Bài viết phong thủy
13/11/2023 - 3:17 PMLê Công 117 Lượt xem

TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRONG PHONG THỦY

Tính chất của đất là một nhân tố quan trọng khác trong Phong Thủy. Tình trạng tính chất đất trong huyệt chôn cất đặc biệt quan trọng, đó là vì tình trạng tính chất đất của huyệt Phong Thủy có liên quan trực tiếp đến việc bảo tồn hài cốt. Trong Phong Thủy, việc bảo tổn hài cốt trong mộ rất quan trọng, vì đời sau sẽ chịu ảnh hưởng của sinh khí đi qua hài cốt. Các nhà Phong Thủy tin rằng nếu hài cốt chuyển sang màu vàng và tình trạng bảo tồn tốt thì chỗ đó đất tốt. Bất luận thế nào, nếu hài cốt chuyển sang màu đen hoặc nhanh chóng bị mục nát thì đó là đất xấu. Các nhà Phong Thủy cho rằng đất có màu vàng, cứng chắc, mịn màng là đất tốt. Quan điểm này rõ ràng được dựa theo những trình bày và phân tích dưới đây trong Táng Thư:

tính chất của đất trong phong thủy

“Đất cần phải mịn chắc, trơn tru mềm mại, như mỡ như ngọc, có đủ ngũ sắc”.

Trong phần chú thích của Táng Thư giải thích rằng đất của huyệt không nên quá mềm hoặc quá cứng. Phải mịn màng, màu mỡ, rắn chắc, mềm mại, thớ đất giống như miếng mỡ vừa được cắt ra, đồng thời phải tươi sáng, giòn non, bóng loáng giống như miếng ngọc óng ánh được cắt ra ...

“Ngũ khí di chuyển trong đất, Kim khí ngưng tụ lại có màu trắng. Mộc khí ngưng tụ lại có màu xanh, Hỏa khí màu đỏ, Thổ khí màu vàng đều được xem là tốt, duy chỉ có Thủy khí màu đen là xấu, Ngũ Hành xem màu vàng là màu đất, nên màu tuyền cũng được xem là tốt, vàng đỏ pha lẫn, nếu tươi sáng là tốt nhất ..."

Khi chúng ta tìm đọc nguyên tắc đất tốt được trình bày trong Táng Thư và phần chú giải của nó mới biết được khái niệm đất tốt của các thầy Phong Thủy, tức là “rắn chắc, mịn màng như bột đậu tương" vốn được mở rộng ra từ Táng ThưTáng Thư cũng đưa ra tiêu chuẩn phân đoạn về đất xấu như sau:

“Đất khô như hạt kê, ẩm ướt như thịt nhừ, có cát sỏi và nước ngầm, đều bị xem là đất xấu."

Từ đó, chúng ta có thể suy ra đất mà giống như một đống hạt kê khô khốc hoặc như miếng thịt thối rữa là đất không tốt lành, vì kết cấu của nó tơi mềm không rắn chắc. Đất giống như cát sỏi ở bên bờ sông thô ráp, do kết cấu của nó rời rạc, không mịn màng và chặt chẽ nên cũng không phải là đất tốt.

Nguyên tắc về tính chất của đất trong Phong Thủy như sau:

