Kinh Dịch
28/06/2020 - 8:30 AMLê Gia 734 Lượt xem

 

 

 

 

 

 

TƯỢNG NGÔN PHÁ NGHI NGỘ NGUYÊN LÃO NHÂN trước Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dịch QUYỂN Hạ

 

QUYỂN HẠ

 

Hình 15. Kim Đơn 金 丹

(Hình giữa là Hình Tròn trống giữa. Bên phải có chữ Viên đà đà, quang chước chước; bên trái có chữ Tịnh khỏa khỏa, quang chước chước; phía dưới có chữ: Sắc Không Bất Chước, Thành Minh Kiêm Cai.)

Kim là Kiên Cương Vĩnh Cửu Bất Hoại chi vật. Đơn là Viên Mãn Quang Tịnh Vô Khuy chi vật. 金 者 堅 剛 永 久 不 壞 之 物. 丹 者 圓 滿 光 淨 無虧 之 物. (Kim giả kiên cương vĩnh cửu bất hoại chi vật. Đan  giả viên mãn quang tịnh vô khuy chi vật.)

Các Tiên xưa mượn tên Kim Đơn để ví dụ cái Tính Bản Lai Viên Minh Chân Linh. Cái Tính đó Nho Gia gọi là Thái Cực, Thích gọi là Viên Giác, Đạo gọi là Kim Đơn. Tên tuy chia Ba, nhưng chỉ là Một Vật. Nho tu theo thì gọi là Thánh, Thích tu theo thì gọi là Phật, Đạo tu theo thì gọi là Tiên. Tam giáo khi thành Đạo căn bản là tu được cái Bản Lai Chân Tính đó.

Kẻ ngu không biết nên dùng ngũ kim, bát thạch để đoàn luyện thành dược mà họ gọi là Kim đơn, không phải vậy.

Chân Tính là từ trong lò Đại Tạo lớn của Trời Đất, đã qua Lửa đoàn luyện thành đơn đồng trường cửu cùng trời đất, đồng quang minh với Nhật Nguyệt, như vậy há phải là vật hữu chất trong thế gian mà thành được đâu.[1]

Hình 16. Thiên Địa chi tâm 天 地 之 心

(Trong hình vẽ này, nơi chính giữa có 2 vòng tròn đồng tâm. Vòng ngoài nửa trên trắng, có chữ Thiên. Nửa dưới đen, có chữ Địa. Vòng tròn trắng trống rỗng bên trong, có chữ Tâm. Phía phải có chữ Hắc Bạch Tương Phù. Bên phải có chữ Âm Dương tương hợp. Phía dưới có chữ Tịch Nhiên Bất Động, cảm nhi toại thông.)

Điều cần yếu nhất của Tu Chân là phải nhận ra được Thiên Địa chi Tâm. Thiên Địa chi tâm là Thiên Lương Chân Tâm đã nói trước đây.

Cái Tâm này, hoảng hốt tra minh, là một hiện tượng không nên coi thường. Nó có hiện tượng Hư Thất sinh bạch và đột nhiên sáng ra, làm lộ xuất đầu đuôi. Thiên thuộc Dương Địa thuộc Âm. Thiên Địa chi Tâm là Âm bất ly Dương, Dương bất ly Âm, là Âm Dương tương hợp chi tâm. Âm Dương hợp mới có Tâm này, Âm Dương ly không có Tâm này. Nó phi sắc phi không, tức sắc, tức không, phi Hữu, phi Vô, tức Hữu tức Vô, Sắc Không Vô Ngại, Hữu Vô Bất Lập, nó là Chân Không Trung chi diệu hữu.

Biết được Tâm này, giữ không để mất, thế là Đại Bản đã Lập, còn các chuyện khác sẽ dễ dàng.

Ngu nhân không biết, cứ tưởng cái tâm thịt ngoan không này là Thiên Địa chi Tâm, hay lấy Động Tâm hay Tĩnh Tâm là Thiên Địa chi tâm, hay coi cái Tâm ở Trung Cung là Thiên Địa chi tâm, tất cả đều không phải. Vả Ngoan Tâm là Hậu Thiên tư dục chi tâm. Động tâm là vướng vào hữu, Tĩnh tâm là vướng vào vô, Chú Tâm là hướng vào Tượng, những cái Tâm ấy đâu phải là Thiên Địa chi Tâm. Hai bên như Mây và Bùn, cho nên nói Thiên Địa chi tâm là cái gì Động Tĩnh như Một, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông, tịch nhiên bất động, như thế thì đâu phải là Nhục Đoàn Ngoan Tâm? [2] 

Hình 17. Yển Nguyệt Lô 偃 月 爐

(Chính giữa hình vẽ là một hình tròn, hầu như đen tuyền. Phía dưới có một hình trăng lưỡi liềm ngửa mặt lên trên [Yển Nguyệt Lô]. Phía phải có chữ: Tĩnh Cực, nhi Động. phía trái có chữ Âm Lý sinh Dương; phía dưới có chữ: Đạo Tâm Phát Động.)

Yển Nguyệt là Mặt Trăng ngửa có hình Mày Tằm. Mặt trăng sau ngày 30 sáng lại. Ví như con người Tĩnh Cực hốt nhiên thấy Thiên Căn Hiện Lộ, cũng gọi là Đạo Tâm, có hình tượng mặt trăng ngửa. Lô là Lò để chứa lửa, chính vì Đạo Tâm là Dương Quang, có thể đoàn luyện tẩy trừ hết Khí Âm trong con người, chơ nên gọi là Lò. Kỳ thật Đạo Tâm chính là Thiên Địa chi tâm. Thiên Địa chi Tâm là Thể, Đạo Tâm là Dụng, hai đằng tuy hai nhưng là một.

Kẻ ngu không biết, coi phía dưới Đơn Điền, phía trên xương hông là Yển Nguyệt Lô; hoặc nhìn chữ Tâm thấy nó cong cong hướng về phía trên, nên tưởng trái Tim con người là Yển Nguyệt Lô;, còn phái Thái Chiến thì lại coi Âm Hộ đàn bà là Yển Nguyệt Lô. Tất cả đều sai.

