a ) truoc tien can nho :
1 Nhat kham
2 nhi khon
3Tam chan
4 Tu ton
5 Ngu trung cung
6 luc can
7 That Doai
8 Bat can
9 Cuu ly
– Cach Tinh nhu sau
a) Cong 2 so cuoi cua nam cho den khi ket qua = k co 1 chu so
+) Quy ong lay 10 – k ( so nhan duoc)
+) Quy ba lay so 5 cong voi so nhan duoc : ( 5 + k)
– Doi chieu voi ket qua cuoi cung voi khau quyet ( nhat kham, nhi khon , tam chan, tu ton, …) do la cung phi bat trach
*) VI DU : 1988 = 8 + 8 = 16 = 1 + 6 = 7
VOI QUY ONG : ( 10 – 7 ) = 3
Voi Quy Ba : ( 5 + 7 ) = 12 = 1+ 2 = 3
* Nhung nguoi sinh nam 2000 – 2099
– Cach tinh nhu tren chi khac la :
+) Voi Quy Ong lay ( 9 – k)
+) voi Quy Ba ( 6 + k)
*) VI DU: 2015 = 1+ 5 = 6 >>>>>>> ( 9 + 6 ) = 15 = 1+ 5 = 6 >>>>
Vay voi quy ong la cung : Can
– Voi Quy Ba 2015 = 1+ 5 = 6 >>>>>>> ( 6 + 6 ) = 12 = 1 + 2 = 3 vay voi quy ba la cung : Chan
2 : CÁCH TÌM CUNG PHI BÁT TRẠCH THEO NAY:
Từ trước là Phi cung tính theo lối xưa, đây là phép tính căn bản, các bạn nương các thí dụ và theo các bàn tay mẫu của các thí dụ đó mà suy ngẩm tự khắc sẽ hiểu. Các bạn cũng nên tập tìm cung Phi các tuổi khác cho quen, khi đã thạo rồi thì không khó khăn gì. Khi tập tìm cung Phi cho các tuổi khác, lúc đầu chưa quen không biết mình đã tính đúng chưa, nếu còn nghi ngờ thì các bạn hãy theo bảng đã lập thành Phi Cung Bát Trạch ở cuối phần này mà dò lại, chừng quen rồi thì không cần bảng lập thành nữa.
Như chúng ta đã biết, phép tính Phi cung theo xưa vừa phiền phức vừa chậm chạp, nên hiện nay người ta đã dựa theo Dương Lịch và cũng nương theo phép tính cũ mà tìm ra được nhiều cách tính nhanh gọn, đơn giản , không cần biết Thượng ngươn, Trung ngươn, Hạ ngươn cũng không cần đến Lục thập hoa giáp hay con nhà Giáp gì, hễ biết người đó tuổi gì và mấy tuổi là tính được.
Dưới đây tôi xin giới thiệu ít cách tính về Cung Phi Bát Trạch để tùy tiện các bạn thích cách nào thì mình dùng cách đó.
I. CÁCH THỨ NHỨT
Cách này chỉ cần biết người đó bao nhiêu tuổi là tính ngay được Phi Cung Bát Trạch khỏi cần lôi thôi gì cả. Tôi thường theo cách này. Vì cùng là một tuổi với nhau mà cung Phi của bên Nữ khác với bên Nam, nên cách tính có khác nhau.
Ta cũng dùng 2 bàn tay như cách tinh xưa, nhưng khác ở chỗ Nam tính THUẬN, Nữ tính NGHỊCH (xưa thì Nam NGHỊCH, Nữ THUẬN) và nương theo năm Dương lịch để định năm gốc mà điểm. Tôi xin giới thiệu với các bạn bàn tay Nam và Nữ sau đây có thể dùng mãi hàng cả 100 năm vẫn được chỉ phải nhớ là mỗi một năm nhắc lùi lại một cung (bàn tay Nam thì lùi NGHỊCH, bàn tay Nữ thì lùi THUẬN).
Đại số và Tiểu số đều đếm liên tiết, hết số chục tiếp luôn số lẻ, hết số tuổi của người đó là biết người đó cung gì.
