Đạo Học
28/08/2020 - 11:12 PMLê Công 949 Lượt xem

ĐỨC HỒNG QUÂN LÃO TỔ, ĐỨC THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN, ĐỨC TỪ TÔN

ĐỨC HỒNG QUÂN LÃO TỔ, ĐỨC THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN, ĐỨC TỪ TÔN

– Khởi nguyên vũ trụ từ Khí Hư Vô phát xuất một khối ánh sáng vĩ đại mang năng lượng vô cùng vô tận gọi là Đại Linh Quang hay Thái Cực Quang hay tạm gọi là cội Đạo. Lúc bấy giờ, khối ánh sáng ấy phân tánh hóa sinh, biến hiện nên thân ảnh ba vị tận thiện tận mỹ đầu tiên là Đức Hồng Quân Lão Tổ, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Dao Trì Kim Mẫu.
– Đức Hồng Quân Lão Tổ xuất hiện chính là việc Đạo quang đại phát, chiếu diệu mạnh mẽ, lưu truyền từ cội Đạo vi diệu đến những nơi vô minh tối tăm, chưa có ánh sáng trong vũ trụ bao la vô cùng tận.
…………….

* Các tôn danh của Ngài
– Đức Hồng Quân Lão Tổ Cửu Thiên Cảm Ứng Từ Tôn.
– Đức Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn.
– Đức Thái Thượng Nguyên Thủy Tam Bảo Hư Hoàng Đạo Quân.
– Đức Thái Thượng Đại Đạo Tam Bảo Hư Hoàng Đạo Quân.
– Đức Thái Thượng Đạo Quân.
– Đức Thái Thượng Lão Quân.
– Đức Hồng Quân Từ Tôn.
– Đức Hồng Quân Lão Tổ.
– Đức Hư Hoàng Đạo Quân.
– Đức Hư Hoàng Đạo Nhân.
– Đức Thái Cực Chân Nhân.
– Đức Hoàng Cực Lão Nhân.
– Đức Hoàng Cực Chân Nhân.
– Đức Lão Tổ.
– Đức Từ Tôn.
…………..

* Hình dáng tôn nghiêm và các tính chất đặc trưng của Ngài

– Đức Lão Tổ thường thị hiện thân ảnh lão nhân râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào tươi sáng, ánh mắt từ bi hiền hòa, luôn nhẹ nhàng mỉm cười với muôn sinh.
– Toàn thân Ngài khoác Đạo bào bạch y tỏa ánh bạch quang tinh khôi thuần khiết. Vầng minh khí ấy vừa dịu mát thân thiện lại làm ấm áp lòng người với những ai hữu duyên được biết đến Ngài, được nhìn thấy ánh sáng từ bi ấy. Ở giữa vầng hào quang ấy luôn biến hiện muôn đóa hoa sen ngũ sắc chớm nở từ hư vô, nhanh chóng đại phát mãn khai, rồi lại tiêu biến trong vầng sáng ấy để những nụ hoa mới lại xuất hiện, sinh động vô cùng.
– Ngài thường mang theo bên mình một chiếc gậy gỗ mộc mạc đơn sơ và một bầu hồ lô chứa linh đơn bên trong.
– Đức Lão Tổ khi xuất hiện trong vũ trụ truyền Đạo, để thuận duyên hóa độ muôn sinh khắp Tam Giới nên tự mình phân tánh hóa sinh, biến hiện nên Tam Thanh. Ba vị Tam Thanh này gọi bổn tôn của mình là Tôn Sư.
— Đức Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn
— Đức Thượng Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn
— Đức Ngọc Thanh Linh Bảo Thiên Tôn

* Ngày lễ vía kỷ niệm Đức Từ Tôn

Ngày mùng 9 tháng 9 Nguyệt Lịch được chọn làm ngày vía kỷ niệm sự truyền bá Đạo Pháp của Đức Từ Tôn trong Tam Giới.
……………

* Đức Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn

– Ngài được biết đến với tôn danh là Đức Lão Tử khi có một kiếp giáng trần nơi cõi Hạ Giới này để truyền Đạo Đức Kinh.
– Đạo Đức Kinh dạy người tu tâm dưỡng tánh, sống hòa mình vào thiên nhiên, hòa mình với Đạo tự nhiên của Thiên Địa.
– Toàn thân Ngài tỏa ánh Đạo quang là màu vàng rực rỡ. Kim quang ấy là biểu hiện của các yếu tố

— Tinh trong Tam Bảo của Thiên.
Tinh tú soi sáng khắp cả vũ trụ.

