Xen ngày tốt
28/07/2020 - 3:08 PMLê Công 977 Lượt xem

TRẠNG TRÌNH THẦN TIÊN CHỌN NGÀY TỐT XẤU 5

 

 

CHƯƠNG IV: Những việc hợp và kỵ của 12 trực
1/. Trực Kiên:

– Nên làm: Xuất hành đặng lợi, sinh con rất tốt
– Kiêng cữ: Động đất ban nền, đắp nền, lót giường, vẽ họa chụp ảnh, lên quan nhậm chức, nạp lễ cầu thân, vào làm hành chính, dâng nạp đơn sớ, mở kho vựa, đóng thọ dưỡng sinh

2/. Trực Trừ:

– Nên làm: Động đất, ban nền đắp nền, thờ cúng Táo Thần, cầu thầy chữa bệnh bằng cách mổ xẻ hay châm cứu, bốc thuốc, xả tang, khởi công làm lò nhuộm lò gốm, nữ nhân khởi đầu uống thuốc

– Kiêng cữ: Đẻ con nhằm Trực Trừ khó nuôi, nên làm Âm Đức cho nó, nam nhân kỵ khời đầu uống thuốc
3/. Trực Mãn:

– Nên làm: Xuất hành, đi thuyền, cho vay, thu nợ, mua

hàng, bán hàng, đem ngũ cốc vào kho, đặt táng kê gác,

gác đòn đông, sửa chữa kho vựa, đặt yên chỗ máy dệt, nạp nô tỳ, vào học kỹ nghệ, làm chuồng gà ngỗng vịt
– Kiêng cữ: lên quan nhận chức, uống thuốc, vào làm hành chính, dâng nạp đơn sớ

4/. Trực Bình:

– Nên làm: Đem ngũ cốc vào kho, đặt táng, gắn cửa, kê gác, gác đòn đông, đặt yên chỗ máy dệt, sửa hay làm thuyền chèo, đẩy thuyền mới xuống nước, các mục bồi đắp thêm ( như bồi bùn, đắp đất, lót đá, xây bờ kè…)

– Kiêng cữ: Lót giường đóng giường, thừa kế tước phong hay thừa kế sự nghiệp, các mục làm cho khuyết thủng ( như đào mương, móc giếng, xả nước…)

5/. Trực Định:

– Nên làm: Động đất, ban nền đắp nền, làm hay sửa phòng Bếp, đặt yên chỗ máy dệt ( hay các loại máy ), nhập học, nạp lễ cầu thân, nạp đơn dâng sớ, sửa hay làm thuyền chèo, đẩy thuyền mới xuống nước, khởi công làm lò nhuộm lò gốm

– Kiêng cữ: Mua nuôi thêm súc vật

6/. Trực Chấp:

– Nên làm: lập khế ước, giao dịch, động đất ban nền,

cầu thầy chữa bệnh, đi săn thú cá, tìm bắt trộm cướp
– Kiêng cữ: xây đắp nền-tường

7/. Trực Phá:

– Nên làm: Bốc thuốc, uống thuốc

– Kiêng cữ: Lót giường đóng giường, cho vay, động thổ, ban nền đắp nền, vẽ họa chụp ảnh, lên quan nhậm chức, thừ kế chức tước hay sự nghiệp, nhập học, học kỹ nghệ, nạp lễ cầu thân, vào làm hành chính, nạp đơn dâng sớ, đóng thọ dưỡng sinh

8/. Trực Nguy:

– Nên làm: lót giường đóng giường, đi săn thú cá, khởi công làm lò nhuộm lò gốm

– Kiêng cữ: xuất hành đường thủy

9/. Trực thành:

– Nên làm: Lập khế ước, giao dịch, cho vay, thu nợ, mua hàng, bán hàng, xuất hành, đi thuyền, đem ngũ cốc vào kho, khởi tạo, động Thổ, ban nền đắp nền, gắn cửa, đặt táng, kê gác, gác đòn đông, dựng xây kho vựa, làm hay sửa chữa phòng Bếp, thờ phụng Táo Thần, đặt yên chỗ máy dệt ( hay các loại máy ), gặt lúa, đào ao giếng, tháo nước, cầu thầy chữa bệnh, mua trâu ngựa, các việc trong mục nuôi tằm, làm chuồng gà ngỗng vịt, nhập học, nạp lễ cầu thân, cưới gả, kết hôn, nạp nô tỳ, nạp đơn dâng sớ, học kỹ nghệ, khởi công làm lò nhuộm lò gốm, làm hoặc sửa thuyền chèo, đẩy thuyền mới xuống nước, vẽ tranh, bó cây để chiết nhánh