Các bạn hãy xem 2 bàn tay sau đây:
NAM THUẬN
NỮ NGHỊCH
Hai bàn tay trên, những con số vòng ngoài là ghi năm Dương lịch khởi điểm tại cung đó, còn những con số ở vòng trong từ 1 đến 9 là Cửu Cung (1: Nhứt Khảm, 2: Nhì Khôn vân vân ...)
Mỗi năm các bạn nên nhớ Nam khởi ở cung nào, Nữ khởi ở cung nào để dùng. Cách đánh này luôn luôn Nam điểm theo chiều thuận, Nữ luôn luôn điểm theo chiều nghịch. Lâu ngày hay ít dùng bị quên thì lấy cung tuổi mình mà nhớ.
Dưới đây, tôi lập thành sẵn năm Dương lịch nào khởi điểm ở cung nào để các bạn tiện dụng, nó có thể dùng trong khoảng 60 năm.
CÁCH TÍNH: Ta đã biết năm nào đàn ông khởi ở cung nào và đàn bà khởi ở cung nào thì thật là dễ dàng. Như năm nay 1987 đàn ông khởi điểm tại cung Tứ Tôn, thuận hành, đàn bà tại cung Nhì Khôn, nghịch hành, đếm số chục lên mỗi cung, hết số chục tới số lẻ , đếm hết số tuổi của người đó, hễ tới cung nào là cung của người đó.
Thí dụ: Năm nay (1987) tính người 39 tuổi coi Nam cung gì, Nữ cung gì?
Cung của Ông: Ta bấm tay lên cung Tứ Tốn đếm 10, tại Ngũ Trung 20, tại Lục Càn 30, tại Thất Đoài 31, tại Bát Cấn 32, tại Cửu Ly 33, tại Nhất Khảm 34, tại Nhì Khôn 35, tại Tam Chấn 36, tại Tứ Tốn 37, tại Ngũ Trung 38, tại Lục Càn 39.
Vậy, ông 39 cung Càn. (Giờ bạn bỏ trớt con số 9 ở sau đi lấy nội con số 3 ở trước thôi, vì để con số 9 rồi cũng phải đếm trở lại mất công, bạn đếm 1 ở cung Tứ Tôn, 2 ở cung Ngũ Trung, 3 ở cung Lục Càn, vẫn là cung CÀN chẳng sai.
Cung của Bà: Bạn bấm tay lên cung Nhì Khôn, theo chiều nghịch đếm y như trên, hay 19 tuổi bỏ con số 9 đi, đếm 1 tại Nhì Khôn, 2 tại Nhất Khảm, 3 tại Cửu Ly. Bà 39 tuổi thuộc cung Ly.
Thêm thí dụ nữa: Người 31 tuổi Nam cung gì, Nữ cung gì?
Nam năm nay (1987) khởi tại Tứ Tốn, thuận hành đếm 10, tại Ngũ Trung 20, tại Lục Càn 30, tại Thất Đoài 31.
Vậy: Nam cung Đoài.
Nữ khởi tại Nhì Khôn, nghịch hành đếm 10, Nhất Khảm đếm 20, tại Cửu Ly 30, tại Bát Cấn 31.
Vậy: năm nay tuổi 31 Nữ cung Cấn.
Các bạn chỉ tập năm, ba tuổi khác như vậy là quen, nếu có nghi ngờ thì tra cứu lại bảng lập thành ở sau phần này.
CHÚ Ý: Cung Ngũ Trung, hễ Nam là Nhì KHÔN, Nữ là BÁT CẨN.
II. CÁCH THỨ HAI
Phép tính thứ hai về Cung Phi Bát Trạch này, ta cần biết qua mấy điều kiện như sau:
1) TÌM CON SỐ ĐẶC BIỆT:
Muốn tìm con số ĐẶC BIỆT, ta phải lấy con số năm Dương lịch của năm đó mà tính. Nhưng vì năm Dương lịch đi trước năm Âm lịch, ta cần căn cứ vào ngày Lập xuân mới đúng, nghĩa là từ ngày Lập xuân về trước vẫn tính theo năm cũ, từ ngày Lập xuân về sau mới tính qua năm mới.
Khi định tuổi cho đứa nhỏ sanh vào cuối năm cũng phải căn cứ vào ngày Lập xuân mới đúng, vì ngày đầu Lập xuân có khi còn trong tháng Chạp, co khi lại trễ gần nửa tháng Giêng, ta nên chú ý!