— Phong trong Tam Bảo của Địa.
Gió hay không khí chính là nguồn sống của muôn loài, nếu không có không khí thì sự sống không tồn tại được vậy.

— Thần trong Tam Bảo của Nhân.
Thần này là linh hồn, lương tâm, là đức từ bi yêu thương, hòa nhã và trường tồn vĩnh cửu.

— Phật trong Tam Bảo của Đạo Pháp.
Phật là sự giác ngộ viên mãn, đoạn trừ mọi phiền não, dứt sạch vô minh, tự tại vô nhiễm.
…………..

* Đức Thượng Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn

– Ngài được biết đến là Giáo Chủ của Xiển Giáo từ thuở hỗn độn sơ khai.
– Xiển Giáo truyền bá cho loài người phương thức tu tâm dưỡng tánh, rèn luyện thân thể dưỡng sinh hòa vào thiên nhiên, trở thành Thần Tiên, Tiên Nhân thoát tục, cứu khổ muôn sinh.
– Toàn thân Ngài tỏa ánh Đạo quang màu xanh da trời dịu mát. Thanh quang ấy là biểu hiện tượng trưng cho các yếu tố

— Nhật trong tam Bảo của Thiên.
Là mặt trời rạng rỡ ấm áp giúp muôn loài sinh trưởng.
— Thủy trong Tam Bảo của Địa.
Là nước nguồn tươi mát giúp nuôi dưỡng, duy trì sự sống

— Khí trong Tam Bảo của Nhân.
Là trí tuệ minh triết, tư niệm, lòng vị tha, tính cần mẫn và an lạc hỉ xả. Khí cũng là năng lượng gìn giữ thân mạng của chúng sinh hữu hình.

— Pháp trong Tam Bảo của Đạo Pháp.
Pháp này là sự vận hành của lý sự trong Tam Giới, giới luật, phương pháp tu luyện để một cá thể trở nên hoàn thiện mình, Chân Thiện Mỹ.
……………

* Đức Ngọc Thanh Linh Bảo Thiên Tôn

– Ngài được biết đến với tôn danh là Thông Thiên Giáo Chủ của Triệt Giáo từ thuở hỗn độn sơ khai.
– Triệt Giáo truyền bá phương thức tu luyện thân tâm, hấp thụ tinh hoa Thiên Địa cho muôn loài bao gồm cỏ cây, sắt đá, cầm thú và con người. Hành giả đạt được trường sinh, hiển hóa thần thông trở thành Thần Tiên cứu độ muôn sinh.
– Toàn thân Ngài tỏa ánh Đạo quang màu đỏ hồng rực rỡ. Xích quang ấy tượng trưng cho các yếu tố

— Nguyệt trong Tam Bảo của Thiên.
Là mặt trăng tĩnh lặng, phản chiếu ánh sáng từ mặt trời và muôn sao lấp lánh soi sáng giữa màn đêm vô tận.

— Hỏa trong Tam Bảo của Địa.
Là lửa ấm áp, hơi nóng sưởi ấm cho muôn loài, giúp thanh tẩy ám khí, tà khí, khử trược.

— Tinh trong Tam Bảo của Nhân.
Tinh này là phần thân xác hữu hình hữu hoại, được nuôi dưỡng bằng vật thực với tình thương. Người nhờ có thân làm phương tiện để thực hành Pháp tu tập trở nên trọn lành, trợ duyên cho muôn sinh được thuận lợi.

— Tăng trong Tam Bảo của Đạo Pháp.
Tăng là cá thể thực hành Pháp với lòng dũng cảm, sự nghiêm minh gìn giữ giới luật để đạt sự giác ngộ dứt tuyệt vô minh, đoạn trừ phiền não, vô nhiễm. Tăng này hiểu rõ ràng đầy đủ chính là mọi sự tồn tại có ý hướng tu tập để dứt sạch phiền não, vô minh chứ không chỉ riêng hành giả là con người.
…………..