Yển Nguyệt Lô chính là ánh sáng của Đạo Tâm. Ánh Sáng này chiếu vào đâu, thì nơi đó không còn tà ngụy. Nó có thể sinh thánh sinh tiên. Tử Dương Ông nói: Hưu nê Đơn Táo phí công phu, Luyện Dược tu tầm Yển Nguyệt Lô 休 泥 丹 灶 費 功 夫煉 藥 須 尋 偃 月 爐 偃 月 爐: [3] Khỏi dựng lò đơn phí công phu, Luyện Dược tìm sao được Đạo Tâm. Lại nói: Yển nguyệt lô trung Ngọc Nhụy sinh. Chu Sa Đỉnh lý Thủy Ngân bình, Chỉ nhân hỏa lực điều hòa hậu, Chủng đắc hoàng nha tiệm trưởng thành 中 玉 蕊 生 朱 砂 鼎 裡 水 銀 平 只 因 火 力 調 和 後 種 得 黃 芽 漸 長 成 (Yển Nguyệt lô trung Ngọc Nhụy sinh. Trong đỉnh Chu Sa thủy ngân bình. Chỉ nhân hỏa lực điều hòa hậu, Trồng được Hoàng Nha cứ lớn dần.) [4]

Như vậy sẽ hiểu được ý của Yển Nguyệt Lô.[5]

Hình 18. Chu Sa Đỉnh 朱 砂 鼎

(Hình vẽ này là 1 vòng tròn trắng với chữ Thần ở chính giữa.Bên phải có chữ Chí Hư Chí Linh, bên trái có chữ Hữu Cảm Hữu Ứng. Phía dưới có các chữ Nguyên Thần Thường Tồn, Thức Thần bất khởi.)

Chu Sa là màu của Lửa. Vì lửa có sức đoàn luyện chư vật, khứ cựu, hoán tân, cho nên con người coi cái Đỉnh là tượng hình cho lửa. Nó là vật Tối Linh Tối Thần, biến cải vạn sự, nên ví dụ nó là Thần Minh, chiếu khắp mọi nơi, thành tựu vạn sự. Vả Thần có Nguyên Thần cũng có Thức Thần. Thức Thần có thể Bại Đạo, Nguyên Thần có thể Thành Đạo.

Thức Thần thì là Lịch Kiếp Căn Trần, nhờ Nguyên Thần linh ứng nên thành vọng, nó hoạt động cho tới khi táng khứ Tính Mệnh mới ngừng. Người tu hành Đại Pháp phải biết dùng Nguyên Thần để chế ngự Thức Thần. Thức Thần mà không khởi thì Tà Hỏa sẽ diệt, và Chân Hỏa sẽ sinh, Khí Trời hòa hợp, Sinh Cơ bất tức, Đại Đạo có hi vọng thành tựu.

Kẻ ngu không biết, nhận cái Thức Thần Chiêu Chiêu Linh Linh làm Nguyên Thần là sai. Vì Nguyên Thần là Bất Thần chi Thần, hết sức Linh Diệu, hết sức Chân Thực, nó là Thần Linh thật vậy. Tuy nhiên tronh Linh có giả, cái Linh giả tạo chính là Luân Hồi chủng tử. Cổ tiên xưa nói: Vô lượng kiếp lai sinh tử bản, Si nhân hoán tác Bản Lai Nhân 無 量 劫 來 生 死 本 痴 人 喚 作 本 來 人 (Cái gốc Sinh Tử từ Muôn Kiếp, người Ngu lại ngỡ Gốc con người). Đó là Thức Thần vậy.[6]

Hình 19. Nguyên Tẫn chi môn 玄 牝 之 門

(Hình vẽ chíng giữa có 2 vòng tròn đồng tâm. Vòng ngoài chia thành 2 nửa: Nửa trắng bên phải, nửa đen bên trái. Bên phải có chữ: Âm Dương chi Môn; phía trái có chữ: Động Tĩnh chi quan. Phía dưới có chữ: Tứ đại bất chước xứ.)

Nguyên (Huyền) là Dương, là Cương, là Động. Tẫn là Âm, là Nhu là Tĩnh. Nguyên Tẫn chi Môn là Khiếu Âm Dương, là Cửa Cương Nhu, là cửa Động Tĩnh, nó vô phương, vô sở, vô hình, vô tượng, phảng phất, khúc tiếu, là một khiếu Hư Huyền, ở nơi Ngũ Hành không thể tới, tứ đại không thể vào, chí vô nhưng hàm chí hữu, đó là Âm Dương tương hợp nhất khiếu.

Kẻ ngu không biết, tưởng Mũi Mồm là Huyền Tẫn. Mũi Mồm là cửa ra vào của Hô Hấp, không phải là Cửa ra vào của Âm Dương. Âm Dương tương hợp thời sinh tiên sinh Phật, Mũi Mồm hô hấp đâu có sinh Tiên sinh Phật.

Ngộ Chân Thiên có thơ:

Huyền Tẫn chi Môn thế hãn tri,

玄 牝 之 門 世 罕 知

Mạc tương khẩu tị vọng thi vi. [7]

莫 將 口 鼻 妄 施 為

Huyền tẫn chi môn ít kẻ hay,

Phải đâu mũi miệng hít thở này.

Chính là vì vậy.[8]

Hình 20. Nguyên Quan Nhất Khiếu 元 關 一 竅

(Hình vẽ chính giữa có Vòng Tròn trắng chia thành Tứ Chính. Phía phải có Chữ: Thần Khí Chi Huyệt, phía trái có chữ: Khảm Ly Chi Tinh, phía dưới có chữ: Hữu Vô tương nhập xứ.)

Nguyên Quan (Huyền Quan) là quan khẩu chí Huyền, chí Diệu, cũng gọi là Sinh Tử Hộ, Sinh Sát Thất, Thiên Nhân giới, Hình Đức Môn, Hữu Vô Khiếu, Thần Khí Huyệt, Hư Thật Địa, Thập Tự Lộ v.v… Tất cả những danh từ đó cốt để hình dung cái Khiếu đó mà thôi. Nguyên quan cũng là biệt danh của Huyền Tẫn. Ví Âm Dương ở đó, cho nên gọi là Nguyên Tẫn Môn, vì nó Huyền Diệu bất trắc, nên gọi là Huyền Quan Khiếu. Ký thật chỉ là Khiếu này mà thôi.