Thí dụ: năm 1987 này, xem cung Phi cho người ta, ta cộng các con số của 1987 lại: 1+9+8+7=25, rồi 25 cộng một lần nữa: 2+5=7. Nhưng ta không phải cộng như vậy mất công, khi thấy trong đó có số 9 nào thì bỏ đi, khi cộng thấy vừa đủ 9 cũng bỏ luôn cho nó lẹ. Như: 1987, ta bỏ trớt con số 9 ra, rồi 1+8=9 cũng bỏ luôn, chỉ còn lại con số 7 trong hàng, đúng là con số mà ta đã làm bài toán trên kia. Con số 7 là con số mà ta phải tìm, nó là con số ĐẶC BIỆT và duy nhứt để tính ra Phi Cung cho năm 1987 này.
Thêm một thí dụ nữa cho dễ hiểu: như năm 1999, ta bỏ con số 9 chỉ còn lại con số 1, con số 1 là con số ĐẶC BIỆT của năm 1999, năm 2000 bỏ 3 con số 0, còn lại con số 2 là con số ĐẶC BIỆT của năm 2000; năm 2043 là năm chót của Hạ ngươn này, ta cộng 2+4=6, 6+3=9 (hay: 2+4+3=9), con số 9 là con số ĐẶC BIỆT của năm 2043 (vì con số 9 này là con số duy nhứt, không còn con số lẻ nào khác, nên ta lấy nó làm con số ĐẶC BIỆT để tính cho năm đó).
Kết luận: Vì Bát Quái có 9 cung, kể từ 1 đến 9, nên con số đặc biệt cũng tùy theo năm Dương lịch mà có ứng họp từ 1 ... đến ... 9.
2) CÁCH ĐẾM:
Khi gặp con số đặc biệt là:
con số 1 thì đếm: 1, 11, 21, 31 ... rồi 32, 33 ...
con số 2 thì đếm: 2, 12, 22, 32 ... rồi 33, 34 ...
con số 3 thì đếm: 3, 13, 23, 33 ... rồi 34, 35 ...
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
con số 8 thì đếm: 8, 18, 28, 38 ... rồi 39, 40, 41 ...
con số 9 thì đếm: 9, 19, 29, 39 ... rồi 40, 41, 42 ...
Trước đếm con số đặc biệt tại cung khởi đầu, sau mỗi cung cộng thêm con số chục (con số 10) mà đếm. hết con số chục đến con số lẻ tới tuổi của người đó thì dừng lại là biết cung gì.
3) CUNG KHỞI ĐIỂM:
Cung khởi điểm của cách tính này = CỐ ĐỊNH tại cung NHỨT KHẢM, theo CHIỀU THUẬN cho ĐÀN ÔNG, CỐ ĐỊNH tại cung NGŨ TRUNG, theo CHIỀU NGHỊCH cho ĐÀN BÀ.
Xem bàn tay ở dưới:
HÌNH BÀN TAY PHI CUNG BÁT TRẠCH
Giờ ta thí nghiệm cách tính này: Ta cứ lấy tuổi Kỷ Sửu đã thí dụ ở trước để áp dụng. Ta đã biết tuổi Kỷ Sửu, năm 1987 này là 39 tuổi, con số ĐẶC BIỆT của năm 1987 là con số 7. Giờ ta tính:
Nam: 7 tại Nhất Khảm, 17 tại Nhì Khôn, 27 tại Tam Chấn, 37 tại Tứ Tốn, rồi 38 tại Ngũ Trung, 39 tại Lục Càn. Đúng là Nam cung CÀN.
Nữ: 7 tại Ngũ Trung, 17 tại Tứ Tốn, 27 tại Tam Chấn, 37 tại Nhì Khôn, rồi 38 tại Nhất Khảm, 39 tại Cửu Ly. Đúng là Nữ cung LY.
Thí dụ nữa: Tuổi Nhâm Thìn, năm 1987 này là 36 tuổi, coi Nam, Nữ cung gì?
