Tranh giành? Hơn thua? Chức tước? Tìm cách hãm hại nhau? Nói xấu nhau? Chơi xấu nhau? Giờ được gì đây? Vì cái hơn thua của ta mà ta phải trả giá bằng bao nhiêu sức lực, mất đi bao nhiêu điều tốt đẹp, và bỏ lỡ biết bao nhiêu yêu thương... Có đáng không?
Đời thường thì ai cũng muốn mình hơn, muốn mình giỏi có mấy ai chấp nhận mình thua hay sống chậm lại mà nhìn đâu chứ. Vì cái hơn thua này mà mọi người rơi vào vòng khổ và rồi cả cuộc đời đi qua mà chỉ lo hơn thua .
Đến một ngày gần cuối cuộc đời chợt nhận ra không biết mình đến với cuộc sống vì điều gì, cả đời hơn thua để làm gì. Và nhìn lại tất cả những việc mình từng làm, có cái gì đó vừa tiếc nuối, vừa ân hận, thấy sao cả cuộc đời lại vô nghĩa thế, ngẫm nghĩ đi ngẫm nghĩ lại mà không biết cả đời hơn thua để được gì?
Tình thân cũng vì hơn thua mà phai nhạt, trở mặt, bạn bè cũng vì hơn thua mà bỏ đi, vợ chồng cũng vì hơn thua mà sống không hạnh phúc.
Cuối cùng còn lại gì ư, địa vị chức tước một đời tranh đấu giờ còn đâu, tiền bạc này mai kia xuống lỗ có mang xuống đâu, nhà cửa ruộng vườn này mai kia xuống lỗ rồi cũng chỉ cần 1 khoảng 1-2m2 mà thôi.
Vậy tại sao bao năm qua ta cứ tranh đấu hơn thua để rồi vợ chồng lục đục, cả đời ta làm cho ông ấy/ cô ấy đau khổ? Người bạn này của ta, người bạn kia của ta vì chút hiếu thắng hơn thua của ta mà làm họ tổn thương đến giờ không còn nhìn mặt nhau.
Bác hàng xóm chỉ vì hơn thua giành phần phải của ta, vì chứng minh ta đúng ta giỏi mà mấy chục năm nay nhà ai nấy ở, không ai tới ai chỉ liếc nhìn khuyết điểm của nhau dè môi chỉ trích mà thôi.
Nghĩ lại anh/ em ta hồi lúc nhỏ yêu thương nhau lắm cha mẹ sinh ra có mấy anh em nhường nhịn nhau vậy mà lớn lên lập gia đình vì hơn thua giàu nghèo, hơn thua thiệt hơn, hơn thua cha mẹ cho của đứa nào nhiều, hơn thua vợ/ chồng/ con cái mà giờ trở mặt tình anh em thua một người dưng.
Cuối đời ngẫm lại nhìn quanh xung quanh ta giờ còn lại được ai đây?
Hơn thua chỉ mang đến sự đau khổ
Tranh giành? Hơn thua? Chức tước? Tìm cách hãm hại nhau? Nói xấu nhau? Chơi xấu nhau? Giờ được gì đây? Vì cái hơn thua của ta mà ta đã phải trả giá bằng bao nhiêu sức lực, mất đi bao nhiêu điều tốt đẹp, và bỏ lỡ biết bao nhiêu yêu thương... Ta thấy cô đơn, thấy sự trống rỗng, nuối tiếc...
Cả đời làm lụng chẳng dám cho ai cái gì, chẳng biết bố thí, chia sẻ cho ai chỉ lo hơn thua, sợ thiệt... Báy giờ cuối đời nhìn lại thấy mình không làm được gì có ích cho đời, chỉ nghĩ đến bản thân chỉ lo hơn thua, chỉ sợ người ta cười chê, sợ người ta cướp mất của ta, sợ thua thiệt với anh em, sợ vợ/chồng lấn lướt hơn mình...
Tương tự việc kinh doanh, tranh giành khách hàng bằng mọi thủ đoạn, chọc phá, chơi xấu nhau, sau đó thì quá bận bịu với thời gian nghĩ ra mưu hèn kế bẩn mà không có thời gian để tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, không có thời gian nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe, từ đó khách hàng thì ra đi, mình thì thêm nhiều việc để lo nghĩ, vậy tại lí do nào mà lại phải hơn thua nhau để rồi nhận lấy đau khổ.
Hơn thua phải chân chính và thanh thản
Làm giàu rất quan trọng, kiếm tiền rất quan trọng, thăng tiến rất quan trọng nhưng phải chân chính và chính đáng thì ta mới an vui, thanh thản trong cuộc sống được. Còn ngược lại ta phải hối hận, ray rứt và trong suốt cuộc đời không tìm được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Biết thấu hiểu, thông cảm, san sẻ, yêu thương sẽ giúp ta giàu có thực sự, giàu về vật chất, giàu về tinh thần mà không cần phải hơn thua, không cần phải tranh giành, thủ đoạn và có được những điều ta mong muốn đạt được hạnh phúc thực sự trong cuộc đời.
SƯU TẦM : LÊ CÔNG
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
NĂM 2025 NÓI VỀ NGƯỜI TUỔI TỴ, TÍNH CÁCH VÀ TÀI NĂNG CỦA HỌ.
Nhị hợp, tam hợp và xung chiếu có Tác dụng gì ?
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/