Kẻ ngu không biết tưởng chỗ dưới Tim trên Thận là Huyền Quan, huậc coi tim Rốn là Huyền Quan, hoặc coi Vĩ Lư là Huyền Quan, hoặc coi Giáp Tích Song Quan là Huyền Quan. Tất cả đều sai.

Huyền Quan thời vô định vị, có định vị thì sai. Trần Nê Hoàn gọi Huyền Quan là Niệm Đầu khởi Xứ (chỗ phát sinh ra Tư Tưởng). Tưởng là Đúng nhưng vẫn chưa phải. Niệm Đầu khởi Xứ là đã sa vào Hậu Thiên, đã là Hữu Hình chi vật thì làm sao đáng gọi là Huyền Quan.

Nay ta chỉ rõ nó cho đại chúng biết nó là ở chỗ Hoảng Hốt Tra Minh chi gian, là bờ cõi của Hữu Vô. Ngộ Chân Thiên viết:

Hoảng hốt chi trung tầm hữu tượng,

恍 惚之 中 尋 有 象

Yểu minh chi nội mịch Chân Tinh,

      杳 冥 之 內 覓 真 精

Hữu Vô tòng thử tự tương nhập,

      有 無 從 此 自 相 入

Vị kiến như hà tưởng đắc thành.[9]

       未 見如 何 想 得 成

Linh tri phải tìm trong Hoảng Hốt.

Chân Tri phải thấy, tự Tra Minh.

Hữu Vô từ đó liền tương hợp.

Nếu không biết vậy, luyện sao thành?

Tứ Bách Tự Bi viết:

Thử Khiếu Phi phàm Khiếu,

      此 竅非 凡 竅

Kiền Khôn cộng hiệp thành,

      乾 坤共 合 成

Danh vi Thần Khí huyệt,

      名 為神 氣 穴

Nội hữu Khảm Ly tinh.

       內 有坎 離 精

Khiếu này chẳng phải Khiếu Phàm,

Kiền Khôn cộng lại mới hoàn thành nên.

Thần Khí Huyệt ấy chính tên,

Trong có Ly Khảm tinh nguyên đất trời.

Chính là để chỉ Khiếu này.[10]

Hình 21. Cốc Thần 谷 神

(Giữa hình vẽ trên, có 2 vòng tròn đồng tâm. Vòng ngoài chia thành 2 nửa: Nửa phải trắng, có chữ Cốc; nửa trái đen cũng có chữ Cốc. Hình tròn trắng giữa có chữ Thần. Phía phải có 4 chữ: Âm Dương tương hợp; phía phải có chữ: Cốc thần thường tồn; phía dưới có các chữ: Cốc đắc Nhất dĩ doanh.)

Cốc Thần là Thần ở trong Không Cốc. Hang tên là Nhai Oa Oa. Vì 2 bên là núi cao, giữa có một hang. Người nói trong hang, phát thành tiếng vang, nên gọi là Cốc Thần. Người tu Đạo mượn cảnh này để ví dụ thần Hư Linh trong con người. Vì Tâm Hư thời Linh. Không Hư thì không Linh. Linh sinh ra từ Hư cho nên gọi là Cốc Thần. Thần là Vô Hình Vô Tượng, linh không thể tưởng, cho nên nói: Tịch Nhiên Bất Động, Cảm Nhi Toại Thông, đó là Thần này. Ngưng kết Thánh Thai cũng là Thần này. Kẻ ngu không biết, nên gọi Thần Tồn Thiên Cốc hay Thần Thủ Huỳnh Đình là Dưỡng Cốc Thần, không phải vậy. Nói Thần Tồn Thiên Cốc hay Thần Thủ Huỳnh Đình, thì là thần bất hư, thì làm sao có thần. Bất hư là không có Thần, thì làm sao mà gọi là Cốc Thần được. Ngộ Chân Thiên viết:

Yếu đắc Cốc Thần trường bất tử,

要 得谷 神 長 不 死

Tu bằng Huyền Tẫn lập căn ki.

須 憑元 牝 立 根 基

Chân tinh ký phản Hoàng Kim thất,

真 精既 返 黃 金 室

Nhất khỏa linh quang vĩnh bất ly.

一 顆靈 光 永 不 離

Muốn được Cốc Thần thường Bất Tử,

Huyền Tẩn phải lo lập căn ki.

Chân tinh về được Huỳnh Kim thất,

Một hạt Minh Châu chẳng hề ly.

Huyền Tẫn mà hợp thì giữa sẽ trống. Trống thì Chân Linh sẽ thường tồn, và sẽ không tối tăm. Chân Tinh, Linh Quang hay Cốc Thần đều là những tiếng ví dụ cái Chân Linh đó vậy.[11] 

Hình 22. Kim Đỉnh, Ngọc Lô 金 鼎 玉 爐

(Hình này, trên có hai quẻ Kiền (đen), Khôn (trắng). Dưới quẻ Kiền có ghi: Kiền cương tác Đỉnh dược bất phi. Dưới quẻ Khôn có ghi: Khôn Nhu vi Lô hỏa bất táo.)

Kim Đỉnh làvật Cương Cường Kiên Cố. Dụ nhân chí niệm chuyên nhất, có thể Tải Đạo, lại còn gọi là Kim Đỉnh. Ngọc Lô là Ôn Nhu Bình Tĩnh chi vật, dụ Công Phu tiệm tiến của con người, có thể Bền Xa, cũng còn gọi là Khôn Lô.

Kẻ ngu không biết, nên làm đỉnh sắt, đắp lò đất, để thiêu luyện kim thạch, mong luyên thành đơn, không phải vậy. Vì Vạc hay Lò hữu hìnhthì chỉ có thể luyện hữu hinh phàm dược, chứ không luyện được tiên dược vô hình. Cổ tiên nói: Đỉnh đỉnh nguyên vô đỉnh, Lô lô diệc phi lô 鼎 鼎 原 無 鼎 爐 爐 亦 非 爐 (Đỉnh vốn không phải Đỉnh, Lô thật sự chẳng phải Lô). Gọi là Lô Đỉnh là chỉ công phu của người Tu Đạo, biết sử dụng Cương Nhu để làm nên chuyện. Cũng như các nhà nhiêu luyện gia nói: Có Đỉnh không thể không có Lô, có Lô không thể không có Đỉnh. Có đủ Đỉnh Lô mới có thể thành dược vậy.