Nam: 7 tại Nhất Khảm, 17 tại Nhì Khôn, 27 tại Tam Chấn, rồi 28 tại Tứ Tốn, 29 tại Ngũ Trung, 30 tại Lục Càn, 31 tại Thất Đoài, 32 tại Bát Cấn, 33 tại Cửu Ly, 34 tại Nhất Khảm, 35 tại Nhì Khôn, 36 tại Tam Chấn. Nam: cung CHẤN.
Nữ: 7 tại Ngũ Trung, 17 tại Tứ Tốn ... đếm y như trên theo chiều nghịch, tới 36 tuổi cũng vẫn đến Tam Chấn. Nữ cũng cung Chấn, đồng cung với Nam. (Nhớ: Cung 3 luôn luôn hai bên trùng nhau).
Chú ý: Về cung Ngũ Trung, hễ Nữ thì Bát Cấn còn Nam thì Nhì Khôn (Nữ Bát, Nam Nhì).
III. CÁCH THỨ BA
Phép tính này dựa vào nam Tây lịch mà tìm Cung Phi của Nữ mạng, rồi từ đó suy ra Cung Phi của Nam mạng.
Kể từ Tây lịch năm đầu (Tây lịch năm đầu vào năm Tân Dậu, thuộc nhà Tây Hán, lúc đó Vương Mãng hiệu là An Hán Công, nhằm Tiền Dân quốc năm thứ 1911, năm nay 1987 nhằm Dân quốc thứ 76 là năm Đinh Mẹo) là : 1 rồi 2, 3, 4, 5 mãi đến năm 1987 này. Năm 1 Tây lịch chính là năm cung Phi của Đàn bà là cung Ngũ Trung (vì phép tính cung Phi theo xưa trước tiên Nam khởi từ Nhất Khảm, Nữ khởi từ Ngũ Trung, vì Nam đi nghịch nên không chọn mà chỉ chọn Nữ đi thuận mới tính được), từ Ngũ Trung đến Lục Càn, Thất Đoài, Bát Cấn, Cửu Ly, Nhất Khảm, Nhì Khôn, Tam Chấn, Tứ Tốn, Ngũ Trung ... cứ: 5, 6, 7, 8, 9, 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ...giáp vòng mà luân chuyển mãi cho tới ngày nay...
Do đó ta thấy mỗi năm Cung Phi Nữ mạng đi trước Tây lịch 4 cung, vậy ta thêm 4 vào cho năm Dương lịch rồi trừ cho 9 còn lại là Cung Phi Nữ Mạng. Khi biết được Cung Phi Nữ Mạng, ta theo một luật chung mà biến ra Cung Phi Nam Mạng.
Thí dụ: Người sanh năm 1949 cung gì?
Ta cộng 4 với năm sanh của người đó rồi trừ cho 9 còn lại là cung của Nữ mạng. Ta cộng như sau: Bỏ phứt 2 con số 9 đi rồi hãy cộng: 4+1+4=9. Số 9 này là cung Cửu Ly của đàn bà sanh năm 1949.
Giờ muốn tìm cung Phi của đàn ông sanh năm 1949 thì phải lấy cung Cửu Ly của đàn bà mà suy ra cug đối ứng của đàn ông như sau:
Nhận xét về cung đối ứng: Ta thấy (muốn tính) Cung Phi của đàn ông trước tiên khởi đầu tại cung Nhất Khảm, theo chiều nghịch mà luân chuyển trên 9 cung, còn cung Phi của đàn bà trước tiên khởi đầu tại cung Ngũ Trung, theo chiều thuận mà luân chuyển mãi trên 9 cung, cho nên khi cùng một tuổi, hễ đàn ông cung 1 thì đàn bà cung 5, nếu đàn ông cung 5 thì đàn bà cung 1, hai cung đối ứng với nhau. Nếu ta lấy cung 1 cộng với cung 5 thì ta sẽ có: 1+5=6.
Vậy số 6 là con số đặc biệt để tìm ra cung đối ứng từ 1 đến 5, còn trên 5 thì có con số khác ta sẽ nói đến.
Ta lại tìm thấy hai người cùng một tuổi, hễ đàn ông cung 6 thì đàn bà cung 9 hay đàn ông cung 9 thì đàn bà cung 6, hai cung này cũng đối ứng với nhau. Giờ ta cộng cung này lại ta sẽ có: 6+9=15.
