Sau khi an các thông tin của quẻ, xác định hỏi về việc gì, vật gì, về ai để xác định Dụng thần.
So sánh Dụng thần với năm, tháng, ngày để xác định Dụng thần hưu tù hay vượng tướng.
Xác định hào Thế nằm tại đâu và mối tương quan giữa hào Thế với Dụng thần.
Xác định các hào động (minh động, ám động) tương tác với Dụng thần và hào Thế để xác định cát hung của sự việc, vật, người.
Xác định ứng kỳ (thời điểm sẽ xảy ra sự việc).
Xem Dụng thần suy vượng, sinh khắc
Dụng thần nên gặp chỗ vượng mà không Tuần Không
Dụng thần không nên Tuần Không Phá Mộ Tuyệt
Dụng thần nên gặp Nhật Nguyệt hoặc được Nhật Nguyệt sinh trợ
Dụng thần không nên bị Nhật Nguyệt khắc
Dụng thần nên được hào động sinh trợ, không nên nhận sự hình thương xung khắc của hào động
Hoặc xem Thế, Ứng vượng suy, sinh khắc
Thế nên vượng, nên được Ứng trợ sinh, kỵ Tử Mộ mà bị khắc
Ứng mà sinh cho Thế là tốt, vượng mà khắc Thế là hung
Thế mà khắc Ứng là lợi cho ta, Ứng mà khắc Thế là lợi cho đối phương. Thế Ứng tỳ hòa thì mưu tính việc gì cũng dễ thành
Thế mà Tuần Không là ta không thực. Ứng mà Tuần Không là người khác không thành ý
Thế động thì ta biến, Ứng động thì người khác biến. Muốn biết biến tốt hay xấu còn phải xét sự sinh khắc của ngũ hành lợi cho hào nào?
Hoặc xem Phi thần, Phục thần vượng suy, sinh khắc
Phục thần khắc Phi thần là sự xuất bạo (sự hung tới nhanh)
Phi thần khắc Phục thần là quay lại làm thương bản thân
Phục thần sinh Phi thần là tiết khí
Phi thần sinh Phục thần là Trường Sinh
Phục thần khắc phi thần là vô sự
Phi thần bị tổn thương thì Phục thần cũng không yên ổn
Tóm lại Phục thần nên vượng không nên suy, Phi thần nên sinh trợ mà không nên khắc Phục thần
Bước 2: Xem Dụng thần có Tuần Không hay không
Dụng thần, Nguyên thần không nên Tuần Không, Kỵ thần và Cừu thần tốt nhất là Tuần Không
Những trường hợp không là Tuần Không
Tuần Không vượng không là Không
Tuần không động không là Không
Tuần không được Nhật Nguyệt sinh trợ không là Không
Động mà hóa Không không là Không
Phục thần vượng tướng không là Không
Ngày xuất Không không là Không
Những trường hợp là Tuần Không
Nhật phá là Không
Hưu tù không động là Không
Phục thần bị khắc là Không
Trực Không là Không (Trực Không là hào Thổ mùa xuân, hào Kim mùa Hạ, hào Mộc mùa Thu, hào Hỏa mùa Đông)
Bước 3: Xem Nguyên thần
Nguyên thần nên vượng không nên suy, nên động không nên tĩnh, nên gặp Nhật Nguyệt mà không bị Không Phá
Nguyên thần sinh vượng và phát động sinh trợ Dụng thần thì mọi việc đều tốt
Bước 4: Xem Kỵ thần
Kỵ thần nên Không, phá, Tử, Mộ, Tuyệt mà không nên sinh vượng
Kỵ thần nên yên tĩnh, không nên phát động
Kỵ thần nên bị khắc chế, không nên sinh phù
Bước 5: Xem nhật thời
Nhật thời không chỉ là tiêu chí cụ thể sinh vượng tử tuyệt của 6 hào, mà còn là căn cứ quan trọng quyết định sự thành bại của sự việc dự trắc.
