra câu hỏi như thế, có thể phỏng đoán rằng trọng tâm cái học Lão Quân đời xưa nặng về Đạo giáo (Taoist religion) hơn là Đạo học (Taoist philosophy).
còn tiếp
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/