Vậy số 15 là con số đặc biệt để tìm ra cung đối ứng. Khi ta tìm biết cung Nữ mạng dùng 2 con số trên mà trừ ra Nam mạng, khi ta tìm biết được cung Nam mạng dùng 2 con số trên mà trừ ra Nữ mạng.
Dùng số 6:
6-1=5 số 5 là đối ứng của 1
6-2=4 số 4 là đối ứng của 2
6-1=3 số 3 là đối ứng của 3
6-2=2 số 2 là đối ứng của 4
6-2=1 số 1 là đối ứng của 5
Dùng số 15:
15-6=9 số 9 là đối ứng của 6
15-7=8 số 8 là đối ứng của 7
15-8=7 số 7 là đối ứng của 8
15-9=6 số 6 là đối ứng của 9
Vậy theo bảng tóm lược trên, khi ta đã biết người sanh năm 1949 Nữ mạng là cung 9 Ly thì Nam mạng biết ngay là cung 6 Càn.
Thí dụ 2: Ngưòi sanh năm 1924 cung gì?
Ta cộng 4+1924 rồi trừ cho 9 hay: 4+1=5+2=7+4=11-9=2. Số 2 là cung Nhì Khôn của Nữ mạng, vậy cung đối ứng của nó tức cung 4 của Nam là Tứ Tốn.
Thí dụ 3: Người sanh năm 526 cung gì?
Người sanh năm 526, năm nay 1987 là một ngàn bốn trăm sáu mươi mốt tuổi tây, nhằm 1462 tuổi ta. Ta cộng 4+5=9, trừ 9 hết, 2+6=8. Số 8 là cung Bát Cấn của đàn bà sanh năm 526. Số đối ứng với số 8 là số 7, số 7 là cung Thất Đoài đàn ông sanh cùng năm.
IV. CÁCH THỨ TƯ
Phép tính này là trước tìm Cung Phi của Nam mạng rồi từ Cung Phi của Nam mạng mà tìm ra Cung Phi của Nữ mạng theo Bảng Đối Ứng bên kia.
Cách tính này, mình phải biết mình cung gì trước đã để tìm ra một Hằng Số mới tính cung của người khác được.
Hằng số này chỉ dùng trong năm, năm khác dùng con số khác. Con số này có thể gọi nó là số ĐẶC BIỆT.
Muốn tìm con số ĐẶC BIỆT ta chỉ lấy số cung trừ cho số tuổi của chính người đó thì ra, hay lấy số cung của mình trừ cho số tuổi của mình cũng được. Muốn biết số cung của mình thì theo các phep tính trước mà tìm.
Thí dụ như: Năm Đinh Mẹo 1987 này, người 73 tuổi là cung Tứ Tốn, ta tính con số ĐẶC BIỆT như sau: 7+3=10, 10-4=6.
Con số 6 này là số đặc biệt dùng để tính cung Phi cho năm 1987. Phép tính này tìm cung Phi lẹ như chớp. Giá như có ông khách nói tôi năm nay 64 tuổi không biết là cung gì? Ta biết ngay ông ấy thuộc cung Tốn. Vì 64 tuổi năm nay bỏ con số 6 còn lại 4 là Tứ Tốn. Hay có người nói năm nay 36 tuổi, ta biết ngay người này thuộc cung Chấn. Vì con số 36 tuổi bỏ số 6 còn 3 là Tam Chấn.
Vậy khi tính cung Phi Bát Trạch bằng cách này, ta nên chú ý đến 2 trường hợp:
Trường hợp 1:
a) Khi nào gặp ông có số tuổi lại có con số trùng hợp với số đặc biệt như 36, 46, 76, hay 61, 62, 65 vân vân ... thì ta bỏ phức con số 6 đi còn lại những con số 3, 4, 7 hay 1, 2, 5 là con số cung của những tuổi đó.
b) Khi nào gặp ông có số tuổi cộng lại lớn hơn con số đặc biệt mà không có con số trùng hợp, như 53 tuổi, 71 tuổi, 48 tuổi chẳng hạn, thì ta tính hư sau:
- 53 tuổi, ta cộng: 5+3=8, 8-6=2. Số 2 là cung Nhì Khôn. Vậy, năm nay 1987, ông 59 tuổi cung Khôn.