Trong quẻ Dụng thần vượng được Nhật kiến sinh trợ thì càng vượng, Dụng thần hưu tù được Nhật kiến sinh trợ thì khác nào cỏ mạ gặp mưa sương, gặp hung hóa cát
Nguyên thần được Nhật lệnh sinh trợ, lại tiếp tục sinh trợ cho Dụng thần thì vạn sự như ý
Dụng thần bị Nhật lệnh xung khắc hình hại là hung. Nếu Dụng thần được Nguyệt vượng tướng còn có thể không có việc gì xảy ra, nếu Dụng thần hưu tù vô lực, giống như trên tuyết thêm sương, hung lại càng hung
Tóm lại, hào vượng vẫn có thể bị Nhật kiến khắc, xung, hình. Hào vượng tướng bị Nguyệt xung mà Không Phá, bị Nhật khắc mà không bị tổn thương, gặp hào động khắc mà không tổn hại, gặp hào biến quay đầu khắc mà cũng không gây họa.
Luận bàn về Nguyệt kiến cũng giống như Nhật kiến
Bước 6: Xem 6 hào động tĩnh
Nếu 6 hào đều tĩnh thì cần phải xem Nhật thời. Nhật thời khắc Dụng thần hoặc hình Dụng thần lúc hành sự phải cẩn trọng. Nguyên thần lâm Nhật thời sinh trợ cho Dụng thần là cát. 6 hào đều tĩnh, hào nào vượng tướng thì xem như hào động và có tác dụng khắc hoặc sinh trợ cho hào hưu tù.
Nếu 6 hào loạn động thì chủ về việc phản phúc, không sáng tỏ hoặc không thuận lợi. Nếu Dụng thần vượng tướng lại được Nguyên thần sinh trợ, hoặc được Kỵ thần Nguyên thần cùng động mà sinh trợ là cát, ngược lại là suy; nếu bị khắc chế là hung.
Bước 7: Xem cục tam hợp, lục hợp
Nếu hợp thành cục Dụng thần là đại cát, hợp thành cục Nguyên thần sinh trợ cho Dụng thần cũng là cát.
Tối kỵ nhất là hợp thành cục Kỵ thần mà khắc chế Thế hoặc Dụng thần là hung.
Bước 8: Luận sự cát hung
Dựa trên những bước trên để luận cát hung
Bước 9: Xác định ứng kỳ
1. Xác định thời gian ứng nghiệm theo tượng quẻ
Càn, đoài thuộc kim, nên ứng nghiệm ở thời điểm canh, tân.
Chấn, tốn thuộc mộc, ứng nghiệm ở thời điểm giáp, ất.
Khôn, cấn thuộc thổ, thời gian ứng nghiệm mậu, kỉ.
Khảm thuộc thủy, thời gian ứng nghiệm ở nhâm, qúy.
Ly thuộc hỏa thời gian ứng nghiệm ở bính, đinh.
Ngoài ra theo bát quái phối với địa chi cũng có thể xác định được thời gian ứng nghiệm.
Càn, phối tuất, hợi, nên thời gian ứng nghiệm ở tuất, hợi.
Đoài phối dậu, nên ứng nghiệm ở dậu.
Khôn phối thân, mùi nên ứng nghiệm ở thân, mùi.
Li phối ngọ, nên ứng nghiệm ở ngọ.
Tốn phối tị, thìn nên ứng nghiệm ở tị, thìn,
Chấn phối mão, nên ứng nghiệm ở mão.
Cấn phối dần, sửu nên ứng nghiệm ở dần sửu.
Khảm phối tí, nên ứng nghiệm ở tí.
Thời gian ứng nghiệm ở đây có thể là năm, tháng, ngày, hoặc giờ. Nên là năm, hay tháng, hay ngày, hay giờ phải căn cứ vào tình hình cụ thể của sự việc mà phán đoán.
2. Xác định thời gian ứng nghiệm theo số của quẻ
Có hai loại phương pháp. Một loại là lấy số quẻ thể cộng với số quẻ dụng để tính thời gian ứng nghiệm. Ví dụ quẻ thể là càn, quẻ dụng là khảm, càn 1, khảm 6, nên có thể tính là 7 năm, 7 tháng, hoặc 7 ngày, hay 7 giờ. Còn phương pháp khác là lấy số quẻ chủ, số quẻ hỗ, số quẻ biến để xác định. Ví dụ: quẻ chủ là Thiên thủy tụng là số 7, quẻ hỗ là Phong hỏa gia nhân là số 8, quẻ biến là Thiên địa phủ, là số 9. Tổng số là 24, nên có thế xác định là 24 năm, hoặc 24 tháng, hoặc 24 ngày, hoặc 24 giờ.