* Vạn Giáo Đồng Nguyên

Khắp các cõi giới trong Tam Giới có môn nhân của Xiển Giáo và Triệt Giáo hàng hà sa số. Hành giả, tín giả ngưỡng vọng tâm đức, học hỏi noi theo thiện hành của bậc tôn sư cao trọng đáng kính là ba vị Tam Thanh. Ba vị Tam Thanh lại có các đại đệ tử ưu tú, là bậc Thượng Tiên, Thiên Tiên đạt thành chánh quả viên mãn cũng không ít, các vị ấy lại mở nên các giáo phái, pháp môn tu tập với phương thức và thiện hành theo con đường thệ nguyện của họ. Thế nên mới nói, chúng sinh tuy có nhiều tín ngưỡng tôn giáo, pháp môn tu tập nhưng rốt cuộc chung quy lại vẫn là người một nhà, được học Đạo từ Đức Lão Tổ Từ Tôn với một phương thức cốt lõi là tu tâm dưỡng tánh, sống hòa đồng nhân ái với muôn vạn loại sinh linh trong khắp Tam Giới.
……………

* Đức Hồng Quân Lão Tổ, vị thầy từ ái nơi Cửu Thiên

Cửu Thiên Môn là một dòng pháp tu luyện xuất hiện từ khởi nguyên Tam Giới, được Đức Lão Tổ truyền Đạo thiết lập cho muôn vạn loại sinh linh khắp Tam Giới tu tâm dưỡng tánh để về với cội Đạo, nguồn gốc phát sinh nên Tam Giới.
Cửu Thiên Môn lấy sự vận hành của Bát Quái Cửu Cung tương quan với nhau hóa sinh nên vạn loại làm nền tảng thiết lập Cửu Thiên Cung.
Cửu Thiên Cung tọa lạc ở Phi Tưởng Diệu Thiên, liên kết cảm ứng với các Cung, các Động và cõi giới khác chặt chẽ để trợ duyên, độ dẫn muôn sinh linh hữu tình hữu duyên tu tâm dưỡng tánh hồi hướng về cội Đạo.
Chư tín giả, hành giả của Cửu Thiên Môn đều lấy tôn chỉ hòa đồng nhân ái, phụng sự muôn sinh linh làm đề mục trong quá trình tu tâm dưỡng tánh trở nên Chân Thiện Mỹ.
………….

* Câu tâm chú của Đức Lão Tổ
Nam mô Hồng Quân Lão Tổ Cửu Thiên Cảm Ứng Từ Tôn.

Người tín giả, hành giả nào hữu duyên, có tín tâm với việc tu tập khi trì niệm câu này đều sẽ có thể mở lòng mình tăng thêm hòa ái, từ bi, trí tuệ để đối nhân xử thế sao cho hợp lẽ Đạo.
………………….

* Đức Lão Tổ Tán Ca hay Cửu Thiên Tâm Kinh

Cao thượng Cửu Trùng Thiên
Bồ đoàn liễu Đạo chân
Thiên Địa huyền hoàng ngoại
Lão đương chưởng giáo tôn
Hư Vô sinh Thái Cực
Lưỡng Nghi Tứ Tượng tuần
Nhất Đạo truyền Tam Hữu
Nhị Giáo Xiển Triệt Phân
Huyền môn đô lãnh tụ
Nhất Khí hóa Hồng Quân.

………………….
* Kinh văn do Đức Lão Tổ truyền dạy:

Phật Tiên Thánh Thần Tán Ca

Hào quang chiếu chín từng mây bạc
Thần, Thánh, Tiên thừa hạc cỡi rồng
Phép linh thiệt rất chí công
Hóa sanh muôn vật, ngưỡng trông phước Trời.

Trên Điện Ngọc Vua Trời ngự giáng
Trước Đền Vàng phán đoán phân minh
Cõi trần, Trung Giới thinh thinh
Phàm gian lao khổ đao binh tai nạn.

Lòng Trời cảm cứu an lê thứ
Độ chúng sanh muôn xứ gội ân
Đạo Nho truyền dạy Nghĩa Nhân
Văn Tuyên Khổng Thánh khuyến dân răn đời.

Ghi các sách ngàn lời để lại
Chép nhiều thơ vạn đại truyền ra
Tây Phương cõi Phật chói lòa
Từ bi Phật Tổ hải hà độ dân.

Lòng cảm xót dương trần lận đận
Ra oai linh tiếp dẫn nhân cầm
Phổ Đà có Phật Quan Âm
Ra công cứu thế, ân thâm đức dày.

Nhiều kiếp đã đầu thai biết mấy
Xuống hồng trần khuyến dạy thương sanh
Lão Quân ứng hóa Tam Thanh
Khuyến răn nhân vật lòng lành chớ xao.