– Kiêng cữ: Kiện tụng, phân tranh

10/. Trực Thu:

– Nên làm: Đem ngũ cốc vào kho, cấy lúa gặt lúa, mua trâu, nuôi tằm, đi săn thú cá, bó cây để chiết nhánh
– Kiêng cữ: Lót giường đóng giường, động đất, ban nền đắp nền, nữ nhân khởi ngày uống thuốc, lên quan nhận chức, thừa kế chức tước hay sự nghiệp, vào làm hành chính, nạp đơn dâng sớ, mưu sự khuất lấp

11/. Trực Khai:

– Nên làm: Xuất hành, đi thuyền, khởi tạo, động thổ, ban nền đắp nền, dựng xây kho vựa, làm hay sửa phòng Bếp, thờ cúng Táo Thần, đóng giường lót giường, may áo, đặt yên chỗ máy dệt hay các loại máy, cấy lúa gặt lúa, đào ao giếng, tháo nước, các việc trong mục nuôi tằm, mở thông hào rảnh, cấu thầy chữa bệnh, bốc thuốc, uống thuốc, mua trâu, làm rượu, nhập học, học kỹ nghệ, vẽ tranh, khởi công làm lò nhuộm lò gốm, làm chuồng gà ngỗng vịt, bó cây để chiết nhánh.
– Kiêng cữ: Chôn cất

12/. Trực Bế:

– Nên làm: xây đắp tường, đặt táng, gắn cửa, kê gác, gác đòn đông, làm cầu tiêu. khởi công lò nhuộm lò gốm, uống thuốc, trị bệnh ( nhưng chớ trị bệnh mắt ), bó cây để chiết nhánh

– Kiêng cữ: Lên quan nhận chức, thừa kế chức tước hay sự nghiệp, nhập học, chữa bệnh mắt, các việc trong mục nuôi tằm

CHƯƠNG V: 8 cách tốt và xấu của Can chi

Trong 10 Thiên Can có 2 cách: Can Hợp và Can Phá
Trong 12 Địa Chi có 6 cách: Tam Hợp, Lục Hợp, Lục Xung, Lục Hại, Lục Phá, Tam Hình.

– Can Hợp: Giáp với Kỷ, Ất với Canh, Bính với Tân, Đinh với Nhâm, Mậu với Quý . Can Hợp là cách rất tốt chỉ sự thuận thành, hơn nữa Can là thiên, là gốc vậy
– Can Phá: Giáp phá Mậu, Ất phá Kỷ, Bính phá Canh, Đinh phá Tân, Mậu phá Nhâm, Kỷ phá Quý, Canh phá Giáp, Tân phá Ất, Nhâm phá Bính, Quý phá Đinh.
Về 2 cách này, chỉ cho ,  thế này: Đếm có thứ tự: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý. Từ Can mình cần biết đến Can thứ 5 là Can Phá, Can thứ 6 là Can Hợp.

VD 1: Từ Giáp là 1, Ất là 2, Bính là 3, Đinh là 4, Mậu là 5, Kỷ là 6

Vậy là Giáp phá Mậu, và Giáp Hợp Kỷ

VD 2: Từ Nhâm là 1, Quý là 2, Giáp là 3, Ất là 4, Bính là 5, Đinh là 6

Vậy là Nhâm phá Bính, và Nhâm Hợp Đinh.
Vậy cho dễ nhớ, hơi đâu mà học thuộc ? Rồi khi dùng thường xuyên sẽ tự nhớ thôi, không cần nhọc trí ngồi học.