3. Xác định thời gian ứng nghiệm theo quẻ sinh cho quẻ thể
Có quẻ sinh thể thì tốt, là sự việc nhất định sẽ gặp ứng.
Cho nên phải xem số của quẻ dụng sinh cho quẻ thể, để xác định thời gian ứng nghiệm. Ví dụ: khảm là dụng sinh cho quẻ thể. Khảm là 6 nên có thể xác định là 6 năm hoặc 6 tháng, hoặc 6 ngày, hoặc 6 giờ.
Nếu sinh cho quẻ thể là quẻ hỗ thì thời gian còn đến chậm hơn nữa. Nếu có quẻ sinh thể, lại cũng có quẻ khắc thể, thì việc sẽ gặp trở ngại, tức là trong tốt có xấu. Nếu có quẻ khắc thể mà không có quẻ sinh thể thì việc không thành. Cho nên nói có sinh thể, không có khắc thể thì tốt.
4. Lấy trạng thái động, tĩnh của người đến đoán để xác định thời gian ứng nghiệm
Phàm đoán về thời gian ứng nghiệm, phải kết hợp xem sự động, tĩnh cùa người đến đoán để quyết định sự ứng nghiệm đến nhanh hay chậm. Người xưa tổng kết phát hiện thấy: nếu người đến hỏi trong trạng thái động thì ứng nghiệm nhanh. Lấy số của quẻ chia đôi, ví dụ quẻ tốn là 10, chia 2 được 5, thời gian ứng nghiệm là 5.
Người đến đoán quẻ đứng yên có thể lấy nửa chậm, nửa nhanh. Ví dụ quẻ tốn là 10, nửa chậm là 12,5 ngày, nửa nhanh là 7,5 ngày.
Người đến hỏi quẻ ngồi thì lấy số quẻ để xác định. Ví dụ quẻ tốn là 10 có thể xác định là 10.
Người hỏi quẻ nằm, thời gian ứng nghiệm chậm hơn, tăng gấp đôi. Ví dụ quẻ tốn là 10 thì xác định là 20.
Bát quái, to đến bao, la, nhỏ đến mức không còn gì trong đó, xa là mọi vật, gần là bản thân mình. Thời gian ứng nghiệm lâu là năm tháng, gần là ngày giờ. Cho nên khi xác định ứng nghiệm phải căn cứ vào tình hình thực tế, nếu không sẽ dễ mắc sai lầm.
5. Thời gian ứng nghiệm của Dụng thần
1. Dụng thần là Hào tĩnh thì sẽ ứng nghiệm vào 1 trong 2 ngày: ngày Kiến hay Xung Dụng thần
2. Dụng thần là Hào động thì sẽ ứng nghiệm vào 1 trong 2 ngày: ngày Kiến hay Hợp Dụng thần
3. Dụng thần quá vượng sẽ ứng nghiệm vào ngày Xung hay ngày Mộ
4. Dụng thần bị Hưu, Tù, Vô khí thì ứng nghiệm vào ngày, tháng Sinh cho Dụng thần hay mùa Kiến Dụng thần
5. Dụng thần nhập Mộ thì ứng nghiệm vào ngày hay tháng Xung Mộ
6. Dụng thần gặp Hợp phải chờ đến ngày Xung mới ứng nghiệm
7. Dung thần bị Nguyệt phá sẽ ứng nghiệm vào ngày Hợp Dụng thần hay ngày Xung Nguyệt thần
8. Dụng thần được Nhật, Nguyệt sinh hay hào động sinh nhưng bị các hào khác khắc phải chờ ngày Xung Khắc càc hào đó mới ứng nghiệm
9. Dụng thần bị Nhật, Nguyệt khắc hay hào động khắc sẽ ứng nghiệm vào ngày Khắc Dụng thần hay ngày sinh cho hào Động
10. Dụng thần động biến hoá Tiến sẽ ứng nghiệm vào Ngày Tháng Kiến hay Khắc Dụng thần
11. Nguyên thần động, Thế lâm Không Vong sẽ ứng nghiệm vào ngày Kiến Nguyên thần
12. Nguyên thần Tĩnh, hào Thế suy, phải chờ ngày Xung Nguyên thần mới ứng nghiệm
Bước 10: Các thông tin khác nếu có
Các bước luận quẻ
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
Ngày Dương Công Kỵ Nhật - Chọn Ngày Giờ
Cách tính tháng đại lợi cưới hỏi cho từng tuổi
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/