Chỉ có đất tự nhiên mịn màng, kết cấu rắn chắc mới có thể giữ được sinh khí tốt. Từ đó thông qua việc bảo vệ nền đất không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và nước bên ngoài để lưu chuyển sinh khí một cách thông suốt. Nếu đất huyệt mềm (không rắn chắc, thô ráp hoặc ẩm ướt) thì không thể tích tụ sinh khí, ngược lại sẽ làm cho sinh khí tràn ra ngoài. Đất huyệt ẩm ướt và nước ngầm nhiều được xem là đất xây dựng kém nhất, vì theo nguyên tắc Phong Thủy, sinh khí không thể truyền dẫn và cũng không thể tích trữ khi ở trong nước. Nếu dùng loại đất này làm đất mộ chỉ khiến cho hài cốt biến thành màu đen, hoặc đẩy nhanh tốc độ thối rữa của hài cốt mà thôi. Những nguyên tắc Phong Thủy về đất huyệt này trong Táng Thư đã trở thành cơ sở cho các thầy Phong Thủy đời sau trình bày và phân tích tính chất của đất". Đất trong Phong Thủy có thể phân làm hai nhóm: sinh thổ tốt lành và tử thổ không tốt lành. Sách này cho rằng sinh thổ là đất nguyên thủy chưa từng bị đào bới, nghĩa là ngay cả đất do gió thổi tạo thành hoặc đất do dòng nước chảy tích tụ bồi đắp nên, đều không thể gọi là sinh thổ. Quan điểm này cũng dựa theo khái niệm đất tốt trong Táng Thư. Tử thổ là đất được hình thành qua sự tích tụ bồi đắp bởi tác động của ngoại lực hoặc đất đã từng bị đào bới. Sinh thổ ở độ sâu nhất định bên dưới mặt đất có thể giữ được nhiệt độ ấm thường xuyên, nghĩa là nó không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ của mặt đất Bất luận thế nào, dù tử thổ (hung thổ) nằm ở độ sâu bao nhiêu thì cũng đều chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ của mặt đất, hơn nữa còn dễ bị thấm nước. Do vậy, nơi có đất này thường ẩm ướt vào mùa mưa, hun nóng vào mùa hè, khô khốc vào mùa nắng, lạnh lẽo vào mùa đông. Điều kiện tính chất của loại đất này rõ ràng sẽ đẩy nhanh quá trình mục nát của hài cốt trong huyệt. Mọi người hy vọng máu thịt trên thị thể sẽ nhanh chóng bị thối rửa tan chảy, còn xương cốt lâu ngày vẫn không bị mục nát, đồng thời giữ gìn chúng nguyên vẹn để phù hộ che chở cho con cháu đời sau được thịnh vượng và phát đạt. Do đó, yêu cầu đất huyệt phải mịn màng, rắn chắc (hoặc sinh thổ), có thể tránh được sự ảnh hưởng của nhiệt độ và nước bên ngoài đối với huyệt mộ, từ đó làm cho môi trường gìn giữ thi thể mãi mãi không thay đổi.

Đất được nói ở đây không phải là đất dùng cho việc cày cấy trồng trọt trong nông nghiệp, mà là đất ở Minh Đường nơi có "Long huyệt, cũng tức là đất xây dựng. Vào thời cổ đại, sau khi chọn đất định huyệt vị, vì thận trọng, người xưa phải đào giếng thăm dò và kiểm tra đất, giếng này được gọi là kim tỉnh. Tiêu chuẩn tốt nhất của đất là “Đất mịn màng không tơi xốp, trơn bóng không khô khốc, tươi sáng không tối màu", độ sâu cạn của giếng tùy thuộc vào đất. Đào hết lớp đất mặt, cho tới khi màu đất thay đổi, hoặc có đủ cả năm màu, hoặc là màu vàng đỏ nhuần nhị thì xem như đã có được địa khí, lúc này mới xác định đó là đất dùng cho xây dựng. Đây là "biện thổ pháp” trong Phong Thủy. Sách Tướng Trạch Kinh Soạn quyển ba Dương Cơ Biện Thổ Pháp nói:

“Đào một cái hố ở giữa đất nền, chu vi rộng một thước hai, độ sâu cũng như thế. Đem đất đào được sàng lọc ra lấy đất mịn, đem đất đó đổ lại vào trong hố cho đầy bằng, không được ấn chặt xuống, để qua một đêm, đến sáng sớm hôm sau kiểm tra lại, nếu khí dồi dào thì đất sẽ nhô lên, nếu khí suy thì đất sẽ lõm xuống, tức là đất xấu."