Hình 23. Ô Thố, Dược Vật 烏 兔 藥 物

(Hình vẽ này trên có 2 quẻ Ly và Khảm. Dưới chữ Ly có chữ Nhật, dười chữ Khảm có chữ Nguyệt. Các hào dương trong 2 quẻ Khảm Ly đều tô đen, các hào Âm đều tô trắng. Các Hình từ 23 đến 26 cũng theo một lối như vậy. Dưới quẻ Ly, có hàng chữ: Ký khu nhị vật qui Hoàng Đạo, dưới quẻ Khảm có hàng chữ: Trẩm đích Kim Đơn bất giải sinh.)

Trong Nhật, có Kim Ô, là Âm ở trong Dương, trong Nguyệt có Ngọc Thố, là Dương ở trong Âm. Ở nơi quẻ, thì Nhật là Ly, ngoài là Dương trong là Âm, ý muốn nói trong Cương có Nhu. Nguyệt ở quẻ là Khảm, ý muốn nói trong Nhu có Cương.

Đạo Kim Đơn chỉ cốt là lấy Nhu ở trong Cương, lấy Cương ở trong Nhu. Đó là hai vị Chân Âm Chân Dương của Đại Dược. Khi dung hóa chúng thành Nhất Khí thì gọi là Đơn.

Gọi là Dược Vật vì Chân Âm, Chân Dương có thể cải lão hoàn đồng, diên niên ích thọ vậy.

Đến như nói Qui Xà bàn kết, Thủy Hỏa tương tế, thì cũng là ý đó, thủ tượng đa đoan để nói lên Đạo Chân Âm Chân Dương hợp nhất.

Kẻ ngu không hiểu, thấy hai chữ Ô, Thố, thì dùng miệng đề húy Nhật Tinh, Nguyệt Hoa, hoặc dùng mắt để tiếp Nhật Tinh Nguyệt Hoa, như vậy là sai. Vả Trời có Nhật Nguyệt của Trời, người có Nhật Nguyệt của người. Chân Âm Chân Dương trong con người chính là Ô Thố, Nhật Nguyệt vậy. Thiên biên Nhật Nguyệt Tinh Hoa, với ta rất xa, làm sao mà hái về được. Nếu như hái được thì chỉ là Ngoại Thân Tà Khí mà thôi. Lâu ngày trong thì sẽ sinh bệnh cổ trướng, ngoài thì bị mù, không được ích lợi gì cả, chỉ bị tổn hại mà thôi.

Hình 24. Long Hổ tương hội 龍 虎 相 會

(Hình vẽ này có 2 quẻ Chấn Mộc, Đoài Kim. Dưới quẻ Chấn có hai hàng chữ: Long tòng Đông Hải lai, Hồ hướng Tây Sơn xuất. Dưới quẻ Đoài có hai hàng chữ: Lưỡng thú chiến nhất tràng, Hóa thành Thiên Địa Tủy.)

Long Tính Nhu chủ sinh Vật, thuộc Mộc, tại quẻ là Chấn, dụ là Nhu Tính con người. Chấn vốn là Dương, nhưng lại có Tượng Nhu, vì là Dương Thiểu Âm Đa vậy.

Hổ Tính Cương chủ Sát vật, chủ Kim, ở nơi quẻ là Đoài, dụ là Cương Tình của con người. Đòai vốn là Âm, nhưng lại có Tượng Cương, vì Âm Thiểu Dương Đa vậy.

Tính ấy, tình ấy, đôi bên xa cách nhau, đó là Khí Tính Trần Tình làm Thương Sinh. Nếu hai bên tương hợp thì là Chân Tính, Chân Tình và Ích Sinh. Long Hổ tương hội, thế là Dĩ Tính Cầu Tình, Dĩ Tình qui Tính, Tính Tình hợp nhất vậy. Đến như Đông Gia Nữ, Tây Xá Lang mà phối hợp thành phu thê, Trưởng Nam, Thiếu Nữ lưỡng gia hợp nhất, Kim Mộc tương tính, các tượng như vậy, đều là ví dụ cho cái Chân Tính Chân Tình giao hội.

Kẻ ngu không biết coi Gan là Long, coi Phổi là Hổ, vận Can Phế chi khí về tim Rốn (trung tâm của Rốn), hay về Đan Điền, hay về Huỳnh Đình, tưởng thế là Long Hổ Giao Cấu, như vậy là sai. Có biết đâu rằng Can Phế chi khí là Hậu Thiên hữu hình chi khí, không thể đem về ngưng kết ở một nơi nào, thế là miễn cưỡng đoàn tụ, lâu ngày sẽ thành bệnh Cổ, không thuốc gì chữa nổi, làm cho mình chóng chết thật là ngu vậy.

Hình 25. Khảm Ly điên đảo 坎 離 顛 倒

(Hình vẽ này có quẻ Khảm ở trên, quẻ Ly ở Dưới (Thưỷ Hỏa Ký Tế). Bên phải có hàng chữ: Thủ tương Khảm vị Tâm Trung Thực; bên trái có hàng chữ: Điểm hóa Ly cung Phúc nội Âm; Phía dưới có chữ Thủy Hỏa tương tế.)

 Quẻ Khảm Âm Ngoài, Dương trong; quẻ Ly Dương Ngoài, Âm Trong. Dương trong là Thủy, Âm ngoài là Hỏa. Đơn Đạo lấy hào Dương trong quẻ Khảm, thay cho hào Âm trong quẻ Ly. Lấy nước giúp lửa, nên gọi là Thủy trên Hỏa dưới, là Thủy Hỏa Điên Đảo, hay Khảm Ly điên đảo. Nói thế là muốn chỉ về Thần Thủy của Đạo Tâm Chân Tri, dùng để chế ngự Tà Hỏa của Nhân Tâm Linh Tri vậy.