- 71 tuổi, ta cộng: 7+1=8, 8-6=2; cũng cung Nhì Khôn.
- 48 tuổi, ta cộng: 4+8=12, 12-6=6; ông 48 tổi năm 1987 cung Càn.
Trường hợp 2:
Gặp những tuổi khi cộng lại nhỏ hơn con số đặc biệt thì phải làm sao? Như tuổi 20, 21, 22 chẳng hạn. Có hai cách giải quyết:
a) Phải để nguyên số tuổi mà trừ cho 6 rồi cộng sau. (Năm nay 1987, con số đặc biệt là số 6).
Như 20-6=14, 1+4=5,
21-6=15, 1+5=6,
22-6=16, 1+6=7
b) Thêm 9 vào con số tuổi đã cộng, rồi trừ cho số đặc biệt (số 6) năm đó cũng đúng y, không sai.
Như 20 =2, 2+9=11,
11-6= 5, 1+5=6,
21 =2+1=3+9=12
12-6=6
22 =2+2=4+9=13
13-6=7
Vậy, năm nay 1987, con trai 20 tuổi là cung Ngũ Trung tức cung Khôn, 21 tuổi cung Càn, 22 tuổi cung Đoài.
Đã biết được cung Phi của bên Nam, muốn tìm ra cung bên Nữ, ta theo bảng đối ứng đã nói nơi cách tìm thứ ba ở trước mà dò, còn không thì đây:
Tuy còn một vài cách nữa để tìm Cung Phi nhưng bấy nhiêu cách đã nói cũng đủ chán rồi, không cần phải thêm cho dài dòng.
Sau đây là 64 cung Biến của cung Bát Trạch (mỗi cung Bát Trạch có tám cung, cộng hết tám cung lại là 64 cung). Sáu mươi bốn cung này là nói về sự Kiết, Hung, Họa, Phước trong việc xây cất nhà cửa ... hay cưới gả, chôn cất ...
5. CÁCH TÌM CÁC CUNG BIẾN
Khi bàn qua cách tính, ta nên thuộc các phần này trước đã:
a) Tám tượng Bát quái: Mỗi tượng có ba hào. Hào Dương là nét liền, hào Âm là nét đứt, ta phải thuộc nhuần nhã, chừng nào nhìn vào biết đó là tượng gì ngay mới dùng được.
Thuộc lòng bài này và hình các tượng:
Ta nên đọc tắc như vầy cho mau thuộc cái đã:
CÀN tam liên (ba hào liền)
KHẢM trung mãn (hào giữa kín)
CẤN phúc cản (như chén úp)
CHẤN ngưỡng bồn (như chậu ngửa)
TỐN hạ đoạn (hào dưới đứt)
LY trung hư (hào giữa trống)
KHÔN lục đoạn (đứt làm sáu)
ĐOÀI thượng khuyết (hào trên hủng)
Bạn nào muốn đọc theo chữ Việt này cũng được, tuy thứ tự khác, có chỗ dùng khác, nhưng cốt cũng để nhớ hình của các tượng:
CÀN 1 ghi luôn ba đường liền,
ĐOÀI 2 khuyết hết một hào trên,
LY 3 trống lổng nơi hào giữa,
CHẤN 4 hình như chậu ngưỡng thiên,
5 TỐN dưới thì hào phải đứt,
6 là quẻ KHẢM giữa hào nguyên,
7 xem quẻ CẤN chậu hình úp,
KHÔN 8 ba hào đứt tự nhiên.
a) Bài bấm 64 cung Bát Trạch:
Chỉ dùng cho Phi Cung Bát Trạch mà thôi. Chớ có đem Cung Sanh hay Phi Cung Bát Tự mà bấm theo bài này là rất lầm. Phải học cho thật thuộc mới được:
Nhứt biến thượng Sanh Khí
Nhì biến trung Ngũ quỷ (Giao chiến)
Tam biến hạ Diên niên (Phước Đức)
Tứ biến trung Lục sát (Du hồn)
Ngũ biến thượng Họa hại (Tuyệt thế)
Lục biến trung Thiên y
Thất biến hạ Tuyệt mạng
Bát biến trung Phục vì (Quy hồn)
Chữ BIẾN ở trong bài có nghĩa là ĐỔI, đương hào Âm đổi ra hào Dương, đương tượng này đổi ra tượng khác. Nhất, Nhì, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Nhất biến là đổi lần thứ nhất, nhì biến là đổi lần thứ hai ... đến ... bát biến thì đổi lần thứ tám là trở lại tượng đầu, nếu không trở lại tượng đầu là đã bấm lộn, phải xét lại. Biến 8 lần như thế là đủ 8 cung hay 8 tượng.