– Lục Hợp: Tý với Sửu, Dần với Hợi, Mão với Tuất, Thìn với Dậu, Tị với Thân, Ngọ với Mùi . Chủ sự hòa hợp, ưng thuận

– Lục Xung: Tý với Ngọ, Sửu với Mùi, Dần với Thân, Mão với Dậu, Thìn với Tuất, Tị với Hợi . Chủ sự chuyển động, chống trả

– Lục Hại: Tý với Mùi, Sửu với Ngọ, Dần với Tị, Mão với Thìn, Thân với Hợi, Dậu với Tuất . Chủ sự ngăn trở, chậm trễ

3 cách này thì vì không biết cách vẽ bàn tay với các vị trí Tý, Sửu, Dần, Mão nên khó mà chỉ vậy . Nhưng nếu ai đã thấy qua các bàn tay với các vị trí Địa chi trên đó rồi, thì nói thế này sẽ hiểu ngay thôi:

– Lục Hợp: các Địa Chi bắt cặp có hàng ngang trên bàn tay
– Lục Xung: các Địa Chi bắt cặp có vị trí chéo với nhau trên bàn tay

– Lục Hại: các Địa Chi bắt cặp có hành dọc trên bàn tay.
Do không vẽ được nên chỉ nói thế thôi, ,  nào biết qua bàn tay với 12 Địa Chi đó hãy tự để ý vậy nhé !

– Tam Hợp: Thân Tý Thìn ( thành Thủy Cục ), Dần Ngọ Tuất ( thành Hỏa Cục ), Hợi Mão Mùi ( thành Mộc Cục ), Tị Dậu Sửu ( thành Kim Cục ). tam Hợp chủ sự hội hiệp, tụ tập. Nhưng thường thì nó chậm hơn cách Lục Hợp.

– Lục Phá: Tý với Dậu, Tuất với Mùi, Thân với Tị, Ngọ với Mão, Thìn với Sửu, Dần với Hợi. Chủ sự tan tác, chuyển đổi

Cho nên ta thấy trong Lục Hợp và Lục Phá có 2 cặp giống nhau là Dần với Hợi, Thân với Tị –  Cho nên gặp trường hợp đó thì sự tốt đẹp không bền lâu

mau chóng tan rã.

– Tam Hình: Tý hình Mão, Mão hình Tý, Tị hình Thân, Thân hình Dần, Dần hình Tị, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, Ngọ hình NGọ, Thìn hình Thìn, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi . Là cách xậu chủ sự thương tàn, tổn hại

CÁCH DÙNG:

Trong lịch có ghi tên mỗi ngày. Tên mỗi ngày gồm có 1 Can và 1 chi, Can đứng trước, Chi đứng sau. Lấy Can của ngày so với Can của tuổi mình, và lấy Chi của ngày so với Chi của tuổi mình. Nếu được cách tốt là ngày ấy hợp với mình, nếu được cách xấu thì mưu sự trở ngại
Thí dụ như mình tuổi Giáp mà gặp ngày Kỷ là được Can hợp, gặp ngày Canh hay Mậu là Can phá.
như mình tuổi Tý mà gặp ngày Sửu là được Lục Hợp, gặp ngày Thân hya Thìn là Tam Hợp ; gặp ngày Ngọ là Lục Xung, gặp ngày Mão là Tam Hình, gặp ngày Dậu là Lục Phá, gặp ngày Mùi là Lục Hại

Tóm lại lấy Can Chi của ngày so đối với Can chi của tuổi mình, cốt yếu để biết ngày tốt căn bản mà mình đã chọn khởi công đó có hợp với tuổi mình không. Nếu gặp 1 cách tốt thì cộng thêm 1 bậc, gặp 1 cách xấu thì trừ đi 1 bậc

Sau khi so đối thêm bớt bậc xong, cốt yếu là để chọn ngày cao bậc hơn mà dùng vậy.

CHƯƠNG VI: Các cách tốt và xấu của Ngũ Hành Nạp Âm

Ngũ hành là 5 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong lịch ngày nào cũng có ghi 1 hành Nạp Âm cho ngày ấy, như ngày Ất Mùi có ghi hành Kim, ngày Bính Thân có ghi hành Hỏa…vv… Nói về năm, tháng, ngày, giờ thì gọi là Hành như nói về tuổi con người thì Nạp Âm gọi là Mệnh. Tỷ như ngày Ất Mùi là hành Kim, nhưng người tuổi Ất Mùi ta nói là Mệnh Kim. Nói chung chỉ khác nhau về Danh xưng.