Chân tri của ta, thì Ngoài Tối trong sáng, như quẻ Khảm ngoại Âm, nội Dương. Linh Tri của ta, thì Ngoài Sáng Trong Tối, như quẻ Ly, ngoại Dương, nội Âm. Dùng Chân Tri để chế Linh Tri, dùng Linh Tri để thuận Chân Tri, Chân Linh như nhất, ngưng kết thành Đơn, cũng y như Điên Đảo Khảm Ly, Thủy Hỏa tương tế vậy.

Đến như Anh Nhi, Xá Nữ, Hắc Diên, Hồng Cống cũng đều cốt hình dung Chân Tri, Linh Tri để cho hai bên hợp nhất vậy.

Kẻ ngu không biết, gọi Thận là Khảm, gọi Tim là Ly, vận thận khí giao lên Tâm, vận Tâm Khí giao xuống Thận, gọi thế là Điên Đảo Khảm Ly. Và còn có Thái ThủKhuê Đơn. Gọi Nam nữ là Anh Nhi, Xá Nữ, gọi Đàn Ông nằm dưới, Đàn Bà nằm trên là Khảm Ly Điên Đảo. Các nhà Thiêu Luyện gia còn gọi là dùng Hắc Diên Chế Thủy Ngân, hoặc dưới Lò có Lửa, trong Vạc chứa nước, thế là Khảm Ly Điên Đảo, là Thủy Hỏa Tương Tế, những chuyện đó đều sai.

Phàm Đạo Tu Chân là chỉ tu những gì Chân Chính. Cái gì là hữu hình là Vật Chất Cặn Bã đều không phải. Cái gì là Giả là không Chân Thật thì làm sao có thể là Chân được.

Hình 26. Ngũ Hành Điên Đảo 五 行 顛 倒

(Hình này có 4 quẻ: Ly, Chấn ở phía phải, Khảm Đoài ở phía trái. Ở phía dưới bên phải có 2 hàng chữ: Ngũ Hành Bất Thuận Hành, Long tòng hỏa lý xuất; phía dưới bên trái có 2 hàng chữ: Ngũ Hành điên đảo thuật, Hổ hướng Thủy trung sinh.)

Ngũ Hành Thuận sinh là Mộc sinh Hỏa, Kim sinh Thủy. Ngũ Hành Điên Đảo là Hỏa sinh Mộc, Thủy sinh Kim.                

Vì Gỗ mà đã sinh từ Lửa, thì là thứ gỗ không thể bị hủy hoại, như Mộc đã bị Hỏa đoàn luyện thành Khôi, xuống đất thành thường tồn bất hoại.

Kim mà sinh xuất từ Nước thì sẽ thành loại Kim bất hoại. Như Tán Kim Lô Trung, hợp thành một khối, phía ngoài sáng láng.

Hỏa Sinh Mộc là ví dụ về Bản Tính Con Người, sinh ra từ lò Đại Tạo, là thứ Tính không hề bị Dao Động.

Thủy Sinh Kim là ví dụ Chân Tình Con Người, đã vượt qua bể dục, đã thoát ba đào, là thứ Tình không còn nhiễm Trần Cấu.

Cổ Tiên xưa nói: Ngũ Hành Thuận Hành, Pháp Giới Hỏa Khanh, Ngũ Hành Điên Đảo, Đại Địa thất Bảo 五 行 順 行 法 界 火 坑 五 行 顛 倒 大 地 七 寶 chính là vì vậy.

Người ngu không biết nên vận Đông chuyển Tây, thái hạ, bổ thượng, lộn lạo trước sau, cho thế là Ngũ Hành Điên Đảo. Không phải vậy.

Có biết đâu rằng trong người ta là Thuần Âm, ngoài thì có Tâm, Can, Tì, Phế, Thận, mà Nhãn Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, cũng đều là giả vật. Khi yết hầu đứt hơi, thì con người chỉ là một đống huyệt nhục xú uế. Có cái gì là Chân đâu. Dùng những giả vật như vậy mà mơ sẽ Liễu Tính, Liễu Mệnh, thì làm sao mà được?

Hình 27. Huỳnh Bà Môi Sính 黃 婆 媒 娉

(Hình vẽ có 2 vòng tròn đồng tâm. Vòng tròn bên trong, nơi Tứ Chính có 4 chữ: Hỏa, Kim, Thủy, Mộc. Chính trung có chữ Mậu Kỷ, Phía dưới có 2 hàng chữ: Bên phải ghi: Ly Khảm hoàn vô Mậu Kỷ; bên trái ghi: Tuy hàm Tứ Tượng bất thành Đơn.)

Huỳnh Bà là trung ương thổ mẫu, có thể điều hòa Âm Dương, hòa hợp tứ tượng, cho nên gọi là Huỳnh Bà. Đơn Thư ví dụ đó là Chân Ý của Chân Tín, nó có thể hòa hợp Tính Tình, dưỡng Tinh Thần.

Chân Ý Chân Tín tức là Huỳnh Bà trong chúng ta. Gọi là Hoành Trung thông lý chính là vì thế.[12]

Kẻ ngu không biết dùng ý vận khí Ngũ Tạng, hội họp lại gọi là Huỳnh Bà Môi Sính. Lại còn có những kẻ tạo nghiệt coi một Bà Già biết nói, chuyên sui Nam Nữ hành dâm, lấy con gái trinh, lấy kinh nguyệt đầu tiên, lấy tinh huyết trai gái là Huỳnh Bà Môi Sính thật là quá sai vậy.

Chân Thổ thời Vô Vị, Chân Ý thời vô hình, Không vật nào mà không sinh, không lý nào mà không có, có thể Hội Tam Gia, hợp Ngũ Hành, nên gọi là Huỳnh Bà Môi Sính, chứ đâu phải là một Lão Phụ tác yêu, tác quái.

Hình 28. Nhị Bát Lưỡng Huyền 二 八 兩 弦

(Giữa Hình này có một vòng tròn đen trắng chia đôi: nửa phải trắng, nửa trái đen, phía phải có dòng chữ: Thượng Huyền Kim Bát Lạng, phía trái có chữ: Hạ Huyền Thủy Bán Cân; phía dưới có hai dòng chữ: Lưỡng Huyền hợp Kỳ Tinh, Kiền Khôn thể nãi thành.)