Ngũ quỷ với Giao chiến là một,
Diên niên với Phước đức là một,
Lục sát với Du hồn là một,
Họa hại với Tuyệt thế là một,
Phục vì với Quy hồn là một.
Nhưng Tạo tác gọi một tên, Hôn nhơn lại gọi một tên, chỉ có Sanh khí, Thiên Y và Tuyệt mạng thì hai bên giống nhau.
Dưới đây viết phân biệt ra cho dễ nhận:
Tên Tạo tác Tên Hôn nhơn
Sanh Khí Sanh Khí
Ngũ quỷ Giao chiến
Diên niên Phước Đức
Lục sát Du hồn
Họa hại Tuyệt thế
Thiên y Thiên y
Tuyệt mạng Tuyệt mạng
Phục vì Quy hồn
Tìm cung biến này, mục đích để coi hướng nhà cửa, hướng mồ mả, cung vợ chồng hạp kỵ, tốt xấu. Trong 8 cung: Sanh khí, Diên niên, Thiên y và Phục vì là 4 cung tốt, còn 4 cung kia là xấu, sau sẽ nói rõ.
CÁCH BẤM:
Như bấm tìm hướng nhà cửa tốt xấu thì lấy cung chủ nhà mà bấm đến hướng nhà thì dừng lại, coi hướng mồ mả thì lấy cung người thác, coi về hôn nhơn thì lấy cung người chồng bấm đến cung người vợ.
Lối bấm này có hai cách:
a) Dùng cả 2 tay: 2 ngón tay trỏ, tượng trưng cho hào hạ, 2 ngón tay giữa tượng trưng cho hào giữa, 2 ngón tay vô danh (đeo nhẫn) tượng trưng cho hào thượng. Khi 2 ngón tay đâu đầu vào nhau là hào liền, hào Dương, khi 2 ngón tay hở ra là hào đứt, hào Âm.
Thí dụ 1: Người mạng Càn (Cung Càn) nhà day hướng Chấn có hạp không?
Bắt đầu dùng 2 tay lấy tượng CÀN (càn tam liên) đầu 2 ngón tay trỏ, 2 ngón tay giữa, 2 ngón tay vô danh đâu vào nhau, đó là tượng càn, tức cung của chủ nhà [ ]. Giờ ta hô:
1.Nhứt biến thượng Sanh Khí, 2 ngón tay vô danh hở đầu ra, tuợng CÀN đã biến thành tượng ĐOÀI [ ].
2.Nhì biến trung Ngũ quỷ, 2 ngón tay giữa hở đầu ra, tượng ĐOÀI lại biến thành tượng CHẤN [ ].
Người cung CÀN làm nhà day về hướng CHẤN phạm Ngũ quỷ, còn cưới vợ phạm Giao chiến là hung.
Thí dụ 2: Người mạng Ly cưới vợ mạng Tốn thế nào?
Bắt đầu dùng 2 tay lấy tượng Ly là tượng của người chồng như vầy: [ ] (Ly trung hư). Đầu hai ngón tay trỏ, 2 ngón tay vô danh đâu kín lại, đầu 2 ngón tay giữa hở ra, giờ từ tượng Ly [ ] này, hô biến lần thứ nhất:
1) Nhứt biến thượng Sanh Khí, 2 ngón vô danh hở đầu ra, tượng Ly trên giờ biến ra tượng CHẤN [ ]. Hô tiếp:
2) Nhì biến trung Ngũ quỷ, 2 ngón tay giữa đang hở khép kín lại, tượng CHẤN trên lại biến thành tượng ĐOÀI [ ]. Hô tiếp:
PHONG THUỶ THÀNH CÔNG
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/