Cơ huyền diệu Đạo Cao minh chánh
Hiển phép mầu ma lánh quỷ kiêng
Trừ yêu có Thánh, Thần, Tiên
Độ duyên sanh chúng về miền Tây Phương.

Oai bốn hướng Thần nhường quỷ sợ
Đức ba giềng tế trợ thương sanh
Hán triều Quan Thánh bia danh
Trung can, nghĩa khí, hiếu sanh giúp đời.

Tuần ba cửa, cõi Trời đều dụng
Xét bốn phương, dân chúng dữ lành
Linh Tiêu Thái Bạch Trường Canh
Vận hành Thiên Luật, dữ lành nhân gian.

Chí từ huệ giúp an lê thứ
Thông rõ đời nhân sự kiết hung
Đại Tiên ở chốn Thiên Cung
Lòng lành thi phú thung dung độ đời.

Ánh xá lợi sáng ngời Cực Lạc
Hiển Kim Thân Bồ Tát hóa duyên
Thiên Cung: Tinh Tú, Thánh, Tiên
Địa Kỳ: Thần Tướng đàn tiền giáng lâm.

Lòng sở vọng lâm râm tụng niệm
Xin giải nạn Nam Thiệm Bộ Châu
Chúng sanh cảm đức cao sâu
Rèn lòng, sửa nết, lo âu làm lành.

Nam mô Hồng Quân Lão Tổ Cửu Thiên Cảm Ứng Từ Tôn (Mật niệm 12 lần).

Nguồn gốc

Phật Tiên Thánh Thần Tán Ca do Đức Thái Thượng Lão Quân giáng cơ vào đầu năm Ất Sửu, 1925, tại đàn cơ Minh Lý Đạo (Tam Tông Miếu). Sau đó Đức Nhiên Đăng Cổ Phật tiếp ban cho tám câu cuối của bài kinh. Như vậy, bốn mươi câu đầu do Đức Thái Thượng giáng cơ, tám câu cuối cùng do Đức Nhiên Đăng Cổ Phật tiếp ban cho trọn bài. Khi xưa bên Tam Tông Miếu gọi là bài Xưng Tụng Công Đức.

Đến khi mới khai sáng nền Cao Đài Đại Đạo, Đức Chí Tôn dạy Hội Thánh cử một phái đoàn gồm bốn người:
Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, Giáo Sư phái Thượng Vương Quang Kỳ, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư đến chi Minh Lý để thỉnh sáu bài kinh, trong đó có bài kinh này về làm kinh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Sáu bài kinh đó là:

– Niệm Hương.
– Khai Kinh.
– Kinh Sám Hối.
– Bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối.
– Kinh Cầu Siêu.
– Phật Tiên Thánh Thần Tán Ca.

Ý nghĩa như tựa bài kinh, mục đích để chúng sanh trong thời Tam Kỳ Phổ Độ tụng niệm hầu xưng tụng công đức Chí Tôn và các Đấng Phật Tiên Thánh Thần.

Chỉnh biên:
Tuyết Liên Tử

Sưu tầm phần nguồn gốc:
Thiên Vân – Hiền tài Quách Văn Hòa

Ngoài ra, Bản Cảm Ứng Thiên do Đức Thái Cực Chân Nhân truyền dạy, hay còn gọi là Kinh Nhân Quả cũng được nhiều nơi trì tụng thường xuyên.
……………………………………….

* Đôi điều nhầm lẫn

– Truyền thuyết và tài liệu thường nhầm lẫn Đức Hồng Quân Lão Tổ và Đức Lão Tử là một vị. Do hình ảnh và tôn danh của cả hai vị đều thị hiện là Lão Nhân râu tóc bạc phơ, mang bên mình gậy và hồ lô, khoác đạo bào trắng, là vị truyền Đạo với Pháp khuyên muôn sinh hòa thuận giữa đời, với Thiên Địa. Một vị được gọi là Đức Lão Tử, một vị được gọi là Đức Lão Tổ, thế nên chúng sinh rất dễ nhầm lẫn. Mối quan hệ của hai vị vừa là chiết linh hóa thân, lại mang danh sư đồ.
– Nhân gian thường chỉ biết Đức Lão Tổ có ba vị đệ tử duy nhất là Đức Lão Tử, Đức Nguyên Thủy và Đức Thông Thiên. Hành giả Đạo Gia đều gọi ba vị ấy là tôn sư, lão sư và gọi đức Lão Tổ là tổ sư.

Ảnh sưu tầm: Đức Lão Tổ

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Đạo Học
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/