Mặt trăng giữa 2 ngày Hối Sóc thì tương giao với Mặt Trời. Đến ngày mồng 3 thì đã hơi sáng, tới ngày mồng 8, thì Âm trung Dương bán như hình giây cung, nên gọi là Thượng Huyền. Đến ngày 16 thì tròn đầy, có chút thai âm bên trong, Tượng có chút đen.

Đến ngày 23 thì Dương trung Âm bán, như hình giây cung. Thế là Hạ Huyền.

Thượng Huyền được Thủy Trung Chi Kim tám lạng. Hạ Huyền được Kim Trung Chi Thủy tám lạng. Hai Tám là Một Cân.

Kim Thủy cùng đình, là tượng Âm Dương tương hợp. Đơn Thư mượn thế để dụ Cương Nhu tương Đáng, bất Thiên bất Ỷ, chí Trung, chí Chính.

Kẻ ngu không hiểu cho rằng khi con trai 16 tuổi, thì nhị bát Lưỡng Huyền chi khí túc, phải lặc bế Âm tinh, hoặc cho rằng Hắc Diên bát lạng, Thủy Ngân nửa cân là Nhị Bát Lưỡng Huyền chi dược liệu, dùng để Thiêu Luyện, Phục Thực, đều không phải vậy.

Tứ Bách Tự viết:

Thượng Huyền Kim Bát lạng.

      上 弦金 八 兩

Hạ Huyền Thủy Bán Cân,

      下 弦水 半 斤

Lưỡng Huyền hợp kỳ Tinh,

      兩 弦合 其 精

Kiền Khôn Thể Nãi Thành.

      乾 坤體 乃 成

Lưỡng Huyền là Nhất Âm, Nhất Dương. Kiền Cương là Dương. Khôn Nhu là Âm. Âm Dương tương phối, Kiền Khôn Thể Thành.

Đơn Nguyên có tượng như vậy. Như vậy là hiểu được ý của Lưỡng Huyền.

Hình 29. Thử Mễ Châu 黍 米 珠

(Hình này chính giữa có một vòng tròn trắng. Chính giữa có chữ Châu, Trên dưới có hai chữ: Hồng Mông. Phía phải có chữ: Tiên Thiên, Tiên Địa; Phía trái có chữ: Bất Sắc, bất Không ; Phía dười có hàng chữ: Thái Ất hàm Chân Khí.)

Con người trước khi sinh ra, khi còn ở trong bào thai, khi còn Hỗn Hỗn, Độn Độn, hôn hôn, mê mê, chỉ có Hồn Nhiên Nhất Khí ban tòan, không có vật chi khác, nên gọi là Thái Ất hàm Chân Khí.

Khí này Chí Thần, Chí Diệu, Chí Hư Chí Linh; Chí Vô nhưng tàng Chí Hữu ; Tam Nguyên, Bát Quái, Tứ Tượng Ngũ Hành đều bao gồm ở bên trong. Nên tuy Vô Hình mà vẫn biến hóa vô cùng. Ngũ tạng,Lục Phủ, Cửu Khiếu, Bách Hài đều tự nhiên thành tựu.

Vì nó Chí Thần, Chí Diệu, Chí Hư, Chí Linh, nên còn gọi là Chân Linh, hay Bất Thần Chi Thần.

Khi còn trong lòng mẹ, một Khí Hàm Chân, gọi là Chân Khí.

Khi đã lọt lòng mẹ, thì Linh hàm Nhất khí nên gọi là Linh Khí. Một Khí làm thể, còn Chân Không, Chân Linh làm dụng, tức là Chân Khí, Chân Linh, Chân Không, Diệu Hữu. Tên tuy có khác, nhưng chỉ là Nhất Chân.

Cái Chân nàu vô hình, vô tượng, vô thanh, vô xú, không thể dùng lời mà truyền, không thể dùng bút mà vẽ. Nó phảng phất hìng dung chẳng qua chỉ nhỏ như một hạt lúa. Cho nên Cổ Tiên xưa đều gọi cái Chân này là Thử Mễ Bảo Châu 黍 米寶 珠.  Tuy gọi là Thử Mễ, nhưng không có hình dáng của một hạt lúa. Vì nó có một điểm Linh khí ẩn tại Trung Ương, nên gọi là Thử Mễ. Vì nó có một điểm Linh Khí của một hạt lúa, nên hỗn độn hư không bao trùm tam giới, nên gọi là Thử Mễ Châu. Suy cho đến căn để, thì chỉ là Hồng Mông vị phán chi khí mà thôi.

Kẻ ngu không biết nên nghĩ rằng Nữ tử thủ Kinh trung Mai Tử là Thử Mễ Châu, còn các nhà Công Phu thì lài cho rằng tụ thần vào Ming Đường lâu sẽ thất ánh sáng tán ra là Thử Mễ Châu, tất cả đều sai.

Vả Hồng Mông vị phán chi Thử Châu là Sinh thánh, sinh Hiền, thành tiên, thành Phật chi Linh Bảo chứ đâu phải là Trọc Huyết, hay là Tồn Tưởng chi quang?

Sách Tứ Bách Tự nói: Hỗn Độn bao Hư Không, Hư Không bao Tam giới 混 沌包 虛 空 虛 空 包 三 界.

Tìm căn nguyên của Nhất Lạp Thử, Trương Tam Phong đời Tống nói: Thùy bất tri, Thùy bất hội, Thùy bất hành, đô chỉ tại Hồng Mông vị phán nhất lạp thử mễ thượng mê 誰 不 知 誰 不 會 誰不 行 都 只 在 鴻 濛 未 判 一 粒 黍 米 上 迷 (Ai không hiểu, ai không hay, ai không hành, chỉ vì không hiểu Hồng Mông vị phán nhất lạp mễ châu mà thôi).

Hình 30. Hỏa Hầu quải tượng 火 候 卦 象

(Hình vẽ này, là một hình tròn trắng, trong có các chữ: Lục thập quải tại nội hành. Ở Tứ Chính có 4 chữ: Kiền, Khôn, Khản, Ly. Phía phải có chữ: Cương Nhu vi thể; phía trái có chữ: Hối Minh vi dụng; phía dưới có 2 dòng chữ: Dương Hỏa hữu Thời; Âm Phù hữu Hậu.)