Trong Ngũ Hành Nạp Âm, lấy 2 hành so đối với nhau có 4 cách: Tương Sinh(tốt), Tỷ Hòa(tốt), Tương Khắc (xấu), Tương Tranh(xấu).

Các Can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc Dương
các Can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc Âm

1/. Ngũ hành tương sinh

– Kim với Thủy gặp nhau gọi là Tương sinh, tốt
Thí dụ như tuổi Giáp Tý, mệnh Kim gặp ngày Nhâm Thìn hành Thủy là tương sinh ( nếu luận kỹ hơn thì ta còn tính đến Nạp Âm của ngày và nạp Âm của tuổi cái nào sinh cái nào. Nếu như trường hợp này là TA sinh NGÀY, không khỏi có Tiết Khí, là tượng thất thoát )
– Thủy với Mộc gặp nhau gọi là Tương sinh

– Mộc với Hỏa gặp nhau gọi là Tương sinh

– Hỏa với Thổ gặp nhau gọi là Tương sinh

– Thổ với Kim gặp nhau gọi là tương sinh

2/. Ngũ hành tỷ hòa

– Không luận Âm Dương ( của Can ), Thổ với Thổ gặp nhau gọi là LƯỠNG THỔ THÀNH SƠN
Như Canh Ngọ Thổ gặp Kỷ dậu Thổ vậy
– Dương Mộc với Âm Mộc gặp nhau gọi là LƯỠNG MỘC THÀNH LÂM ( hoặc THÀNH VIÊN ) tùy có đó là Mộc gì, nếu là cây nhỏ sao thành rừng được, chỉ là vườn thôi, nhưng nói chung cái nào cũng là tốt
Như Mậu Thìn gặp Tân Mão ( Mậu Dương, Tân Âm ) vậy
– Dương Thủy với Âm Thủy gặp nhau gọi là LƯỠNG THỦY THÀNH GIANG

Như Bính Tý Dương Thủy gặp Quý Tị Âm Thủy vậy
– Dương Hỏa với Âm Hỏa gặp nhau gọi là LƯỠNG HỎA THÀNH VIÊM

Như Bính Thân Dương Hỏa gặp Kỷ Mùi Âm Hỏa vậy

3/. Ngũ hành tương khắc

– Kim với Mộc gặp nhau gọi là Tương khắc ( như dùng dao chặt cây, 1 là cây đứt, 2 là mẻ dao, có khi cả 2 )
Như Nhâm Thân Kim gặp Nhâm Ngọ Mộc
– Mộc gặp Thổ là Tương khắc ( cây hút hết dưỡng chất trong đất rồi thì cây cũng lần lần tàn úa thôi )
– Thổ gặp Thủy là Tương khắc ( đất ngăn nước, nhưng nước chảy cũng lỡ đất )

– Thủy gặp Hỏa là Tương khắc ( nước dập tắt lửa, lửa làm khô cạn nước )

– Hỏa gặp Kim là Tương khắc ( lửa đốt chảy kim loại, kim loại đè tắt lửa )

4/. Ngũ hành tương tranh

– Không luận Âm Dương: Kim với Kim gặp nhau là LƯỠNG KIM KIM KHUYẾT ( 2 dao chặt vào nhau tất phải mẻ vậy )

Như Quý Dậu gặp Tân Hợi

– Dương Mộc với Dương Mộc, Âm Mộc với Âm Mộc gặp nhau gọi là LƯỠNG MỘC TẮC CHIẾT
– Dương Thủy với Dương Thủy, Âm Thủy với Âm Thủy gặp nhau gọi là LƯỠNG THỦY THỦY KIỆT .
– Dương Hỏa với Dương Hỏa, Âm Hỏa với Âm Hỏa gặp nhau gọi là LƯỠNG HỎA HỎA DIỆT.

