Lời hay ý đẹp
03/04/2023 - 2:19 PMLê Công 258 Lượt xem

Nói về Sức Khỏe,

Cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã viết ở chương II trong quyển CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN như sau :

NGUYÊN NHÂN thứ nhất khiến cho ta có tánh hay sợ, là thiếu sức khỏe.

Sức khỏe, không phải là sức mạnh của cân cốt, mặc dầu sức của cân cốt là hiện tượng của sức khỏe. Ta phải khéo phân biệt chỗ đó.

Thật vậy, có nhiều người to lớn vạm vỡ, nhất thời có thể vác cả trăm cân, không thấy mệt, thế mà gặp chút nghịch cảnh là đủ thấy con người của họ rụng rời, chán nản Họ nhát như cheo. Cân cốt họ to lớn, mạnh dạn, nhưng mà khí lực họ rất kém cỏi sa sút.

Sức khỏe ở nơi sự khéo tu dưỡng khí lực, chứ không phải chỉ nơi sự điêu luyện thân thể mà thôi.

Napoléon đâu phải là một người to lớn, mạnh mẽ, nhưng khí lực ông dồi dào, có khi đánh trận suốt ngày nầy qua ngày kia, thức suốt đêm kia qua đêm nọ, thế mà tinh thần ông vẫn minh mẫn hoạt bát luôn luôn, không ai sánh kịp. Sức làm việc của ông là một chuyện phi phàm. Là nhờ đâu? Nhờ ông khéo tu dưỡng khí lực.

Các bạn hẳn cũng có nghe nói đến khoa học khí công của người Trung Hoa và Ấn Độ. Có nhiều nhà luyện khí, nhỏ thó, sức mạnh về cân cốt cũng tầm thường, nhưng, một cái đấm hay một cái đá, hoặc một cái ngó của họ, cũng đủ làm cho cái người của mình đảo điên ngơ ngẩn Ấy là nhờ khí lực của họ hết sức đầy đủ dồi dào.

Tại sao khí lực và sức lực lại khác nhau? Khí lực thì ở dưới quyền thẩm sát của cái Thần, mà sức lực thì dưới quyền kiểm tra của Khí.

Đấy là chỗ mật pháp của khoa học khí công, chưa phải chỗ tôi nói ở đây.

Khí lực là môi giới giữa thần minh và xác thịt. Khí lực không khác nào dầu xăng, thể chất như cái xe, còn thần minh như người cầm lái vậy. Không khí lực thì thân thể không bao giờ tuân lệnh nỗi ý chí của thần minh.

Hiếm kẻ nói: “Tôi đâu có muốn sợ Tôi đã hiểu không có gì phải sợ cả. Thế sao quả tim tôi đập mạnh, rồi cái sợ ở đâu nó tràn vào lấn cả tâm hồn “ Đó là tại ta thiếu khí lực.

Súc tích khí lực, ngoài những phương pháp khí công để tăng gia nó, cũng còn có nhiều cách giữ gìn cho nó đừng tản mác vô ích.

Giữ gìn cho nó đừng tản mác, là phương pháp tiêu cực: – còn luyện tập khí công là phương pháp tích cực. Ở đây tôi chỉ bàn qua phương pháp tiêu cực. Tuy là tiêu cực, nhưng cũng phải dụng công như phương pháp tích cực, có khi còn khó khăn hơn cả trăm lần như ta sẽ thấy sau đây. Tóm lại, có hai cách để súc tích khí lực:

1. Công phu dưỡng khí; 2. Công phu luyện khí.

Một cái tiêu cực, một cái tích cực, một cái thuộc Âm, một cái thuộc Dương, ta phải cho nó đi liền với nhau một cách điều hòa mới mong có được sự thăng bằng của sức khỏe.

… “ …

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Lời hay ý đẹp
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/