Sách Đơn Kinh mượn 64 quẻ gọi là Dương Hỏa, Âm Phù chi pháp tượng. Gọi Kiền Khôn là Đỉnh Lô vì coi Âm Dương Cương Nhu là Thể, gọi Khảm Ly là Dược Vật, vì chúng Cương Nhu Trung Chính nên là Dụng. Gọi Phục Cấu là Âm Dương giao giới. Vì thấy Cương Nhu vận dụng có thời tiết. Gọi Truân Mông là Tạo Hóa chi thủy, vì cho rằng khi đáng Tiến Dương Hỏa thì Dụng Cương, đáng Thoái Hỏa thì phải Dụng Nhu; gọi Ký Vị là Tạo Hóa chi Trung. Khi cần Dương Hỏa thí dụng Cương, nhưng không Thái Quá; Khi đáng Thoái Âm Phù thì Dụng Nhu, nhưng không được Bất Cập.

Kỳ dư còn 54 quẻ đều tùy vào các quẻ Kiền Khôn, Khảm Ly, Phục Cấu, Truân Mông, Ký Vị, mà vận dụng cho thật tự nhiên. Nói tóm lại, đều cốt sao cho Âm Dương tương đáng, hai bên hợp nhất, quay về Hỗn Thành Nhất Tượng mà thôi.

Kẻ nhu không biết, y cứ vào chuyện 64 quẻ có dính líu tới năm, tháng, ngày, giờ, mà cưỡng bách dụng công trên đó, thiệt là không phải.

Vả Âm Dương Tạo Hóa nhất khí lưu hành, chu nhi phục thủy, tuần hoàn vô đoan, chú đâu có vận hành theo 64 quẻ. 64 quẻ là do thánh nhân Quan Thiên, Tượng Địa, thể theo Âm Dương Tạo Hóa và vẽ thành 64 quẻ đề giải thích Âm Dương Tạo Hóa vậy.

Nhân Thân Tạo Hóa, với Thiên Địa Tạo Hóa tương hợp, thì tự nhiên cũng có 64 quẻ, cần gì phải nệ văn, chất tượng đâu?

Hình 31. Sinh Ngã chi Môn 生 我 之 門

(Hình vẽ này giữa có một hình tròn gần đen hết. Duy phía dưới có hình Vầng Trăng Lưỡi Liềm Yểm Nguyệt Lô. Bên phải có chữ: Dược Xuất Tây Nam thị Khôn Vị. Bên Trái có chữ: Dục tầm Khôn Vị, khởi ly nhân, phía dưới có chữ: Tây Nam Đắc Bằng.)

Mặt trăng khi đến Tây Nam thời hết sức Tối, và ánh sáng bắt đầu sinh. Tây Nam thuộc Khôn, là Phương Thuần Âm. Thuần Âm chi hạ, nhất Dương tiềm sinh, như vậy trên là quẻ Khôn, Dưới là quẻ Chấn, tại quẻ là Phục, tại mặt trăng là Yểm Nguyệt, đều muốn dụ rằng: Khi cực Tĩnh, thì Thiên Tâm hiện lộ, cũng gọi là Đạo Tâm, hay Thiên Lương Chân Tâm, như trước đã nói là Yển Nguyệt Lô. Nếu thấy được cái Tâm đó, bảo thủ nó không cho mất đi, mượn nó để Tiến Dương, thoái Âm, như mèo bắt chuột, thì Dương sẽ tiệm sinh, Âm sẽ tiệm thoái. Âm tận Dương Thuần, thế là thành Tiên. Nên gọi Tây Nam Khôn Vị là Sinh Ngã chi môn.

Kẻ ngu không biết, tưởng Âm Hộ đàn bà là Sinh Ngã chi môn.

Âm Hộ là chỗ sinh ra con người, làm sao mà sinh Tiên cho được?

Hình 32. Tử Ngã Chi hộ 死 我 之 戶

(Hình vẽ, có hình tròn, trên có Một vầng Trăng Lưỡi Liềm úp. Phía dưới là một vòng tròn gần đen tuyền. Phía Phải có chữ: Dương Khí tương Tận; Phía trái có chữ: Âm Khí tương Thuần. Phía dưới có chữ: Đông Bắc táng Bằng.)

Nguyệt từ Đông Bắc, Dương quang tận diệt. Đông Bắc thuộc Cấn, Âm Khí tương thuần. Dương quang còn một chút, nên có Tượng Thượng Cấn Hạ Khôn. Ở nơi quẻ là quẻ Bác. Tại Mặt trăng thì là hình Phúc Uyển (Chén úp) đều muốn chỉ dụ Khách Khí muốn bác tiêu Khí Chân Nguyên.

Nếu có một Trượng Phu Siêu Việt, có một Dũng Mãnh Nam Tử mà biết đốn ngộ, hồi đầu, mượn vào một điểm Dư Dương đó mà phá tan được u ám bên ngoài, mà biết dụng công tu trì, thì cũng có thể Phản Bản Hoàn Nguyên.

Còn những kẻ Phàm Phu u mê không chịu giác ngộ, cứ thuận theo Âm Khí mà phá bác Dương Quang, thì Dương sẽ tận và Âm sẽ thuần, làm sao mà không chết cho được?

Dịch viết: Đông Bắc táng Bằng (Dịch Kinh Đại toàn, quẻ Khôn, Thoán truyện). Đơn kinh cũng gọi là Ngã tử chi hộ.

Kẻ ngu không biết, coi Âm Hộ đàn bà là Cửa Tử con người, đó là sai vậy.

Vả Sinh Môn, Tử Hộ đều là Vô Hình Vô tượng chi Môn Hộ. Nhân vì cho rằng Thuận Âm thời chết, Nghịch Dương thời Sinh, nên mới gọi là Sinh Môn, Tử Hộ, kỳ thật chì là Một Khiếu mà thôi. Cổ Tiên gọi nó là Sinh Tử quan. Tuy gọi là Quan, nhưng thực ra là Không Chốn, Không Nơi. Gọi cưỡng ép thôi. Ngộ Chân Thiên nói:[13]

Tu tương Tử Hộ vi Sinh Hộ,

須 將死 戶 為 生 戶

Mạc chấp Sinh Môn hiệu Tử môn

莫 執生 門 號 死 門

Nhược hội Sát Cơ minh phản phục,

若 會殺 機 明 返 覆

Thủy tri hại lý khước sinh ân.