LẬP THÀNH NGŨ HÀNH NẠP ÂM CHO 60 HOA GIÁP

CÁCH TÍNH TRÙNG TANG

Bước 1: Ta khởi Đại -Tiểu -Số -liên -tiết, nam khởi tại Dần đi thuận, nữ khởi tại Thân đi nghịch, tính đến tuổi người mất thì dừng lại. Ví dụ: Người mất là nam 68 tuổi Tại Dần ta khởi 10, Mão là 20, Thìn là 30, Tị là 40, Ngọ là 50, Thân là 60, Dậu là 61, Tuất là 62, Hợi là 63, Tý là 64, Sừu là 65, Dần là 66, Mão là 67, Thìn là 68. Đến đây là đã đến tuổi người mất, ta dừng lại, chờ…tính tiếp

Bước 2: Ta lấy cung kế đó khởi tháng giêng, tính đến tháng người mất Ví dụ: Giả như người mất ở trên là mất vào tháng 6, ngày 9, giờ Dần Ở trên ta đã đếm tới cung Thìn là tuổi người đó, vậy cung kế là cung Tị khởi tháng 1, Ngọ là tháng 2, Mùi là tháng 3, Thân là tháng 4, Dậu là tháng 5, Tuất là tháng 6.

Bước 3: Ta lần lượt tính như thế với ngày, rồi giờ.  Ví dụ: Ở trên ta đã có tháng 6 ở Tuất, vậy nhích tới Hợi là mùng 1, Tý là mùng 2, Sửu là mùng 3, Dần là mùng 4, Mão là mùng 5, Thìn là mùng 6, Tị là mùng 7, Ngọ là mùng 8, Mùi là mùng 9. Vậy thì tới cung Thân là giờ Tý, cung Dậu là giờ Sửu, cung Tuất là giờ Dần. Bây giờ ta chỉ việc tra vào xem các cung năm tháng ngày giờ rơi vào cung nào thôi:     Các cung TÝ – NGỌ – MẸO – DẬU  là Thiên Di     Các cung THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI là Nhập Mộ     Các cung DẦN – THÂN – TỊ – HỢI là Trùng Tang Vậy các cung của ví dụ này là Nhập Mộ hết, vậy là người chết đó tận số rồi vậy. Như thế con cháu sau này sẽ làm ăn khấm khá. Thường thì có cung này có cung khác, hễ càng có nhiều cung Trùng Tang chừng nào thì việc Trùng càng bị nặng thôi.

NHỊ THẬP BÁT TÚ

ngày đăng: 19/03/2007 08:07:19 PM
Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thực, do Khoa thiên văn cổ đại quan sát bầu trời phát hiện và định danh. 28 ngôi sao đó ở kề đường Hoàng đạo xích đạo. Đó là những ngôi sao chính, mỗi sao kéo có một chùm sao khác có quỹ đạo của nó.

Khoa thiên văn cổ đại cho đó là những định tinh, đứng nguyên một chỗ, nên có thể dùng làm mốc để tính vị trí chuyển dịch của mặt trời, mặt trăng và năm sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ thuộc hệ mặt trời. 28 ngôi sao đó chia thành bốn phương trên bầu trời:

Phương Đông chùm sao Thanh Long có 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ

Phương Bắc chùm sao Huyền Vũ có 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích

Phương Tây chùm sao Bạch Hổ gồm có 7 sao: Khuê, Lâu, Vi, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm

Phương Nam chùm sao Chu Tước có 7 sao: Tỉnh Quỷ Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chấn

Các nhà thiên văn còn dựa vào vị trí các sao để tính ngày tiết khí bốn mùa. Thí dụ lúc hoàng hôn, sao Sâm hướng chính nam tức là tháng Giêng, sao Tâm hướng chính nam tức là tháng 5, sao Khuê hướng đó là tiết Thu phân, sao Mão hướng đó là tiết Đông Chí.

Thanh Long= Rồng Xanh, Huyền Vũ= Anh Vũ (vẹt) màu đen, Bạch Hổ=Hổ trắng, Chu Tước= chim sẻ… dựa vào hình tượng các chùm sao mà định danh

Nhị thập bát tú đi vào Thuật chiêm tinh được quy vào Ngũ hành, Can chi lại biến thành 28 vị thần sát, mỗi thần sát quản một ngày đêm có sao tốt sao xấu.

Luận về tính chất tốt xấu của 28 ngôi sao, giữa các tài liệu còn có nhiều bậc mâu thuẫn, các tài liệu đó đều từ Trung Quốc truyền sang ta: Chúng tôi có trong tay ba cuốn: “Thần Bí Trạch Cát”, “Lịch thư của Thái Bá Lệ” và “Hứa Chân Quân Tuyển trạch thông thư” (in tại Việt Nam triều Khải Định).