Nói về lực đỡ của kết cấu đất đối với kiến trúc xây dựng, người xưa còn đúc kết ra “Phương pháp cân đất", phương pháp này trong sách Tướng Trạch Kinh quyển ba có nói:

“Lấy một mẫu đất có độ dài mỗi cạnh là một tấc đem cân, nếu nặng từ 9 lạng trở lên là đất tốt, 5-7 lạng là đất trung bình, 3-4 lạng là đất xấu. Hoặc dùng đấu để đong đất, làm đất vụn ra đong bằng với miệng đấu rồi đem cân, nếu một đấu được 10 cân là đất tốt, 8-9 cân là đất trung bình, 7-8 cân là đất xấu."

Có sách Phong Thủy cũng nói đến cách cân đất như sau: “Đổ đất đầy cái đấu rồi đem cân, 6-7 cân là đất xấu, 8-9 cân là đất tốt, 10 cân trở lên là đất cực tốt”. Dựa vào đó để suy đoán độ chắc của đất và sức chịu tải của nền đất.

Diện tích đất rộng lớn, địa hình đa dạng, khí hậu phức tạp, đất đai đa loại. Dựa vào cấu tạo cơ học của đất, về cơ bản đất được chia làm ba loại sau đất cát, đất xốp, đất sét, hàm lượng nước và tính chịu nén của chúng đều có sự khác biệt. Muốn tìm hiểu cặn kẻ tính chất của đất, còn phải giới thiệu sơ lược về sự hình thành và kết cấu của đất.

Đất mà chúng ta thường gặp là những hạt lớn nhỏ không đồng đều được hình thành trong quá trình nham thạch bị phong hóa kéo dài liên tục. Trải qua nhiều phương thức chuyển dời khác nhau tạo thành các vật trầm tích trong môi trường tự nhiên. Nó là hệ thống gồm ba dạng vật chất khác nhau được tạo thành từ những hạt (dạng rắn), nước (dạng lỏng) và khí (dạng hơi nước). Kết cấu của ba dạng đất này cũng không giống nhau, do đó đất luôn thể hiện một loạt các tính chất và trạng thái vật lý khác nhau như nặng nhẹ, khô ẩm, mềm cứng rắn chắc rời rạc, vv. Những tính chất vật lý này cũng quyết định đến tính chất lực học và đặc tính công trình của nó ở một mức độ nhất định. Quan hệ tỷ lệ của ba dạng vật chất tổ hợp thành đất quyết định mức độ lớn nhỏ của tỷ trọng hạt đất, hàm lượng nước, tỷ lệ các khe hở, v.v., những chỉ tiêu này là các tham số quan trọng để đoán đinh đặc tính công trình đất nền. Nói chung, tỷ trọng (trọng lượng của đơn vị thể tích) của đất càng lớn, tỷ lệ khe hở càng nhỏ thì đất càng chắc và khả năng chịu lực càng lớn, thích hợp làm đất nền xây dựng. Tương tự đối với cùng một loại đất, nếu hàm lượng nước càng cao thì khả năng chịu lực sẽ càng nhỏ. Tỷ trọng của hạt đất được quyết định bởi thành phần khoáng chất trong đất, trị số của nó thông thường từ 2,6 - 2,8 tỷ trọng của đất cát và đất sét nằm trong phạm vi này, còn đất hữu cơ từ 2,4 – 2,5, loại đất này chứa một lượng lớn chất mùn của động thực vật, có màu sẫm đen, tính chất của đất quá mềm, còn tỷ trọng của đất than bùn thấp hơn nhiều, chỉ từ 1,5 - 1,8. Hai loại đất hữu cơ và đất than bùn này đều không thể làm đất nền xây dựng. Trong Phong Thủy, loại đất xấu mỗi đấu nặng từ 6 - 7 cân có lẽ chính là đất hữu cơ. Còn loại đất tốt nặng từ 8-9 cân sẽ tương ứng với đất cát hoặc đất sét, loại đất tốt nhất nặng từ 10 cân trở lên sẽ tương ứng với đất sỏi rắn chắc. Người xưa phân biệt đất đã nhằm mục đích lựa chọn đất nền nhà ở. Phong Thủy cho rằng, đất mịn màng có thể khoan, đất rắn chắc khó cuốc. Đá khô cứng, đất rời rạc thì không tốt. Đất có màu đỏ vàng là tốt nhất, kể đến là đất có màu xanh, còn đất có màu đen là xấu nhất.