始 知害 裡 卻 生 恩

Phải biến Tử Hộ thành Sinh Hộ

Chớ chấp Sinh Môn gọi Tử Môn.

Gặp phải Sát Cơ, rành phản phục,

Mới hay trong Hại lại sinh Ân.

Như vậy, mới hiểu nghĩa của Sinh Môn, Tử Hộ.

Hình 33. Hữu Vi chi khiếu 有 為 之 竅

(Hình vẽ này chính giữa có 2 vòng tròn đồng tâm. Vòng tròn trong cùng được chia đôi theo chiều dọc. Vòng tròn ngoài, phía bên trong nơi Tứ Chính, có các chữ: Hỏa Thủy, Kim Mộc. Phía bên ngoài, cũng nơi Tứ Chính, có các chữ: Chu Sa, Xích Xà; Ô qui, Hắc Diên; Bạch Hổ, Kim Tinh; Thanh Long, Mộc Hống; Phía phải có hàng chữ: Nữu Chuyển Kiền Khôn; phía trái có hàng chữ: Thiết Đoạt Tạo Hóa.)

Hữu Vi chi Đạo, là công phu Hữu Dục Quan Kiếu 有 欲 觀 竅 (ĐĐK, Chương 1): Có Dục Tình thì chỉ thấy được những hình tướng vạn thù, sai biệt bên ngoài mà thôi.

Quan Kiếu là Quan Âm Dương Tạo Hóa chi Kiếu, nhờ Hậu Thiên phản Tiên Thiên, Hòa Hợp Tứ Tượng, Toản Thốc Ngũ Hành, Thái Dược từ Hoàn Đơn đến Kết Thai, công trình thứ tự đều đủ trong đó. Nếu không được Chân Sư khẩu truyền, tâm thụ, thì sẽ sai một ly, đi một dặm.

Kẻ ngu không biết, nên từ các thân Ảo Bì Nang điều động khí huyết lung tung, gọi thế là hành đạo Hữu Vi, như vậy là sai.

Đạo Kim Đơn là một học thuật Tiên Thiên, có thể xoay chuyển Âm Dương, thiết đoạt Tạo Hóa, nghịch hồi Khí Cơ, điên đảo Kiền Khôn, Đi trước Trời mà Trời không trách. Chứ đâu phải là hành hạ cái xác thân hữu hình hữu vật này mà thành Đạo ấy được?

Chính Dương Ông nói: Thế, Thóa, Tân, Tinh, Khí, Huyết, Dịch, Thất ban Linh Vật tổng giai Âm, Nhược tương thử vật vi Đơn bản, Chẩm đắc phi thăng triêu Ngọc Kinh 涕 唾津 精 血 液 七 般 物 總 皆 陰 若 將 此 物 為 丹 本 怎 得 飛 升 朝 玉 經 (Nước mắt, rãi, bọt, tinh, khí, huyết, dịch, tất cả đều là Âm Chất, dùng những thứ ấy để luyện Đơn, thì làm sao lên chầu Ngọc Kinh được?)

Tử Dương Ông nói:[14]

Yết tinh, nạp khí thị nhân hành,

嚥 精 納 氣 是 人 行

Hữu dược phương năng tạo hóa sinh.

有 藥 方 能 造 化 生

Đỉnh trung nhược vô Chân Chủng Tử,

鼎 中 若 無 真 種 子

Do tương Thủy Hỏa chử không xanh.

猶 將 小 火 煮 空 鐺

Yết tân, nạp khí chuyện con người,

Phải có Chân Diên mới tạo thai.

Trong Đỉnh nếu không Chân Chủng Tử,

Thì là không thuốc ở trong nồi.

Ôi Kim Hà Mô, Ngọc Lão Nha, nhận ra được và làm bạn với chúng, Đạo Hữu Vi đâu có dễ biết. 

Hình 34. Vô Vi chi Diệu 無 為 之 妙

(Hình vẽ này chính giữa có hình tròn trắng đề 2 chữ Thánh Thai, Bên phải có hàng chữ: Ôn Dưỡng Thập Nguyệt, Thần Đơn kết, bên trái có hàng chữ: Nam nhi hoài thai khởi đẳng nhàn; phía dưới có hàng chữ: Vô Dục dĩ quan kỳ Diệu.)

Đạo Vô Vi là công phu Vô Dục dĩ quan diệu 無 欲 以 觀 妙: Không có dục tình mới thấy được Bản Thể vi diệu của Đạo. Đó là chuyện phải làm khi Thánh Thai đã Ngưng Kết về sau. Thế là Tĩnh Quan Nhất Khí biến hóa chi diệu 靜 觀 一 氣 變 化 之 妙.

Sau khi Thánh Thai đã ngưng kết rồi, sau khi Hậu Thiên đã phản hoàn Tiên Thiên, thì chỉ còn dùng công phu Mộc Dục Ôn Dưỡng, vật vong, vật trợ (đừng có xao lãng, đừng có nong sức trưởng thành của công việc),[15] vận Thiên Nhiên Chân Hỏa để huân chưng biến hóa, thì tự nhiên vô hình sẽ sinh hình, vô chất sẽ sinh chất, Dưa chín sẽ rụng cuống, anh nhi sẽ xuất hiện, và công phu Phanh Luyện Vũ Hỏa trước kia, nay không còn phải dùng nữa.

Kẻ ngu không biết, chưa đi đến chỗ tuyệt cùng của Tính Mệnh, chưa biết Tính Mệnh là gì, chưa hiểu thế nào là Tu Đạo, học được vài điều lăng nhăng của bàng môn tả đạo, hoặc của tiểu thừa, rồi cũng vào núi tĩnh tọa, hay đóng cửa Định Thần, gọi thế là đạo Vô Vi, thật là sai vậy.

Phàm Tính Mệnh thì phải Song Tu, và công phu chia làm hai phần: Một là Hữu Vi để Liễu Tính, hai là Vô Vi để Liễu Mệnh. Chứ đâu phải là Không Không Tĩnh Tọa mà có thể Liễu Tính Mệnh đượ


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kinh Dịch
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/