Khảo cứu 3 cuốn chỉ có 11 trong 28 ngôi sao được các tài liệu thống nhất, còn 17 sao khác hẳn nhau, mỗi sao đều có 1 bài thơ thất ngôn bát cú (Hứa Chân Quân) và Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Trạch cát thông thư) chèo chống nhau.

Số

TT

28 Sao

Định danh

có 28

con vật

Thuộc

Có Thần bí Trạch cát TQ

Có Tuyển trạch thông

  thư VN và Lịch thư của

Thái Bá Lệ

1

Giác

Giao Long

Mộc

Hôn nhân, tế tự, mai táng xấu

+ Tốt, riêng mai táng xấu

2

Cang

Rồng

Kim

Hôn nhân, tế tự, mai táng xấu

+ Xấu mọi việc

3

Đê

Lạc

Thổ

Tốt tăng tài lộc

Xấu mọi việc

4

Phòng

Thỏ

Thái Dương

Mọi việc bất lợi

Tốt mọi việc

5

Tâm

Hồ

Thái Âm

Xấu mọi việc

+ Xấu mọi việc

6

Hổ

Hoả

Xấu mọi việc

Tốt mọi việc

7

Báo

Thuỷ

Hôn nhân, tu tạo xấu

Tốt mọi việc

8

Đẩu

Giải

Mộc

Xấu mọi việc

Tốt mọi việc

9

Ngưu

Trâu

Kim

Xấu mọi việc

+ Xấu mọi việc

10

Nữ

Dơi

Thổ

Tốt mọi việc

Xấu mọi việc

11

Chuột

Thái Dương

Tốt mọi việc

Xấu mọi việc

12

Nguy

Én

Thái Âm

Xấu nhiều tốt ít

+ Xấu mọi việc

13

Thất

Lợn

Hoả

Tốt mọi việc

+ Tốt mọi việc

14

Bích

Du

Thuỷ

Tốt mọi việc

+ Tốt mọi việc

15

Khuê

Lang

Mộc

Tốt mọi việc

Xấu, riêng xây dựng tốt

16

Lâu

Chó

Kim

Tốt mọi việc

+ Tốt mọi việc

17

Vị

Trĩ

Thổ

Xấu mọi việc

Tốt mọi việc

18

Mão

Thái Dương

Tốt mọi việc

Xấu mọi việc

19

Tất

Chim

Thái Âm

Tốt mọi việc

+ Tốt mọi việc

20

Chuỷ

Khỉ

Hoả

Tốt mọi việc

Xấu, riêng xây dựng tốt

21

Sâm

Vượn

Thuỷ

Tốt mọi việc

Xấu, riêng xây dựng tốt

22

Tỉnh

Hươu Bướu

Mộc

Xấu mọi việc

Tốt mọi việc

23

Quỷ

Kim

Xấu mọi việc

+ Xấu, riêng mai táng tốt

24

Liễu

Hoẵng

Thổ

Tốt mọi việc

Xấu mọi việc

25

Tinh

Ngựa

Thái Dương

Xấu nhiều tốt ít

+ Xấu, riêng xây dựng tốt

26

Trương

Hươu

Thái Âm

Tốt mọi việc

Xấu mọi việc

27

Dực

Rắn

Hoả

Tốt mọi việc

Nói chung không tốt

28

Chẩn

Giun

Thuỷ

Xấu mọi việc

Tốt mọi việc

CON TIEP 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • xem ngày tốt
  • ,

  • Bình luận:

    Hỗ trợ trực tuyến

    NHÀ ĐẤT LÊ CÔNG

    0919.168.366

    BÓI QUẺ & PHONG THỦY

    0369.168.366

    Nhà đất bán theo tỉnh thành
    Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
    Kinh Dịch
    Tử vi
    Huyền không Phi Tinh
    Văn Hóa_Tín Ngưỡng
    Thước lỗ Ban
    Xen ngày tốt
    Xen ngày tốt
    TIN NỔI BẬT

    LÊ LƯƠNG CÔNG

    Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

    Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

    Copyright © 2019 https://leluongcong.com/