Người xưa cho rằng, giữa con người và thủy thổ, Ngũ Hành hóa sinh tồn tại một mối liên hệ tất yếu nào đó. Lã Thị Xuân Thu cho rằng năm vị của nước ứng với năm trạng thái của con người, Khổng Từ Gia Ngữ gắn hình tượng tính cách của con người với tính chất của đất, cho rằng: “Đất cứng thì con người mạnh mẽ, đất mềm thì con người yếu đuối, đất hoang thì con người thư thái, đất cát thì con người tỉ mỉ, đất màu mỡ thì con người xinh đẹp". Có người còn gắn tính cách của con người với Ngũ Hành của thổ nhưỡng địa khí, cho rằng: “Người Mộc khí thì dũng cảm; người Kim khí thì cứng cỏi; người Hỏa khí thì khỏe mạnh, nóng nảy, người Thổ khí thì thông minh, rộng lượng; người Thủy khí thì nóng nảy, độc ác (Xem Luận Kham Dư trong Giới Am Lão Nhân Mạn Bút của Lý Hử đời Minh).

Do con người tin rằng giữa con người và thủy thổ, Ngũ Hành luôn tồn tại một mối liên hệ, vì vậy đã thử nghiên cứu ảnh hưởng của thủy, thổ đối với vận mệnh của con người. Thủy là yếu tố mờ ảo nhất trong Ngũ Hành, còn Thổ là yếu tố nổi bật nhất trong Ngũ Hành. Thổ ở chính giữa của Ngũ Hành, có tác dụng chi phối Thủy, Hỏa, Mộc, Kim. Người ta đã nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của thủy thổ đối với vận mệnh của con người, song lại chỉ xem trọng Thổ, do tác dụng nổi bật của Thổ trong Ngũ Hành. Hiểu được điểm này thì sẽ dễ dàng lý giải được vì sao người xưa gọi “Kham Dư" là Phong Thủy.

Đặc tính của đất lại quyết định tính trạng của nước. Trong Chu Dịch có ba quẻ: Tốn, Khảm, Hoán. Tốn là gió, Khảm là nước, Tốn ở trên và Khảm ở dưới hợp thành quẻ Hoán, ý nghĩa cơ bản của quẻ Hoán là gió di chuyển trên mặt nước, nên mới có cách gọi gió di chuyển trên mặt nước là Hoán. Vì thế, gió di chuyển trên mặt nước có ý đón lành tránh dữ, giải trừ tai họa. Thuật Phong Thủy truyền thống căn cứ vào hướng đi của gió và nước trong địa lý, địa mạo để đạt được mục đích này. Quách Phác đời Tấn lại giải thích Phong Thủy theo một cách khác, ông nói: “Chôn cất phải chọn nơi có sinh khí, khí gặp gió thì phát tán, gặp nước thì ngưng tụ. Người xưa tích tụ khí lại không cho nó phân tán, làm cho nó ngưng tụ, đó gọi là Phong Thủy” (xem Táng Kinh). Ông cho rằng đất có địa mạch, địa khí (tức sinh khí), nó gặp gió thì phân tán, gặp nước thì ngưng tụ, cái gọi là Phong Thủy chính là dựa vào mối quan hệ giữa “khí” với gió và nước, làm cho nó ngưng tụ không bị phát tán, di chuyển nhưng có thể ngưng lại. Quách Phác là bậc thầy về thuật số của Trung Quốc thời cổ, quan điểm của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với thuật Phong Thủy đời sau.

Công 

 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

LÊ CÔNG

0919.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Bài viết phong thủy
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/