Sau một thời gian dài công trình được đưa vào sử dụng ta cần phải tu sửa hay phải sửa chữa những chỗ chưa hợp lý, bất tiện trong sử dụng của gia chủ và các thành viên v.v... Ngay cả ở cơ sở doanh nghiệp, văn phòng hay công sở v.v... cũng thường gặp phải vấn đề cần sửa chữa công trình.
Song theo quan điểm phong thủy, việc sửa chữa cũng cần lưu ý những điều nên và không nên.
1/. Thời gian để tu sửa công trình:
Để tu sửa một công trình, đương nhiên ta cần một số điều kiện như tài chính, các vấn đề khách quan... và cả thời điểm. Phong thủy quan tâm đến thời điểm. Nghĩa là vào lúc nào, thời gian nào và phương hướng nào để ta có thể tiến hành tu sửa.
2/. Thời gian cụ thể liên quan mật thiết đến các phương hướng của công trình mà ta có thể tu sửa ở công trình đó. Cụ thể:
+ Tháng Giêng: Phần phía Bắc công trình nên sửa chữa; Phần phía Nam công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 2: Phần phía Đông Bắc công trình nên sửa chữa; Phần phía Tây Nam công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 3: Phần phía Đông công trình nên sửa chữa; Phần phía Tây công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 4: Phần phía Đông công trình nên sửa chữa; Phần phía Tây công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 5: Phần phía Đông Nam công trình nên sửa chữa; Phần phía Đông Bắc công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 6: Phần phía Bắc công trình nên sửa chữa; Phần phía Nam công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 7: Phần phía Nam công trình nên sửa chữa; Phần phía Bắc công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 8: Phần phía Tây Nam công trình nên sửa chữa; Phần phía Đông Bắc công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 9: Phần phía Tây công trình nên sửa chữa; Phần phía Đông công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 10: Phần phía Tây công trình nên sửa chữa; Phần phía Đông công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng 11: Phần phía Tây Bắc công trình nên sửa chữa; Phần phía Đông Nam công trình không nên sửa chữa.
+ Tháng Chạp: Phần phía Bắc công trình nên sửa chữa; Phần phía Nam công trình không nên sửa chữa.
3/. Ta cần lưu ý:
Bốn phương và bốn hướng gộp lại thành 8 phương hướng có 360 độ la bàn. Và nó được khu biệt thành "phương vị gia trạch". Đó là chính Bắc; Đông Bắc; chính Đông; Đông - Nam; chính Nam; Tây - Nam; chính Tây và Tây Bắc. Như vậy mỗi “phương vị gia trạch" có 45 độ. Để chính xác hơn, phương vị học lại còn chia 8 phương vị cơ bản thành 24 phương vị độ. Mỗi phương vị độ bằng 15 độ. Từ phương vị nhỏ đó nó giúp ta xác định được cụ thể hơn các phần của gia trạch để sửa chữa, mà ta không sợ lẫn lộn phương hướng. Ta không còn phải do dự rằng phần này của nhà, của công trình nằm ở phương hướng nào đây.
Tên gọi và phân định cung phương vị.
Phương vị được khu biết rằng những tên riêng dựa theo dịch lý, mà Bát quái là một công cụ phong thủy. Tên các cung phương vị được tính thuận (tức theo chiều quay của kim đồng hồ) cho các “can vị” gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý (8 can vị).
Các “chi vị” gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (12 chi vị).
Thành Công
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/